Chương 3: Bước chân vào Châu buổi mới đầu. Sinh tử giao ước nghĩa kim lan.
Tự cổ chí kim, phàm là một nước không thể có hai vua. Cũng như một rừng không thể chứa hai hổ.
Ấy thế mà đất Nam thời Hậu Nhà Ngô. Ngô Xương Văn hiệu Nam Tấn cùng Ngô Xương Ngập, hiệu Thiên Sách đều tự xưng là Vương. Tranh giành quyền vị, khiến dân chúng rơi vào cảnh lầm than. Hùng chủ các ấp, quận không cam chịu phận làm tôi, rục rịch muốn khởi binh tạo phản.
Người đời sau than rằng: Nam Tấn Vương lật đổ Dương Tam Kha rồi, khôi phục cơ nghiệp cũ, nối được kỷ cương hoàng gia. Nhưng lại kính anh, câu nệ phận đích trưởng rước Xương Ngập về Kinh, muốn cho cùng hưởng phú quý. Mà lại không biết rằng lòng người khó đoán, Xương Ngập làm sự đến như vậy thật là mất đạo nghĩa anh em, chí thú rất là ti tiện.
Tạm gác chuyện đó qua một bên, nhắc tới Thạch Sanh từ khi hạ sơn liền quay về nhà. Sắm sửa đồ cúng, ra thăm mộ cha mẹ, rồi lấy lương khô, vác đao cưỡi trâu hướng Trường Châu mà đi.
Hôm nọ, Thạch Sanh tới Trường Châu, khi đó là vào tiết Hạ Chí, trời nóng nực bèn vào cái miếu gần đó nghỉ tạm. Đang tới gần thì chợt thấy một gã ất ơ đi ngang qua. Gã này đi đứng xiêu vẹo, trên tay cầm một bình hồ lô, mùi rượu nồng nặc. Hiển nhiên là một con ma men.
Thạch Sanh liếc mắt nhìn, thấy người kia trán vồ, mũi lệch, hình dong xấu xí. Chỉ nhìn lát rồi cũng không đem lòng để ý. Trong lúc đó thì gã kia cũng đã nhìn thấy Thạch Sanh. Nói tới Thạch Sanh vốn dĩ khôi ngô tuấn tú, da dẻ sáng ngời. Người kia vừa nhìn vừa tấm tắc kêu lạ lắm, bèn tiến tới hỏi thăm tên họ.
Thạch Sanh đáp:
- Tôi họ Thạch, tên Sanh. Từ nhỏ lớn lên ở quận Cao Bình. Mẹ cha chỉ là nông phu. Không biết huynh đài hỏi làm chi?
Người nọ nghe thế, bụng lại nghĩ, kẻ này gia thế bình thường nhưng tướng mạo khoáng thế kỳ tài, sau này ắt thành nghiệp lớn. Bèn nói:
- Tôi họ Lý tên Thông, nhà mấy đời bán rượu. Nhân đi qua chỗ này gặp vị huynh đệ, thấy chẳng phải vật phàm trong ao, nên ngỏ lời hỏi thăm đấy thôi.
Hai người mới gặp mà tựa như đã quen từ lâu. Lý Thông đem rượu của mình ra mời, Thạch Sanh không từ chối uống ngay.
Luận đàm một hồi lâu, Thạch Sanh thấy Lý Thông kiến thức uyên bác, am hiểu sử sách. Bèn đem anh hùng trong đất Việt ra thử dò hỏi một hồi. Lý Thông đều trả lời được hết. Bấy giờ Thạch Sanh mới ngả mũ bái phục, ôm quyền nói:
- Tôi vốn dĩ thấy tướng mạo của huynh nên đem lòng xem thường. Nay nghe lời vàng thước ngọc mới vỡ lẽ ra, huynh tài trí uyên bác, là bậc học sĩ mới phải.
Lý Thông cười mỉm, đáp:
- Chuyện đó có là chi đâu, tôi từ nhỏ bái được ân sư, đọc vài năm sách, lại coi binh pháp. Ý muốn sau này đứng ra giúp nước chống giặc ngoại xâm. Nhưng tiếc hận sinh ra lỡ thời, nay nhà Ngô phân chia thành hai vương, xưng là Nam Tấn cùng Thiên Sách. Hùng chủ vì thế mà không an phận bề làm tôi, quan quyền lộng hành triều chính. Thế sự như thế tôi thấy chán lắm, nên mới bỏ mấy kỳ khoa cử. Về quê làm một tên bán rượu đấy thôi.
Thạch Sanh mới từ vùng quê núi đi ra, không hiểu thế thời, nghe vậy cũng chỉ gật gù khen là phải.
Lý Thông lại nói:
- Tôi tối hôm qua liếc nhìn trời, thấy tinh tượng nổi lên. Nghĩ chắc hôm nay sẽ gặp một vị có tướng thần dũng. Nên từ sáng sớm đã cắp rượu đi dạo chung quanh. Quả nhiên qua miếu này gặp được. Nếu huynh đài không chê tôi dong nhan xấu xí, chúng ta liền kết bái huynh đệ. Như thế có được hay chăng?
Thạch Sanh nghe vậy cả mừng, bật dậy ôm quyền, nói:
- Tôi từ nhỏ cha mẹ mất sớm, côi cút một thân một mình mấy chục năm trời. Hôm nay may mắn gặp huynh ở đây, đó là phúc phận chứ chẳng nói chơi. Từ xưa tới nay các bậc cao nhân đều tài trí hơn người, chứ dong nhan có kể gì.
Hai người nhìn nhau, chốc lát đều bật cười ha hả.
Thế là Lý Thông cùng Thạch Sanh đồng thời cắt máu ăn thề. Nơi này giữa miếu hoang, không có đồ cúng bái. Lý Thông lấy hai chiếc lá chụm lại thành chén, nhỏ máu rót rượu. Rồi hai người cùng quỳ trước tượng thần miếu, vái mỗi người ba cái cùng thề rằng:
- Hai chúng tôi là Lý Thông cùng Thạch Sanh. Giữa miếu hoang gặp gỡ, lời nói hợp lòng nhau, ắt cũng là duyên trời ban. Tuy rằng khác họ nhưng nguyện kết làm anh em. Vì gặp nhau đột ngột, không có đồ tế bái, bèn lấy chén rượu nhạt nhỏ máu ăn thề. Thề rằng, cùng nhau đồng sinh cộng tử, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Hoàng thiên, hậu thổ chứng giám lời này. Ai bội nghĩa bị trời tru đất diệt.
Thề xong, hai người đem so tuổi thì Lý Thông làm huynh, Thạch Sanh làm đệ.
Hai người xưng huynh gọi đệ, cùng cười lớn, lấy hồ lô rượu chia nhau mà uống một bữa thật say.
Thời gian trôi qua được mấy nén hương, Thạch Sanh hơi men nổi lên, nói:
- Đại huynh, tiểu đệ từ nhỏ lớn lên ở vùng sông núi, bái được một vị cao nhân học võ. Nay gặp huynh ở đây liền trổ vài đường võ nghệ cho huynh xem.
Nói rồi cầm đao bước ra giữa sân múa võ. Đao của Thạch Sanh nặng tới trăm năm mươi cân, múa lên khiến gió cát bay vù vù.
Lý Thông tấm tắc khen hay, gật gù bảo:
- Không giấu gì em, tôi từ nhỏ được Thánh Chèm, Lý Ông Trọng hạ phàm thu làm đồ. Học được hai món pháp thuật là Thông Linh và Kinh Dịch. Nay gặp được em có tài võ công cao cường, hai chúng ta mà hợp lực thì chẳng khác chi hổ mọc thêm cánh.
Thạch Sanh giật mình, nói
- Phải chăng là Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại vương, Lý Thân, Lý Ông Trọng?
Người đời có câu sau:
Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp
Ông Trọng từ thâm vân đạm nùng
Lý Thông cười đáp:
- Hiền đệ còn biết danh tiếng của gia sư?
Thạch Sanh nói:
- Lý Ông Trọng trước phò Hùng Vương đời thứ mười tám, danh tánh truyền xa ai ai mà không biết.
Hai người cùng cười lớn, uống rượu luận đạo tới khi trời trở tối mới về.
Lý Thông nói:
- Huynh nhà cũng chẳng giàu sang gì. Chỉ bán rượu kiếm sống qua ngày. Nếu đệ không chê thì đến nhà huynh ở tạm.
Thạch Sanh cả mừng, gật đầu đồng ý.
Hai người cùng cười rồi dắt tay nhau đi. Về tới nhà, Lý Thông đem chuyện kết bái huynh đệ nói với Lý mẫu, rồi lại bảo g·iết gà làm bữa tiệc khoản đãi.
Lý mẫu nghe chuyện, trong bụng kêu lạ lắm. Bà biết rằng Lý Thông từ nhỏ đã kỳ lạ hơn những đứa trẻ khác, mới sinh ra đã mọc răng, lên bảy tháng tuổi thì đã biết mở miệng nói chuyện. Sau lớn lên lại ham đọc sách, học binh pháp. Khi rảnh rỗi thường lấy gạch đá làm kỳ, gỗ củi làm binh, bày trận giả trong sân mà chơi. Mới đầu người xung quanh còn chưa biết gì, nhưng sau này có một vị tướng quân đi qua nhìn Lý Thông bày trận trong sân, hỏi rằng:
- Ngươi bày trận gì vậy?
Lý Thông đáp:
- Trận này gọi là Đồng Trụ Tàng Thiên (Trụ Đồng Giấu Trời).
Vị tướng quân kia nhìn, thấy Lý Thông xếp đất cát thành hai hàng dài, ở giữa lại lấy củi gỗ đặt trên đá nhọn. Vị tướng quân nọ thấy thế thì nghi ngờ hỏi:
- Đồng trụ đang cắm vào đâu?
Lý Thông đáp:
- Đang cắm ở giữa sông đấy?
Tướng quân kia hỏi tiếp:
- Sông kia sâu như thế, sức người làm sao cắm được?
Lý Thông hỏi ngược lại:
- Đợi thuỷ triều rút chẳng phải là cắm được ư?
Nói rồi lại ngâm:
- Dây giữ cọc, cọc giữ dây, dây giữ thuyền. Đấy là phép Đồng Trụ Tàng Thiên!
Vị tướng quân kia nghe xong thì giật mình thất kinh, vội tụt khỏi yên ngựa, hướng Lý Thông xá dài một cái, nói:
- Mấy vạn sinh mệnh đất Nam vì kế này mà được cứu rồi.
Lý Thông cười nói:
- Trò trẻ con chơi mà thôi, tướng quân chớ để ý.
Nói rồi đi thẳng vào nhà.
Vị tướng quân kia còn ngẩn ngơ, lát sau mới cảm thán, nói:
- Kẻ này sau lớn lên, ắt khiến binh tướng thiên hạ mới nghe tới đã hãi hùng kh·iếp vía!
Vị tướng quân kia chính là Tiền Ngô Vương, Ngô Quyền. Năm ấy nhà Nam Hán muốn công đất Nam, chiếm lại Giao Châu. Ngô Quyền dùng kế Đồng Trụ Tàng Thiên, chôn cọc gỗ dưới sông Bạch Đằng, lại lợi dụng thủy triều, quả nhiên thủy quân nhà Hán đại bại. Khi gặp Ngô Quyền, Lý Thông lúc đấy mới chỉ có ba tuổi.
Sau này Vua Lê Thánh Tông có thơ rằng:
Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu,
Trăm ngòi, ngàn lạch chảy về chầu.
Rửa không thay thảy thằng Ngô dại,
Dịu một lâng lâng khách Việt hầu.
Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó,
Nào hôn Ô Mã lạc loài đâu?
Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc.
Thong thả dầu ta bủa lưới câu...
Nhắc tới Thạch Sanh được khoản đãi nhiệt tình, Lý mẫu lại xem và đối đãi như con ruột. Thạch Sanh cảm động rơi nước mắt, quỳ xuống lạy, nói rằng:
- Con vốn từ nhỏ mất cha mất mẹ, nay gặp huynh trưởng cùng Lý mẫu không chê nghèo hèn nhận làm giả tử. Cái ơn này có c·hết cũng không quên.
Năm Nhâm Tý, mệnh sao Vân Hờn, ở Trường Châu có yêu quái hoành hành, am hiểu thần thông, quấy dân nhiễu chúng. Nam Tấn Vương cùng Thiên Sách Vương bấy giờ đang còn lo tranh đoạt ngôi Vua mà bỏ lơ chuyện này, không ngó ngàng gì đến. Nói tới vùng Lý Thông khi đó có con Chằn Yêu, đạo hạnh sáu trăm bảy trăm năm. Quan binh không trấn áp được.
Thiên Sách Vương bèn viết lệnh rằng: Hằng tháng, cứ đến ngày âm khí nặng nhất, thì dâng tế người sống cho Chằn Tiên, đổi lại an bình.
Tháng đó đến ngày dâng người, lại đúng lượt nhà Lý. Quan binh đưa văn trạng đến. Lý Thông đọc văn trạng xong, ngước lên trời thở dài mà oán rằng:
- Thời thế loạn lạc, đất nước hai Vua, chỉ lo tranh giành quyền vị bỏ mặc dân chúng lầm than. Khiến yêu ma quỷ quái từ âm tào địa phủ ngoi lên nhân gian, hoành hành khắp nơi, Sách Vương thấy thế cũng bỏ mặc làm ngơ. Lại lập miếu thờ, đòi dâng người tế sống. Đó chẳng phải là hành vi của bậc hôn quân hay sao?
Tên quan binh nghe Lý Thông buông lời nhục mạ Thiên Sách Vương thì giận lắm, tuốt gươm đòi chém. May thay mấy tên thân binh ngăn lại, nói rằng:
- Tên này chuẩn bị làm vật tế cho Chằn tiên, không thể g·iết bây giờ được.
Tên quan binh nọ còn căm giận, chưa chịu tha. Dân chúng xung quanh phải hết lời van lơn mãi, gã mới nói:
- Tội ngươi đáng ra phải lăng trì xử tử đe chúng. Nhưng niệm tình mấy ngày sau làm tế lễ Chằn tiên nên ta tha cho. Tuy tội c·hết được tha, song tội sống khó tha.
Dứt lời, truyền tả hữu quật Lý Thông xuống đánh năm chục roi.
Thạch Sanh cả giận, toan rút đao đứng ra can ngăn thì bị Lý mẫu cản lại.
Lý Thông không hề sợ hãi, cười mà nói rằng:
- Hay cho câu: Tội c·hết được tha, tội sống khó tha. Tôi đây ba ngày nữa vào bụng Chằn Tinh rồi thì miễn tội sống làm chi nữa. Ông bây giờ g·iết tôi đi là hơn.
Quân sĩ không nghe, đem Lý Thông đặt lên sập, lấy thừng trâu bện lại mà đánh đến thịt nát máu văng, c·hết đi sống lại mấy lần. Khi tả hữu đánh được năm mươi roi mới chịu thôi. Lý Thông đêm hôm đó không ngủ được, ngồi một mình ngoài sân than ngắn than dài.
Thạch Sanh thấy vậy liền nói:
- Huynh ơi, ba ngày sau huynh khỏi cần đi làm gì. Để đệ đi thay cho.
Lý Thông nghe thế, mặt trở giận, quát:
- Ngươi có coi ta là huynh trưởng nữa hay chăng mà nói lời như thế?
Thạch Sanh đáp:
- Đệ từ nhỏ luyện võ với bậc kỳ nhân. Tuy Chằn Tinh đạo hạnh cao lắm, nhưng đệ cũng có thể đánh ngang tay với nó một chầu.
Lý Thông không nghe, lại quát:
- Ngươi học võ nhưng đấu sao lại thần thông của yêu ma quỷ quái. Đến lúc đó bỏ mạng thì chí hướng hai ta còn ai làm nữa?
Thạch Sanh đáp:
- Trước đây chúng mình cắt máu ăn thề, nói có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Nay huynh một mình vào chỗ c·hết, đệ còn sống làm sao? Đệ từ nhỏ được tiên nhân đoán mệnh, lại ban cho bùa chú, bảo là hễ gặp tai kiếp thì đốt lên ắt sẽ có tiên thân cứu giúp.
Nói rồi đưa bùa cho Lý Thông xem.
Lý Thông xem lá bùa, lại đưa lên mũi ngửi, đoạn nói:
- Bùa chú này làm từ vỏ cây Sến Mật, lại được hấp thụ nhật nguyệt tinh hoa. Quả là tấm phù chú hiếm gặp. Nhưng nó không dùng để đấu pháp với yêu quái được.
Thạch Sanh ủ rũ, lại nói:
- Đệ trước được Tiên Nhân Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh ban phước, xin huynh nhìn xem.
Nói rồi vạch áo ra để lộ hình xăm chân long trước ngực
Lý Thông thấy thì cả kinh, vội nói:
- Chân long này dựa theo chân linh của Tiên Vương Lạc Long Quân mà phác thành. Chỉ có truyền nhân của Tiên Vương mới sở dụng.
Lý Thông nói rồi đưa ngón tay lên miệng, cắn đầu ngón tay cho máu chảy ra, quệt lên mắt, niệm chú ngữ, lát sau mở ra nhìn trừng trừng vào Thạch Sanh. Chỉ thấy Thạch Sanh toàn thân toả ánh sáng chói mắt, trên đầu ngự đỉnh một con chân long, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, chân hổ.
Lý Thông sử mắt phép xong, cười nói:
- Đệ đã có ý như vậy, huynh làm sao dám chối từ. Ba ngày sau là vào ngày âm khí nặng nhất. Ta phải nghĩ kế tiêu trừ âm khí của nó. Năm này thuộc mệnh Mộc, sao Vân Hờn, mai lại là ngày chẵn. Chúng mình lập đàn cầu âm quân, xin lệnh thu hồi âm khí, phong tỏa Hoàng Tuyền lộ. Không cho Chằn Yêu trốn xuống âm giới.
Ngày hôm sau, Lý Thông đi ra chợ, mua hương vàng, đồ lễ tế đủ cả. Lại sắm một bộ tranh ngũ hổ, bốn bát muối, bột hùng hoàng... Tối hôm đó trời trăng sáng tỏ, Lý Thông bày biện cờ xí lập đàn. Đúng canh hai, Lý Thông đi đến trước bàn cầm lấy kiếm gỗ đào, một tay vẽ bùa, miệng niệm chân ngôn, đốt bùa lên, lấy gươm chỉ xuống, xảy thấy trời trong trăng tỏ, giây phút mù đen mịt mịt, từ dưới đất hiện lên hai vị tôn thần. Một vị mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ cao, tay cầm xiềng xích; vị còn lại thì khoác bộ áo bào màu đen, đầu đội mũ tròn, tay cầm thẻ bài hình vuông, trên đó viết "Thiện ác phân minh". Hai người này chính là Hắc Bạch Vô Thường, chuyên dẫn linh hồn n·gười c·hết về địa phủ.
Bạch Vô Thường tới trước đài hỏi:
- Vị chân nhân này gọi ta có việc chi?
Lý Thông xá một cái, nói:
- Bẩm Vô Thường nhị gia, nhân gian có Chằn Yêu hoành hành, nhiễu dân hại chúng. Tôi đây lập đàn cầu hai vị lên trấn áp con yêu này.
Bạch Vô Thường lắc đầu, nói:
- Con Yêu này đạo hạnh sâu quá, hai chúng tôi trấn áp không được. Xin chân nhân tha thứ.
Lý Thông làm mặt buồn, nói:
- Thế thì thôi vậy, có điều tôi cũng không thể kệ mà không lý đến. Ngày mai, tôi muốn dùng phép trấn áp nó thử một phen. Ngặt nỗi đúng vào ngày âm khí nặng quá. Mong nhị vị thu hồi âm binh, lại phong tỏa Hoàng Tuyền lộ. Không cho nó trốn xuống âm Phủ, tôi ắt có cách g·iết nó. u cũng là tạo phúc cho nhân gian đó vậy.
Bạch Vô Thường gật đầu, đưa âm binh lệnh cho Lý Thông rồi nói:
- Âm Binh lệnh chưởng quản binh lính âm Giới. Giơ nó ra rồi thét: Thu. Tức thì âm khí sẽ tán đi. Còn Hoàng Tuyền Lộ ngày mai sẽ được phong tỏa. Chân nhân yên lòng.
Người đời có thơ kể về Âm Binh rằng:
Lệnh sai văn võ đôi hàng,
thiên tiên lực sỹ,
vạn vạn hùng binh,
âm binh các đội các cơ…
Lập thành chỉnh túc thủy bộ chư dinh,
binh trận bố giáp...
Tróc phọc bắt nhốt tà tinh ....
Hai vị Hăc Bạch Vô Thường nói rồi hóa thành một luồng gió biến mất.
Lý Thông đốt lá bùa thứ hai, miệng khẽ ngâm:
Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.
Tức thì giữa trời sấm sét đùng đùng, một vị thần toàn thân mặc giáp sáng lóa, cưỡi kim mã, cầm long thương hạ xuống, nói:
- Thánh Gióng ở đây, vị chân nhân này có gì sai khiến?
Lý Thông nói:
- Bẩm Thánh quân, nhân gian có Chằn Yêu hoành hành. Ngày mai tôi muốn dùng phép trấn áp nó. Xin cậy Thánh quân canh giữ bốn phương cửa miếu, chớ cho nó trốn thoát, để tôi trảm nó.
Thánh Gióng chỉ gật đầu, rồi cưỡi ngựa về trời. Lý Thông cầu thần xong rồi, lại quay đến miếu Chằn, rải bột hùng hoàng xung quanh, lại đặt bốn bát muối quanh bốn góc tường, làm xong hết thảy rồi lúc đó mới về nhà.
Tối ngày hôm sau, Lý Thông bị quan quân giải đến miếu Chằn Tinh để tế lễ. Thạch Sanh cầm đao âm thầm theo sau. Vào lúc canh ba, Lý Thông đang ngồi trên sập, một luồng gió lạnh thổi qua mang theo mùi tanh hôi nồng nặc, cây cối ngoài miếu ngã rào rào. Phía cửa vào chợt xuất hiện một con trăn lớn, há miệng nhằm Lý Thông mà táp tới.
Thạch Sanh sớm đã mai phục sẵn ở bên, vung đao thét lớn:
- Yêu vật to gan, có ta ở đây. Còn không mau chịu c·hết.
Chằn Tinh cả giận, vung đuôi quật đến Thạch Sanh, một người một yêu quần ẩu ngay giữa miếu thờ.
Thạch Sanh trên người có chân long hộ thể, Chằn Yêu cứ há miệng muốn cắn thì chân long trừng mắt khiến nó không dám làm liều, liền muốn thi triển thần thông. Nhưng quanh miếu rải đầy hùng hoàng, quanh bốn góc lại có muối. Thần Thông của nó không thi triển được. Chằn Tinh sợ quá, há miệng thâu nạp âm khí, muốn trốn xuống m phủ.
Lý Thông cả giận, giơ m Binh lệnh lên, quát:
- Chạy đâu cho thoát. Thu!
Tức thì âm khí xung quanh tán hết. Chằn Tinh không trốn được vội quay đầu chạy ra khỏi miếu. Thạch Sanh vác đao rượt theo. Nhưng Chằn tinh lướt đi nhanh quá, hắn đuổi không kịp. Lý Thông lại hét lớn:
- Thánh quân ở đâu, còn không hiện thân thì con Yêu này chạy mất.
Dứt lời, có tia sét từ trên trời đột nhiên bổ xuống, một vị thần tướng tay cầm long thương, thân mặc kim giáp, cưỡi ngựa kim ô hiện lên, chính là Thánh Gióng. Thánh Gióng vừa hạ phàm, vung long thương quát:
- Yêu vật to gan, ải này bổn Thánh canh giữ, không qua được!
Thần tiên vốn không được can dự vào chuyện phàm trần. Thánh Gióng thành tiên nên không thể g·iết Yêu ở phàm giới được. Nhưng ngăn cản nó chạy, lại là có thể. Chằn Tinh trốn không được, bí quá đành quay đầu lại đánh nhầu. Thạch Sanh sức lực hơn người, qua vài trăm hiệp liền chặt được đầu Chằn Tinh.
Lý Thông cả mừng, cười ngớt không dứt. Sau cùng đốt hương tế lễ, trả Âm Binh lệnh cho Hắc Bạch Vô Thường, lại cảm tạ Thánh Gióng hạ phàm giúp đỡ.
Sáng hôm sau, quan binh đến xem thì thấy Lý Thông cùng Thạch Sanh ở một chỗ đang uống rượu, bên cạnh cho t·hi t·hể Chằn Tinh. Chuyện này chẳng mấy chốc vang xa, người người đồn thổi rồi truyền vào tai hai vua. Thiên Sách Vương liền truyền lịnh ban thưởng, rồi phong cho Lý Thông làm Trảm Yêu Chân Quân. Nam Tấn Vương lại phong làm Hiển Thánh Chân Quân, lĩnh chức Đô đốc quận công.
Người đời đều khen Thạch Sanh mà bỏ qua Lý Thông, sau có thơ rằng:
Thuở bước vào Châu bái nghĩa huynh.
Cùng nhau bày trận trảm Yêu Tà.
Cứu dân thoát khốn mừng khôn xiết.
Hào kiệt oai danh buổi mới đầu.