Trọng Sinh Chi Khả Dĩ Phi Phàm

Chương 35: Thầy Trần uy vũ




Chuyện Bách Dĩ Phàm đọc nhật ký quân sự đã bị thầy Trần lạnh lùng vạch trần.

Trình Dật Hạo giật mình: "Phàm Phàm quá lợi hại rồi, còn viết lời phê nha."

Hình Mỹ Gia bực mình: "Ông dám xem nhật ký của bọn tôi?"

"Không có, làm gì có, tôi chỉ xem của Đại Trình với... Tạ Tuế Thần."

Nếu việc đã lộ thì Bách Dĩ Phàm cũng nói thẳng luôn, thẳng thắn hưởng khoan hồng, trấn an em gái: "Thật sự không xem của những người khác, chỉ riêng việc đọc nhật ký của hai người họ thì tôi đã không chịu nổi rồi."

Ngày nào cũng thế, cứ học xong tiết tự học buổi tối lại phải viết 54 chữ "Duyệt" vào nhật ký, còn nhận xét cho Tạ Tuế Thần với Trình Dật Hạo nữa.

Bách Dĩ Phàm: Tôi có muốn hóng hớt thì cũng không có thời gian mà hóng.

"Được rồi được rồi, không mặc cả nữa, nói thêm câu nữa là phạt em đọc '300 bài thơ Đường'." Thầy Trần mất kiên nhẫn: "Cứ thế đi, về lớp tự học đi."

Bốn người vào lớp, về chỗ của mình.

Tạ Tuế Thần đến gần bục giảng bỗng dừng lại... Tiết tự học buổi tối hôm nay là của chủ nhiệm lớp nhưng thầy Trần cứ thế mà đi mất rồi.

Bách Dĩ Phàm lôi sách hóa với vở của Bách Khả Phi ra xem, đọc lại tất cả phương pháp thí nghiệm một lần. Cái gì mà tách lọc, bốc hơi, chưng cất, 1 dán, 2 thấp, 3 đặt sát, như vậy.* (em ngu hóa, mấy cái 1 2 3 kia hình như là các bước làm thí nghiệm chưng cất)

Trong lớp rất yên lặng, đã thi xong nên không có bài tập, phần lớn học sinh đang chuẩn bị bài, có vài người làm mấy đề tham khảo.

Đến khi có chuông nghỉ 10 phút giữa giờ thì trong lớp mới nhốn nháo vui vẻ.

Trình Dật Hạo quay xuống, hai tay đỡ cằm nhìn Bách Dĩ Phàm.

Bách Dĩ Phàm: "Làm sao?"

"Nói chuyện chút đi, nói một câu tôi liền phạt ông đọc '300 bài thơ Đường'." Trình Dật Hạo bắt chước thầy Trần, tầng lớp nông nô trở mình a~ "Mau đọc đi."

Bách Dĩ Phàm mở sách văn ra: "Ông cũng không phải thầy Trần. Tôi đọc cũng được, nhưng đọc thì được cái gì?"

Trình Dật Hạo kinh sợ: "Ông thuộc thật à?"

Bách Dĩ Phàm trợn trắng mắt: "Làm gì có chuyện đấy."

"Thế lúc nãy ông nói mớ cái gì thế?" Trình Dật Hạo rát ngạc nhiên.

"Nói mớ cái rắm, đấy là 'Dữ Hàn Kinh Châu thư'. Của Lý Bạch viết thư tự tiến cử cho ông quan họ Hàn, để người ta đề bạt cho ông ấy làm quan gì gì đó. Là tác phẩm nổi tiếng về ôm đùi đó." Bách Dĩ Phàm xóa mù chữ cho Trình Dật Hạo.

Trình Dật Hạo bất mãn: "Thế ông nói thế với thầy Trần để làm gì chứ?"

Bách Dĩ Phàm: "Cái đó nghĩa là, chủ nhiệm lớp mình ấy, rất quan tâm và đối xử tốt với học sinh chúng ta. Nên tôi phục ông ấy sát đất, nguyện làm cán sự môn của ông ấy, máu chảy đầu rơi cũng không từ."

Trình Dật Hạo cảm thán: "Nịnh ghê thế!"

Bách Dĩ Phàm đề xuất cho Trình Dật Hạo: "Bài đó cũng có tiếng. Cũng không dài đâu, có tầm 500 600 từ thôi, tôi chép cho ông học thuộc."

"No way!" Trình Dật Hạo nói chắc như đinh đóng cột, lòng bàn chân bôi dầu mà chuồn khỏi lớp.

Không lâu sau, Trình Dật Hạo đã đau khổ về chỗ.

Trình Dật Hạo ôm mặt: "Thầy Trần bảo tôi truyền đạt nguyên văn cho ông, 'Thằng ranh Trình Dật Hạo này cũng giao cho em xử'."

Bách Dĩ Phàm:...

Bách Dĩ Phàm: "Sao lại thế?"

"Lúc nãy, trên đường đi WC tôi gặp thầy Trần, ông ấy bảo vừa chấm bài của tôi... Đại khái là vô cùng thê thảm, làm ông ấy mất hứng."

Bách Dĩ Phàm xòe ngón tay: "Cố Mặc Xuyên, Tôn Tương Kiền, cái người họ Tạ kia, giờ lại thêm ông nữa? Tứ tứ như ý, thêm mấy người nữa là 7 người, tôi có thể triệu hồi Thần Long không?" (7 viên ngọc rồng)

Hình Mỹ Gia nhìn từ đầu đến cuối, chém thêm một đao: "Ai bảo ông là cán sự bộ môn cơ."

Bách Dĩ Phàm vỡ nát: "Biến hết đi, để tôi bình tĩnh chút."

Dĩ nhiên là còn lâu mới bình tĩnh được. Cố gắng vào top 10, quan to đè chết người. Bách Dĩ Phàm không còn đường giãy dụa.

Bách Dĩ Phàm không ngại kèm mọi người học nhóm giúp đỡ nhau, dù sao mấy môn tự nhiên cậu cũng học bình bình, cùng nhau thảo luận cũng không sao. Nhưng nếu không phải là Trình Dật Hạo thì làm gì có ai chịu nghe cậu khoa chân múa tay? Lại còn một tên Tạ Tuế Thần nữa chứ...

Tạ Tuế Thần sờ sờ tai trái, có chút nóng.

Sau khi tan học thì về phòng, tai trái của Tạ Tuế Thần không nóng nữa mà bỗng dưng mí trái giật liên hồi. Tạ Tuế Thần đứng cạnh bàn giụi giụi mắt.

Trong phòng có người thấy thế liền hỏi: "Lớp trưởng bị sao vậy?"

Tạ Tuế Thần: "Mí mắt giật."

Trình Dật Hạo đi tới: "Bên trái hay phải thế?"

"Mí trái."

Trình Dật Hạo liền vui vẻ nỏi: "Có chuyện tốt, có chuyện tốt, trái tài phải tai. Sáng nay mắt trái Phàm Phàm cũng bị nháy, nó bảo nó sắp phát tài rồi."

Tạ Tuế Thần dường như nghĩ tới gì đó, cúi đầu cười.

Trình Dật Hạo ngây người, lúc sau thì khó chịu: "Lớp trưởng đừng có cười nữa, đẹp trai chói mù mắt."

Cả phòng nghe thế liền tụ lại một chỗ so xem ai đẹp trai hơn ai. Lúc sắp cãi nhau to thì cửa phòng mở ra.

Trình Dật Hạo: "Bên thứ ba đến rồi, mọi người từ từ!"

Cửa mở ra, Bách Dĩ Phàm ôm chăn mỏng đứng trước cửa.

"Phàm Phàm à, ông đẹp trai ghê!" Trình Dật Hạo nhiệt tình dào dạt.

Bách Dĩ Phàm:....

Cậu nhét chăn vào lòng Trình Dật Hạo: "Trả Tạ Tuế Thần hộ tôi."

Nói xong định đi luôn thì bị Trình Dật Hạo giữ tay lại: "Vội cái gì mà vôi, mau đến giúp chúng tôi một cái."

Bách Dĩ Phàm tò mò: "Làm sao?"

Mọi người đi đến vây quanh Bách Dĩ Phàm, kéo cậu vào phòng, còn không quên kéo phiếu cho mình.

Trình Dật Hạo đưa chăn cho Tạ Tuế Thần, tiện thể đứng cạnh Tạ Tuế Thần luôn, nhướn mày: "Phàm Phàm mau xem giúp bọn tôi. Ông nói xem trong 6 đứa phòng tôi thì thằng nào đẹp trai nhất!"

Bách Dĩ Phàm đảo mắt: "Ông đẹp trai, ông đẹp trai nhất, ông đẹp như Phan An, tức chết Vệ Giới, Độc Cô Cầu Bại luôn."

Trình Dật Hạo xưng bá, chống nạnh: "Ưa ha ha."

Những người còn lại không phục, Tạ Tuế Thần nắm góc chăn đứng một bên nhìn cậu.

"Khụ." Bách Dĩ Phàm nói: "Tôi về đây, mai gặp lại."

Tạ Tuế Thần gật đầu, cười nói: "Mai gặp."

Trình Dật Hạo tiễn Bách Dĩ Phàm ra cửa, nhỏ giọng hỏi: "Phan An là ai? Cả Vệ Giới nữa?|

Bách Dĩ Phàm: "Mỹ nam cổ đại, ông không biết à? Từ mai bắt đầu học thuộc từ điển thành ngữ."

Mặt Trình Dật Hạo như khóc tang: "Có cần phải ác thế không!"

Bách Dĩ Phàm lãnh khốc vô tình: "Không phải ông bảo thầy Trần nói là tôi được xử ông sao?"

Nói xong, đi thẳng.

Trình Dật Hạo xoay người vào phòng, mặt đầy đau khổ hỏi mọi người: "Các ông có biết Phan An với Vệ Giới không?"

Vì thế đề tài của phòng chuyển từ 'ai đẹp trai' sang môn văn.

"Môn văn của tôi ấy a, bị chủ nhiệm để ý rồi!" Trình Dật Hạo rên rỉ: "Nhưng đề thi hôm nay có mấy câu không học để làm gì cơ chứ?"

Đúng là chọi đúng nỗi đau của mọi người mà. Cả phòng bắt đầu mắng. Cuối cùng, không biết ai nói: "Không phải mai có điểm chứ?"

Trình Dật Hạo xù lông: "Ai, ai nói bừa thế. Khai giảng xong là có điểm? Tôi khóc cho mấy ông thầy xem!"

May mà mấy vị giáo viên không ác độc như thế, ngày đi học đầu tiên của lớp 10 là học bài mới.

Truy bài là môn văn, thầy Trần đứng trên bục giảng, viết: 'Thấm viên xuân - Trường Sa'

Sau đó thả lại một câu "học thuộc đi" rồi đi thẳng.

Thầy Trần vừa đi, Bách Dĩ Phàm lên bảng viết xuống dưới dòng chữ: 'Ngày ngày tích lũy' đã có sẵn. Nội dung của 'Ngày ngày tích lũy' rất đơn giản, có thể là một câu thơ cổ, hai thành ngữ hoặc giải thích nghĩa của một từ thường dùng.

Yêu cầu tích lũy không cứng nhắc, mà 'Thấm viên xuân - Trường Sa' còn chưa được học, thầy Trần cũng chưa nói là phải viết chính tả, nhưng đa số học sinh đều tự giác học thuộc, còn có mấy người lấy sách tham khảo văn ra chuẩn bị bài học.

Mãi đến khi hết tiết vẫn không thấy thầy Trần đâu. Nghỉ giữa tiết, Bách Dĩ Phàm thân thiết nhìn Trình Dật Hạo, Trình Dật Hạo nước mắt đầy mặt đọc thuộc 4 thành ngữ.

Chuông vào tiết 1, thầy Trần đúng giờ xuất hiện giữa lớp, hai tay trống không.

Sau khi vào lớp, thầy Trần nhìn thoáng qua phần 'Tích lũy' trên bảng, nói "Lên lớp."

Trình Dật Hạo hô: "Đứng lên."

Thầy Trần nhìn khắp lớp: "Ừm, ngồi."

Mọi người:...

Một câu "Chào thầy" bị học sinh nghẹn trong họng.

Thầy Trần nói thẳng: "Hôm nay học bài mới, truy bài đã học thuộc chưa? Cán sự môn đâu, đọc thử cho thầy xem nào."

Thật ác, lấy cán sự môn ra giết gà dọa khỉ.

Cả lớp mặt mũi nghiêm túc, chỉ có Trình Dật Hạo vô tình bị thầy Trần đánh động... Cậu vừa bị Bách Dĩ Phàm bắt học thuộc đó!

Bách Dĩ Phàm đứng lên, đọc: 'Thấm Viên Xuân, Trường Sa, Mao Trạch Đông, Độc lập hàn thu.

Tương giang bắc khứ. Quất tử châu đầu...."

Bách Dĩ Phàm đọc xong, thầy Trần vẫn chưa tha, hỏi thêm: "Vạn vật sương thiên cạnh tự do. Dịch nghĩa."

Mọi người kinh sợ: Sau này đến cả chú thích cũng phải học sao?

Bách Dĩ Phàm: "Trong những ngày mùa thu, vạn vật có thể tự do thể hiện trạng thái sinh mệnh."

Thầy Trần: "Giải thích nghĩa từ 'Tù'."

"Mạnh mẽ, hùng hồn."

Thầy Trần rất hài lòng: "Không tồi, ngồi xuống đi. Cán sự bộ môn vẫn để em làm."

Phắc, biết thế không làm gì hết!!!

Bách Dĩ Phàm buồn thối ruột, quyết tâm là sau này thầy Trần có hỏi gì thì cậu cũng không đáp!

Chẳng qua, hôm nay thầy Trần không cho cậu cơ hội này, thầy đã bắt đầu lên lớp.

Thầy Trần giảng bài mà như kể chuyện, tay chắp sau lưng, đi đi lại lại trong lớp một chút. Một bài dài đọc ba lần, giọng nói có lên có xuống, có trầm có bổng, thỉnh thoảng nói mấy tin bên lề của bối cảnh tác phẩm, giải nghĩa thêm mấy câu, tiện thể nói qua bài 'Thẩm Viên Xuân – Tuyết'.

Về phần có vấn đề hỏi, đương nhiên không có nhưng cũng không có ai lơ đẽnh.

Chuông hết tiết tan lên.

Thầy Trần nói: "Hôm nay học thế này thôi, tiết sau vẫn là tiết văn nhưng chúng ta nói chút về thơ truyền miệng."

Nói xong, thầy Trần tiêu sái bước đi.

Mọi người hồi thần, một tiết cứ thế là xong rồi sao? Viết lên bảng đâu? Bài tập đâu?

Bách Dĩ Phàm cũng khiếp sợ: Boss khốc soái cuồng bá duệ, phương pháp dạy đặc biệt như giáo sư.

Bách Dĩ Phàm bỗng có cảm giác, có thể làm cán sự môn này cũng không tồi.

Hết hai tiết học, học sinh xếp hàng theo thự tư như tập quân sự xuống sân thể dục.

Ngày đầu tiên đi học của học sinh mới, tuy không phải là thứ hai đầu tuần nhưng vẫn phải chào cờ, còn có buổi nói chuyện dưới cờ như cũ.

Người lên sân khấu là lớp trưởng lớp 10/9.

Học sinh lớp 10/1 không phục. Rõ ràng hiệu trưởng đã chứng minh lớp trưởng lớp mình mới là hót boi của trường mà!

Bách Dĩ Phàm đứng giữa lớp, ngẩng đầu nhìn lên. Thầy Trần đang khoanh tay nhìn học sinh lớp mình xúc động, biểu tình vừa vui vừa khoái.

Bách Dĩ Phàm: Cái lão hồ ly này, không phải định giở trò xấu chứ, vì đề cao sự đoàn kết trong lớp mà sẽ gọi ai kia kia lên nói chuyện đấy chứ?

Bách Dĩ Phàm thấy mình sắp tiếp xúc được với âm mưu rồi.

Kết thúc buổi nói chuyện dưới cờ, mọi người trật tự ra khỏi sân.

Bách Dĩ Phàm nhớ ra việc phải hỏi bài tập liền đi tới hỏi: "Thầy Trần, bài tập hôm nay là gì ạ?"

"Bài tập hả, em thấy hôm nay nên giao bài gì là tốt?" Thầy Trần hỏi lại cậu, ánh mắt lóe sáng.

Bách Dĩ Phàm máy móc nhắc nhở: "Thầy à, em chỉ là cán sự môn thầy thôi."

Thầy Trần không cho thế là đúng: "Cán sự môn phải phụ giúp công việc của giáo viên."

Bách Dĩ Phàm buông tha việc chống cứ: "Thầy có định phát tờ bài tập không? Có thì làm 'Thấm Viên Xuân – Trường Sa'. Nếu không có tờ bài tập thì em mượn trong sách tham khảo mấy câu viết lên bảng, đảm bảo đề chất lượng cao."

Thầy Trần hài lòng, gật đầu: "Trước tiết tự học tối, em lên văn phòng lấy bài tập về. Lúc đó mang luôn đáp án thi hôm trước về phát."

Bách Dĩ Phàm thở phào nhẹ nhõm, ít ra danh sách 'tiểu tổ học tập' không tăng thêm ai.

*^*^*^*^*

'Thấm viên xuân - Trường Sa' tác giả: Mao Trạch Đông, viết vào cuối thu năm 1925. Năm đó ông 32 tuổi, sau khi rời quê hương là Thiều Sơn ông đến Quảng Châu phụ trách việc vận động dạy và học của nông dân. Trên đường có đi qua Trường Sa, vùng Quất Tử Châu cảm khái nên thông qua cảnh thu của Trường Sa mà miêu tả lại chí hướng cách mạng thời thanh niên, biểu đạt trách nhiệm của thanh niên với vận mệnh của quốc gia, miệt thị chế độ thống trị của quân phản động và lý tưởng cải tạo lại Trung Quốc đã cũ nát. (Tất cả là em chém) Trường Sa này không phải là Trường Sa sát vách Hoàng Sa nhà mình mà là Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc

http://www.thivien.net/Mao-Tr%E1%BA%A1ch-%C4%90%C3%B4ng/Th%E1%BA%A5m-vi%C3%AAn-xu%C3%A2n-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Sa/poem-drnEdZdc8WP7W6D61SMePg

'Thẩm Viên Xuân – Tuyết' sáng tác năm 1936, Mao Trạch Đông công tác tại Thiểm Tây. Tháng 10 năm 1945, Mao Trạch Đông bàn bạc với Diên An Phó tại Trùng Khánh, đưa thơ cho nhà thơ Liễu Á Tử, sau này được đăng trên các báo lớn ở Trùng Khánh (em vẫn chém)

http://www.thivien.net/Mao-Tr%E1%BA%A1ch-%C4%90%C3%B4ng/Th%E1%BA%A5m-vi%C3%AAn-xu%C3%A2n-Tuy%E1%BA%BFt/poem-Zd1PQSSlp0d9g3pLO4nCTg