Chương 126: Bồ câu đưa thư
Chương đã chú ý đến chim bồ câu từ hồi hay ăn ké chim nướng của bọn Tôn trong khi chăn trâu. Chim bồ câu đưa được thư nhưng thời điểm đó biết đưa thư cho ai và nuôi chim bồ câu làm gì?
Mấy tháng trước Chương đã cho làm một chuồng nuôi bồ câu, mọi người thấy chủ tướng nuôi chim nghĩ cho vui cửa vui nhà nên Chương chỉ ậm ừ cười trừ. Thiên Bình, Duệ hay Uyển Như đoán Chương nuôi những chú chim bồ câu hẳn có ý đồ nào đó song mãi không thấy Chương làm gì, đến cho chim ăn cũng chẳng mấy khi. Nên mấy nàng nghĩ Chương nhất thời nổi hứng mà thôi.
Chương gọi Thái Hương đem một lồng chim đến, bắt lấy ba con, dặn đem đến chỗ Cự Lượng.
-Việc này là bí mật, em hỏi anh Lượng cần nhắn gửi điều gì thì viết vào giấy cuộn nhỏ nhất có thể, buộc vào chân bồ câu rồi thả nó ra. Đây có ba con, tốt nhất ba lời nhắn khác nhau. Xong xuôi em chờ ở đó.
Thái Hương vâng lời định đi lấy ngựa thì Chương dặn dò thêm:
-Nhớ thầy dặn, dùng chữ Bụt, ngắn ngọn và có dấu hiệu để biết ai gửi. Giả dụ anh Lượng, anh Nghiêm, anh Hổ, mỗi người tự chọn một mật hiệu mà chỉ họ được biết. Thằng Dũng đang ở đó, xong việc bảo nó về gặp thầy.
Thái Hương đi rồi, Thiên Bình thắc mắc:
-Ba con bồ câu đem cho thì ai ăn ai đừng hả anh?
Chương cười và đáp:
-Từ nay các đầu lĩnh cần có mật hiệu riêng để sau người khác nghe hay nhìn sẽ biết đó là ai. Em chọn một…
-Cần gì chọn, em viết hai chữ “chính thất” là được.
-Chuyện nghiêm túc đấy.
-Đấy vẫn luôn là việc nghiêm túc nhất của em.
Chương không nói thêm vì Thái Hương vốn là liên lạc của Thiên Bình nhưng Chương cũng hay dùng vì cô bé rất lanh lợi.
Liên lạc của Duệ là Trúc, Chương hỏi thì Duệ chọn số “2” mà không mảy may suy nghĩ. Vài hôm sau Lâm Uyển Như thay vì chọn số “3” cô nàng lại chọn “Ái phi” thay cho tên huý. Xem ra chỉ có nàng Duệ là khiến Chương yên lòng.
Thái Hương gặp Lượng, Hổ và Phúc Lý. Lượng chọn mật hiệu là “Minh Nguyệt” tức sáng trăng cũng là cô gái anh ta thương yêu. Hổ chưa có ý trung nhân, lại đang chỉ huy pháo nên vẽ đại một hình tròn. Phúc Lý đang cưa cẩm một cô trong đội Thần Vũ nên cũng dùng tên cô gái ấy làm mật hiệu.
Phần nội dung, Lượng muốn Nguyệt sẽ về giúp sức thay vì ở Siêu Loại. Hổ và Phúc Lý không biết nhắn gửi gì nên mỗi người xin chủ tướng… một củ sắn. Cả ba chả hiểu chủ tướng đang làm gì, Thái Hương cũng không tỏ, chỉ làm theo lệnh.
Ba con bồ câu bay mất hút, Lượng chống nạnh nhìn theo hỏi Thái Hương:
-Em suốt ngày kề cận bên thầy mà không biết thầy tính làm gì à? Tưởng cho ba con bồ câu này nướng ăn, sao lại thả nhỉ?
-Em không tỏ nhưng em đồ rằng chủ tướng toan tính gì đó liên quan đến việc đưa tin. Gần đây chủ tướng hay hỏi bọn em cưỡi ngựa hay chạy bộ từ chỗ nọ đến chỗ kia bao lâu.
-Hư… ông thầy thật khó đoán.
Hơn một canh giờ sau binh sĩ từ đại bản doanh đến báo với Lượng rằng chủ tướng đồng ý cho Nguyệt trực thuộc quyền của Lượng. Bọn Phúc Lý và Hổ đem sắn đến gặp Lượng, nét mặt mười phần ngơ ngác vì Thái Hương vẫn chưa về sao chủ tướng lại biết.
-Chả lẽ đám bồ câu thực bay bề bản doanh?
Lượng hỏi Thái Hương, Thái Hương cũng chịu.
-Nếu đưa tin kiểu này thì trăm ngựa không kịp, sao ông thầy có thể điều khiển được bồ câu nhỉ?
Thái Hương cùng Dũng, con của Trần Thông, về bản doanh đem theo thắc mắc của ba đầu lĩnh. Chương gọi cả Trúc đến và phổ biến cách thức truyền tin bằng bồ câu. Lưu ý tin quân cơ quan trọng phải gửi hai đến ba lần cách nhau một khắc ngừa trường hợp bồ câu bị b·ắn h·ạ. Tin tức được viết bằng chữ Bụt, có ký hiệu của người gửi. Bản doanh sẽ nuôi nhiều bồ câu hơn, quy định mỗi khi quân di chuyển đều phải đem ít nhất năm con bồ câu để chuyển tin về bản doanh. Bọn Cự Lượng và những quân doanh sau này đều phải nuôi bồ câu nhưng vì sao phải nuôi thì rất ít người biết.
Làng Nhất Vạn cũng nuôi và mỗi khi quân Thiên Đức xuất binh, Bỉnh Di đưa bồ câu theo để chuyển tin về song song với tin của Thiên Đức. Chương đồng ý việc này và dần giao việc tổng hợp tin tức tình báo cho Bỉnh Di nắm tổng thể.
Mỗi đại đội đều phải có một người lo việc liên lạc, các cậu bé tuổi mười bốn, mười lăm được chọn. Bởi Nguyệt sẽ giúp việc cho Lượng nên đội trinh sát tạm thời sẽ do Thái Hương nắm, chờ khi Tôn về sẽ giao lại.
Lâm Uyển Như trở về với mấy thuyền lương chất đầy, báo với Chương rằng sứ của Lý Đạo Thành đã gặp Phạm Tu.
Chương cùng ba cô gái đến làng Nhất Vạn tiếp sứ theo yêu cầu của Phạm Tu. Chương cảm thấy có thiện cảm với ông Thái sư họ Lý bởi năm lần bảy lượt ông này âm thầm ủng hộ mà chưa thấy đưa ra yêu sách gì. Trên đường đi, Uyển Như cho biết tình hình vùng Sơn Tây và rằng Quảng Trí quân sớm muộn sẽ đánh Sơn Tây vương.
-Vùng chúng ta chẳng có mỏ vàng, bạc, đồng hay sắt. - Chương nói. - Những món ấy rất quan trọng cho cuộc chiến. Lý Thái sư lắm của như vậy bảo sao không cho chúng ta, có điều… ở đời chẳng ai cho không ai cái gì, chỉ là chưa đến lúc.
-Quảng Trí quân mà đánh Sơn Tây vương sẽ có Vũ Ninh vương giúp một tay. - Uyển Như nói.
-Và Tô Trung Từ ngư ông đắc lợi? Bảo sao quân ông ta b·ị đ·ánh chạy mấy hôm vẫn chưa thấy quay lại. Lý Thái sư chắc cũng biết tình thế.
Sứ của Lý Đạo Thành là Nguyễn Chính Nghĩa từng giữ chức Viên ngoại lang lúc tiên vương băng hà. Sau Tam vương chi loạn, Chính Nghĩa theo Lý Đạo Thành.
-Hạ quan nghe Tả Đô đốc đề cao Mạc chủ tướng là người tuổi trẻ tài cao, trí dũng song toàn, dăm lần bảy lượt khiến địch quân kh·iếp vía, hạ quan vô cùng ngưỡng mộ, nay được gặp Mạc chủ tướng thật vinh hạnh.
-Nguyễn đại nhân quá lời, tại hạ được Tả Đô đốc tin yêu như con cháu nên chỉ gắng sức để Tả Đô đốc an lòng.
-Chả hay lệnh tôn và lệnh đường của Mạc chủ tướng đang ở đâu? Lý Thái sư muốn gửi lệnh đường đại nhân chút quà mọn.
-Bẩm Nguyễn đại nhân, tại hạ lấy cha làm trời, mẹ làm đất, bách tính là gia quyến. Nghĩa mẫu của tại hạ hiện ở thôn Đường Vỹ.
Viên ngoại lang Chính Nghĩa cung kính tặng quà, Chương vui lòng nhận. Trong câu chuyện xã giao dò ý lẫn nhau, Chính Nghĩa hỏi đến ba cô gái nãy giờ vẫn ngồi lắng nghe. Chương nói:
-Uyển Như tiểu thư thì đại nhân đã rõ rồi. Tiểu thư là thương nhân danh tiếng có giao tình với Thiên Đức quân. Đây là nữ sĩ Nguyễn Diệu Huyền, một tâm phúc của tại hạ.
-Còn đây hẳn là Phạm tiểu thư, đầu lĩnh đội nữ nhân tài sắc vẹn toàn của Thiên Đức?
Nguyễn Chính Nghĩa thủ lễ:
-Nữ nhân hào kiệt khiến Lý Sứ tướng hồn bay phách đảm thật làm hạ quan chỉ biết bái phục. Mạc chủ tướng trí dũng song toàn, Lý Thái sư mến mộ người nên có nhã ý muốn gả ái nữ làm thê th·iếp. Hạ quan đã lược bày với Tả Đô đốc song người nói ngài không thể làm chủ được.
-Tại hạ xin nhận ý tốt, đa tạ Lý Thái sư nhưng đại nghiệp chưa thành nào dám nghĩ đến chuyện khác. Nhờ đại nhân chuyển lời giúp tại hạ.
-Một trang hào kiệt như Mạc chủ tướng năm thê bảy th·iếp là lẽ thường. Đại nghiệp còn ngày rộng tháng dài nhưng người nâng khăn sửa túi thật là sớm ngày nào tốt ngày ấy.
Chương cười, định đáp lời thì Thiên Bình nói:
-Thưa Nguyễn đại nhân, Mạc chủ tướng tuy chưa lập gia thất nhưng thê th·iếp đã nhắm đủ. Chẳng giấu đại nhân, tiểu nữ sẽ là chính thất, hai chị đây là phu nhân. Đại nghiệp còn chưa xong, nam nhân lập thê th·iếp nhiều còn đâu tâm trí.
Nét mặt Nguyễn Chính Nghĩa thoáng rạng rỡ, Chương nhận ra song không hiểu. Chính Nghĩa niềm nở:
-Phạm tiểu thư nói chí phải, hạ quan đã hiểu. Phạm tiểu thư, Nguyễn tiểu thư và Lâm tiểu thư đây đều là nữ hiền tài, thật xứng với Mạc chủ tướng, đều là tuổi trẻ tài cao. Hạ quan xin tặng các tiểu thư món quà nhỏ của Lý Thái sư.
Thuộc hạ của Nguyễn Chính Nghĩa bê đến một khay gỗ phủ vải đỏ, mở ra thấy vòng ngọc, trâm cài cùng vài món trang sức bằng vàng lấp lánh.
-Lý Thái sư thật chu toàn nhưng tiểu nữ…
Chương nhìn khay châu báu rồi nhìn ba cô gái, quả thật bấy lâu nay cậu chưa để tâm đến những món đồ nho nhỏ mà các cô gái đều thích.
-Lý Thái sư đã cho thì chúng ta nên nhận.
Chương lấy ra một miếng sắt nhỏ đưa cho Nguyễn Chính Nghĩa và rằng:
-Thiên Đức quân được Lý Thái sư coi trọng, Lý Thái sư còn quan tâm đến gia quyến của tại hạ khiến tại hạ lấy làm cảm động. Tinh hoa ngũ hành thiết do tại hạ làm ra, chỉ là miếng sắt nhưng chứa đựng lòng thành của tại hạ. Nhờ đại nhân gửi đến Lý Thái sư giúp tại hạ. Thịnh tình mà Thái sư dành cho Thiên Đức bấy lâu nay nhất định tại hạ sẽ không quên.
Trên đường trở về bản doanh, Chương nói với Uyển Như:
-Em cho người bá·m s·át bên Sơn Tây vương, qua đầu tháng cho Thái Hương và vài người khác theo thuyền buôn đến nghe ngóng.
-Anh cảm thấy có gì lạ sao?
-Thái sư có ý kết liên minh nhưng còn dò ý, anh đoán như thế. Đây không phải lần đầu ông ấy sai sứ đến nhưng là lần đầu sứ đi cùng em nghĩa là người của Thái sư đã nghe ngóng được nhiều tin tức. Từ rày về sau em đi lại cẩn trọng, không nên lộ mặt nữa.
-Anh lo em sẽ b·ị b·ắt làm con tin?
-Tốt nhất đừng để chuyện ấy xảy ra. Ông ta biết em là quân Thiên Đức thì kẻ khác cũng tỏ. Anh cần nắm tình hình nơi ấy, cả địa hình nữa, tung người của ta thâm nhập là được, em không được ra mặt. Đây là lệnh.
-Được rồi, em ở nhà là được chứ gì, đi cũng mệt rồi.
Chương nói với Thiên Bình:
-Lễ vật của Thái sư có nhiều đồ tốt, mấy chị em thích chứ?
-Chị Duệ với chị Như sẽ thích chứ em đeo những thứ này sao đánh trận?
-Thì lúc không đánh trận hãy đeo, chả nhẽ em định suốt đời vận y phục như này à? Uyển Như với Duệ vận váy áo cũng đẹp, Tết đến nơi rồi, ba chị em cũng nên có váy áo mới đón Tết.
-Trước nay tiền tài do chị Duệ quản, chỗ này cũng do chị ấy tính. Em chỉ thích những thứ do anh tặng.
-Chúng em cũng thế!
-Phải đổi một Tinh hoa ngũ hành thiết lấy chỗ này còn gì nữa. - Chương nhăn mặt. - Cứ cất đi, sau này anh đi lấy vợ cũng cần có lễ vật biếu song thân chứ tay không chắc.
Lý Đạo Thành nhận miếng sắt từ tay Chính Nghĩa mà thêm hài lòng. Ông đã biết những điều mình cần. Chính Nghĩa đã được phép đến vấn an Phạm Quý phi theo nguyện vọng và dâng hậu lễ. Chính Nghĩa cũng khẳng định Phạm tiểu thư đó giống Phạm Quý phi, họ nhất định là mẹ con ruột thịt.
-“Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Phạm Thiên Bình đó chính là Lý Thiên Bình. Thiên hạ sau này là của họ Mạc theo ý trời? Kẻ này còn trẻ mà thâm sâu khó lường. Hoa đào tượng trưng cho năm mới, tặng ta là có ý gì? Một vương triều mới chăng? Mạc chủ tướng, Mạc Thiếu uý?… Phạm Tu ơi là Phạm Tu, rốt cuộc lão đang mưu tính cái gì đây?”