Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 211: Bộ Y tế và Trường Quân sự Vạn Xuân




Chương 211: Bộ Y tế và Trường Quân sự Vạn Xuân

Các trại nhỏ dăm ba chục quân trấn miền biên viễn khi cử người tìm về Lý phủ xin hàng liền nhận thưởng mỗi quân 1 tiền, tạm thời giữ nguyên bổng lộc, ưu đãi và nhiệm vụ trấn biên. Chờ họp quân sẽ cho gọi tướng giữ trại về hội họp.

Đàn bà em nhỏ trong trại Thuận Thành được độ mươi ngày, những người chồng hãy còn thì Thiên Bình đưa đến thành Luy Lâu cho gặp, sau đó cho về làng gốc nơi tứ thân phụ mẫu còn sinh sống. Trường hợp không còn tứ thân phụ mẫu thì vợ chồng dắt díu nhau sáng xã Kim Tháp ở trong những làng Bỉnh Di đã dựng trước đó hoặc một làng bất kỳ nào mà họ muốn ở. Quân Thiên Đức sẽ cấp lương thực và 2 tiền để chi dùng, chờ lệnh bố trí công việc mới.

Vài nghìn người tưởng sẽ bị g·iết thì nay lại sống, vái lạy tạ ơn nhưng thực họ chẳng rõ phải tạ ơn ai vì quân sĩ Thiên Đức không nhận. Thiên Bình hiểu rõ ý định của chồng, lấy lòng nhân đối đãi với kẻ bại trận, triệt tiêu bớt địch ý trong lòng họ.

Hàng nghìn quân sĩ chưa có gia đình sau đó được trưởng làng cùng phụ mẫu đến bảo lãnh cho về chốn cũ chờ gọi trình quân sau. Nội trong hai ngày, toàn bộ gần sáu nghìn hàng binh bị giam giữ được thả ra. Hàng nghìn quân khác, trước đó đã trốn chạy về làng được trưởng làng hoặc phụ mẫu dẫn đến trình quân tại trại gần nhất. Họ không b·ị b·ắt, quân Thiên Đức chỉ chép lại tên tuổi, quê quán, khả năng và từng thuộc quân của ai.

Có thể nói, ba quân Thiên Đức cũ ai làm việc nấy, phối hợp chặt chẽ với Ty Công an, Ty Dân vận, Ty Thông tin nên công việc cứ tuần tự mà làm. Bấy giờ những trưởng bối như Phạm Tu, Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng mới nhận thấy rõ tác dụng của mấy năm trời Chương đào tạo người. Những người có nhiệm vụ đều cố gắng làm tốt công việc được giao, làm hộ cả phần việc của người khác. Gương mặt người nào người nấy đều tươi tắn dù mướt mồ hôi.

Bọn Trương Văn Long, Hoàng Thái Công bị cuốn theo công việc. Do chưa quen nên họ chỉ làm theo sắp xếp của những người cũ. Chưa đầy nửa tháng sau chiến thắng Thư Đôi, tình hình Siêu Loại cơ bản ổn định. Trong suốt quá trình từ lúc Chương khởi binh vượt sông đến sau rằm tháng 9, trong vùng tuyệt không xảy ra tình trạng c·ướp b·óc, hôi của. Công này thuộc về Hàn Thuyên, Nguyễn Gia Miêu và Phạm Bỉnh Di. Thuyên và Miêu tuyên truyền, Bỉnh Di cho quân nắm địa bàn đến đừng thôn ấp. Lệnh của quân Thiên Đức đưa ra rất ngắn gọn, bất cứ kẻ nào t·rộm c·ắp của dân mà b·ị b·ắt quả tang lập tức chặt một bàn tay sau đó sung làm phu lao động không công.

Những Hàn Thuyên, Bỉnh Di, Thiên Bình, Uyển Như, Gia Miêu, Trần Thông… đều đã làm việc cùng nhau mấy năm nên tương đối hiểu. Họ đều biết khi làm sẽ sai nhưng có sai mới biết đâu là đúng. Ba tháng chiếm Lý phủ, non một năm chiếm Luy Lâu đã giúp những cá nhân này có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc an dân. Mỗi người đều muốn cố thêm một chút để chủ tướng của họ bớt thêm một việc.

Việc đầu tiên Chương thực hiện sau khi tình hình tạm yên ổn vào hạ tuần tháng 9 năm Thiên Đức 29 là đến Linh Sơn cổ tự gặp Khuông Vạn Thái sư. Trước là dâng hoa cúng Phật, sau là xin Thiền sư Ngô Chân Lưu cho Đại sư Thích Viên Chiếu, Thích Minh Không tạm rời tự, giúp việc quân. Nghe Chương trình bày đầu đuôi, Thiền sư và hai vị cao tăng đều cảm thấy vui lòng.

Đại sư Thích Viên Chiếu được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế, Đại sư Thích Minh Không làm Thứ trưởng bởi cả hai cao tăng cùng tinh thông y thuật. Bộ Y tế sẽ có Ty Y tế và Ty Dân số trực thuộc.

Trần Xuân Yên, một lang y 40 tuổi làm Trưởng ty Y tế bấy lâu nay. Ty Dân số mới thành lập do Ngô Thị Nguyệt, vợ của Phạm Cự Lượng, đảm nhiệm Trưởng ty.

Ty Dân số phối hợp với Ty Y tế, Ty Công an, Ty Dân vận, Ty Giáo dục và cả những quân sĩ Thiên Đức biết chữ nghĩa cùng nhau tiến hành cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất trong toàn vùng Siêu Loại và phủ Thiên Đức theo biểu mẫu mà Chương đã soạn sẵn cho Nguyệt. Trong biểu mẫu, Chương dặn Nguyệt lưu ý kỹ phần nghề nghiệp, trình độ (biết chữ hoặc không biết) khả năng, mong muốn, đề đạt… Nguyệt có 3 ngày để phổ biến và 7 ngày phải hoàn thành toàn bộ

Chương muốn biết đang có bao nhiêu dân sinh sống trong vùng, chính xác đến từng con số lẻ. Ty Công an của Phạm Bỉnh Di cũng cần phải nắm rõ nhân khẩu trong vùng.

Sau cuộc tổng điều tra dân số, toàn phủ Thiên Đức và vùng Siêu Loại có 160.683 nhân khẩu bao gồm cả quân sĩ. Trong đó 67.895 nam và 92.788 nữ, 89.521 người đang trong đuổi lao động (tương đương 56%) 71.162 người phụ thuộc (trẻ em từ 0-15 tuổi, người già trên 50 tuổi) có 44.235 trẻ em.

Con số không nói dối. Vạn Xuân nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ mà số nam ít hơn số nữ đến hơn hai mươi phần trăm thật là nguy lắm. Chiến tranh là một phần, nghèo đói, lạc hậu có lẽ là chính. Số người trên 50 tuổi chiếm gần 20% dân số, đồng nghĩa tuổi thọ trung bình thấp do mức sống thấp, sức khoẻ chưa được chú ý.

Chương đã họp các Trưởng ty, Phó ty và cả những sỹ quan chỉ huy trung đội trở lên để phân tích cho họ ý nghĩa của các con số cùng một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình trong tương lai. Một trong số đó là ban hành chính sách “Những đứa con Thiên Đức”. Theo chính sách này, từ tháng 10 năm Thiên Đức 29 trở đi, nhà nào sinh con thứ tư trở lên sẽ gọi là “con Thiên Đức”. Thiên Đức quân hàng tháng sẽ tài trợ 5 cân gạo, 5 cân ngũ cốc, 1 lít sữa và 20 đồng cho đến khi tròn 7 tuổi. Sau 7 tuổi gia cảnh khốn khó sẽ nuôi tiếp cho đến 15 tuổi và sẽ nhận vào quân khi tròn 16, bất kể nam nữ.

Học hành ở Thiên Đức và Siêu Loại là bắt buộc đối với trẻ em lên 7. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi sẽ gửi ở nơi trông trẻ trong mỗi làng, các cụ bà ngoài 50 tuổi được Thiên Đức trả công để chăm sóc. Đứng đầu mỗi lớp trẻ ở các làng sẽ là một thiếu nữ tuổi đôi mươi. Cha mẹ các bé khi gửi thì đưa thêm thức ăn, Thiên Đức quân sẽ lo bữa trưa.



Ty Y tế phải tuyển thêm lang y làm việc trong ty, số lượng lang y không giới hạn, nhiều càng tốt. Bộ trưởng, Trưởng ty, Phó ty có trách nhiệm sát hạch đầu vào, đề xuất lương bổng, chính sách cho những lang y mà sau này thống nhất gọi chung là nhân viên y tế. Mục tiêu Chương đặt ra cho Bộ Y tế là trong 3 tháng, mỗi làng phải có một trạm y tế với ít nhất 1 nhân viên y tế. Mỗi xã phải có 1 trạm y tế lớn, có ít nhất 3 nhân viên y tế trở lên.

Thiền sư Ngô Chân Lưu, Thiền sư Sùng Phạm cùng các vị cao tăng trong các chùa khắp vùng sẽ giúp Ty Giáo dục mở một trường dạy y thuật gồm hai nhóm lớp. Nhóm chưa biết và nhóm biết nhưng chưa thông thạo. Người theo học từ 16 đến 40 tuổi bất kể nam nữ hoàn toàn không mất tiền. Ý định này của Chương được giới tăng lữ ủng hộ nhiệt thành bởi mục đích giúp dân.

Trường Y thuật Vạn Xuân xây kiên cố bằng tường gạch, mái ngói ngay phía sau chùa Diên Ứng, cạnh con đường cái chuẩn bị làm. Chương mời Thiền sư Sùng Phạm làm Hiệu trưởng dù Thiền sư không thật hiểu chức vị này lắm.

Chương đến cắt băng khánh thành vào ngày 10 tháng 12, ngày giỗ trận Thiên Đức. Trên bục phát biểu, Chương đã nói rằng việc chú trọng y thuật sẽ giúp dân trong vùng có sức khoẻ tốt hơn, sống lâu hơn. Chương đã dùng chữ Bụt khắc 5 chữ “Lương y như từ mẫu” lên một tấm bảng lớn tặng trường.

Các vị Thiền sư, cao tăng trong quá trình dạy y thuật, không quên dạy các lang y tương lai phải có lòng nhân hậu theo đúng tôn chỉ của trường và lương tâm nghề nghiệp và xứng đáng với 5 chữ Vạn Thắng vương tặng cho.

Lương y tốt nghiệp từ Trường Y thuật Vạn Xuân sẽ phục vụ trong Ty Y tế hoặc quân Thiên Đức tuỳ theo năng lực và nguyện vọng. Thời gian đào tạo sơ bộ từ 1 - 2 năm tuỳ khả năng tiếp thu. Sau khi tốt nghiệp vẫn theo học ngắn hạn thường xuyên để nâng cao y thuật.

Trong khi Nguyệt lo điều tra dân số, Chương cùng Lý An đến gặp Phạm Tu. Sau những chén trà ngon, Chương đã nói ra ý định của bản thân về việc thành lập một trường quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Qua thực tế chiến đấu liên miên cho thấy trình độ của tướng sĩ không đồng nhất, bắt buộc phải có một nền tảng quân sự và ý chí chung.

Chương mời Lý An làm Hiệu trưởng Trường Quân sự Vạn Xuân. Lý An và Phạm Tu ngồi nghe mà đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Trường Quân sự Vạn Xuân sẽ có hai cấp lớp, gồm lớp đào tạo sỹ quan và lớp đào tạo hạ sĩ quan. Trong hai cấp lớp lại đào tạo chuyên sâu với Khoa Pháo binh, Khoa Bộ binh, Khoa Thuỷ binh, Khoa Kỵ binh và Khoa Thiết giáp. Đứng đầu mỗi khoa sẽ là Trưởng khoa.

Tất cả Sỹ quan và Hạ sỹ quan trong quân Thiên Đức hiện tại đều phải theo học trường này. Do đặc thù, Thiên Bình sẽ là Trưởng khoa Bộ binh dạy cách dùng súng. Phạm Bạch Hổ làm Trưởng khoa Pháo binh. Với Khoa Thiết giáp, Trưởng khoa sẽ là Ngô Kình Ngư, Chương sẽ giúp thêm khoa này.

Sau khi đào tạo xong cho toàn bộ các chỉ huy trong quân, thời hạn là 3 tháng. Trường Quân sự Vạn Xuân sẽ tuyển sinh nam nữ khoá đầu tiên, tuổi từ 16 đến 20, đào tạo Hạ sỹ quan. Thời gian đào tạo tạm ấn định không quá 1 năm.

Lý An đồng ý.

Bên cạnh đó, Chương cũng sẽ lập Trường Chính trị Vạn Xuân do Duệ làm Hiệu trưởng. Các Sỹ quan, Hạ sỹ quan hoặc học viên trước khi theo học trường quân sự bắt buộc phải học xong ở trường chính trị. Tốt nghiệp trường chính trị sẽ được kết nạp vào Thiên Đức hội nếu đã là Hạ sỹ quan trở lên.

Trường chính trị ban đầu chỉ có năm dãy nhà, về sau này mở rộng thành một trường lớn trước khi sáp nhập vào Trường Quân sự Vạn Xuân nhưng vẫn giữ nguyên tắc phải học xong chính trị mới đào tạo quân sự.

Sau tốt nghiệp, dựa vào đánh giá của Ban Giám hiệu và người giảng dạy, quân Thiên Đức sẽ bố trí làm Chính trị viên hoặc chỉ huy quân sự.



Lý An, Duệ, Thiên Bình, Bạch Hổ sẽ chọn những người đủ khả năng, tiến cử các vị trí phụ tá.

Sau khi trình bày rõ ràng, Chương để lại bản kế hoạch cho Phạm Tu và Lý An cùng xem rồi cáo lui, đến thăm bà Cả Ngư.

Lý An đọc lại một lượt bản kế hoạch, đặt xuống bàn, hỏi Phạm Tu:

-Vạn Thắng vương của chúng ta có thực mới 25 tuổi không?

Phạm Tu nhoẻn miệng cười, đưa chén trà lên miệng thổi nhẹ, đáp rằng:

-Ông không phải người đầu tiên hỏi câu ấy, trước ông đã có trăm người hỏi rồi. Tuy còn nhiều điều khó giải thích nhưng có lẽ đó là tuổi thật của Vạn Thắng vương.

-Một người mới 25 tuổi không thể nào nghĩ ra được những thứ này, thưa Tả Đô đốc.

-Ồ, chả phải ông tận mắt thấy gần cả tháng nay rồi ư? Nó… à… Vạn Thắng vương không biết Hán tự, cũng chẳng thèm học. Đó là thứ duy nhất là Vạn Thắng vương không biết, còn đâu những gì Vạn Thắng vương biết chúng ta tuyệt không biết.

Bấy giờ Phạm Tu mới kể cho Lý An nghe về xuất thân của Chương, và rằng ngày Chương đến làng Nhất Vạn đang trời quang mây tạnh bỗng nhiên tối sầm.

-Một tia sét đánh trúng cây đa ngàn năm ở ngoài làng khi Vạn Thắng vương đến gần, phút chốc cây đa rụng sạch lá mà độ mươi ngày ngay chồi non tua tủa. Dân vùng này ai cũng biết điều ấy cả.

-Tôi có nghe Lam Khuê kể rằng, ngày dựng cờ Thiên Đức cũng có sự lạ tương tự khi mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng.

-Vậy Lam Khuê có nói ông nghe, buổi chiều tà khi Vạn Thắng vương vừa kéo cờ đi đánh Phan Văn Hầu thì gió lớn thổi trên mặt sông không? Chắc là có chứ? Ta nhớ Lam Khuê có theo soái thuyền.

-Thưa có! - Lý An ngập ngừng. - Liệu… liệu đó có phải điềm báo rằng Vạn Xuân sẽ có chủ mới?

Phạm Tu đặt chén trà xuống bàn, quay sang nhìn Lý An hỏi rằng:

-Ông có muốn trở thành dưỡng phụ của Ái phi không?

Lý An nghe vậy thoáng giật mình. Phạm Tu cười mà rằng:



-Ta không phải thầy bói, cũng chả biết đoán sao giải mệnh. Ta cũng như ông, cả đời trên lưng ngựa nhưng ta có nhiều cơ sở để tin rằng họ Mạc hoặc Lý sẽ làm chủ Vạn Xuân này.

-Lý ư? Tả Đô đốc đang nói đến Lý nào?

-Tất nhiên không phải Lý ở La thành hay Sơn Tây mà Lý ở đây.

-Lý ở đây? - Lý An nghe không hiểu.

-Cũng không phải Lý của ông đâu, mà là dòng dõi của tiên vương. Có điều Lý hay Mạc đều do Vạn Thắng vương quyết cả. Ta nói ông hay, nếu ông có lòng với bách tính Vạn Xuân thì phải quàng trách nhiệm lên vai Vạn Thắng vương. Có thể ông chưa tin nhưng Vạn Thắng vương luôn tìm cách thoái thác mỗi khi ai đó đặt cậu ấy vào lên ngôi cao.

-Tôi… tôi từng nghe Vạn Thắng vương đề cập việc dựng nơi ở mới không nguy nga.

-Chốc nữa chè chén xong, ông nên đến đại bản doanh Thiên Đức. Tiền bạc vợ chồng chúng rất nhiều nhưng nếp nhà tranh tồi tàn của bà cụ mà vợ chồng chúng nó giữ hơn cả mả tổ đấy. Nếu ngãng ra, ta sợ Vạn Thắng vương sẽ kéo bốn cô vợ trốn mất.

-Một người không màng địa vị ư? Nếu quả có vậy thì đó là kẻ đáng sợ.

-Vạn Thắng vương muốn trở về nơi nào đó gọi là Thủ đô. Nơi ấy còn song thân và một em gái song không biết về bằng cách nào. Một mai có thời gian ta sẽ kể thêm ông nghe. Với lại, Vạn Thắng vương yêu chiều mấy cô vợ, con thì không nói làm gì. Bấy lâu nay ta phải tác động cô chính thất với cô Duệ. Ông biết Lâm Uyển Như chứ?

-Tôi thật bất ngờ khi ái nữ của Lâm Chí Hoà là thê th·iếp, thưa Tả Đô đốc.

-Lâm Chí Hoà chi rất nhiều cho con gái chỉ để nhận một lời hứa của Vạn Thắng vương khi cậu ấy hãy còn chưa có danh phận. Tầm nhìn của thương nhân không đơn giản đâu ông ơi.

Phạm Tu thuật cho Lý An nghe những gì Chương đã toan tính và làm ở Siêu Loại từ mấy năm trước. Càng nghe Lý An càng thông tỏ, lý giải được bao điều còn khúc mắc.

-Như Tả Đô đốc nói, nếu Vạn Thắng vương có dã tâm thì Siêu Loại đã bị chiếm từ lâu. Chỉ là… là cậu ấy không muốn nhiều người phải c·hết.

-Ông cảm thấy mình may mắn chưa?

-Thực tôi cảm thấy may mắn từ hồi mới về. Đối với tôi bây giờ mà nói thì… thì Mạc Thiên Kim quan trọng nhất. Nó rất quấn tôi, hôm nào sang đây chơi tôi sẽ bế theo.

-Trở thành ông rất thích, ta có rất nhiều cháu, chắc cả nghìn đứa song vẫn thích có thêm. Nhìn đám trẻ thơ ấy, ta thấy mình phải giúp cha mẹ chúng, đổi lại chúng yêu thương ta. Thử hỏi chúng ta cả đời chinh chiến rốt cuộc là vì cái gì? Trung thành là một lẽ nhưng trung thành mà không hạnh phúc cũng chỉ là một cái xác không hồn mà thôi.

-Nay nói chuyện với Tả Đô đốc thật là tôi được mở mang tầm mắt.

-Ông ở lại ăn trưa, chốc nữa có hai ông về là đủ chè tam rượu tứ vui đáo để. Chiều ta đưa ông đi thăm đại bản doanh Thiên Đức, ông sẽ phải học tế tử của ông nhiều.

Trong bữa rượu bốn người ở làng Nhất Vạn, Lý An được mời vào cái gọi là Bộ Tổng tham mưu. Ông đồng ý dù không hiểu rõ lắm, nghe đâu vào đó làm thầy dùi, dù gì bây giờ ông cũng là nhạc phụ của Vạn Thắng vương.