Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 215: Hiến Doanh ở đâu?




Chương 215: Hiến Doanh ở đâu?

Nói về nạn trộm c·ướp phủ Thiên Đức không có nhưng trên nhiều khúc sông giáp ranh thời gian gần đây nổi lên nạn giặc c·ướp. Tàn quân của Mậu Quốc Thìn chạy sang Tế Giang, Nam Sách, Hải Đông đã hợp với những kẻ du thủ du thực lập thành đảng c·ướp. Các đảng c·ướp nhắm đến các thương thuyền và đặc biệt những thương thuyền buôn bán với phủ Thiên Đức.

Các toán c·ướp giả dạng ngư phủ ngày đêm theo dõi thuyền bè đi lại, các thuyền chở nặng bị nhắm đến. Đặc biệt, khúc sông dài hơn chục dặm giáp ranh với Tế Giang có đến ba, bốn toán c·ướp.

Chưa đầy một tuần, thương thuyền của Hội Thương nhân phủ Thiên Đức b·ị đ·ánh c·ướp, bốn người t·hiệt m·ạng, hàng hoá trên thuyền là đường phèn b·ị c·ướp sạch. Thương thuyền cắm kỳ hiệu Công ty Vạn Xuân chở phân bón cũng b·ị c·ướp, ba trong số tám thuỷ thủ b·ị s·át h·ại.

Thương thuyền của ông Cả Lụa bị vét sạch vải vóc nhưng không thiệt nhân mạng. Vài thương nhân ở các nơi đi qua cũng bị mất trắng tài sản, đôi ba thuyền thiệt hại nhân mạng khi chống cự.

Thuỷ quân Long Vũ cho Mông Đồng tuần tiễu song đó không phải là cách hay do sông rộng lại dài. Chương nghe vợ than khổ bèn hỏi Phạm Bỉnh Di, khi nắm rõ sự tình, Chương liền họp với thuỷ quân Long Vũ. Yết Kiêu cho gọi các thuyền Mông Đông về.

Phạm Bỉnh Di đưa quân xuống các làng gần sông nắm bắt tình hình và biết chắc rằng hải tặc chỉ ở phía bên kia sông. Phạm Bỉnh Di cắt đặt quân dọc bờ sông theo dõi di biến động của các thuyền chài suốt ngày đêm để nắm quy luật. Chừng một tuần trôi qua, Bỉnh Di họp với bọn Yết Kiêu bàn kế sách.

Thuỷ quân Long Vũ dùng thuyền của Công ty Vạn Xuân, thương thuyền Cả Lụa cùng vài thuyền khác của thương nhân mới cập cảng. Thuỷ quân Long Vũ đưa 20 quân lên nấp trong thuyền, lần lượt chậm rãi rời từ bến Diên Ứng qua khúc sông hay xảy ra giặc c·ướp đến bến Bình Than ở phía Tây phủ Thiên Đức nghỉ một đêm, lấy thêm 10 quân lên thuyền. Khuân gạch đá bỏ vào chum vại, phủ vải, che phên rơm sau đó lặc lè chèo ngược lại bến Diên Ứng vào chiều ngày hôm sau. Mỗi thuyền xuất phát cách nhau chưa đầy một khắc.

Quả nhiên đến khúc sông rộng, hàng chục thuyền nhỏ từ trong lau lách ven bờ xuất hiện chèo mau ra giữa dòng vây lấy hai thương thuyền. Mỗi thuyền có hàng chục kẻ mặt mày hung tợn, gươm đao sáng loáng chỉ trỏ, hò hét bắt thương thuyền dừng lại. Các trảo phu lấy làm sợ hãi vội buông chèo.

Toán k·ẻ c·ướp nhảy lên thuyền, xô ngã trảo phu, lật phên rơm, kéo vải phủ ra xem chở gì thì thấy những họng súng đen ngòm. Một loạt súng nổ vang, hàng chục k·ẻ c·ướp quy tiên. Những kẻ còn ở trên thuyền nhỏ luống cuống, loay hoay chèo thuyền ra xa thì bị b·ắn h·ạ ngay tức khắc. Nhiều kẻ khác nhảy vội xuống làn nước lạnh cóng của chiều đông. Thuỷ quân Long Vũ không vội triệt hạ mà dùng luôn các thuyền nhỏ chậm rãi bơi đuổi theo những kẻ định trốn chạy. Nhiều kẻ bị tặng cho một mũi giáo, máu đỏ loang lổ một khúc sông.

Thuỷ quân Long Vũ vớt lên 10 kẻ đang run rẩy lên, chia chúng ra tra hỏi. Chờ thêm nửa canh giờ khi các thương thuyền còn lại đến đủ liền ném hết gạch đá xuống sông, lấy hai thương thuyền và dùng luôn các thuyền nhỏ của toán c·ướp chèo thẳng vào bờ phía Tế Giang.



Trong số 10 k·ẻ c·ướp ban nãy bắt được chỉ còn 6 vì 4 kẻ bị xử tử tại chỗ do gian trá, lời khai khác 6 kẻ còn sống. Thuỷ binh Long Vũ bắt những kẻ này dẫn đường đến thuỷ trại của chúng gần bờ sông. Quân Long Vũ đổ bộ lên bờ cả thảy 250 tay súng, vừa thấy thuỷ trại liền hạ sát luôn những kẻ dẫn đường rồi tràn đến t·ấn c·ông. Hơn ba chục kẻ bị tiêu diệt tại chỗ, gần hai chục kẻ khác b·ị b·ắn khi trốn chạy. Thuỷ trại mới lập bằng tranh, tre, nứa của đảng c·ướp mau chóng chỉ còn là đống tro tàn. Tất cả những kẻ bị hạ vứt luôn thây vào đống lửa.

Thuỷ quân Long Vũ rút về đem theo hơn bốn chục phụ nữ. Bọn Đinh Công Tráng cắm lại một tấm bảng gỗ ở thuỷ trại, ghi ngắn gọn:

“Còn c·ướp b·óc ở vùng này thì chó gà cũng không tha”.

Chỉ trong một buổi chiều tà, một toán c·ướp gần như bị diệt sạch sẽ. Số nhanh chân bỏ chạy thoát thân khi lò dò quay lại thấy hàng trăm bộ xương trắng nhởn lẫn trong than đen thì kh·iếp sợ tột độ.

Một toán c·ướp nhỏ gồm hơn ba chục tên ở trấn Hải Đông cũng bị diệt gọn theo cách y chang. Từ bấy giờ không còn nghe nạn c·ướp b·óc trên sông nữa. Song để các thương nhân yên lòng khi buôn bán, Thuỷ quân Long Vũ thường dùng bốn Mông Đồng thuyền tuần tiễu từ bến Bình Than đến bến Diên Ứng không theo giờ giấc cố định. Vừa rèn quân vừa đảm bảo trật tự trị an. Các thương thuyền khi ngang qua Mông Đồng tuần tiễu thường ném sang quà bánh thay lời cảm ơn. Họ biết quân Thiên Đức không nhận tiền, dân cho thì nhận chứ không được phép vòi vĩnh.

Trong chợ Diên Ứng đã có trường hợp binh sĩ Thiên Đức nhận tiền của tiểu thương cảm ơn. Binh sĩ ấy b·ị đ·ánh 10 hèo thị chúng, chỉ huy nhận 20 hèo vì quản quân không chặt, cắt 1 tháng lương. Dân chợ Diên Ứng thấy vậy liền kéo đến thành Luy Lâu gần đó thuật rõ sự tình, xin cho hai người đó thì bổng lộc mới không bị cắt. Từ đận ấy từ quân đến dân buôn bán sợ xanh mặt vì tội nặng nhẹ dựa theo số tiền đút lót, nặng cũng bị chặt luôn bàn tay đưa tiền và bàn tay nhận tiền.

Sau Chương thấy làm vậy e quá khắt khe nên cho đặt một hòm gỗ lớn trước cổng chợ Diên Ứng, cạnh trạm gác. Tiểu thương có lòng, muốn cho quân tiền bạc thì cứ nhét vào đấy, chả biết của ai. Mỗi tháng hòm mở một lần, tiền thu được tặng thưởng cho những binh sĩ nhận nhiệm vụ ngày đêm canh giữ chợ.

Từ chợ Diên Ứng lan sang các chợ khác như Thổ Hà, chợ Nùng, chợ Hà Mãn… Tiểu thương bán hoa quả, rau củ mà ế cũng đem cho quân, đồng xu cắc bạc lẻ thì họ nhét vào hòm. Mùng 1 hàng tháng sẽ mở hòm, nhờ tiểu tương đếm hộ. Tiền tuy không nhiều nhưng dần trở thành nét đặc trưng tại các chợ trong phủ Thiên Đức.

Nhìn chung, sau khoảng 3 tháng, bách tính Siêu Loại có cái nhìn thiện cảm với quân sĩ Thiên Đức vì không bị sách nhiễu. Cũng bởi thế, nhiều quân sĩ Thiên Đức có vợ là con của tiểu thương hoặc các bà hay đi chợ.

Chương họp với bọn Yết Kiêu và Bỉnh Di chỉ nói ngắn gọn:



-Phải diệt sạch sẽ không để lại một đứa nào để những kẻ khác kinh sợ mà từ bỏ ý định c·ướp b·óc của lương dân bá tánh. Tình hình không ổn định sẽ khiến thương nhân lo ngại, lâu dài họ sẽ tìm lối khác thông thương.

Bởi vậy Thuỷ quân Long Vũ không hề nương tay, g·iết một số kẻ bất lương răn đe những kẻ bất lương khác âu cũng là một việc nên làm.

Chương đã bàn với Uyển Như về ý định xây một thương cảng nhỏ cho tàu thuyền của các thương nhân neo đậu nghỉ ngơi. Uyển Như vô cùng hào hứng với ý tưởng này bèn bàn định với Yết Kiêu, Đinh Công Tráng, Hoàng Thái Công, Hoàng Ngưu. Uyển Như nhờ những sỹ quan tìm cho một nơi thích hợp để làm thương cảng.

Bọn Yết Kiêu sau đó đưa cho Lâm Uyển Như một số địa điểm. Uyển Như đưa cho Chương xem, xem xong Chương lắc đầu mà rằng:

-Sông Thiên Đức rộng nhưng nay chúng ta với Vũ Ninh vương tuyệt giao, phàm là thương nhân như em sẽ muốn tìm chỗ yên ổn trú chân. Mạn Tây hay Nam của phủ ta đều không thích hợp, ngoài việc bên kia sông thuộc về kẻ khác thì lòng sông còn hẹp, không phải tuyến giao thông thuỷ huyết mạch. Thương cảng mà chúng ta dựng sẽ nhắm đến thuyền lớn neo đậu, nhất là thuyền của Hoa quốc.

Đoạn Chương trải hoạ đồ ra, chỉ một điểm cho Uyển Như thấy.

-Xích Giang là sông lớn, chảy qua nhiều vùng, nó là hệ thống sông cái. Thuyền lớn qua lại tấp nập, em cần cho người khảo sát địa thế, tốt nhất nên nói với cha tìm giúp. Thương cảng này sẽ lớn, lớn nhất nhì đất Vạn Xuân, sẽ giúp ta thêm cường thịnh.

-Như anh chỉ chả phải thương cảng nên nằm bên bờ tả ngạn Xích Giang sao? Huyện Siêu Loại có phần đất giáp sông nhưng luồng lạch không thuận cho thuyền bè neo đậu. Em từng nghe cha nói, đâu phải ngẫu nhiên mà người ta chọn nơi làm các bến thuyền.

Chương di chuyển xuống một chút, hỏi:

-Chỗ này thì sao?



Uyển Như nói:

-Chỗ này có một bến thuyền lớn gọi là Hiến Doanh, em từng đến đôi lần. Hiến Doanh xưa vốn thuộc đất Đằng Châu vùng Tế Giang.

Chương khụt khịt:

-Nơi ấy có tốt không?

-Em thấy khá thuận tiện, nhiều thương thuyền Hoa quốc vẫn neo ở đó trước khi ngược dòng lên La thành hoặc Sơn Tây. Từ Hiến Doanh đến La Thành mất độ hai ngày, xuôi thì một ngày.

-Em có muốn làm chủ chỗ ấy không?

-Sao được, chỗ ấy…

Bấy giờ Lâm Uyển Như sực nhớ ra điều gì, quay sang nhìn chồng, đôi mắt chớp chớp liên hồi mà rằng:

-Chẳng lẽ anh định thôn tính đất Tế Giang?

Chương nắm tay đưa lên miệng giả vờ ho lụ khụ, không đáp. Uyển Như ôm chầm lấy vào ghé vào tai:

-Vậy mình đến chỗ bí mật, anh nói cho em nghe, anh nhờ.

-Chỉ được cái thế là tài.

Nói đoạn Chương bế thốc Lâm Uyển Như vào buồng mây mưa nhưng tuyệt nhiên không hé răng nói sẽ làm thế nào để chiếm Tế Giang hoặc bao giờ thì động binh. Uyển Như cũng chẳng hỏi, cô nàng chỉ cần biết ngày nào đó bản thân sẽ là chủ nhân của một thương cảng to đùng nào đó mà thôi. Thậm chí, Uyển Như còn chưa tưởng tượng được thương cảng đó trông ra sao.