Chương 9: Đưa Thư.
Trương Thành Công ngẫm nghĩ hồi lâu nội dung Vạn Giới Chi Châu cung cấp rồi bắt đầu thử làm theo, hắn tập trung nhìn chằm chằm vào cổng dịch chuyển trước mặt. Sau một cái chớp mắt, trên cổng đá hiện lên hai dòng chữ "Trở Về" và "Xuyên Việt".
Như mặt chữ ý nghĩa, trở về là quay lại thế giới hiện thực, tiêu hao 10 điểm Vạn Giới một cách vô nghĩa. Xuyên việt thì là tiến hành đi đến thế giới nhiệm vụ ngẫu nhiên nào đó.
Trương Thành Công không cần phải suy nghĩ nhiều liền lựa chọn "Xuyên Việt".
Nương theo sự lựa chọn của Trương Thành Công, trên cổng dịch chuyển bắt đầu biến hóa, một vòng xoáy trên cổng dịch chuyển hình thành. Từ bên ngoài có thể nhìn thấy được ở bên kia cổng dịch chuyển là một khu rừng rậm, nơi đó thấp thoáng ẩn hiện bóng dáng của rất nhiều người đang cấp tốc di chuyển theo cùng một phương hướng như đang hành quân.
Đồng thời Vạn Giới Chi Châu cũng vang lên hai thông báo.
Tinh! Thế giới nhiệm vụ khởi tạo hoàn tất.
Tinh! Thời kháng chiến chống Pháp, máy truyền tin rất hiếm, phần lớn chỉ thị, mệnh lệnh đều do người chuyển tới. Người làm nhiệm vụ chuyển tin đó gọi là liên lạc viên. Thiếu nhi làm nhiệm vụ liên lạc có nhiều cái lợi, các em đi từ nơi nọ đến nơi kia nhanh không kém người lớn, hơn nữa khi gặp nguy hiểm, như gặp địch, thì chỉ cần giấu tài liệu đi là được an toàn, không b·ị b·ắt như khi người lớn làm nhiệm vụ này gặp địch. Bởi vậy, thời chống Pháp có rất nhiều em thiếu nhi làm nhiệm vụ liên lạc trong các đơn vị. Nhiệm vụ chính: Đem tin tức đưa cho chỉ huy đồn Mang Cá.
"Thôi rồi Lượm ơi."
Trương Thành Công chỉ kịp bật thốt lên năm chữ sau đó liền bị cổng dịch chuyển hút vào bên trong…
Thời tiết mùa lúa chín ở Huế có chút oi bức nóng nực.
Bên trong cánh rừng già cách kinh thành Huế năm cây số, nơi đây lúc này có mấy chục chiếc lều dã chiến được cẩn thận ngụy trang thêm bằng lá cây khiến cho chúng như hòa lẫn vào trong thiên nhiên vô cùng khó phân biệt.
Ở góc Đông Nam khu đóng quân, trên một chiếc võng nhỏ cột vào hai thân cây lớn có một cậu nhóc khoảng tám chín tuổi nằm ngủ, đây chính là Trương Thành Công sau khi xuyên qua thế giới này thay thế nhân vật Lượm trong một tác phẩm rất nổi tiếng sáng tác năm 1949 của nhà thơ Tố Hữu.
Do lúc xuyên việt đúng vào lúc cả trung đoàn đang hành quân suốt đêm nên đến gần sáng Trương Thành Công mới được nghỉ ngơi một chút và bây giờ hắn vẫn còn đang ngủ rất say. Thế nhưng đúng lúc này, từ trong lều chỉ huy đi ra một nam trung niên mặc quân phục, ông nhẹ vỗ vai đánh thức hắn.
"Thành Công! Dậy đi, có nhiệm vụ."
Trương Thành Công giật mình vội vàng đứng bật dậy, khi nhìn thấy là trung đoàn trưởng thì hắn mới nhẹ thở ra một hơi sau đó nghiêm trang đưa tay theo kiểu chào q·uân đ·ội hô: "Báo cáo trung đoàn trưởng, cháu đã sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ."
Trung đoàn trưởng cười hiền lành nhìn Trương Thành Công vẫn còn ngáp ngủ đưa cho hắn một nắm cơm trắng bên trên còn có hai miếng thịt khô dặn: "Ăn sáng xong rồi tới lều gặp chú."
Đây chính là bữa ăn vô cùng sang trọng, phải biết rằng trong c·hiến t·ranh, lương thực thực phẩm vô cùng thiếu thốn, bữa ăn lúc nào độn rất nhiều khoai sắn, gạo nhiều thì được một phần mười. Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bộ đội đến từ rau rừng và những con giun đất.
Giun có hàm lượng đạm rất cao, rất khó có loài nào có thể sánh được với chúng, chỉ cầm một vốc giun có nghĩa là đã cầm được một cục thịt, hơn nữa dưới đất rất sẵn giun, đào một lúc đã đủ cho cả trung đoàn ăn.
Tối ngày hôm qua trước khi hành quân thì Trương Thành Công cũng đã được nếm qua món giun đất nướng vô cùng khó ăn, cho nên tiếp nhận bữa cơm sáng cao cấp này khiến cho hắn có dự cảm chẳng lành.
"Chẳng lẽ đây là bữa cơm lên đường trong truyền thuyết?"
"Mặc kệ, phải ăn mới có sức"
Trương Thành Công cầm nắm cơm lên ngấu nghiến ăn. Một phần là vì đói, còn một phần là vì nó ngon hơn gấp nhiều lần so với món giun nướng hôm.
Rất nhanh giải quyết xong nắm cơm, hắn cầm bình tong đeo ở bên hông lên uống một hớp lớn nước xong rồi ợ lên một tiếng thoải mái.
Ăn cũng đã ăn xong, đã đến lúc đi làm nhiệm vụ, Trương Thành Công chỉnh sửa lại quần áo cho ngay ngắn rồi đi lên lều chỉ huy. Hắn nhỏ giọng gọi một tiếng xong mới vén tấm vải treo ngoài lều chỉ huy lên để đi vào trong.
Trung đoàn trưởng thấy Trương Thành Công vào thì chỉ tay vào một cái ghế trống rồi lại tiếp tục viết cái gì đó trên giấy.
Trương Thành Công cũng không thắc mắc nhiều, ngồi yên trên ghế chờ đợi.
Năm phút sau, trung đoàn trưởng đặt bút xuống bàn, ông gấp nhỏ tờ giấy lại cho vào một chiếc phong thư rồi niêm phong lại đưa cho Trương Thành Công nói: "Đây là tin tức vô cùng quan trọng, chú muốn cháu đưa tận tay cho chỉ huy Nam ở đồn Mang Cá, cháu hiểu rồi chứ."
Trương Thành Công dùng hai tay tiếp lấy phong thư rõng rạc trả lời: "Đã rõ thưa trung đoàn trưởng."
Lúc này bên tai hắn cũng vang lên âm thanh thông báo của Vạn Giới Chi Châu.
Tinh! Nhiệm vụ mang thư tín giao tận tay cho chỉ huy Nam, thời hạn hai giờ.
Đồng thời trong đầu Trương Thành Công cũng nhiều hơn một đoạn ký ức liên quan đến chỉ huy Nam và đồn Mang Cá.
Đồn Mang Cá hay còn gọi là Trấn Bình đài nằm ở góc đông bắc kinh thành Huế.
Trong quá trình xâm lấn chủ quyền với triều đình Huế, người Pháp đã tìm cách chiếm hữu Trấn Bình đài kể từ sau vụ đánh chiếm Trấn Hải thành vào năm 1883. Vì yếu thế, triều đình nhà Nguyễn phải nhường Trấn Bình đài cho q·uân đ·ội Pháp đóng quân theo tinh thần điều V của Hiệp ước Patenôtre năm 1884.
Lúc đó, nơi đây vẫn được gọi là "thành Mang Cá" nhưng vào năm 1886, Toàn quyền Paul Bert lại ép triều đình Đồng Khánh nhường thêm một khu đất ở bên trong góc đông bắc của kinh thành để q·uân đ·ội Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bót, bệnh xá, nhà nguyện…
Người Pháp còn xây một bức tường thành bằng đá và gạch cao để ngăn cách riêng biệt phần tô giới mà họ thủ đắc trong Thành Nội (Concession Francaise de Hue). Do đó, để phân biệt sự khác nhau giữa hai địa phận ấy, nhân dân địa phương đã gọi Trấn Bình đài là Mang Cá Nhỏ và khu đất mới nhường thêm ở trong góc Đông Bắc của kinh thành là Mang Cá Lớn.
Trương Thành Công cần phải mang thư đến cho chỉ huy Nam cũng không phải là ở trong đồn Mang Cá mà là ở một căn cứ bí mật gần đó.
Căn cứ này trước đây không lâu đã để Trương Thành Công mang một mật lệnh cho trung đoàn trưởng yêu cầu ông đóng quân trong rừng rậm. Hiện tại cả trung đoàn đã hoàn thành mệnh lệnh nên viết một phong thư phản hồi.
Trương Thành Công đã hiểu rõ mọi chuyện và cũng nắm được đường đi đến căn cứ bí mật. Lúc này hắn không trì hoãn nữa mà lập tức lên đường.
Trung đoàn trưởng nhìn hắn muốn đi thì gật đầu nhắc nhở: "Đi đường cẩn thận, đám lính giặc gần đây đã tăng cường tuần tra."
Trương Thành Công dơ tay chào kiểu q·uân đ·ội biểu thị mình đã rõ rồi lập tức chạy ra khỏi lều chỉ huy và hướng theo phương xa mà đi.
Nhìn theo bóng lưng nhỏ càng lúc càng xa kia, trung đoàn trưởng trầm ngâm một lúc rồi ra lệnh cho cả trung đoàn nhổ trại chuẩn bị di chuyển…
Nửa giờ sau.
Lúc này thì Trương Thành Công đã chạy ra sát bìa rừng, trước mặt là cánh đồng lúa trải dài như vô tận, hắn trèo lên một ngọn cây cao sau đó nheo mắt lại để quan sát.