Chương 170: Nhất tiễn hạ song điêu?
Tháp tùng Hàn Thuyên đi sứ là nho sinh của ông. Gần một tháng nay, sau nạn dịch, Hàn Thuyên được điều chuyển từ giúp việc cho Bỉnh Di sang quân Thiên Đức.
Chương nhờ Hàn Thuyên và nho sinh giúp cho việc tuyên truyền, giải thích các đường lối, chính sách của Thiên Đức. Về chức vụ cụ thể, Hàn Thuyên là Hội phó Thiên Đức hội, đảm trách thông tin, tuyên truyền. Ông có một nhà làm việc riêng trong bản doanh cùng với nho sinh. Duệ cũng là Hội phó, đồng thời là Chủ tịch Hội Nông dân đảm trách nông nghiệp. Uyển Như cũng là Hội phó, đảm trách thương nghiệp.
Lương bổng quân sĩ Thiên Đức lúc này, Binh nhì là 45 đồng, Binh nhất 50 đồng. Cứ mỗi cấp lại tăng thêm 5 đồng mà tính. Hàn Thuyên nhận lương ngang bằng với Trương Lôi, Lữ đoàn phó đảm trách huấn luyện tân binh, lương 85 đồng một tháng. Ngoài lương thực nhận, sỹ quan, hạ sỹ quan và cấp bậc tương đương còn có thêm phiếu lương thực cấp phát cho gia đình. Nho sinh dưới trướng Hàn Thuyên nhận lương tương đương Binh nhất trở lên, ăn ở tại doanh trại.
Nhìn chung Hàn Thuyên và nho sinh không bận tâm về cuộc sống thường nhật bởi Chương rất trọng nho sinh, thường xuyên gặp và lắng nghe họ phát biểu ý kiến xây dựng. Những nho sinh có đóng góp hay, có ích lập tức được tuyên dương trong quân, cứ ba lần tuyên dương sẽ tăng một bậc lương mà không cần chờ kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm.
Nho sinh muốn công danh được công danh, hàng nghìn người ghi nhận công danh ấy, bởi thế họ không ngừng tìm tòi, trao đổi, tranh luận sôi nổi để khẳng định bản thân. Những ý tưởng nho sinh đưa ra sau khi áp dụng, nếu nhận phản hồi tích cực của số đông, lập tức nhận bằng khen vinh danh.
Vũ Ninh vương đồng ý cung cấp 4000 y phục bộ binh cho Thiên Đức, tương đương 4000 quân Thiên Đức sẽ kéo đi phối hợp theo yêu cầu.
Chiều mùng 3 Tết, Kiều Công Ngạn sang sông gặp Phạm Cự Lượng bàn tính việc quân. Theo đó, quân Thiên Đức sẽ phối hợp với quân Nguyễn Quốc Khánh và Kiều Công Ngạn đánh quân Tô Trung Từ đóng trại ở giáp Yên Thường, hương Từ Sơn, tả ngạn Xích Giang (tả ngạn, hữu ngạn tính xuôi dòng) thuộc châu Vũ Ninh. Mục tiêu Nguyễn Quốc Khánh muốn là đẩy lui quân của Tô Trung Từ về bờ hữu ngạn thuộc hương Long Biên.
Kiều Công Ngạn muốn Phạm Cự Lượng dẫn quân qua sông, hợp quân cùng tiến đánh giáp Yên Thường từ phía Tây song Cự Lượng lấy lý do hai bên chưa từng phối hợp, lo rằng khi tham chiến sẽ bất lợi.
Cự Lượng đưa ra phương án dùng chiến thuyền đổ quân lên vị trí gần ngã ba sông Đỏ và sông Thiên Đức, tiến đánh từ hướng Nam. Thắng bại cũng rút về theo lối ấy.
Hôm sau Kiều Công Ngạn lại sang gặp, đồng ý phương án Cự Lượng đưa ra và bổ sung thêm rằng, thuỷ quân của Ngạn sẽ từ hương Kim Hoa xuôi dòng từ hướng Đông Bắc đánh tạt sườn khi quân Tô Trung Từ rút qua bãi bồi giữa dòng Xích Giang.
Phạm Cự Lượng xem hoạ đồ, trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu mới đồng ý. Kiều Công Ngạn ấn định ngày phản công là rằm tháng Giêng, khởi sự đầu giờ Thìn. Nếu có thay đổi sẽ báo trước một ngày, hai bên giữ liên lạc bằng cầu phao nhỏ đối diện làng Môn, gọi là cầu Môn.
Phạm Cự Lượng báo cáo với Chương, Chương nghe xong, ngồi trầm ngâm nhìn hoạ đồ vẽ bằng phấn trắng, phấn đen, phấn đỏ, phấn xanh… trên bảng gỗ. Hoạ đồ trên bảng là phần phóng to khu vực lân cận dựa theo Vạn Xuân giang sơn hoạ đồ, có điều chỉnh đôi chút dựa trên thực tế từ thông tin Uyển Như, Bỉnh Di cung cấp. Mỗi bảng là một hoạ đồ chi tiết từng vùng, nho sinh của Hàn Thuyên đã vẽ ra, cậu ta rất khéo tay.
-Đúng như hôm trước bàn bên Nhất Vạn, Vũ Ninh vương muốn chúng ta giúp sức chỉ là phụ mà diệt chúng ta trả thù cũ mới là chính. Anh Lượng chắc đã nhìn ra rồi phải không?
-Giữa lòng Xích Giang ở đoạn này có mấy bãi bồi giữa sông. Quân của Tô Trung Từ tận dụng đóng trại nhỏ kiểm soát thuyền bè qua lại. Cầu phao vượt sông sẽ bắc ở đoạn này hoặc họ dùng thuyền, quân ấy không thiếu thuyền. Thuỷ binh của lão Ngạn chắc sẽ theo lối thượng nguồn ấy đánh quân đồn trú trên bãi hoặc… sẽ rẽ vào sông Thiên Đức đánh thuỷ binh ta neo đậu đổ quân.
-Anh nói đúng nhưng chưa đủ, chúng ta phải phân tích xem trong hai m·ưu đ·ồ giúp sức và tiêu diệt thì m·ưu đ·ồ nào là chính. Anh mời chú Lôi, ông Diện, Lạc Thổ đến đây.
Cự Lượng có chút ngập ngừng, Chương cười:
-Ta nói với anh rồi, kỳ này là đánh với Tô Trung Từ chứ đâu phải chống Vũ Ninh vương. Chúng ta không làm khó họ nhưng họ hiểu lão Khánh, lão Ngạn và Hoàng Ngưu hơn chúng ta. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, cổ nhân dạy rồi.
Cự Lượng ra ngoài báo nữ binh đi mời những người Chương vừa đề cập đến họp gấp. Một lát sau họ đều có mặt đủ, Cự Lượng thông báo tình hình trước, sau đó nói ý định của Kiều Công Ngạn. Nghe xong mấy người nhất loạt bóp trán, chau mày. Trương Lôi nói:
-Đích thị là một cái bẫy. Hoàng Ngưu có thù tất báo, tôi nghĩ hắn sẽ bỏ qua quân đồn trú của Tô Trung Từ mà đánh Yết Kiêu, thập phần là vậy.
Bàn Phù Sếnh bổ sung:
-Hoàng Ngưu người miền thượng như tôi, thưa chủ tướng. Hắn là kẻ có thù tất báo.
Lạc Thổ cũng nói:
-Thuỷ binh của Hoàng Ngưu đều là dân gốc châu Vũ Ninh, ở những giáp, những hương phía Bắc.
Chương lắng nghe lần lượt các ý kiến, sau đó mới nói:
-Theo nhận định của các ông, mưu kế nhất tiễn hạ song điêu này bảy phần nhắm diệt chúng ta hơn là đối phó Tô Trung Từ. À… chỉ huy quân của lão họ Tô là ai?
-Thưa, là Lưu Bá Hoàng. - Cự Lượng đáp.
Chương ngó đăm đăm hoạ đồ, đi qua đi lại một hồi mới hỏi:
-Tay Hoàng Ngưu này chạm trán với chúng ta hai lần, lần đầu chúng ta tha, lần sau hắn hợp lực với Hùng Cú đánh chúng ta sấp mặt. Quá tam ba bận, không thể để hắn khinh nhờn Thiên Đức được. Các ông tính thế nào?
-Nện nó một trận nhừ tử! - Lượng đanh mặt.
-Chúng ta cần thêm người chăn lợn. - Trương Lôi nói. - Bắt sống được hắn là tốt nhất, nếu ngoan cố đành chịu.
-Nếu đúng hắn đánh Yết Kiêu nghĩa là chặn hậu của ta, kỳ trước hắn đem ba nghìn, kỳ này có thể đông hơn vì muốn đánh vượt nhanh qua các đồn trên sông. - Lạc Thổ nhận định. - Tôi cho rằng Hoàng Ngưu sẽ đem tất cả thuỷ binh của Vũ Ninh vương theo, cả năm qua tuyển binh, chắc quân số không ít hơn bốn nghìn.
Chương lắng nghe hết, thi thoảng lại hỏi rồi ghi chép rồi giao lại cuộc họp cho Cự Lượng bàn bạc chi tiết.
Chương cho gọi Yết Kiêu đến gấp, Thiên Bình cũng có mặt. Cuộc họp diễn ra sau bữa tối gồm có Chương, Thiên Bình, Cự Lượng, Yết Kiêu, Lạc Thổ, Trương Lôi, Nghiêm Phúc Lý, Bàn Phù Sếnh, Phạm Thị Thanh… Thái Hương, đã bước sang tuổi 16, làm thư ký cuộc họp.
Cuộc họp diễn ra đến quá nửa đêm mới giải tán, mỗi người một nhiệm vụ, họ có 7 ngày để chuẩn bị sẵn sàng.
-Em chép lại thành một bản thu gọn. - Chương dặn Thái Hương. - Nhờ chị Duệ hướng dẫn thêm. Bản thu gọn nộp lại thầy xem, nếu được thì chép một bản gửi sang Nhất Vạn cho Tả Đô đốc nhé.
Trên đường trở về nhà cùng Thiên Bình, Chương hỏi:
-Em tự tin chứ?
-Anh tin em thì em tự tin.
-Hồi hộp là điều khó tránh nhưng trong tay em có thứ thần khí trấn thiên hạ, nhớ những gì anh dặn. Quyết định của em liên quan đến tính mạng nghìn người, vậy nên đừng có ham đánh quá.
-Em nhớ mà.
-Năm nay em 21 rồi, anh không thể chờ hái quả chín lâu hơn được.
Thiên Bình choàng lấy cổ Chương, hôn một cái, thì thào:
-Anh cũng đừng để em chờ lâu, em cũng muốn sớm sinh quý tử cho anh. Mà này, có phải vì chị Lam Khuê mang bầu nên anh không dám làm gì nên hướng chú ý qua em?
Chương ho lụ khụ, tảng lờ không đáp. Thiên Bình thấy vậy cố tình khiêu khích, Chương đành nói:
-Em đừng có khiến anh phát điên, anh bế ngược em ra lán ngủ bây giờ.
Nghe vậy Thiên Bình vội rời ra ngay, cô nàng biết Chương không nói đùa. Chả riêng Thiên Bình, các nàng đều biết khi căng thẳng hoặc mưu tính, Chương thường xếp lại một bên, gần gũi với một cô vợ nào đó rồi ngủ. Sáng ngày ra tươi tỉnh rồi mới quyết.
-Chị Uyển Như mới về hồi chiều đấy. - Thiên Bình huých nhẹ. - Bây giờ em chỉ muốn đi ngủ, họp mệt hơn lao động tay chân.
-Để cô ấy nghỉ. Em cũng nghỉ sớm đi. Ngày mai còn việc của em đấy.
Lam Khuê và Duệ chong đèn chờ cửa. Thiên Bình nhón củ khoai cắn một miếng còn lại nhét cả và miệng Chương sau đó đi ngủ. Duệ và Lam Khuê ngồi hỏi chuyện linh tinh trong khi Chương và vội bát cơm. Chương đuổi hai nàng đi ngủ, nói sẽ tự bưng mâm để xuống bếp, hai nàng nhận mỗi người một nụ hôn lên trán mới miễn cưỡng đi ngủ. Căn buồng đầu hồi có hai giường lớn, bốn cô gái chia nhau ngủ. Chương ngủ ở căn buồng đầu hồi bên này trên một giường cũng rộng, thường là ngủ một mình. Cũng có đôi khi Lam Khuê hoặc Uyển Như khó ngủ lại chui sang song trai trên gái dưới chưa từng diễn ra trong ngôi nhà này.
Chương cầm tích nước vối ra cổng ngó trái phải rồi xách đến trạm gác gần đó hỏi thăm dăm câu ba điều với bốn người lính trực đêm. Cậu lần lượt rót nước cho mỗi người và cho bản thân một cốc. Điều này đã thành thói quen, Chương không muốn binh sĩ gác đêm ở ngoài cổng nhà vì quanh làng đều bố trí vọng gác bí mật cả. Song Cự Lượng nhất quyết nên Chương đành chịu. Binh sĩ đến phiên trực cũng quen với việc chủ tướng sẽ mời nước, hỏi thăm công việc, gia đình rồi mới đi ngủ.
Nhưng đêm nay Chương hãy còn nhiều nỗi băn khoăn nên cậu bắc ghế ngồi tựa lưng vào vách bếp suy tư thêm một hồi.