Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đại Nam Huyền Sử

Chương 46: Rắc Rối (2)




Chương 46: Rắc Rối (2)

Rồi không đợi ông Đồ nói tiếp. Ông già Cao Hợi lại đập mạnh cây gậy xuống đất, miệng bô bô:

"Vậy con hai chuyện nữa là gì. Tao nói cho mà biết bọn mày bòn rút cái gì nữa thì chớ trách tao thay cha mẹ bọn mày đánh bọn mày."

Mà nghe vậy, tay lý trưởng ngay lập tức lắc đầu xua tay, bảo:

"Cụ chớ cọc thế. Chúng tôi đã ăn cái gì của bà con đâu chớ..."

"Tao không biết!. Giờ tao thấy là con mẹ nó lương thực không có mà bọn mày chả ho he tiếng nào." Lão già Cao Hợi gắt.

Lão khi này xăm xăm cây gậy. Như thể ông lý còn ho he tiếng nào nữa thì ăn gậy vào đầu là xác định.

Dẫu sao thì trong khu này ông ta quả thật không ngán ai, và cũng có cái tư bản để không ngán ai đấy.

May là ông Đồ cũng lên tiếng:

"Cụ Cao. Cụ bình tĩnh đã. Bọn tôi còn cần cụ để thằng con duyệt cho việc vũ trang đâu."

Lần này lão già ham chiến mới thôi gắt gỏng, miệng thở phì phò mà yên lặng cho ông lý tằng hắng ho một tiếng.

Ông ta nói:

"Hai chuyện nữa là chuyện ta rất có thể sẽ không có nơi ở, thậm chí nếu thật vậy thì chuyện thứ ba mà ta sẽ phải đối mặt với thứ gì tôi tin các ông đều biết."

"Tại sao không có nơi ở?." Lão Cao Hợi hỏi ngay.

Lần này, ông Đồ là người đáp.

"Vì những cuộc di cư từ Bắc xuống Nam. Khiến cho những khu vực mà lý ra để hoạch cho chúng ta tị nạn giờ đã bị lấp đầy. Tôi nói có đúng không ông lý."

Và giá như ông Đồ nói sai, vì khi cái đầu của ông lý gật xuống. Nó đại biểu cho một chuyện tồi tệ hơn chuyện thiếu hụt lương thực xảy ra.

Vì thủ ruộng, cho dù không có thanh tráng tham gia thì với lực lượng vũ trang hiện có, như may mắn thì vẫn được. Nhưng giờ, thủ người còn chưa xong thì lấy gì thủ ruộng.

Huống chi trên thân binh sĩ có lo lắng, trăm trận e rằng thắng một cũng khó.

Chỉ là ông Đồ bây giờ đủ tinh tế để nhận ra, ông lý không nói chuyện này thì thôi, nhưng nói ra rồi, như không giải quyết ngay thì mãi mãi cũng không giải quyết được.

Đừng hỏi vì sao?.

Bởi mọi người ở đây hay là có gia đình, có vợ con.

Mà đàn ông ở đất phương Nam này đối mặt với thú triều hiếm ai chạy.



Vì hèn lắm, cái loại hèn mà chạy xong rồi người ta bêu rếu đến bỏ xứ mà đi mới thôi.

Nhưng vì vợ con mà bỏ chạy thì lại khác. Dù sao, chả có ai đi trách một người đàn ông bỏ chạy khi mà tính mạng của vợ con chưa được đảm bảo cả.

Như có thì cũng thuộc hạng đạo đức giả, chỉ biết bô bô cái mồm cho sướng.

Thế nên bọn họ sẽ chạy.

Còn ông đồ thì phải nghĩ cách giải quyết chuyện này.

Ông ta hỏi mà như biết được kết quả:

"Tin không còn nơi ở đúng chứ?."

Và ông lý trên mặt thì hiện lên một vẻ đắng chát mà đáp lại:

"Chưa. Nhưng các ông không biết đấy chứ người trong thành đã dự chi tiền mở rộng được hẳn bốn tháng rồi. Giờ trong đấy chỉ có đầy hơn chứ không đầy ít đi."

"Ông đưa người đi hỏi chưa." Ông đồ lại hỏi.

"Rồi. Nó vẫn chưa về."

"Thế thì ta cứ đặt chuyện không có chỗ ở vào tình huống..."

Chưa nói hết câu, ông Đồ đã bị ép dừng lại.

Bởi khi này, một chàng trai trẻ chạy vội vào trong đình, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, miệng thở hồng hộc.

Dẫu vậy, anh ta vẫn cố nói to:

"Các ông lớn ơi! Không xong rồi! Không xong rồi!."

Và tất cả ông trưởng trong đình nghe vậy đều không tự chủ được hít một hơi dài.

Rồi họ im lặng. Đến độ nghe tiếng thì thào không xong, không xong được cái anh chàng kia lầm bầm trong miệng khi đang thở hổn hển.

Điều này hình như làm lão Cao Hợi bực lắm.

Lão chỉ chịu im đôi chút. Rồi lại làm cái cành lên cái sàn gạch đất nung trong đình bằng cây gậy của mình.

"Mày nói cho rõ ra nào. Cái gì không xong để bọn tao còn tính." Lão quát.

Mà anh chàng kia thì như hoàn hồn, miệng lắp bắp đáp:



"Thưa, thưa, phía trên, phía trên ấy, người ta chỉ cho nhận đàn ông trẻ. Còn, còn, người già, đàn bà với trẻ con, người, người ta không nhận."

Nghe nói như vậy. Lão già họ Cao nhổ một ngụm nước bọt.

"Quân khốn nạn." Lão chửi.

Mà cái chửi đấy xem như đáng đi. Vì lão ta què giò chính là trong lúc đánh nhau với bọn thú rừng trong thú triều từ cái thuở Minh Mạng còn đập nhau với Xiêm.

Như vậy, đối với lão ta kỳ thực có gì sỉ nhục hơn việc đàn ông bỏ chạy trước người già, phụ nữ với trẻ con đâu chứ. Thảm nhất cũng là để con nhỏ nó chạy trước, há có lý lẽ nào lại để ra cái cớ cho lũ hèn vào thành núp như thế.

Chỉ là, sau khi xả ra cục tức đó trong người. Ông lão Cao Hợi lại thở dài.

"Giờ sao?." Lão hỏi.

Tất cả mọi người không đáp lại ông lão.

Vì thực sự mà nói là không có cách. Ngoài việc cầu may rằng đám thú sẽ không t·ấn c·ông vào khu dân nghèo.

À không, nếu xét về mức độ phòng thủ thì đánh trong khu dân nghèo vẫn tốt hơn ở ngoài ruộng. Nhưng xét về mức độ t·hương v·ong thì thôi.

Ở bên đó mất là mất ruộng. Ở bên đây mất, là mất người.

Chỉ là, ông Đồ biết cách giảm thiểu số t·hương v·ong này.

Nhưng ông ta không muốn nói.

Vì quân tử nhất ngôn thì tứ mã nan truy.

Mà ông Đồ thì lại hứa rằng bản thân sẽ không làm phiền đối phương.

Được rồi.

Ông Huỳnh thở một hơi dài, để đầu óc của mình thả lỏng một chút.

Nàng ta sẽ không từ chối. Nhưng mọi việc sẽ phải được thu xếp ổn thỏa.

"Khu dân nghèo của chúng ta có bao nhiêu đứa trẻ dưới mười sáu tuổi." Ông hỏi.

Mà nghe vậy, tưởng chừng như ông Đồ đã tìm được cách, ông lý quay sang nhìn ông phó lý.

Còn ông phó lý thì có hơi chút mất bình tĩnh để trả lời câu hỏi này.

"Khu dân nghèo ta có, có năm, sáu chục hộ, lại thêm tầm một, hai chục hộ ngoại lai. Mỗi nhà đều có sổ, nhưng muốn thống kê chi tiết e rằng phải đem sổ ra đối chứng. Hơn nữa, hơn nữa, nhân khẩu biến động nhất định phải trình lên huyện thành, để quan huyện kiểm kê, phê duyệt."



Tất cả mọi người ở đây tự động bỏ qua chuyện trình lên huyện. Bao gồm cả ông lý trưởng.

Vì thú triều tới rồi còn chơi theo hệ thống quản lý rườm rà nữa thì chắc mọi thứ chưa xong đã có người đề lên chuyện mang xác bọn họ về đốt.

Thành ra ông lý lúc này thay ông Đồ trách móc:

"Ông nói cái gì đấy.Tôi muốn một con số cụ thể. Ông phó lý à."

Đáp lại là một giọng điệu không mấy chắc chắn.

"Chắc gần hai trăm."

"Được. Tụ tập hết trâu bò cùng xe kéo chúng đi."

"Đi đâu." Ông lý hỏi.

"Lên thành. Có người sẽ giúp chúng ta."

"Ai?."

"..."

Sau một chút im lặng, ông Huỳnh nói:

"Các ông còn nhớ điểu lang trung chứ."

Nói đến đây, mọi người đều lộ ra một thần sắc khó coi.

Đó là hổ thẹn.

Trừ ông Đồ.

Còn có lão Cao Hợi. Vì ông ta ngược lại khá là mừng.

"Cô ấy còn ở đây à. Tao chưa cảm ơn lang trung vì cái mạng này đây."

Mà ông Đồ nghe vậy thì bật cười.

"Nếu bất cứ mọi người đều như cụ thì tốt."

"Đáng tiếc," Ông nói "Tôi hy vọng tất cả mọi người ở đây, trải qua nhiều năm như thế đã nhận ra mình đã làm cái gì."

"Còn giờ. Những việc chúng ta cần làm bây giờ là kêu gọi những thợ mộc, hoặc bất cứ ai giúp chúng ta xây dựng lại cái đình này thành một chỗ để thủ. Rồi tụ bọn thanh niên lại, thống nhất vật tư, kiểm kê trang bị.

Còn nữa, cụ Cao. Nếu cụ bảo được thằng con của cụ mượn quan hệ cho ta dùng tiền thuê được súng đạn thì cứ bảo. Chuyện để bọn trẻ tìm chỗ trốn thì tôi sẽ giải quyết.

Nên nhớ, ta không gục ngã trong quá khứ thì tương lai này của chúng ta sẽ không bị một đám súc sinh quật ngã."