Chương 200: Bản danh sách quý giá
Lấy Lý phủ làm trung tâm, Chương đặt bản doanh Thần Vũ quân bên cánh hữu, gần sông Dâu. Bên cánh tả Chương đặt bản doanh Tiểu đoàn Thiên Đức. Hai tiểu đoàn với quân số chừng 2500 chia thành 4 doanh trấn tiền - hậu - tả - hữu Lý phủ. Đại đội Thần Vũ đóng giữ xưởng quân khí phía sau làng Đường Vỹ cùng hàng chục thần công, hoả pháo.
Đại bản doanh Thiên Đức cạnh làng Đường Vỹ giao cho Trương Lôi quản. Đại bản doanh dùng làm nơi huấn luyện tân binh, tích trữ lương thảo, tài vật.
Thành Luy Lâu trở thành bản doanh của thuỷ quân. Hoàng Ngưu được cử làm phó cho Yết Kiêu, thống lĩnh 600 thuỷ binh. Cao Lịch làm lo pháo binh.
Bản doanh pháo binh Thần Sấm dưới quyền Phạm Bạch Hổ chuyển đến trại thuỷ quân cũ của Yết Kiêu, trấn ngã ba sông.
Bản doanh Thiên Gia Bảo Hựu, tức Ty Công an rời từ làng Nhất Vạn đến gần thành Luy Lâu và Diên Ứng tự, 1100 người trong Ty Công an đều được trang bị súng hoả mai niêm cất cẩn thận. Chương có ý định biến thành Luy Lâu và phụ cận trở thành đô thị trong tương lai.
Ba ngày sau khi chiếm được Lý phủ, Chương cho yết thị ở khắp các chợ lớn nhỏ, các cổng đình chùa, thông báo miễn 1 năm thuế khoá. Ty Thông tin - Tuyên truyền chuyển tạm về làng làng Trống, Mái để tiện thu thập thêm nhân sĩ trong vùng.
Ty Giáo dục của Trần Thông chuyển về gần Diên Ứng tự.
Duệ đang bụng mang dạ chửa vẫn đốc thúc việc kiểm đếm nhân khẩu trong vùng mới chiếm. Trên sổ sách, Chương đã chiếm được phân nửa Siêu Loại với 11 xã tính từ lúc chiếm thành Luy Lâu, mỗi xã có từ 5 đến 8 làng. Tổng số hơn 8000 hộ với hơn 4 vạn nhân khẩu trên sổ sách song thực tế rà soát trong 8 xã mới kiểm soát chỉ có 26000 dân, nam nhân tuổi từ 16 đến 40 chưa đến 6000 người. Hầu hết nam nhân đang trong quân, chạy loạn sang phía Lý Lệnh công.
Sông Khoai chảy từ thành Luy Lâu đến đoạn làng Văn Lãng hắt về dãy Linh Sơn đều nằm trong tầm kiểm soát của quân Thiên Đức. Mạn từ làng đúc đồng Văn Lãng hắt về phía trấn Hải Đông, quân Thiên Đức chưa kiểm soát được.
Địa thế Siêu Loại bằng phẳng, sông Khoai lại hẹp, đặt ra cho Chương một bài toán khó khi mà dân dễ dàng bơi qua sông Khoai hoặc quân Siêu Loại có thể tràn qua bất cứ lúc nào. Nếu Chương cho xây lô cốt dọc bờ sông trấn giữ sẽ bất lợi, quân đã ít mà chia đóng nhiều nơi là thất sách.
Hai việc mà Chương cho là cần làm trước tiên là đường sá và tuyển quân.
Sau khi bàn tính với Phạm Tu và Phạm Bỉnh Di kỹ càng, Chương quyết định đưa gần hai nghìn hàng binh từ phủ Thiên Đức sang Siêu Loại lập xã Vạn An.
Dân xã Vạn An do đều là nam nhân nên trực thuộc Ty Giao thông do Trưởng ty Vũ Kiệt, người gốc Tam Vạn, quản lý. Hai vị Phó ty là Nguyễn Thiện Kế, người làng Trống và Vương Trí Nhàn, người gốc châu Vũ Ninh, một hàng binh chuyên lo làm đường sá, cầu cống. Quyền lợi, bao gồm lương bổng, của dân xã Vạn An được hưởng y như quân nhân Thiên Đức.
Chương ban bố quy định, đường cái rộng 2 trượng, đường liên xã rộng 1 tượng 5 thước, đường liên thôn rộng 1 trượng. Đường cái, đường liên xã hai bên đều phải có mương thoát nước, nếu có phạm vào ruộng của dân thì đền bù. Con đường cái đầu tiên Ty Giao thông phải làm ở Siêu Loại dài 15 dặm theo hướng Bắc - Nam, đặt tên là đường Vạn An. Điểm đầu đường Vạn An gần Lý phủ, điểm cuối là bờ sông Khoai, nơi có một lô cốt bê tông lớn đang được gấp rút xây dựng trở thành chốt tiền tiêu.
Song song với đó, Trương Lôi nhận nhiệm vụ phát cây rừng, xẻ đá tạo thông đạo từ đại bản doanh Thiên Đức vắt qua dãy Linh Sơn sang Siêu Loại. Nhân lực ngoài tân binh còn thuê thêm dân hai xã Thiên Đức, Vũ Ninh. Chương dự kiến làm hai hệ thống cáp treo vận chuyển lương thảo, khí cụ, trang thiết bị quân sự. Nếu hoàn thành, việc vận chuyển v·ũ k·hí sẽ bí mật hơn, gần hơn rất nhiều. Theo bản vẽ, Chương sẽ dùng những khối đá lớn, nhỏ ở hai bên sườn núi cộng thêm sức người khi vận hành cáp treo.
Sắp đặt cơ bản đâu vào đó, Chương đưa gia đình về ở tạm trong Lý phủ. Đồ đạc bày biện trong Lý phủ giữ nguyên hiện trạng. Chương chọn căn phòng nhỏ nằm ở hậu viện, nơi trước đây đã từng ở làm nơi ngả lưng. Thư phòng của Lý An tạm dùng là nơi tiếp khách, làm việc bởi phòng rộng đến hơn hai trăm mét vuông.
Lý phủ rất rộng nhưng Thiên Bình, Uyển Như, Duệ và Lam Khuê vẫn giữ nếp cũ. Bốn cô nàng chọn một phòng lớn để ở chung, một phòng gần đó dành riêng cho Chương nghỉ. Duệ mang thai, Uyển Như mới sinh chưa được nửa năm nên chẳng thiết tha đến Chương mấy. Thiên Bình mê việc quân, thi thoảng cũng ngủ cùng Chương nhưng chả hiểu vì sao cô nàng chưa động thủ. Bởi thế, Lam Khuê thường đến ngủ cùng chồng luôn.
Lý phu nhân trở về mái nhà quen thuộc thì vui hẳn ra. Hai cô tiểu thư nhỏ, Thiên Kim và Mai Lan thường ở cùng với Lý phu nhân. Để Lý phu nhân yên lòng, Chương đã nhờ ông Cả Lụa bắn tin đến Lý An.
Mỗi ngày đều trôi qua mau, độ ấy khoảng thượng tuần tháng 7. Sau cả tháng sắp đặt đã hòm hòm, Chương kiểm lại binh mã tính đánh Lý Lệnh công thật sớm. Lý An đã không còn cầm quân đúng như mong muốn của Chương. Chương thực không rõ vì sao Lý An lui về ở ẩn nhưng theo nhận định chủ quan của cậu, cơ hội đang dần hiện rõ.
Số hàng binh Siêu Loại và số tráng đinh mới tuyển vào quân được gần hai nghìn đã giao cho bọn Trương Lôi, Chu Diện, Triệu Văn Khoát huấn luyện. Chương đặt ra lệ, nhà độc đinh sẽ miễn việc quân. Nhà nào có hai đinh sẽ lấy một, bốn đinh sẽ lấy hai người sung quân bộ binh hoặc việc trong quân, lương tháng 50 đ·ồng t·ính từ ngày nhập ngũ. Gia đình nào có người trong quân sẽ được miễn giảm thêm một số loại thuế Lý Lệnh công từng thu trước đây, chưa kể sẽ được tặng thêm tiền bạc nếu tuân thủ quy định, lề lối do Thiên Đức đặt ra.
Người nào việc nấy.
Hàn Thuyên cùng nhân sĩ trong Ty Thông tin - Tuyên truyền ra sức lan truyền những chính sách của Thiên Đức đã, đang và sẽ áp dụng cũng như những ưu đãi dành cho dân vùng Siêu Loại. Thậm chí, Chương còn cho yết thị rằng, các làng phải lập danh sách các phụ lão tuổi ngoại thất tuần để hướng đến xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho các cụ, mỗi tháng biếu các cụ 10 đồng.
Không phải tất cả dân vùng mới bị chiếm đều tin, nghe theo nhưng đại bộ phận dân chúng không chống đối. Chương không muốn thay đổi đột ngột bất cứ thứ gì vốn có, mới chỉ vẽ ra viễn cảnh tươi sáng để vỗ về dân chúng mà thôi.
Trong khi bọn Hàn Thuyên, Trần Thông lo việc thuộc phận sự thì bọn Cự Lượng, Yết Kiêu hay Thiên Bình cũng chẳng được ngơi tay khi mà vùng mới chiếm được rộng gấp rưỡi phủ Thiên Đức.
Từ những thông tin thu thập được trong sổ sách của Lý An, Chương biết cách bố phòng, điều binh và tên các tướng chỉ huy của quân Siêu Loại. Tham vấn Phạm Tu, Triệu Quang Phục và Đoàn Thượng đâu vào đấy, Chương quyết định sẽ t·ấn c·ông làng Thư Đôi trong thời gian sớm nhất, trước vụ thu hoạch lúa. Vì vậy, Chương bắt tay vào soạn thảo Kế hoạch Mai Lan, mục tiêu chiếm phần đất còn lại, hạ Thư Đôi, phế bỏ Lý Lệnh công. Kế hoạch soạn thảo xong, Chương gửi cho Phạm Tu xem để bổ sung cho chặt chẽ.
Kế hoạch Thiên Kim thành công đồng nghĩa với việc bọn Chương và Bỉnh Di không còn tay trong. Bởi thế mọi toan tính đều phải dựa vào số liệu của năm Thiên Đức 28, thông tin từ hàng binh do Bỉnh Di tổng hợp và nguồn hạn chế của ông Cả Lụa.
Lực lượng Thiên Đức quân vẫn đầy đủ, 5000 quân sẵn sàng chiến đấu. Theo tính toán, quân Siêu Loại còn khoảng một vạn rưỡi sẵn sàng giao chiến nhưng nhiều kho quân lương, tài vật đã rơi vào tay Thiên Đức. Bộ Tổng tham mưu quân Thiên Đức ước tính, với số quân thường trực đông, áp lực lương thảo là vấn đề tiên quyết mà Mậu Quốc Thìn mới nắm binh quyền phải giải quyết.
Mậu Quốc Thìn là người như thế nào thì Chương chưa có thông tin.
Ông Cả Lụa cho Chương biết, một số thân tín trước đây của Lý An nay không được Mậu Quốc Thìn trọng dụng, lại bị tiếng bấc tiếng chì sinh ra bất mãn, trong số đó có Trương Văn Long và Hoàng Thái Công. Chương muốn tìm cách liên lạc với hai tướng này song chưa biết họ nắm trại nào. Hai anh em họ Lý về làng Thư Đôi ngót tháng, nay cũng bặt vô âm tín.
Một chiều muộn, có một ông tuổi ngoại ngũ tuần dáng vẻ khắc khổ đến trước cổng Lý phủ nói với quân canh xin gặp Chương, bảo rằng có việc quân tình cần cấp báo. Chương cho mời vào phòng khách, vừa gặp mặt, ông này liền quỳ sụp xuống chắp tay vái lạy khiến Chương thất kinh. Cậu đến bên đỡ dậy, người đàn ông nói:
-Lão là Trương Văn Bưu người làng Kếp, xã Bình Ngô, lão là cha đẻ của Trương Văn Long.
Chương nghe vậy khẽ nhíu mày, hỏi:
-Chả hay người mà bác vừa nói có phải Đại tướng quân Trương Văn Long?
-Bẩm ngài, quả đúng như vậy. Con trai lão là thân tín của Lý Sứ tướng, trước đây từng điều binh đánh nhau với ngài.
-Cháu có nghe danh Trương Đại tướng quân, anh ta là một tướng giỏi, đã nhiều lần đối địch với quân Thiên Đức bất phân thắng bại.
-Vạn Thắng vương quá khen, con trai lão chỉ là kẻ tài hèn sức mọn.
-Bác đây là thân phụ của Trương Đại tướng quân, chả hay muốn gặp cháu là có chuyện gì?
Lão Bưu ngó nhìn mấy nữ thân quân đứng gần, ánh mắt có phần e dè. Chương thấy vậy bèn nói:
-Các cô đây đều là thân tín, nhìn không thấy, nghe không thông nên bác cứ yên lòng.
Bấy giờ lão Bưu mới run rẩy lấy trong mình ra một tờ giấy nhàu nát, lấm lem đưa cho Chương và nói:
-Con trai lão bảo rằng trong giấy này có viết tên các tướng lớn nhỏ không thuận theo Mậu Sứ tướng. Con lão nhờ lão đưa tận tay Vạn Thắng vương.
Chương đưa cho một nữ binh đọc, nữ binh bẩm báo lại cho Chương tên tuổi 26 Đại tướng quân, Tướng quân cùng quê quán. Chương nghe xong liền hỏi lão Bưu:
-Trương Đại tướng quân sao không cử thân tín mà để bác phải lặn lội đến đây thế này?
-Bẩm Vạn Thắng vương, con trai lão hiện bị chuyển về giữ một trại nhỏ giáp vùng Tế Giang. Hồi ngài kéo quân sang đây, lão cùng gia quyến chạy loạn về mạn làng Trạm phía bên kia sông Khoai. Con trai lão có dặn trước khi đi rằng Lý Quang Minh, trưởng nam của Lý Sứ tướng mới bị Mậu Sứ tướng bắt vào lao vì có ý chống đối. Lý Công Thành nhờ có Lý Sứ tướng che chở nên chưa b·ị b·ắt song chuyện đó cũng sớm muộn.
-Lệnh lang bị điều đi xa như vậy hẳn có dụng ý phải không ạ?
-Mậu Sứ tướng cất nhắc thân tín, loại bỏ tuỳ tướng của Lý Sứ tướng. Con trai lão bảo rằng nếu Vạn Thắng vương quyết chí đánh Mậu Quốc Thìn thì nên đánh sớm, những người có tên trong giấy sẽ nghe mà theo về, không chống đối.
Chương quay ra nói với nữ thân quân:
-Các em chuẩn bị phòng nghỉ cho bác đây và cử người đi mời Tả Đô đốc cùng các anh Lượng, Thổ đến bàn việc gấp.
Nữ binh liền đi ngay. Chương hỏi cặn kẽ lão Bưu những gì Trương Văn Long đã nói cũng như tất cả điều lão Bưu mắt thấy tai nghe.
Hàn Thuyên cũng được gọi đến họp. Chương đưa ra tờ giấy, yêu cầu Cự Lượng bố trí người tìm gấp gia quyến của những người có tên trong danh sách, xem có ai đang ở trong vùng kiểm soát phải lập tức đưa họ về làng Vạn. Tuyệt đối đảm bảo an toàn tính mạng cho những người ấy.
Hàn Thuyên cùng nho sinh Siêu Loại đang làm việc trong Ty Thông tin - Tuyên truyền cung cấp cho bản vẽ chi tiết các xã. Phạm Cự Lượng cùng bọn Nguyễn Lạc Thổ dựa theo hoạ đồ chia nhau ra thực hiện công việc ngay trong đêm. Gia quyến của 11 trong số 26 người mau chóng được tìm thấy không mấy khó khăn.
Gia quyến các tướng ban đầu sợ mất mật khi đương đêm quân Thiên Đức ập vào hỏi rõ tên tuổi, trưởng làng đó xác nhận là phải liền bị đưa đi ngay. Mãi đến lúc trời sáng rõ, họ đến làng Nhất Vạn, được Phạm Tu tiếp đón, nói rõ sự tình bấy giờ mới thở phào nhẹ nhõm. Nhờ thông tin gia quyến cung cấp, Chương biết được có năm tướng quân giữ trại gần sông Khoai sắp bị điều đi nơi khác. Họ vẽ hoạ đồ đường đi lối lại cho Chương cùng số quân áng chừng trong trại đó.
Chương gọi Tôn đến họp cùng Bỉnh Di, đối chiếu hoạ đồ xác nhận là đúng liền chạy đua với thời gian, truyền lệnh Tiểu đoàn Thần Vũ và Thiên Đức sẵn sàng chiến đấu.