Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 46: Nửa mảnh thiên vương




Thanh Lam thấy Văn Úy nói như vậy, liền đưa mắt nhìn Hồng Tiếu, bụng bảo dạ rằng:

"Phải đấy, ngày nọ khi mình mới gặp Hồng Tiếu ở trong Điền vương phủ tronglòng cũng nghi ngờ như vậy, nhưng vẫn còn phân biệt được, vì hình dángvà bộ điệu của hai người khác nhau".

Nghĩ tới đó, chàng lại liếc nhìn Hồng Tiếu một lần nữa. Chàng lại nghĩ tiếp:

"Sao lúc nàng tủm tỉm cười lại giống hệt Hồng Tuyến cô nương như thế? Nếu không biết trước, có lẽ mình cũng nhận nhầm nốt".

Nghĩ tới đó, chàng lại thấy Văn Úy nói tiếp:

- Huống hồ chữ đệm ở tên của Hồng Tuyến cô nương với chữ đệm ở tên của tiện nội lại cùng là chữ Hồng hết.

- Ồ!

- Vì vậy mà Hắc đại hiệp mới phải tìm cho ra Hồng Tuyến cô nương để xem sự ước đoán của ông ta có đúng không.

- Ủa?

- Hắc đại hiệp đi khỏi, mãi đến tháng trước đây mới vội vàng tới cho đệhay. Ông ta bảo đã tìm ra được nhiều điểm chứng thật Hồng Tuyến cô nương với tiện nội là chị em ruột nhưng muốn biết rõ tình hình nên ông taphải đi Giang Nam một phen để gặp một người nữa rồi mới hòan toàn chứngthật được. Vả lại chuyện này còn liên can đến một việc rất lớn của giang hồ nữa.

- Thế à?

- Lần này Hắc đại hiệp dẫn vợ chồngtiểu đệ tới đây để gặp Hồng Tuyến cô nương và cũng để tiện nội được nhận chị em. Chính ra Hồng Tuyến cô nương định đi Giang Nam ngay nhưng sauHắc đại hiệp nói, tết Đoan Ngọ Ông ta còn phải làm một việc rất khẩncấp, nên bảo Hồng Tuyến cô nương thể nào cũng phải ở lại đợi ông ta.

Đồng thời vợ chồng tiểu đệ cũng muốn nhân dịp này đi du ngoạn Giang Nam mộtphen. Vợ chồng tiểu đệ có yêu cầu như vậy, Hắc đại hiệp không phản đốithì thôi chớ, lại còn dạy cho vợ chồng tiểu đệ một pho chưởng pháp gọilà cái gì Tỷ La Thập Nhị Thức. Theo ông ta nói, pho chưởng pháp nàythoát thai ở trong Dịch Cân Kinh và dặn vợ chồng chúng tôi phải chịu khó luyện tập, sau này sẽ dùng đến nó luôn luôn. Hôm nọ, vợ chồng tiểu đệđã thấy qua tết Đoan Ngọ rồi, chỉ sợ Hồng Tuyến cô nương nóng lòng chờđợi lâu quá nên chúng tôi mới vội vàng đến. Ngờ đâu, cô ta lại đi trướcmất rồi, và lại được gặp huynh ở đây.

Đến giờ Thanh Lam mới biết rõ câu chuyện khúc chiết như vậy.

Nếu thế, chắc Hồng Tuyến cô nương không phải đã trốn tránh Bắc Hải ThấtTinh về việc chúng đi tầm thù đâu. Thế rồi chàng bèn kể chuyện, sau khitừ biệt như thế nào, nói qua loa cho vợ chồng Văn Úy nghe.

Hai vợ chồng nghe xong đều kinh ngạc vô cùng.

Ba người lại bàn tán một hồi rồi mới định đến sáng hôm sau sẽ cùng điGiang Nam. Tuy Thanh Lam rất nóng lòng sốt ruột, nhưng vì chàng chưa hềđi qua Giang Nam bao giờ, có hai người cùng đi cũng đỡ buồn và nếu cóviệc gì cũng đã có hai người bàn tán với, nên chàng đành phải ở lại vớihai người. Vì chàng đã trót vào trọ một khách sạn ở ngoài thành, nênchàng liền từ biệt vợ chồng Văn Úy để về nhà lấy hành lý và hẹn nhausáng hôm sau sẽ gặp ở ngoài thành.

Sáng sớm ngày hôm sau, ThanhLam lấy ra một nén vàng tặng cho nhà chùa làm tiền hương nhang, rồi lênngựa đi đến giữa đường để đợi chờ vợ chồng Văn Úy. Một lát sau, có haicái bóng người cưỡi ngựa phi tới. Văn Úy vẫn mặc áo dài vải lam, trôngnhư thư sinh, lưng đeo thanh kiếm, trông càng tao nhã thoát tục thêm.

Hồng Tiếu thì mặc quần áo đỏ, đầu cột khăn đỏ, lưng đeo bảo kiếm, ngoài vẻđẹp diễm kiều, trông nàng lại còn oai vệ vô cùng khiến Thanh Lam cũngphải gật đầu khen ngợi thầm. Thấy dáng điệu của hai người rất nhanhnhẹn, biết là nội công của họ đã có căn bản khá thâm hậu, đủ thấy võ học trong Dịch Cân Kinh của Đạt Ma thiền sư quả thật khác thường, với tàiba của vợ chồng họ lúc này, những tay cao thủ thường khó mà thắng nổi.

Ba người lên đường rời khỏi Lộ Châu ngay. Sáng ngày thứ ba, họ tiến thẳng về phía Yết Sư.

Văn Úy với Hồng Tiếu hai người, một là công tử quý phái, một là hầu mônthiếu phụ, ngày thường rất ít đi lại bên ngoài, nên bây giờ có đôi chútvõ công và được cưỡi ngựa đi xa như vậy, cảm thấy thích thú khôn tả.

Tuy cũng có lúc Thanh Lam xen lời nói vài câu, nhưng vì nhớ nhung Hồng Tuyến nên chàng ít mở mồm.

Trên con đường từ Mạnh Tân đến Yết Sư, ba người thấy có khá nhiều sư sãi đivề phía Nam, người nào người ấy đều giở khinh công ra đi, tay cầm thiềntrượng, lưng đeo bọc áo dài, hiển nhiên đó là võ khí chứ không sai. Tuykinh nghiệm của Thanh Lam hãy còn non nớt, nhưng dù sao chàng đã có võnghệ cao siêu như thế nên chỉ thoáng trông đã hay biết liền, chàng bụngbảo dạ rằng:

"Nơi đây cách Tung Sơn không xa mấy, bọn sư sãi nàyđi vội vã như thế, chẳng lẽ họ đều đi tới chùa Thiếu Lâm chăng? Như vậytrong chùa đó thể nào cũng có lập đàn chay vái lễ lớn gì đó chứ khôngsai".

Nghĩ như vậy, chàng mới bắt đầu để ý nhận xét những sư sãi ấy khi đi qua cạnh ba người là đều quay đầu lại ngắm nhìn một hồi.

Người đi đường gặp nhau và nhìn nhau cũng không lấy gì làm lạ, nhưng lạ nhấtlà bọn sư sãi chỉ ngắm nhìn ba người thôi, và khi họ nhìn xong, mặt đềubiến sắc, tỏ vẻ hãi sợ như trông thấy ba con rắn rết vậy, rồi họ cúi đầu rảo cẳng đi ngay.

Tuy vậy, ba người vẫn không để ý mấy, nhưng đi đến đâu cũng thấy những sư sãi chú ý đến mình như vậy, Thanh Lam khôngnghi ngờ không được, vì thế, chàng lại nghĩ thầm:

"Có lẽ gần đâygiang hồ đã xảy ra một việc gì, ba chúng ta ngẫu nhiên gặp phải nên mớibị người ta hiểu lầm, nhất là họ ngắm nhìn Hồng Tiếu lại càng tỏ vẻ kinh hãi thêm. Phải rồi, vì nàng giống hệt Hồng Tuyến cô nương là đồ đệ củaCôn Luân Lão Nhân, mà Côn Luân Lão Nhân lại có quan hệ rất mật thiết với chùa Thiếu Lâm, vậy tại sao họ lại chú ý đến nàng như thế, nhất là việc Hắc đại hiệp thừa lệnh đem vật báu trấn chùa trả lại cho chùa ThiếuLâm? Vật ấy tức là cuốn Dịch Cân Kinh. Như vậy, không có lý nào các nhàsư của chùa Thiếu Lâm lại dám thất lễ với Hồng Tuyến cô nương? Ngay nhưcô ta cũng không khi nào lại gây hấn với các sư sãi của chùa ThiếuLâm...".

Chàng nghĩ mãi vẫn không sao tìm ra nguyên nhân, nên cúi đầu nhìn xuống đất. Hồng Tiếu ngạc nhiên hỏi lại:

- Giang công tử, tại sao công tử lại cứ cúi đầu nghĩ ngợi gì thế?

Văn Úy cũng lên tiếng:

- Giang huynh khỏi nóng lòng sốt ruột đến thế. Khi tới Giang Nam, thể nào chúng tôi cũng tìm ra được Hồng Tuyến cô nương cho.

Thanh Lam mặt đỏ bừng, ngẩng đầu lên đáp:

- Thôi huynh, đệ đang suy nghĩ tại sao suốt dọc đường các sư sãi trông thấy chúng ta lại cứ...

Không đợi cho chàng nói dứt, Hồng Tiếu đã đỡ lời khẽ nói:

- Tôi nghĩ ra rồi, tôi cũng nhận thấy những vị hòa thượng đó cứ ngắmnhìn tôi hòai. Có lẽ họ có việc cần phải đi đến nơi đến chốn ngay. Nhưng họ đi bộ thấy chúng mình đi ngựa họ có vẻ thèm thuồng, chỉ muốn có ngựa để cưỡi như mình, nên mới ngắm nhìn chúng mình như vậy.

Thanh Lam lại nói tiếp:

- Theo sự xét đoán của tiểu đệ thì những hòa thượng này chắc là môn hạ của chùa Thiếu Lâm...

- Giang huynh nói rất phải, ở đây cách Tung Sơn không xa, huống hồ vợchồng tiểu đệ cũng có thể gọi là đệ tử của Thiếu Lâm cũng được. Vậychúng ta hãy đến đó vào chùa chiêm ngưỡng một phen, chẳng hay Gianghuynh có tán thành không?

Hồng Tiếu nghe nói càng hớn hở xen lời nói tiếp:

- Thôi lang, nghe nói đồ chay của chùa Thiếu Lâm ngon lắm.

Thấy hai vợ chồng Văn Úy đều muốn đến chùa Thiếu Lâm du ngoạn, chàng không tiện ngăn cản, liền gật đầu đáp:

- Hai vị có ý muốn như vậy tiểu đệ thể nào cũng xin đi hầu hai vị.

Hồng Tiếu vừa cười vừa nói tiếp:

- Giang công tử nên vái lạy nhiều hơn chúng tôi, như vậy các vị phật tổ phù hộ cho chóng được gặp mặt Hồng Tuyến chứ.

Không bao lâu, ba người đã tới thành phố Yết Sư. Vào tửu quán ăn nhậu xong cả ba liền sửa soạn đi lên Tung Sơn.

Mãi đến giờ Mùi mới tới chân núi, suốt dọc đường ba người không gặp một hòa thượng nào cả. Ba người ngạc nhiên hết sức. Khi đi đến trước cửa chùa,ba người bỗng nghe thấy có tiếng chuông nổi lên. Một vị hòa thượng mặcáo bào xám, thân hình vạm vỡ, bỗng xuất hiện ở cạnh đường, chắp tay lênngực vái chào và nói:

- Bần tăng Đại Tuệ, thừa pháp chỉ của phương trượng bổn chùa, ra đây cung kính nghênh đón ba vị thí chủ.

Thanh Lam ngạc nhiên hết sức, nghĩ thầm:

"Ba chúng ta vừa mới tới, làm sao người chưởng môn lại biết chúng ta tới mà cho người ra nghinh đón như thế này?".

Chàng ngắm nhìn, thấy hòa thượng nọ tuổi trạc tứ tuần, hai thái dương huyệtrất cao, đôi mắt sáng ngời như bảo kiếm, rõ ràng là một cao thủ trongchùa. Văn Úy vội chắp tay đáp lễ, vừa cười vừa trả lời:

- Tiểu sinh đang định lên núi yết kiến phương trượng, không ngờ lại được đại sư xuống tiếp đón như thế này.

Đại Tuệ đang tủm tỉm cười bỗng biến sắc mặt, đáp:

- Mời ba vị thí chủ lên chùa cho!

Ba người liền đi theo hòa thượng lên trên chùa. Khi đi qua cửa lớn đã thấy có tám hòa thượng áo xám, tay cầm thiền trượng, vẻ mặt nghiêm nghị.Thanh Lam ngạc nhiên hết sức, vì chàng thấy pho tượng ở bên trái của bốn pho tượng Tứ Đại Thiên Vương cao hơn mười trượng bị đánh gãy nửa người, và để xuống như ngồi phệt trên mặt đất vậy. Tuy nhà chùa đã quét sạchnhững cát bụi, nhưng chàng cũng nhận ra được là pho tượng này mới bịđánh đổ không lâu.

Hình như Đại Tuệ đã để ý nhìn chàng, thấy chàng ngó nhìn pho tượng ấy, ông ta liền cười nhạt và tiến tới gần ba người, nói:

- Mời ba vị thí chủ đi về phía này.

Nói xong, y không đưa ba người lên trên đại điện mà lại đưa ba người đi tới một cửa ngách tròn ở phía bên phải.

Mắt của Thanh Lam rất sắc bén, chàng đã trông thấy trong đại điện có rấtnhiều hòa thượng, nhưng người nào người ấy đều cầm thiền trượng đứngyên, hình như đang có chuyện gì vậy.

Đại Tuệ đưa ba người đi được một quãng, đến trước một căn nhà, trên cửa có đề bốn chữ "Thiếu ThấtTịnh Xá". Qua cái cửa tròn ở cạnh tịnh xá ấy lại đến một bãi cỏ rất lớn. Đi hết bãi có, thì tới một nơi có toàn những tảng đá lớn, ở giữa có bực thang đá đi lên trên, bên trên là một thạch thất thiên nhiên. Đại Tuệmời ba người vào trong thạch thất đó, thấy trên bàn đã bầy sẵn sáu mónđiểm tâm.

Đại Tuệ mời ba người ngồi xuống, chắp tay chào, vừa cười vừa nói tiếp:

- Mời ba vị thí chủ hãy ngồi chơi một lát, để bần tăng lên thông báo xong sẽ xuống đây tương thỉnh sau.

Văn Úy vội đáp:

- Đại sư phụ cứ tự tiện.

Đại Tuệ khẽ niệm một câu phật hiệu rồi lui luôn, nhưng khi đi tới phíangoài cửa lại quay trở vào, ngắm nhìn Hồng Tiếu một lượt và khẽ hỏi:

- Xin ba vị lượng thứ cho, vì cường địch đã sắp tới áp đảo tệ chùa. Bầntăng thừa lệnh chưởng môn sư huynh tới đây, nếu không có bần tăng đếntiếp dẫn, xin ba vị đừng có đi đâu hết...

Nói tới đó, y bỗng ngắt lời, thở dài một tiếng rồi quay người đi luôn, và khép mạnh cửa kêu đến "Sầm" một tiếng.

Chỉ trong thoáng cái, các cửa sổ đều đóng kín hết.

Thanh Lam thấy vậy giật mình đánh thót một cái, bụng bảo dạ rằng:

"Quả nhiên tôi đoán không sai. Chùa Thiếu Lâm này chắc có biến cố gì đây? Cứ xem như cử chỉ vừa rồi của Đại Tuệ, thì rõ ràng y coi bọn mình là đạiđịch. Bằng không, tiếp khách gì mà lại lạnh lùng thế?".

Nghĩđoạn, chàng lại tiến tới trước cửa, dùng tay đẩy một cái, mới biết cửaxây bằng đá và đã đóng chặt không sao mở được. Chàng giận giữ quát lớn:

- Giặc sói đầu to gan thật!

Nói xong, chàng liền vận công vào hai bàn tay đánh mạnh vào cửa đá một cái. Thế đánh này của chàng nặng hàng nghìn cân, sau một tiếng kêu "ùm" toàthạch thất rung động rất mạnh, cát bụi rơi xuống. Chàng cũng bị sức phản chấn đẩy cho lảo đảo, nhưng đến khi định thần nhìn kỹ, thấy cánh cửavẫn không chuyển động chút nào.

Nghe thấy tiếng động lớn ấy, Hồng Tiếu đã hoảng sợ đến biến sắc mặt, vội giơ tay lên ôm ngực, đứng tựavào người chồng và khẽ hỏi:

- Giang công tử làm gì thế? Hòa thượng hồi nãy đã giam chúng ta rồi hay sao?

Thanh Lam vẫn còn tức giận, hậm hực nói:

- Thật không ngờ chùa Thiếu Lâm này có tiếng danh môn chính phái, mà lại giở thủ đoạn đê tiện này ra đối phó với chúng ta như vậy.

Văn Úy ngẫm nghĩ giây lát rồi đỡ lời:

- Giang huynh, vừa rồi Đại Tuệ có nói, là chùa này bị cường địch đến ápđảo, y thừa lệnh của phương trượng mời chúng ta đến đây, chưa biết chừng đó là hảo ý cũng nên?

Thanh Lam vừa cười vừa đáp:

-Thôi huynh, ngày hôm nay suốt dọc đường chúng ta gặp bọn sói đầu, rõràng chúng đã để ý đến chúng ta, rồi chúng vội vàng về chùa báo cáo, sau Đại Tuệ hòa thượng lại thừa lệnh phương trượng đón vào trong chùa, tiểu đệ đã thấy có nhiều khả nghi. Quả nhiên chúng đã giam chúng ta lại.

Nói xong, chàng rút Thất Tinh Kiếm ra, trong phòng liền sáng loé ngay. Hồng Tiếu vội hỏi:

- Giang công tử định làm gì thế?

Thanh Lam quay đầu lại, vừa cười vừa cương quyết nói tiếp:

- Giặc sói đầu nhốt chúng ta vào trong thạch thất, chẳng lẽ chúng ta không biết phá cửa ra hay sao?

- Ủa!

Hồng Tiếu vừa kêu được một tiếng, thì Thanh Lam đã giơ kiếm lên, từ từ đâmthẳng vào cửa đá. Thân kiếm cắm sâu vào trong cừa từng tấc một, sâu tớimột thước, hai thước... Chàng bỗng rút trường kiếm ra, vẻ mặt chàng giận dữ thêm, hai mắt hầu như nổ lửa, giận dữ nói tiếp:

- Giặc sóiđầu đã xếp đặt rồi, chỉ cánh cửa đá này cũng làm bằng gân đá hoa cươngdầy hơn hai thước, nên tuy tiểu đệ có bảo kiếm có thể chém vàng chặtsắt, nhưng cũng khó phá nổi cánh cửa mà ra khỏi nơi đây được.

Hồng Tiếu đưa mắt nhìn Văn Úy, rồi vội hỏi Thanh Lam tiếp:

- Giang công tử, như vậy chúng ta biết làm sao bây giờ?

Thanh Lam thấy nàng hỏi như thế mới sực nghĩ đến hai cánh cửa chúng làm bằnggân đá hoa cương, nhưng còn những nơi khác, chẳng nhẽ cũng làm bằng gânđá hoa cương tất cả hay sao? Nên chàng mới đi quanh thạch thất một lượtrồi giơ kiếm lên đâm vào vách đá chứ không trả lời Hồng Tiếu vội.

Quả nhiên không bao lâu, chàng đã đâm thủng được hai mươi mấy lỗ kiếm. Đồng thời, chàng cũng nhận thấy ngay cả vách cũng dày hơn hai thước, cứngrắn không kém gì hai cánh cửa lớn. Chàng phát giác mình đã tiêu hao rấtnhiều nội lực, nhưng chàng là người rất ương ngạnh không bao giờ chịukhuất phục hết, lại tiếp tục vận nội lực đâm vào các nơi. Khi đâm tớivách đá bên phải, thì thấy chỗ này chỉ đâm một nhát là ngập cán ngay, đủ thấy nơi đây mỏng hơn chỗ khác. Chàng mừng rỡ khôn tả, đâm tiếp nhátnữa, rồi cười và nói:

- Hà hà! Ở đây rồi!

Văn Úy với Hồng Tiếu hai người không hiểu chàng đâm như thế để làm chi, nhưng khôngtiện hỏi. Lúc ấy hai vợ chồng thấy chàng lớn tiếng nói như vậy, vội chạy lại xem.

Thấy chàng có vẻ mừng rỡ như vậy, Hồng Tiếu lớn tiếng hỏi:

- Vừa rồi Giang công tử nói gì thế?

Hồng Tiếu từ từ đi đến cạnh người chàng.

Thanh Lam thấy vậy ưỡn ngực quay đầu lại, vừa cười vừa hỏi hai vợ chồng Văn Úy rằng:

- Thôi huynh với tẩu phu nhân, thử xem có phải vách đá này khác những nơi khác không?

Hồng Tiếu để ý nhìn giây lát, rồi mặt lộ vẻ kinh ngạc, mắt chớp mấy cái và khen ngợi rằng:

- Giang công tử thông minh thật!