Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc phát triểm của một đạo quân nếu họ muốn xây dựng nghiệp lớn. Thông thường mọi chức tước sẽ do người cầm đầu chỉ định. Trong cơ thể của Nguyên Hãn là hai linh hồ dung hợp vậy nên những gì hắn suy nghĩ ra đều mang tính chất dung hòa giữa hiện đại xã hội và phong kiến triều đình. Đây là một nét riêng đặc chưng lớn nhất của hắn, khiến cho những tư tưởng của hắn không quá xa vời với người thời này, nhưng lại mang đậm hơi thở của hiện đại.
Vì hiểu lịch sử nên Nguyên Hãn biết rằng hắn sẽ phải thu phục rất nhiều danh tướng, hiền thần mà vốn lẽ ra họ phải thuộc về nhà Lam Sơn Lê Lợi. Do vậy cơ cấu hiện giờ hắn xây dựng không được quá to lớn, vì những nhân vật hắn đang có trong tay chưa chắc đã cường như những nhân vật hắn thu thập sau này vì lẽ đó những chức quan đứng đầu phải để lại không thể phung phí lúc này. Trong trí óc hắn hiện lên những cơ cấu mang tính logic của hiện đại và cũng hiện ra những cơ cấu của phong kiến thời kì. Từ đó hắn đang chấp bút mà viết lên một bản cơ cấu chính thức cho Trần Gia quân. Xong việc này cực tốn thời gian và hắn đang dần dần hoàn thiện viết ra từng chút một.
Tất nhiên Nguyên Hãn sẽ dùng cơ cấu Bộ, Cục, Vụ, Sở, Ban, Ngành của hiện đại thế giới để làm xương sống xây dựng nên chế độ quân chủ của hắn. Do đó hắn thay đổi một loạt chức danh và nhưng giữ lại phần chức năng cơ bản của cơ cấu trên để thành lập nên một bản sao hoàn hảo áp dụng cho chính triều đình mà hắn sẽ thành lập. Nhưng đây là một công việc rất tốn thời gian vậy nên hắn đang nghiền ngẫm và hoàn thành.
Khoảng cách từ Giang Môn về Phượng Hoàng Đảo là 700km, còn nếu từ Giang Môn xuất phát đi Tây bắc của Đài loan thì khoảng chùng 800km. Ngừoi thời này ước lượng khoảng cách không quá tốt, nhưng Nguyên Hãn là tỉ mĩ vẽ ra một cái bản đồ thế giới đấy. Ngay cả một cái thước do để ước lượng khoảng cách hắn cũng làm ra, tuy không chính xác lắm nhưng cũng tạm dùng được. Phải nói là dân hiểu lịch sử thường nắm rất vững địa lý, vì lịch sử là những sự kiện được sảy ra trên các vùng miền địa lý khác nhau. Không hiểu địa lý đừng vỗ ngực nói ta siêu Lịch sử.
Những thuyền chiến của Trung quốc nếu không có chèo hỗ trợ mà chỉ dùng sức gió thì tốc độ tầm khoảng 20km/ giờ nếu thuận gió. Những thuyền này có thể đi được một góc 65% so vời hường gió nhưng lúc đó tốc độ sẽ chậm hơn nhiều. Việc hỗ trợ bằng các tay chèo rất cần thiết cho các chiến hạm này. Nhưng sức người không thể lien tục, các tay chèo chỉ có thể chèo một tiếng lại nghỉ 30 phút. Do đó vào ban ngày thì vận tốc thuyền trung bình là 30km/ giờ nếu thuận gió. Trời tối thì thuyền phải dừnng lại nghỉ ngơi vì các phu chèo cần lấy lại sức lực. Nói chung buổi tối chỉ có thể di chuyển ở những vùng biển hết sức quen thuộc không có đá ngầm mà thôi, buổi tối đi thuyền cực kì nguy hiểm. Do vậy khoảng cách một ngày đường các chiến thuyền có thể di chuyển là tầm 200 đến 250km, nhìn thì có vẻ rất chậm, nhưng nếu so với đi đường bộ lúc này thì không thể nói là quá nhanh rồi. Nếu tính như vậy thì khoảng cách 800km đến vị trí tập trung chỉ tốn 4 ngày thời gian thôi. Nhưng tại sao họ lại phải xuất phát sớm tận 20 ngày. Đơ giản Trần Gia quân dự định sẽ ghé thăm vài nơi nhưng không phải quân cảng.
Nhưng trong chuyến đi này thì việc hải quân Á Đông bộc lộ sự kém cỏi về mặt định vị đã hiện ra rõ ràng. họ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm đã đi qua những vùng biển quen thuộc cả ngàn năm qua của cha ông để thực hiện việc ước lượng khoảng cách cũng như tốc độ. Hải đồ vùng biển Hoa Đông mà Cầm Bành có hoàn toàn không dựa theo tỉ lệ thật mà hoàn thành. Nó chỉ là ước lượng mà vẽ ra các địa danh quen thuộc để thủy quân hay những người đi biển thong qua đó mà di chuyển. Điều này khiến việc di chuyển của người đi biển luôn phải bám sát gần bờ để đối chiếu vị trí. Đây là một điểm cực kì hạn chế nếu phải thực hiện một chuyến viễn dương.
Giờ đây Nguyên Hãn đang ôm đầu trong phòng riêng mà cố nhớ lại các thông tin cần có trong đầu về hải dương học mà hắn đã từng đực biết đến. Trong lịch sử thì con những người đi biển thời xưa phụ thuộc vào cách ước đoán vị trí. Cách này đòi hỏi họ phải biết ba điều: Thứ nhất: Điểm khởi hành, Thứ hai: Vận tốc, Thứ ba: Hướng đi.
Hướng đi thì dễ rồi vì họ có la bàn, còn về vận tốc thì họ thả qua mạn tàu một miếng gỗ buộc với cuộn dây có thắt nút đều đặn theo khoảng cách ấn định. Khi con tàu chạy, miếng gỗ nổi kéo sợi dây ra khỏi cuộn. Sau một thời gian ấn định, người ta kéo sợi dây lên và đếm nút, họ sẽ biết vận tốc của tàu. Khi biết vận tốc, hoa tiêu có thể tính được quảng đường mà con tàu đi được trong một ngày. Tên hoa tiêu sẽ vẽ một đường trên hải đồ để biết con tàu đã đi tới đâu so với tuyến đường đã định.
Tất nhiên dòng hải lưu và gió thổi ngang có thể đẩy con tàu đi chệch hướng. Do đó, theo định kỳ, hoa tiêu phải tính toán và ghi lại những điều chỉnh cần thiết để giữ con tàu đi đúng hướng.
Nhưng cách tính này rất khó khăn và không chuẩn xác, vì cách tính thời gian của các thủy thủ cũng mang tính ước chừng mà thôi. Nặn hết trí nhớ ra cuối cùng Nguyên Hãn nhớ được hai vật dụng cần thiết cho chuyến đi, đó mà một chiếc đồ hồ chuẩn xác cho chuyến đi và một chiếc kính lục phân để đo vĩ độ cho vị trí của họ. Thời gian còn lại 20 ngày suy nghĩ, Nguyên Hãn quyết định phải thiết kế cho ra hai vật này.
Đầu tiên đó là đồng hồ, hắn nghĩ đến đầu tiên là đồng hồ quả lắc, thời gian chuyển động của quả lắc đúng là tính bằng giây. Một quả lắc được nối với một quả cầu nặng làm đối trọng phía dưới, mỗi lần quả lắc đung đưa thì cần gạt sẽ gạt một bánh răng gồm 60 răng cưa đi một khấc. Mà bánh răng này lại nối với một bánh răng nhỏ khác chỉ có một răng mà thôi. Như vậy khi bánh răng đại diện chia "giây" này quay được một vòng thì cái bánh răng nhỏ hơn mới có thể quay một khấc của bánh răng "phút". Cứ thế đến bánh răng "giờ". Vậy là một chiếc đồng hồ đơn giản gồm 5 bánh răng nối với nhau đã ra đời, mà điwwù này chỉ có những người hiện đại mới có thể nghĩ ra mà thôi. Mặc dù sẽ có những sai số nhất định nhưng chiếc đồng hồ này sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều cách tính thời gian ở thời điểm này. Tất nhiên nó có một nhược điểm là phải có người canh chừng và ghi chép giờ, cũng như truyền lực cho quả lắc.
Vật thứ hai là kính Lục Phân, thật ra nó chỉ là một cái ống dài sau đó nối với thiết bị đo góc mà thôi. Cách dùng là xác định góc của người đang càm kính và sao Bắc Cực với đường chân trời. Hoặc chòm Sao nam cực với đường chân trời. Từ đó tính ra được vị trí vĩ độ của mình. Công cụ này cực dễ chế tạo nhưng muốn sử dụng thì phải hiểu rõ nguyên lí của nó. Mỗi một độ thay đổi biểu hiện cho khoảng cách hai vị trí là 60 hải lý hay là 90km, cứ như vậy việc ước lượng khoảng cách sẽ tốt hơn nhiều.
Nhưng việc chế tạo thì phải để dành cho các công tượng rồi, giờ đây thủy quân Trần Gia quân đã đến được vị trí cần ghé thăm đầu tiên đó chính là cảng thương mại Thẩm Quyến. Tất nhiên cảng thương mại thì thương thuyền tập chung là chủ yếu, cũng có một vài quân thuyền tuần tra cùng Vệ sở đảm bảo an ninh thế nhưng lực lượng không thể mạnh như quân cảng được. Đây chính là vị trí vơ vét đầu tiên mà Trần Gia quân đặt ra.
Cảng Thẩm Quyến quả thật khá nhộn nhịp. Thương thuyền vào ra khá nhiều, khoảng cách cảng 10 km thì hạm đội Trần gia quân cũng đã gặp một vài thương thuyền ngược xuôi. Do hạm đội Trần gia quân dùng thuyền Đại Minh treo cờ Đại Minh vậy nên không mấy thương thuyền để ý, họ nghĩ đoa là thuyền quân binh mà thôi. Nhưng ngay lập tức họ nhầm rồi, tất cả các thương thuyền bị bắt gặp đều được yêu cầu dừng lại. “ kiểm tra”. Một đám binh lính giáp bạc lạ lẫm, hung thần ác sât xông lên thương thuyền, dùng đao kiếm khống chế tất cả lại. Trên sàn các chiến thuyền thì cung thủ lăm lăm cung tên trong tay, sẵn sàng xạ kích bất kì lúc nào. Thật ra trên các thương thuyền đều có lực lượng vũ trang cá nhân để phòng cướp biển, nhưng vì họ cho rằng đây là quan binh nên bị chiếm tiên cơ trở tay không kịp. Mà kể cả muốn phản kháng thì cũng là muối bỏ biển đối với lực lượng hùng hậu của lũ “ hải tặc” này.
Rất may mắn, những tên vừa giống cướp biển vừa giống quân đội này không giết người mà chỉ thu thập tiền bạc và những thứ quý giá rồi thả người mà thôi. Cho nên các thương nhân có khóc thút thít vì mất của nhưng cũng thở phào may mắn vì mạng vẫn còn. Nếu thương thuyền nào là người Đại Việt thì sẽ được tha đi trong sự ngỡ ngàng và bàng hoàng của chủ thuyền. Tất nhiên cũng có một vài thương thuyền bật lại tanh tách như thương thuyền của Nhật Bản, xong họ chả dậy lên dược sóng gió gì. Một loạt đạn súng hỏa mai đã đè bẹp mọi suy nghĩ phản loạn trong họ. Cuối cùng vẫn là tiền mất tât mang, hơn chục người bị bắn chết. Các thương nhân người Hán bĩu môi mà chê bai mấy tên Oa ngu ngốc.
Một đường tiến vào cảng Thẩm Quyến thì gặp người cướp người, gặp thuyền cướp thuyền, cuối cùng quân Trần gia cũa đụng độ lực lượng bảo hộ của cảng thương nghiệp này.