Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) - Chương 68: Việt Thủy Vương




Lại mất thêm hai ngày để trở về Phượng Hoàng đảo, lúc này đã là 14 tháng 7, vậy là hơn nửa năm hắn chưa về nhà rồi. Lúc này trên bàn làm việc của Nguyên Hãn tại Phượng hoàng đảo là một chồng dày các văn kiện chờ hắn sử lý. Thời này có một cái bất tiện đó chính là thông tin liên lạc. Nguyên Hãn lênh đênh trên biển mà chinh chiến xa nhà chính vì thế rất nhiều chuyện bị đình trệ lại mà không thể giải quyết.



Tất cả những trì trệ này đều do một nguyên ngân gây ra, đó là do Nguyên Hãn chưa thành lập được một bộ máy cơ cấu chính xác, do đó khi thiếu Nguyên Hãn thì nó không thể vận hành một cách trơn chu được. Do vậy điều cần nhất bây giờ đó là Nguyên Hãn cần xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh có thể độc lập vận hành trước khi hắn thực hiện Tây du đi Châu Âu.



Lấy ví dụ như quân số của rừng thần đã tăng lên đến 6 ngàn người, trong đó có đến gần ngàn công tượng. Số gia quyến đi theo lên tới gần vạn người nữa. Thung lũng rừng thần làm sao chứa hết được số người này. Vậy là phải khai thác thêm một khu vực nữa của rừng Thần nhưng khả năng vẫn là không đảm bảo vì quân số bành trướng quá nhanh.



Sự việc này thật ra là có nguyên do của nó cả, các gia tướng của nhà Trần Nguyên không chỉ quan hệ trong nội bộ thôi mà họ còn quan hệ cả các quân hộ gia tướng thuộc các chi, các dòng khác trong Trần gia tông thất. Trong những năm từ 1393 đến1399 thì có rất nhiều quý tộc Trần gia bị sát hại. Gia tướng gia binh của họ trở nên bơ vơ không nơi nương tựa. Những người cả đời cầm đao kiếm, thượng mã xung trận như vậy làm sao có thể hòa nhập mà lao động kiếm sống như nông hộ hay thương hộ. Họ sống trong cảnh bần cùng nghèo đói và thống khổ, giấc mơ duy nhất của những người này là có thể trở lại cái giấc mơ huy hoàng ngày xưa ấy của mình. Ngày mà họ theo hầu các quý tộc Trần gia, ngước mắt lên đúng là không bằng ai, nhưng cúi xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Nói chung là tiền tiêu không lo, ăn mặc không nghĩ, con trai thì được lo chuyện học hành luyện tập, có luôn nghề tổ truyền là trở thành gia binh gia tướng không bao giờ sợ thất nghiệp. Con gái đế tuổi thì được sắp xếp mà gả vào nhà tốt. Cuộc sống như vậy so với hiện tại đói nghèo ăn bữa nay lo bữa mai của họ quả thật là thiên đường. Giờ đây nếu cho họ chọn lựa thì dẫu thịt nát xuong tan cũng xách đao lên ngựa để tìm lại vinh quang xưa kia, tìm lại cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Nhưng họ chờ đợi mỏi mòn mà không có một Tông Thất quý tộc Trần gia nào tạo phản cả. Họ đành ngậm ngùi mà sống tiếp kiếp lang bạt đói nghèo mà thôi ( hoàn cảnh này cực giống các lãng nhân Ronin của nhật bản, khi chủ nhân chết thì sẽ trở thành các tay kiếm sĩ lang thang, không vinh quang, không tiền bạc, đói kém, và thường sẽ biến thành cướp đường).



Điều này cũng đã được thể hiện qua việc đó là khi Quân Minh đánh tan nhà Hồ, Trần Ngỗi dựng cờ khởi nghĩa thì chỉ trong một thời gian ngắn số lượng quân của hắn cực đông và mạnh mẽ chỉ khởi sự từ năm 1407 đến 1408 mà có thể phá tan 50 vạn quân Minh. Điều này đủ thấy sức hiệu triệu của Nhà Trần mạnh mẽ đến thế nào. Phần lớn lực lượng nòng cốt để xây dựng quân đội lại là các gia tướng bị bỏ rơi này.



Giờ đây Nguyên Hãn đã âm thầm một bước mà tiến hành tụ quân, vô hình chung là đi trước các vị trưởng bối trong nhà như Trâng Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Trần Nguyệt Hồ một bước mà thu thập nhóm gia tướng tinh binh này. Tuy rằng là do các mối quan hệ nhằng nhịt của các gia tướng khác hệ nhau trong Trần Tông thất âm thầm thông báo lẫn nhau, nhưng sức lan tỏa của chúng lớn vô cùng.



Đây là cơ hội sinh tồn duy nhất cho các gia tướng bị bỏ rơi này, họ không quản lặn lội đường xa mộ danh mà đến, che nhẽ Nguyên Hãn lại không thu. Do vậy nên số lượng quân của Nguyên Hãn tăng đến tróng mặt theo từng ngày.



Đây cũng có cái hay mà cũng là cái dở. Hay ở chỗ Nguyên Hãn lúc này đủ tiền để bao vài vạn quân, nhưng dở ở chỗ hoạt động như vậy quá rầm rộ, nếu nhà Hồ biết được sẽ là một cuộc nội chiến đẫm máu của người Việt, điều đó chỉ có lợi cho Quân giặc phương bắc mà thôi.



Quân đây là bản báo cáo quân số cách đây một tháng trời rồi, nếu không có gì bất ngờ thì quân số lúc này phải tăng lên trên một vạn là ít nhất. Nguyên Hãn phải lập tức về căn cứ rừng Thần sau đó tiến hành chỉnh lí lại toàng bộ cơ cấu tổ chức và phân bố lại binh lực nếu không Trần Gia quân sẽ loạn như nồi lẩu thập cẩm.



Ngày 17 tháng 7 Nguyên Hãn đáp thuyền trở về cảng Vân Đồn. Theo hắn chỉ có thân binh. Tất cả quân sĩ hắn đều để lại đảo Phượng Hoàng. Tất nhiên trước khi đi hắn phải dặn dò các hạng mục thật kĩ càng cho những người ở lại. Cơ cấu quân đội và tổ chức chưa rõ nên hắn đành phải phân công nhiệm vụ từng người.



Ví dụ như trên đảo Phượng Hoàng thì lão tướng Trần Bân là tổng chỉ huy, phó tướng kiêm quân sư là Cầm Bành và Mã Diễn. Ngoài ra hắn dặn riêng lão tướng Trần Bân là nên tham khảo ý kiến của hai tên phó tướng vì dù sao trí kế của chúng cũng cao hơn lão.



Việc tiếp theo đó là Nguyên Hãn căn dặn các thợ thủ công tiếp tục nghiên cứu chế tạo súng kíp đánh lửa bằng bánh xe, nhanh chóng đúc súng thần công kiểu nhồi đạn phía trước rồi trang bị cho 3 con thuyền chiến mà trước kia thu được của Cầm Bành. Sau đó nhanh chóng đưa chúng qua đảo Ngô Chi Châu cho Chu Kiến Văn. Ngoài ra quan trọng nhất là hắn căn dặn các thợ gỗ và thợ đóng thuyền tiếp tục đóng thêm càng nhiều thân thuyền Long cốt đáy nhọn. Gỗ không đủ thì đi Quảng Đông mà cướp, Nguyên Hãn giao quyền này cho ba gã Trần Bân, Mã Diễn và Cầm Bành rồi.



Tạm thời như vậy Nguyên Hãn cuống cuồng lên thuyền về lục địa. Phải nói giờ đây hắn hận là không thể có thêm vài cái phân thân để giúp hắn làm việc.



Thuận gió thuyền nhanh, đến ngày 20 tháng 7 hắn đã theo thương thuyền dẫn một đám thân binh đặt chân lên hải cảng buôn lậu của Lê gia. Một đường thẳng tiến hắn xông luôn vào biệt viện của họ Lê, nơi đây vẫn có một người con gái đang chờ hắn. Nguyên Hãn đã hứa hẹn là gặp nàng ở đây nên dù hắn bận đến ngập đầu hay gấp đến tê chân thì cũng phải thực hiện lời hứa của mình.




- Tắm rửa nghỉ ngơi một tối tại đây, ngày mai xuất phát đi về Sơn Tây. Buổi tối tự do hoạt động nhưng không được ra khỏi biệt viện.



- Rõ thưa Vương Gia.



Chúng thuộc hạ dạ vang, cái cách thuộc hạ xưng hô Nguyên Hãn rất là loạn xà ngầu, người gọi hắn chủ quân như Cầm Bành và Mã Diễn, người thì xưng hắn là Công tử như Trần Bân và các gia tướng. Lang binh thì gọi hắn là đại Vương. Nói chung là rất loạn, ban đầu hắn cũng không để ý nhưng có một lần Chu Kiến Văn gọi riêng hắn ra mà nói chuyện:



- Đệ khồn thể để cách xưng hô loạn như vậy, danh bất chính ngôn bất thuận. Tuy đệ là dòng Tông Thất nhà Trần nhưng lại không phải dòng chính, giờ xưng quân chủ quá sớm. Còn danh xưng Công tử thì quá non nớt và khiến cho quân đội của đệ giống như tư gia quân, tính phát triển không có. Gọi là đại Vương thì nghe như thảo khấu giang hồ lục lâm. Ta thấy đệ nhận sắc phong của ta rồi, tuy là sâc phong của hoàng đế nước khác thế nhưng vẫn có giá trị nhất định. Đệ nên xưng là Trần Vương gia, còn tên hiệu là gì đệ tự nghĩ...




Nguyên Hãn lúc này gật đầu cho đó là đúng. Hắn quay qua cảm tạ vị huynh trưởng này đã thật tâm nhắc nhở.



- Vậy đệ xưng Nam Việt Hãn Vương Trần Nguyên Hãn.



Chu Kiến Văn lắc đầu:



- Ta thấy chữ Hãn và chứ Bá của Tây Sở Bá Vương không khác nhau là mấy, nó thể hiện tính cách khá cực đoan. Hãn làm tên thì được. Còn chữ Nam thì bỏ đi. Người Việt chỉ cần một Vương mà thôi, chả nhẽ sau này đệ muốn có Bắc Việt Vương, Tây Việt Vương. Cái chữ Nam Việt này thực ra là các đời hoàng đế Trung Hoa sắc phong cho nước đệ ngụ ý giới hạn của người Việt chỉ nằm nho nhỏ một góc phía Nam. Đệ là huynh đệ của ta sao có thể ru rú một góc như vậy. Ta có hai chữ một là chữ “Thủy” trong Thủy tổ, hai là chữ “Nguyên” trong nghĩa nguồn gốc. Đệ nên chọn một trong hai. Nhưng chữ thủy thì hợp với hoàng hơn, còn chữ nguyên thì hợp với vương... Ta hết lời rồi.. Tùy đệ chọn...



Cái tên Vua Trung Hoa này cái gì cũng hời hời hợt hợt, nhưng riêng về học vấn thì khá có bài, hắn nói một lúc thì Nguyên Hãn thấy mình đặt tên hiệu có vẻ quá tùy hứng rồi. Ngẫm nghĩ một lát thì hắn, quyết định mà nói



- Cảm tạ đại.. ca... Ta gọi Việt Thủy (始) Vương Trần Nguyên Hãn được rồi.



(*始 Thủy ở đây là nguồn gốc nguyên ủy, là nơi bắt đầu cội nguồn của mọi thứ).



Lời tác giả: các bạn bên này like hay comment nhiệt tình đi chê cũng được càng tốt, tại tớ ức bên kia tớ đăng mà xó mất của tớ... Anh em truuyencuatui lren tiếng cái xem nào chả nhẽ kém cái trang kia... Đang ức nguyên một ngày không viết nổi đây