Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 158: Lật ngược thế cờ




Chương 158: Lật ngược thế cờ

Cầm trong tay thứ v·ũ k·hí mạnh tuyệt đối, Chương tiễn thêm hàng trăm đối phương chầu trời không chút nao núng. Một t·iếng n·ổ lấy một mạng người, Chương thực là hung thần, một đồ tể gây kh·iếp đảm cho những kẻ ở phía đối diện và binh sĩ ở gần cậu nghe t·iếng n·ổ lại như được tiếp thêm sức mạnh, cứ vậy mà đâm chém.

Nhờ có AK và quân sĩ, Chương đến được hàng rào mé cánh tả quân doanh, nơi vừa khi nãy cậu chạy bán sống bán c·hết. Dù chẳng có mệnh lệnh nào nhưng có vài chục binh sĩ đủ màu áo theo chủ tướng yểm trợ.

Uyển Như theo sát bên Chương. Lam Khuê nhặt được mấy cây giáo của đối phương lấy đà phóng thẳng lên cao, chả biết rơi vào kẻ xấu số nào. Lam Khuê có phần khác so với mấy ngày trước, cô nàng đã tự biết thích nghi, biết phải làm gì. Nhưng từ hành động này của Lam Khuê, Chương nghĩ cần phải làm ra thứ có thể bắn được giáo.

Hai bên giáp chiến, cung tiễn của quân Phan Văn Hầu không phát huy mấy tác dụng trong khi nỏ Liên Châu lại bắn gần rất tốt. Những binh sĩ Thiên Đức trang bị nỏ đều hạn chế cận chiến vì không muốn mất v·ũ k·hí. Trừ trường hợp bắt buộc mới dùng đến đao. Như đã nói, cứ năm quân có hai nỏ, đối phương khi đến gần đã bị thiệt hại vài phần rồi.

Có súng mở lối, có khiên che chắn, Chương cùng nhóm quân gần trăm người xông được vào trong trại. Hàng chục ngọn đuốc vẫn còn cắm trên giá đang cháy trở thành những mồi lửa thiêu dụi hàng chục lều vải.

Bọn Phạm Bạch Hổ khiêng toàn bộ pháo ra giữa cánh đồng bắn cấp tập đủ các loại đạn vào hậu quân và bên trong doanh trại. Những niêu đất đựng dầu phụng quấn vải đang cháy thực gây ra nhiều hỗn loạn. Trời nhiều gió, những niêu đất ấy trở thành những mồi lửa không thể tốt hơn.

Bọn Trương Lôi ban đầu lo trấn, Triệu Quang Phục sang sông, nghe tin hối Trương Lôi dốc túi đánh một trận để đời. Trương Lôi đốc quân tạo thành mũi t·ấn c·ông vào cánh hữu của đối phương.

Tin chủ tướng đang đốt trại địch, đánh thành Bát Vạn nhanh chóng truyền về bờ Nam khiến nhiều người nửa tin nửa ngờ vội báo Duệ. Duệ cưỡi ngựa phi như bay đến chỗ cầu phao, cô nàng vừa nhận tin thuỷ binh Tây Sơn vương đến tiếp ứng, cùng Yết Kiêu đánh với quân của Hùng Cú. Ngẫm nghĩ trong giây lát, cô nàng nói với nhiều quân sĩ đứng gần đó:

-Chủ tướng bên ấy, đang quyết một trận sinh tử, hoặc Thiên Đức còn hoặc không bao giờ còn nữa. Tất cả sang sông cứu viện. Trên tháp canh xuống hết. Đi mau.

Dứt lời liền chạy xuống triền đê, len qua những quân sĩ bê đạn, bê lương qua cầu. Cô nàng đứng giữa cầu nói:

-Khiêng lương qua xong xách đao kiếm xông lên đánh, còn sống mới ăn được, thua rồi khỏi cần lương thảo.

Có một số binh sĩ chạy theo Duệ sang bờ Bắc, Duệ đứng ngay đầu cầu liên tục hô hào binh sĩ nhanh chân. Lúc sau cô nàng như nghĩ ra điều gì liền chạy ngược lại, vẫy gọi đám trẻ đang đứng gần:

-Mau giúp chị loan tin quân Thiên Đức đang đốt bản doanh Phan Văn Hầu, cần viện binh, chủ tướng đang ở đó. Mau lên, nhanh lên! Xong việc về bản doanh nhận thưởng.

Đám trẻ ba chân bốn cẳng chạy túa đi, đứa nọ chuyển lời đứa kia. Triệu Văn Khoát vừa chạy đến, Duệ nói ngắn gọn. Khoát nghe xong thúc hết quân sang sông.



-Bà con ơi! Không cần nấu nướng nữa, ai đủ sức thì sang đó giúp một tay. Con em cháu chắt của chúng ta đang đánh với Phan Văn Hầu nhưng quân ít hơn. Dùng đòn gánh cũng được, không có thì sang ấy nhặt đao kiếm mà trợ chiến.

Đàn bà xã Vũ Ninh hưởng ứng đầu tiên, vài trăm người theo đó vượt cầu phao sang sông vì chồng, con họ đang bên ấy. Hiệu ứng đám đông lan truyền, tiếng gọi nhau í ới trên cánh đồng, rồi cứ thế, người sau theo người trước lũ lượt đi mau.

-Bọn em muốn đi!

Vài chục đứa trẻ kéo đến nhao nhao ngay dưới chân tường chỗ Duệ đứng.

-Trẻ con chưa đến lượt! - Duệ nói.

-Em mười lăm, em có thể cầm đao được, xin cho em đi. Anh trai em ở bên ấy.

-Em làng nào?

-Em ở làng Nguyệt!

Đứa nọ xin, đứa kia xin, Duệ vẫy tay ra hiệu im lặng:

-Đánh nhau không phải trò đùa, đứa nào mười lăm, mười sáu thì bước lên tường. Đứa nào nói dối chị tra ra đừng trách. Tuổi nhỏ hãy giúp bê đạn pháo xuống triền đê giúp các anh ấy, bê lên cả thuyền nữa. Nghe chưa?

Hơn hai chục đứa nhảy tót lên tường. Duệ lại nhảy xuống chỉ một loạt:

-Từ bây giờ các em là quân Thiên Đức, hai mươi ba đứa sang sông thì đủ hai mươi ba đứa về, đến quân doanh trình diện. Gặp chị Duệ.

-Vâng!

-Theo các anh lớn, giúp được gì thì giúp, đi mau!

Lát sau có thêm hàng trăm đứa nữa kéo đến, hơn ba chục đứa mười lăm tuổi, cả con gái, xin đi và được đồng ý với lời dặn như ban nãy. Những đứa nhỏ không được đi cũng hồ hởi ôm đạn đá, chông, niêu đem xuống sông. Đám này không phải thích đánh nhau nhưng tất cả chúng đều có người thân trong quân, chúng muốn lớn lên vào trong quân.



Trong nửa canh giờ, Duệ huy động được hơn nghìn người, trong đó có hơn trăm thiếu niên. Thực lòng Duệ không muốn cho chúng đi nhưng nếu quân Thiên Đức không còn nữa, nơi này sẽ còn lại gì? Chúng rồi sẽ b·ị b·ắt sung quân hết cả.

Bùi Thị Xuân và Đoàn Thượng với hơn bốn trăm người theo các xe mã kéo lần lượt nghe tin mà đến, nhóm nào đến trước sang sông trước.

Cuối giờ Thìn, Duệ ước lượng có đến hơn bốn nghìn người lũ lượt qua cầu phao. Giữa giờ Tỵ, mặt trời treo cao, thêm gần hai nghìn người nữa, trong đó có hơn nghìn quân của Bố Giáp.

Như vậy, Thiên Đức có hơn năm nghìn quân chính quy cùng chừng đó dân qua sông chống lại khoảng hơn tám nghìn quân của Phan Văn Hầu. Những người dân sang bờ Bắc cứ theo những bóng áo nâu, áo vàng, áo đỏ sẫm, áo lam nhắm hướng quân doanh đối phương mà tiếp ứng, chẳng cần có kế hoạch nào.

Duệ đã làm một việc mà không ai nghĩ đến, huy động được cả người già, phụ nữ và thiếu niên tham gia.

Quân doanh của Phan Văn Hầu đóng trải dài hình chữ Tam, nghĩa là ba lớp. Thiệt hại mấy ngày giao tranh hãy còn hơn tám nghìn quân, dư sức chống Thiên Đức với quân số chỉ bằng một nửa.

Hàng trăm khẩu pháo dội đủ thứ đạn xuống quân doanh gây cháy lều, nhiều binh sĩ tử thương. Hai bên đánh xáp lá cà khiến cung thủ bị vô hiệu hoá, kỵ binh phần lớn phải đánh như bộ binh bởi trại ngựa bên cánh tả bản doanh không rõ bị thứ gì thổi bay, gây c·háy l·ớn, ngựa chạy tứ tán.

Nửa buổi sáng, Phan Văn Hầu và các tướng tá hoả buộc phải lui dần khi nghe tin Hùng Cú m·ất m·ạng, thuỷ binh một phần t·ử t·rận, phần đầu hàng, phần còn lại đã theo bọn Hoàng Ngưu rút chạy.

Kế hoạch lớn bỗng tan thành mây khói.

Quân Thiên Đức tuy ít hơn nhưng càng đánh càng hăng do có pháo yểm trợ và không ngừng có thêm viện binh trong khi Hầu thì chưa. Hầu đang núng thế, thấy mé Đông Nam có đội binh hùng hậu gần hai nghìn quân kéo đến đánh mạnh vào cánh hữu quân doanh cùng bọn Trương Lôi, qua trang phục, Hầu nhận ra quân sĩ Sơn Tây vương. Thế trận đang giằng co chưa ngã ngũ, sự xuất hiện của đội quân này khiến Hầu lâm vào thế hạ phong, địch nhiều ta ít.

Thực tế chiến trường, quân chính quy của Thiên Đức huy động được bảy nghìn chưa kể nông dân, lại thêm những quả đạn pháo gây kinh hoàng không ngừng dội xuống.

Vũ Ninh vương lo b·ị đ·ánh úp vào thành nhưng cho nghìn quân ra tiếp ứng Hầu nhưng quân này vốn ngại giao chiến với Thiên Đức nên đánh ít lui nhiều.

Khánh và Kiều Công Ngạn phải dẫn quân đi ứng cứu các trại phía Đông do Tô Trung Từ vừa mới chiếm lúc rạng sáng nên không có trong thành.



Đầu giờ Ngọ, Hầu buộc phải hạ lệnh thu quân bỏ trại chạy về thành Bát Vạn, mất trắng gần bốn nghìn binh sĩ sau gần ba canh giờ giao chiến.

Nhưng tin xấu hơn hãy còn chưa đến với Hầu.

Quân Thiên Đức chiếm được quân doanh của Hầu phải trả cái giá không hề rẻ, hơn hai nghìn quân sĩ c·hết và b·ị t·hương. Nếu không có pháo của Hổ hỗ trợ, sợ là mất nhiều quân hơn. Gần một vạn quả đạn các loại dội xuống quân doanh mà Hầu chỉ thiệt hại chừng ấy xem ra hãy còn ít.

Sau Ngọ, dân kéo sang thêm rất đông giúp khiêng tử sĩ, thương binh về bờ Nam cùng lương thảo, khí giới, ngựa xe, thang tre… tất cả những gì có thể lấy được của bọn Phan Văn Hầu, kể cả vải căng lều, cự mã.

Chiều muộn, quân doanh rộng lớn chứa vạn quân đã bị vạn dân dọn sạch sẽ chỉ còn trơ lại cột kèo, tháp canh.

Chương sai người đến cổng thành Bát Vạn báo bọn Hầu ra thu gom tử sĩ vào chập tối nhưng Phan Văn Hầu đã rời thành trước đó. Quân Thiên Đức đành phải đào hố chôn tập thể vùi xác đối phương từ đêm đến trưa hôm sau mới xong mà Vũ Ninh vương vẫn không dám dẫn quân đến đánh. Thay vào đó, vài trăm quân đứng từ xa canh chừng quân Thiên Đức. Chương không biết trong tay Vũ Ninh vương ở thành Bát Vạn lúc này chỉ còn hơn ba nghìn quân, nếu biết, Chương sẽ kéo pháo đánh luôn mà không cần suy nghĩ nhiều.

Ba ngày sau Nguyễn Quốc Khánh dẫn quân về thành Bát Vạn thì sự đã rồi. Thiên Đức đóng trại lớn giữa cánh đồng trống gửi chiến thư sẵn sàng giao chiến một trận sống mái với Vũ Ninh vương.

-Thằng Hầu là quân khốn nạn, nó đem hoạ đến cho chúng ta.

Khánh nói:

-Bọn Thiên Đức vẫn dễ nói chuyện hơn Tô Trung Từ, thưa Vương. Thiên Đức vừa thiệt hại nặng, quân chắc còn không đến ba nghìn. Bây giờ ta đánh chúng một đổi một cũng đành nhưng Tô Trung Từ sẽ lại lấn tiếp. Trong quân Thiên Đức có cả quân của Sơn Tây vương.

Vũ Ninh vương cả giận nhưng không biết phải nói gì. Mất một lúc năm trại, hơn một nghìn quân với chín giáp ven bờ Xích Giang với hơn bốn nghìn dân thật khó nuốt trôi. Giờ không hoà hoãn với Thiên Đức thì nguy khốn bởi bọn Phan Văn Hầu thân còn chẳng lo xong.

-Được, sai sứ đến gặp bọn Thiên Đức thương lượng. Quân khốn, chúng đánh vào thành mà không rõ tông tích, không giải quyết sớm có ngày mang hoạ. Nợ này tính cho Tô Trung Từ và Phan Văn Hầu, một thằng bất tài.

Mấy ngày trôi qua mà Vũ Ninh vương vẫn cảm thấy kinh sợ, nghĩ lại đêm ấy trong thành liên tiếp có sáu âm thanh như tiếng sấm rền. Quân sĩ cũng kh·iếp vía, đám nhân sĩ đương đêm chạy đến phủ kẻ nào kẻ nấy mặt tái xanh.

Hai trong số sáu quả đạn cối Chương bắn vào thành rơi trúng trại ngựa, mất ngựa không đáng sợ.

Một quả rơi trong trại quân khiến tám binh sĩ t·hiệt m·ạng tại chỗ, hàng chục kẻ khác b·ị t·hương. Ba quả còn lại rơi tản mát vào phủ đệ của đám tả hữu dưới trướng, gia nhân, gia quyến có kẻ m·ất m·ạng, tài sản hư hỏng lại chẳng rõ do thứ gì gây ra.

Trại quân trước thành bị phóng hoả, cho quân ra ứng cứu chỉ đem về được hai thương binh, còn lại bị diệt sạch. Thương binh chuyển lời trong khi nét mặt vẫn còn thất thần. Vũ Ninh vương vội điều binh đến làng Đa Hội, quân đi rồi mới thấy có gì đó không đúng. Quả nhiên đội quân này báo về, làng Đa Hội không thấy có động tĩnh gì.

Vũ Ninh vương triệu Khánh về gấp trấn thành nhưng thám mã báo tin Tô Trung Từ cho quân đánh sang, Khánh và Ngạn buộc phải dẫn quân xuất thành ứng cứu gấp trong đêm.

Bóng ma tâm lý ám ảnh Kiều Công Ngạn, ông ta không muốn đối mặt với quân Thiên Đức.