Chương 137: Hai bờ Xích Giang
Bộ tướng của Sơn Tây vương, Nguyễn Văn Giáp, tục gọi là Bố Giáp vì từng giữ chức Bố chính, trật chánh tam phẩm văn giai, ty Bố chính thuộc bộ Hộ thời Lý Nam Vương. Ty này lo thuế khoá, đê điều, hộ tịch song Bố Giáp là một võ sĩ, muốn trở thành võ tướng. Bố Giáp hiện là Đại tướng quân, chỉ huy quân doanh hơn ba nghìn binh sĩ.
Bố Giáp đánh dăm trận nhỏ với quân của Phan Văn Hầu có thắng có thua trong mấy ngày qua và hiện tại rút quân cố thủ trong thành nhỏ ven cửa sông, cách thành Sơn Tây sáu dặm về phía Nam. Sớm tinh sương địch quân đã gióng trống khua chiêng tiếp tục công thành. Thuộc hạ đến báo tin khẩn, Bố Giáp tất tả chạy về góc thành phía bờ sông, leo lên tháp canh cao hơn hai trượng trên tường thành thì phát hiện đoàn chiến thuyền đang ngược dòng vội cho quân tức tốc bẩm báo về thành Sơn Tây.
Phùng Lễ, Sứ tướng, bèn bẩm báo lại với Sơn Tây vương và Lý Đạo Thành đang đứng ngồi không yên ở trong phủ.
-Bọn Hoàng Ngưu được tăng viện thêm thuỷ binh trên hơn ba mươi chiến thuyền, dự sẽ đánh vào thành đất do Văn Giáp trấn giữ. Mạt tướng đang cho thêm nghìn quân đến trợ chiến với Giáp.
Sơn Tây vương đồng ý, mới lui ra đến cửa thì thuộc hạ đã hộc tốc chạy vào nói oang oang:
-Bẩm Sứ tướng, tin vừa rồi chưa đúng, đám thuỷ binh kéo đến là Vạn Thắng vương. Có chín thuyền lớn và hai mươi bảy thuyền nhỏ, quân số chưa rõ.
-Vạn Thắng vương là thằng nào?
-Dạ bẩm thuộc hạ không biết, Giáp Đại tướng quân đang theo sát tình hình.
Sơn Tây vương và Lý Đạo Thành từ trong bước ra, nghe thuật cũng không biết Vạn Thắng vương là ai.
-Có thể là tước hiệu mới được phong hòng tăng sĩ khí. - Lý Đạo Thành nói. - Lập tức tăng viện.
-Qua cái nạn này phải đập lão Lôi Công, cả Long Xưởng nữa. - Sơn Tây vương cả giận. - Quân súc sinh. Ba đánh một không chột cũng què, truyền lệnh tử thủ, kẻ nào hăng say g·iết địch lập công sẽ trọng thưởng.
-Báoooooo!
Một tốt cưỡi ngựa cắm cờ lông công hớt hải chạy ào vào bẩm tấu:
-Thuỷ binh Vạn Thắng vương không đánh chúng ta thưa Vương, họ đang đánh phá cầu phao của bọn Hoàng Ngưu.
-Cái gì? Sao lại thế? - Sơn Tây vương hỏi.
-Giáp Đại tướng quân chính mắt thấy quân ấy nhắm thẳng cầu phao đánh đến, bọn họ có ý định chặt đường rút của bọn Hoàng Ngưu. Thuỷ binh của Hoàng Ngưu có ba mươi chiến thuyền b·ị đ·ánh sau lưng đang có dấu hiệu bị loạn trận.
-Ngươi nói cái gì ta không hiểu? - Sứ tướng Phùng Lễ túm lấy binh sĩ. - Sao bọn ấy lại đánh Hoàng Ngưu? Có nhầm không?
-Dạ bẩm, quân ấy phá cầu phao đồng thời đánh tập hậu đội thuỷ quân của Hoàng Ngưu đang neo ven bờ. Đích thực họ không đánh chúng ta mà nhắm bọn Hoàng Ngưu ạ.
-Quân ấy bao nhiêu?
-Ba mươi sáu chiến thuyền lớn nhỏ, tên bắn ra như mưa. Dạ bẩm, quân số không biết bao nhiêu vì họ không dùng kỳ hiệu theo lẽ thường, cũng không xưng danh nhưng không đến một nghìn.
-Kẻ nào giúp chúng ta? Mà chừng ấy thuỷ binh sao địch lại được bọn Phan Văn Hầu. - Sơn Tây vương lộ vẻ thất vọng.
-Dạ bẩm, chiến thuyền của bọn Hoàng Ngưu không áp sát được. Thuyền của bọn họ rất nhanh dù không có mái chèo, tiến thoái rất lẹ. Thưa vương…
Ngoài cổng phủ lại có quân vừa chạy vừa hô, vừa thở vừa báo:
-Dạ bẩm, hậu quân bên sông mé hạ du của Phan Văn Hầu bị tập kích sau lưng, dưới sông có đoàn thuyền lạ đột nhiên xuất hiện đánh phá cầu phao và… à…
-Hượm đã! Ngươi vừa nói gì? Ai đánh hậu quân Phan Văn Hầu?
-Thưa không biết. Tiền quân báo về, trại bên sông của Phan Văn Hầu bị tập kích từ phía sườn núi, trong ấy có quân đánh ra. Tuyệt không có kỳ hiệu xưng danh.
-Mé ấy là của Quảng Trí quân, chả lẽ có phản quân ư? - Sơn Tây vương thắc mắc.
-Dạ bẩm, khả năng họ và những thuyền trên sông là một phe do hai mặt vây công quyết đánh hậu quân của Phan Văn Hầu.
Phùng Lễ vội quyết:
-Dù không biết kẻ đó là ai nhưng hắn đang giúp chúng ta, mau truyền lệnh đánh nống ra trợ chiến. Theo ta!
Tướng sĩ xá Sơn Tây vương và Lý Đạo Thành rồi lui. Tốt dưới trướng Giáp Đại tướng quân nói với Phùng Lễ:
-Quân ấy mỗi thuyền một tên hiệu, nào là Thiên Đức, Thần Sách, Thần Vũ và có thứ…
Lý Đạo Thành toan quay vào, nghe loáng thoáng lời sĩ tốt vừa nói thoáng giật mình vội chạy theo kéo bọn Phùng Lễ lại, hỏi gấp:
-Nói, Các người vừa bảo kỳ hiệu các chiến thuyền ấy là gì?
-Dạ bẩm, là Thiên Đức, Thần Vũ, Thần Sách, Long Vũ.
Lý Đạo Thành vồ lấy tốt trợn mắt hỏi:
-Có kỳ hiệu nào màu đỏ sậm hình đầu hổ không? Quân ấy ăn vận ra sao?
Tốt bên cạnh bẩm:
-Đầu hổ nhưng có sừng như sừng trâu, thưa Thái sư.
Mí mắt Lý Đạo Thành giật liên hồi, hơi thở gấp gáp:
-Sao thế được, bọn họ cách đây hai trăm dặm không thể đến đây.
Ông run lẩy bẩy hỏi thêm:
-Quân trên thuyền ăn vận ra sao?
-Loáng thoáng như là màu xanh sậm, màu nâu và màu vàng ạ. Kỳ hiệu Vạn Thắng vương màu vàng chữ đỏ có cả nữ nhân tham chiến. Thuộc hạ đứng trên tường thành có nhìn thấy nhưng rõ nhất phải hỏi…
-Không cần hỏi nữa! - Lý Đạo Thành giơ tay ngăn lại, nét mặt bỗng rạng rỡ nói vài câu vô nghĩa. - Ứng rồi, ứng rồi. Phùng Lễ, đem hết quân đổ ra đ·ánh c·hết bỏ.
-Thưa Thái sư…
Lý Đạo Thành rơm rớm nước mắt, đặt tay lên vai Phùng Lễ:
-Là người của Tả Đô đốc Phạm Tu, chủ tướng cũ của ông đấy. Ta chắc chắn. Đám ấy là Thiên Đức quân, chính là đám vả cho Kiều Công Ngạn và Lý An tối tăm mặt mày.
-Tả… Tả… sao có thể? Họ đến bằng cách nào chứ?
-Bây giờ không phải lúc thắc mắc. Họ có lòng đến giúp, lệnh đổ quân ra đ·ánh c·hết bỏ. Quân ấy không nhiều, chỉ hai đến ba nghìn, họ sẽ đánh nhanh rồi rút nên cần phải mau lên, mau! Mau không mất thời cơ.
Phùng Lễ vâng dạ rồi chạy ù ra cửa phủ leo lên ngựa phi mất.
-Thầy chắc chứ? - Sơn Tây vương hỏi.
-Thưa Vương, hạ quan không thể chắc hơn. Theo thám báo của hạ quan, tất cả những danh xưng, kỳ hiệu, màu sắc y phục đều thuộc Thiên Đức quân. Quân này hành binh rất lạ, chú trọng đánh mau rút gọn. Thưa… thưa Vương! Nếu hạ quan đoán không lầm, có y phục màu vàng trong quân hẳn có chủ tướng.
-Thầy muốn đi xem?
-Hạ quan muốn xem.
-Được, nhưng thầy phải cẩn trọng.
Sơn Tây vương liền cho thân quân trong phủ hộ vệ Lý Đạo Thành thắng yên cương đi ngay.
Chiến thuyền Thiên Đức như từ dưới nước ngoi lên khiến những quân đang giao tranh phần lớn đều không biết thuộc phe ai.
Yết Kiêu dẫn tiền quân gồm 12 Mông Đồng chếch sang bờ tả ngạn, hướng thành đất để đánh vào đoàn thuyền chiến đang neo bên bờ sông. Năm Xa Hải Thuyền bám phía sau. Sau viên đạn dò đường, năm Xa Hải thuyền do Bạch Hổ chỉ huy bắn mấy loạt đá vào thuyền địch, phần lớn trúng đích. Những chiến thuyền này sau phút hỗn loạn ban đầu liền xông ra nhưng gặp phải Mông Đồng thuyền nhất loạt dùng nỏ Liên Châu cỡ lớn bắn hoả tiễn khiến hai cái bị cháy. Mông Đồng thuyền tận dụng tốc độ nhanh luồn vào khoảng trống giữa các thuyền rồi bu vào bắn tiễn xong lại chạy. Cứ bốn Mông Đồng thuyền vây một thuyền địch, bắn hết loạt tiễn trong ổ nỏ lại xoay đi. Tiến thoái rất nhịp nhàng.
Hoàng Ngưu từ doanh tạm chạy ra bờ sông nhìn kỳ hiệu chiến thuyền thì vã mồ hôi hột, không hiểu Thiên Đức quân sao lại đến đây.
Vài chục viên đá bắn qua đầu Hoàng Ngưu, Ngưu ngoái đầu nhìn theo và thấy binh sĩ dưới trướng vỡ đầu.
Cùng lúc ấy ở giữa dòng, bốn Xa Hải thuyền dồn sức bắn vài loạt vào cầu phao bằng bè tre sau đó Chương hạ lệnh bốn Xa Hải thuyền cùng tiến để đâm húc cầu phao trong sự bảo vệ của Mông Đồng thuyền. Hơn bốn chục quân trên Xa Hải thuyền đổ lên cầu phao dùng nỏ bắn để vài người khác chặt hết dây nhợ. Hàng trăm quân chả rõ thuộc phe nào phần bị trúng tên, phần bị đạn đá bắn sợ quá nhảy vội xuống sông c·hết đ·uối cả.
Cầu phao bị đứt hẳn, nhiều bè tre xuôi dòng, đường lui quân của Hoàng Ngưu bị cắt khiến quân nao núng.
Bố Giáp tuy chả rõ Vạn Thắng vương là ai nhưng thấy được giúp liền hạ lệnh mở cổng thành cho quân đánh bọn Hoàng Ngưu. Hoàng Ngưu sợ bị vây khốn ba mặt vội thu quân vừa đánh vừa lui dọc theo bờ sông lên hướng Bắc khoảng ba dặm hòng hội quân với Phan Văn Hầu. Trong quãng đường ngắn ngủi vô tình lại chạm mặt tiền quân Phùng Lễ nên Hoàng Ngưu khốn đốn, vừa chống vừa rủa Thiên Đức quân.
May cho Hoàng Ngưu là Phan Văn Hân kịp kéo quân đến giúp nếu không chả còn đường về vì, song cũng thiệt mất cả ngàn bộ binh và mấy chiến thuyền. Đến lúc hoàn hồn, Ngưu mới nhớ, chiến thuyền Thiên Đức quân dường như không có ý đánh.
-“Quân khốn này cũng còn chữ tín khi nhận tiền rồi không đụng chạm, chúng mà bắn vào trung quân lúc rút sợ là thêm vài phần khốn đốn.”
Phan Văn Hầu rất tức tối khi đang chiếm thế thượng phong vây khốn kẻ địch thì thế trận xoay chuyển chỉ vì đám lạ mặt tham gia. Một trong năm cầu phao bị phá, cầu phao thứ hai cũng đang b·ị đ·ánh ở đầu kia lộ rõ ý độ chặt đứt đường rút. Giáp chiến xảy ra ngay trên cầu phao và bờ đối diện. Thứ v·ũ k·hí lạ kỳ mà Phan Văn Hầu từng nghe nói đang phát huy tác dụng khi thuỷ quân và bộ binh trên cầu không thể áp sát, thi thoảng có vài viên đá rơi lẫn vào quân khiến Hầu bực muốn phát điên.
Phùng Lễ mở tất cả bốn cổng thành Sơn Tây dốc toàn lực xông ra đ·ánh c·hết bỏ khiến Hầu thiệt hại nặng bắt buộc phải thoái tiếp lên phía Bắc nơi ba cầu phao lớn vẫn còn.
Khốn đốn nhất có lẽ là quân doanh hậu quân của Phan Văn Hầu đóng dọc bờ sông. Quân này có phần chủ quan vì đóng trên đất nhà, lại lo tiếp phẩm và tải thương. Thời điểm chiến thuyền Thiên Đức xuất hiện, hàng trăm binh sĩ còn kéo ra xem quân nào, đến khi nghe tiếng kèn oang oang rồi hơn hai chục viên đá rơi trúng thì chạy toán loạn
Cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu với đội hậu quân.
Từ sườn núi cách sườn trại khoảng trăm trượng bắt đầu có hàng trăm viên đá quấn bùi nhùi cháy dội xuống đầu. Vài chục lều ở rìa bị sập và cháy, một số quân sĩ b·ị t·hương nằm ở trong liền trở thành tử sĩ.
Ngọn núi thấp rõ là trong phần đất kiểm soát nên tướng sĩ không hiểu lẻ nào làm phản. Đá rơi thêm vài loạt thì nhiều sĩ tốt nhớ ra thứ này là của quân Thiên Đức song vì sao quân Thiên Đức ở trong núi lại chưa biết.
Dăm trăm kỵ binh mau chóng tập hợp nhắm thẳng hướng ngọn núi ấy nhưng lát sau thúc ngựa chạy về chỉ còn non nửa vì bị phục kích.
-Quân Thiên Đức rất đông, chúng đang đánh ra đây.
Đạn đá cứ túc tắc rơi theo loạt, đến khi Cự Lượng đốc quân tràn lên đánh thì đá mới ngưng rơi. Đội hậu quân đông hơn gấp đôi sau phút đầu bối rối cũng đã giáp chiến nhưng đạn đá lại từ ngoài sông ném lung tung và. Tuy không nhiều, trước sau chừng hơn trăm viên nhưng cũng lấy đi trăm mạng, chưa kể cảm giác đá ném sau lưng khiến tinh thần binh sĩ có phần nao núng. Cho đến khi thấy đội tinh binh khoảng ba, bốn trăm người cả nam lẫn nữ đổ lên bờ đánh g·iết, đ·ốt p·há quân doanh rồi chặt đứt cầu phao thứ hai thì hậu quân nao núng đến chín phần. Chỉ huy bèn khua chiêng thu quân về hướng Bắc. Chấp nhận mất cầu phao thứ hai về quân Thiên Đức. Mấy trăm quân chốt cầu phao thứ hai chẳng mấy kẻ thoát thân.
Bọn Cự Lượng không truy kích mà đốt toàn bộ lều trại, lương thảo, đánh luôn ra bờ sông hội quân với bọn Chương rồi rút nhanh theo lối cũ.
Chương sau khi phá được cầu phao đầu tiên, để bọn Yết Kiêu cầm chân thuỷ binh. Ban đầu định đội đá xuống đầu bọn Hoàng Ngưu, khi biết Ngưu là quân Vũ Ninh vương nên chín Xa Hải thuyền quay sang dội đá vào hậu quân hỗ trợ bọn Cự Lượng. Cuối cùng, chín Xa Hải thuyền và sáu Mông Đồng tập trung toàn lực t·ấn c·ông đầu cầu phao thứ hai bên hữu ngạn. Bắn gần hết đạn thì ngưng, kết hợp với bọn Yết Kiêu vừa đến đổ quân đánh lên bờ.
Thiên Bình dẫn gần trăm quân Thần Vũ đánh với binh sĩ đối phương ngay trên cầu phao trong khi Thị Xuân với Quang Diệu, Quang Phục mặc sức chém g·iết trên bờ. Lâm Uyển Như không tham gia trực tiếp, cô nàng hào hứng với nỏ Liên Châu cỡ trung trên Xa Hải 026 bắn trợ chiến cùng một nữ binh khác.
Lam Khuê phút đầu bỡ ngỡ, đến khi máu nóng bốc lên thì cũng múa giáo vun v·út xung trận, thoả sức g·iết.
Chương chẳng được tham gia, một tay lăm lăm chó lửa, tay còn lại uống trà vì hàng chục nữ binh cầm khiên bọc sắt đứng vây quanh che tên.
Cầu phao bị chặt, địch quân thây chất đầy, nhiều kẻ chới với dưới dòng nước lạnh, một số vứt khí giới đầu hàng được tha dìu những kẻ b·ị t·hương chạy nhanh như ma đuổi. Quân của Bố Giáp gần trăm người sau khi hạ sạch đối phương thì chạm mặt Thần Vũ. Nữ binh giơ nỏ Liên Châu khiến các binh sĩ này vội khua tay:
-Phe mình mà, phe mình mà. Bọn ta đến giúp!
Thần Vũ lui dần về phía đầu cầu rồi lên thuyền. Nhiều chàng trai to gan quân Sơn Tây vì thế mà sau này muốn lấy gái Thiên Đức.
Hội quân với Cự Lượng xong, tất cả chiến thuyền quay đầu xuôi dòng đi nhanh nhất có thể. Chương không quên bắn một viên đạn đất sét khô trong lõi có lời nhắn của Phạm Tu về phía thành đất.
Lý Đạo Thành đứng trên đài cao quan sát được từ khúc chiến thuyền đánh vào đầu cầu phao thứ hai mà không khỏi phấn khích hò hét lạc giọng. Binh sĩ trên tường thành có hơn trăm người cũng la hét trợ chiến dù chả biết những kẻ trên sông là ai.
Lý Đạo Thành tận mắt thấy những nữ binh y phục màu vàng tả xung hữu đột không kém nam nhân thì nhìn không chớp mắt.
-Nhìn đàn bà con gái Thiên Đức kìa, chúng bay không được thua kém họ.
Ông không biết trưởng công chúa là ai trong số nữ nhân đằng xa kia. Đồ rằng là một trong hai cô gái vận y phục đỏ hoặc lam đang đánh rất hăng. Lý Đạo Thành đã cố căng mắt nhìn nhưng không thấy rõ được nhân dạng của Chương cho đến khi Xa Hải 026 nhắm bắn về thành. Đứng trên cao, Lý Đạo Thành thất kinh khi thấy có thứ bay về thành. Khoảnh khắc ấy ông thấy bên trong tường quây bằng gỗ của chiến thuyền có bốn vật kỳ lạ. Chính thứ ấy bắn ra đá.
Lý Đạo Thành nheo mắt nhìn thanh niên khoác áo choàng ung dung tự tại cầm vật gì như là chén trà nhìn về phía ông. Hơn năm mươi trượng không gần, binh sĩ nào đó nói rằng chàng trai trẻ kia đích thị đang uống trà bời có nữ nhân bê khay hầu bên cạnh.
Lý Đạo Thành dõi mắt nhìn theo đoàn chiến thuyền xa dần rồi khuất hẳn rồi mới leo xuống tường thành.
-Các người thấy chứ? Sao thuyền của họ không có mái chèo mà đi mau như vậy?
Một quân sĩ đáp:
-Bẩm Thái sư, bọn họ có thứ gì đó như bánh xe đã che nửa trên, chính thứ ấy thay mái chèo. Quân số mỗi thuyền nhỏ kia chừng hơn ba mươi người. Thuyền lớn không rõ bao nhiêu và giấu thứ gì bên trong.
-Bẩm Thái sư, thứ vừa ném từ ngoài sông vào là đất sét, bên trong có nhiều giấy dó, là gửi cho ngài.
-Hở? Gửi ta?
-Bẩm vâng, là Tả Đô đốc Phạm Tu khen rượu của Thái sư ngon.
Lý Đạo Thành cười khổ:
-Lão ấy nhắm đến rượu, thôi đành vậy. Các người có biết thứ mà những chiến thuyền đó ném ra là gì chưa?
-Dạ bẩm, đó là đá núi được đục đẽo cẩn thận có hình tròn go gần bằng cái giá vo gạo ạ.
-Đá à?
-Vâng, thứ ấy rơi xuống quân thì…
Nhiều viên đá sau đó được thu nhặt về khiến tướng sĩ đều kinh hãi bởi trúng người thì thịt nát xương tan.
Phùng Lễ thắc mắc:
-Tại sao họ ném xa như vậy, trăm trượng chứ ít gì. Đây chính là thứ khiến bọn Lý An, Kiều Công Ngạn kinh sợ và bại trận.
Lý Đạo Thành thở dài, lo lắng:
-Bọn họ xuôi Xích Giang, đường về còn quân Vũ Ninh vương và Tô Trung Từ ở hai bờ, e lành ít dữ nhiều.
-Bọn họ đánh tốc chiến và rút nhanh như vậy hẳn đã có trù liệu. Tốc độ ấy khó có thuyền theo kịp, đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Mạt tướng nghĩ chỉ là lời đồn thổi, giờ thì…
-Bên kia sông họ có bao nhiêu?
-Bẩm Thái sư, chẳng ai biết. Tại sao họ có thể vòng ra sau lưng đám ấy tập hậu chứ? Bọn hậu quân không ít hơn bốn nghìn mà phải chạy nhanh, sợ là họ cũng phải hơn hai nghìn tinh binh.
-Báoooo!
Có binh sĩ hộc tốc chạy vào.
-Hơn tám chục chiến thuyền các loại của Phan Văn Hầu xuôi dòng, có lẽ đuổi theo đoàn thuyền kia phục hận.
Phùng Lễ đứng bật dậy nói với các tướng có mặt:
-Các ông thấy chưa? Một đội thuỷ binh nhỏ đến giúp chúng ta, bây giờ bọn Hầu đuổi theo. Chúng ta thân con nhà võ, lấy nghĩa khí làm trọng, chả lẽ ngồi nhìn?
-Đánh c·hết mẹ chúng nó đi, cho lần sau chúng tởn. Trai Sơn Tây lại thua kém Thiên Đức à?
Sơn Tây vương từ ngoài cửa bước vào, tả hữu đứng dậy hành lễ.
-Nghe đây, Tả Đô đốc Phạm Tu là danh tướng tiền triều giúp tiên vương dựng nước. Ngày còn tại vị, ông ta một lòng trung quân ái quốc. Nay ta nguy khốn không đòi mà cử dũng tướng đến giải vây, thi ân bất cầu báo, ấy là bậc trượng phu trượng nghĩa. Các người ở đây nhiều kẻ từng là sĩ tốt của Phạm Tu, ông ta liêm chính dạy ra các người là bậc trung thần. Bây giờ các người mà đứng nhìn bọn Hầu đuổi g·iết ân nhân chả phải lũ chúng ta hèn mọn sao?
-Bẩm Vương! Mạt tướng xin Vương cho đốc suất quân đuổi theo bọn Hầu lấy máu rửa mặt.
-Các người nghe đây, ta không cần biết mai có làm Sơn Tây vương nữa không, lệnh cho tất cả thuỷ binh đuổi theo, bất cứ sĩ tốt nào đem thủ cấp bọn Hầu về đều trọng thưởng. Một thủ cấp ba tháng bổng lộc, chém tướng thì thăng một bậc. Tốt sẽ thành tướng, thua không chịu tội. Chúng ta có thể bại song không thể để dân Vạn Xuân nói chúng ta hèn.
Tổng cộng hơn sáu chục chiến thuyền lớn nhỏ do Phùng Lễ đích thân chỉ huy lập tức lên đường. Đoàn chiến thuyền này không đi thành đội hình mà thành từng nhóm, có nhóm chỉ… một thuyền vì quân lên thuyền xong là đi luôn cho kịp. Máu chiến đang sôi sục, không tính đường về.