Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 311: Đại bản doanh Cổ Bì




Chương 311: Đại bản doanh Cổ Bì

Sáng ngày 12 tháng 2, Lý Mẫn bắt đầu tái đổ bộ sau khi xốc lại đội hình, bàn định với các bộ tướng kỹ càng hơn.

Ba cha con Cao Quang Chương, Cao Tòng Chinh và Cao Gia Kiệt nhận lệnh, dẫn 50 chiến thuyền lớn dùng pháo đá bắt đầu bắn vào bờ đo khoảng cách, căn chỉnh tầm bắn. Cao Quang Chương vừa bắn pháo vừa cho thuyền chậm rãi tiến vào bờ, mục tiêu của Cao Quang Chương là bắn pháo lên gò không tên yểm hộ cho bộ binh, kỵ binh đổ bộ.

Dương Cát Lợi đáp trả, sau chừng hai khắc đồng hồ, Dương Cát Lợi với hơn một trăm khẩu pháo đá dồn hoả lực đánh chìm được 2 thuyền lớn của Cao Quang Chương và buộc phải cho pháo rời khỏi gò không tên do pháo dưới các t·àu c·hiến bắn ngược lên có quả đạn đá đã rơi vào trận địa. Dương Cát Lợi cho rằng đã lời lãi bèn đặt luôn tên là gò Lời.

Lợi di chuyển pháo về phía cánh đồng, cụm thứ nhất khoảng trăm khẩu, cách bờ sông khoảng hơn trăm trượng. Cụm thứ hai khoảng hơn năm mươi khẩu, đặt sau cụm thứ nhất khoảng sáu chục trượng.

Cao Tòng Chinh dùng độ mươi thuyền chiến bắn đá tới tấp lên bãi đổ bộ, kỵ bộ nhờ đó mà ít t·hương v·ong hẳn. Quân La thành không tập trung thành từng khối lớn, thay vào đó là các đội binh chừng hai, ba chục người tản ra, cùng nhắm hướng luỹ tre làng Lở. Các loại đạn từ bên trong làng Lở vẫn bắn ra không ngừng.

Hơn hai trăm kỵ binh La thành trang bị nặng tiếp cận được cổng làng Lở, quân trong làng chống trả bằng quả nổ mảnh lớn nhỏ cùng hoả pháo. Kỵ binh thiệt phân nửa quân số lại phải lui về sau tản ra chờ thêm quân kỵ vẫn đang đổ bộ dưới bến lên tiếp ứng.

Hoả tiễn bắn vào các bụi tre như mưa, nhiều bụi tre bắt đầu cháy nhưng quân phòng thủ chưa rút, vẫn tận dụng các vật cản, dùng hoả mai bắn tỉa gây nhiều t·hương v·ong và pháo thì bắn khắp mọi hướng không cần biết đạn bay đi đâu.

Bọn Dương Cát Lợi rút khỏi gò Lời bên cánh hữu, Cao Quang Chương cho quân khiêng được dăm bảy khẩu pháo đá lên bờ bắn ngược lên. Đạn đá, đạn cháy rơi vào bụi tre, vọt cả vào trong làng. Đào Cam Mộc và Đặng Công Chất, chỉ huy quân phòng thủ trong làng Lở thấy tình thế sắp nguy ngập bèn lệnh quân sĩ dùng rìu phá hoả pháo liên hoà, phủ rơm đổ dầu phóng hoả. Các khẩu pháo đá cũng bắt đầu bị phá, chỉ mang theo các cấu kiện cần thiết. Hai tiểu đoàn Tất Thắng và Chiến Thắng dùng hoả mai bắn tập trung về phía cổng làng chặn quân kỵ cho dân binh rút lui về hướng Đông Nam đem theo thương binh.

Đào Công Sự chỉ huy kỵ binh tràn được vào làng Lở, Đào Công Thắng dẫn một toán vài trăm quân kỵ vòng ra cánh đồng làng Lở chặn đường rút nhưng sập hầm chông nên mất thời gian dò đường, kịp cho Tiểu đoàn Tất Thắng và Chiến Thắng rút ra khỏi luỹ tre làng.

Đào Công Sự và Đào Công Thắng t·ấn c·ông hai mặt nhưng ngặt nỗi kỵ binh chưa lên đủ, quân số hai bên tương đương mà cung nỏ không có tầm bắn xa bằng hoả mai. Bộ binh theo sau tràn lên đều vứt giáo chạy ngược về sau khi hàng trăm quả nổ được tung ra.

Đào Cam Mộc và Đặng Công Chất cho quân rút nhanh. Bọn Đào Công Sự và Đào Công Thắng bá·m s·át theo sau, giữ khoảng cách an toàn chờ thêm kỵ binh. Quân kỵ kéo đến, trước sau chừng hai nghìn, anh em họ Đào lúc ấy mới quyết định tràn lên truy kích. Lúc này bọn Đào Cam Mộc đã chạy xa khỏi làng Lở được chừng hơn ba dặm đường, quân vẫn không tản mát. Thấy truy binh đến sát, Đào Cam Mộc thúc quân cố chạy nhanh hơn một chút. Được một quãng, thấy chạy không kịp, Đào Cam Mộc và Đặng Công Chất thổi còi dừng quân quyết tử chiến.

Đương lúc nguy khốn bỗng đâu có một loạt chừng ba chục viên đạn đá từ bên cánh hữu bay đến đánh ngã mấy quân kỵ tiên phong của Đào Công Sự. Thêm đôi ba loạt đạn nữa bắn đến khiến Đào Công Sự phải cho quân lui lại, bảo Đào Công Thắng đánh về phía các khẩu pháo cách đó chừng trăm trượng.

Pháo bắn thêm dăm loạt thì ngưng, đủ thời gian cho bọn Đào Cam Mộc lui thêm được ngót trăm trượng dàn quân. Dân binh thoát trước đó có mấy đội kéo ngược trở lại trợ chiến khiến Đào Công Sự không thể khinh suất.



Đặng Công Chất và Đào Cam Mộc xốc lại đội hình rút lui cuốn chiếu, cứ đội này rút về sau trăm trượng lại dừng chân yểm trợ cho đội kia rút tiếp. Cứ vậy, toàn bộ quân trấn thủ ở làng Lở rút an toàn. Đào Công Sự không dám dẫn quân truy kích vì sợ xa đội hình chính, dễ vướng phục binh.

Đào Công Thắng dẫn vài trăm quân kỵ t·ấn c·ông trận địa pháo nhưng một lần nữa bị sập bẫy chông nguỵ trang trên cánh đồng, tiếp cận được trận địa chỉ còn thu được mấy chục khẩu pháo bị phá tan tành và hơn hai trăm viên đạn các loại.

Trận địa pháo này do Trần Thái Bộc chỉ huy, cứu được bọn Đào Cam Mộc liền huỷ pháo mà chạy. Đào Công Thắng nhìn thấy bóng dáng bọn Trần Thái Bộc đằng xa nhưng không dám truy kích cũng bởi sợ phục binh và hầm chông.

Quân Thiên Đức mất toàn bộ pháo đá ở cánh đồng và trong làng Lở.

Dương Cát Lợi cũng phải bỏ trận địa pháo khi bộ binh La thành tràn lên cánh đồng quá đông, pháo không còn tác dụng uy h·iếp. Việc phá pháo chẳng mất nhiều thời gian, chỉ vài nhát rìu là phá xong. Bộ binh La thành truy theo bọn Dương Cát Lợi, cụm pháo phía sau bắn chặn giúp Dương Cát Lợi và quân sĩ thoát được hết. Quân La thành xốc lại đội hình, chia làm 5 mũi cùng xông lên, bọn Dương Cát Lợi nhắm bắn tập trung vào mũi chính diện trước khi bỏ chạy về hướng Tây Nam.

Kiểm đếm sau trận chiến ác liệt diễn ra trong khoảng hơn một canh giờ, quân Thiên Đức mất 43 dân binh, 65 địa phương quân, 69 tân binh, 36 quân chính quy và hơn 500 người b·ị t·hương.

Đại quân La thành tiến sâu 6 dặm từ bãi đổ bộ mới hạ trại đóng quân tại cánh đồng Cổ Bì. Chương cảm thấy lấn cấn, chẳng hiểu sao quân La thành và Đông Phù Liệt lại không cùng đánh nhanh tiến nhanh tạo thế gọng kìm, hội quân cùng đánh chỉ huy sở Yên Bình mà lại hạ trại. Chương đem thắc mắc hỏi Phạm Tu và Lý An, hai vị lão tướng cùng cho rằng kẻ nào đánh với quân chủ lực của Thiên Đức trước kẻ ấy sẽ thiệt hại nặng nên có ý nhường nhau.

Chương lấy làm mừng bởi cả hai sứ quân với lực lượng đông hơn cùng đánh một lúc. Quân Thiên Đức dù chống cự được cũng thiệt hại nặng vì không có thành quách, việc phải rút về Thừa Thiên bảo toàn lực lượng thật khó tránh.

Để đóng đại bản doanh trên cánh đồng Cổ Bì, Tô Trung Từ phải đánh đổi bằng tính mạng của khoảng bốn nghìn binh sĩ, một số quá lớn. Tô Trung Từ cũng từng thân chinh tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ nhưng hai lần chạm trán với Thiên Đức diễn ra chóng vánh đến khó ngờ. Trăm nghe không bằng một thấy, chỉ có tự trải qua Tô Trung Từ mới hiểu vì sao những Lê Hoan, Trần Siêu hay anh em họ La thất thủ mau đến vậy.

Vũ khí của Thiên Đức mạnh hơn, Tô Trung Từ rất muốn có thứ gọi là súng và thần công trang bị cho quân. Một điểm khiến Tô Trung Từ chú ý, ấy là quân Thiên Đức khi rút lui rất có trật tự, điều này mang nhiều ý nghĩa. Đội quân rút lui mà không hoảng loạn là điều bất cứ người cầm quân nào cũng muốn.

-Lão già họ Phạm thật khác năm xưa. - Tô Trung Từ nói với Lý Mẫn. - Ông hành binh phải cẩn trọng. Tuy ông giữ chức Đô thống Đại nguyên soái nhưng ta nghĩ dàn trận đánh tay đôi với lão ấy ông khó có cơ hội thắng. Ông và Lý An trạc tuổi nhau, Lý An dụng binh ưa thần tốc, ông hãy còn cẩn trọng quá.

-Đội ơn Thái uý chỉ dạy, mạt tướng sẽ ghi nhớ lời ngài.



-Ông hẳn cũng thấy Cự thạch pháo của chúng ta so với bọn Thiên Đức hãy còn kém chứ?

-Dạ bẩm Thái uý, Cự thạch pháo của Thiên Đức có khác chúng ta đôi chỗ. Mạt tướng đang cho tìm hiểu kỹ để cải tiến, tin rằng nay mai sẽ bắn xa như của chúng.

-Kẻ nào đem được súng về, dù là đại súng hay tiểu súng sẽ thưởng nghìn nén vàng và cho giữ chức lớn trong quân.

Lý Mẫn tỏ ra tiếc rẻ:

-Bẩm Thái sư, chỉ một chút nữa thôi là binh sĩ đã chiếm được những thứ ấy.

Tô Trung Từ thở dài:

-Đó là thần khí trấn phủ của chúng, nếu dễ đoạt được ta cần gì treo thưởng hậu đến vậy. Nay ta đang ở trên đất của chúng, địa hình chúng thông thuộc hơn ta, với binh lực ít hơn, bọn chúng sẽ ưa dùng phục binh quấy phá. Thời ta còn xông pha trận mạc, Phạm Tu rất giỏi về phục binh. Ta không lấy làm lạ khi nay mai bọn Thiên Đức sẽ như đám ruồi nhặng vây quanh trại dụ các ông ra đánh.

Đang rảo bước bất chợt Tô Trung Từ dừng chân, ngước lên cao nói với binh sĩ:

-Các ngươi muốn ta c·hết sớm có phải không?

Lý Mẫn giật mình, bước đến cạnh. Tô Trung Từ tỏ ý không vừa lòng:

-Các người thật không rút ra được bài học gì sao? Quân Thiên Đức đánh nhau không dùng cờ hiệu nên các ông chẳng biết kẻ nào là tốt, kẻ nào là tướng. Cự thạch pháo và súng lớn của chúng bắn xa đến hơn trăm trượng, các ông treo kỳ của ta lên cao để doạ chúng hay muốn nhắn với chúng rằng “Này! Phụ quốc Thái uý ở đây, mau bắn đi!”?

Lý Mẫn phất mạnh tay về sau, khom lưng đáp:

-Mạt tướng ngu dại, mạt tướng ngu dại.

Tô Trung Từ nhếch miệng cười nhạt, khẽ lắc đầu:



-Ta không nghi ngờ điều ấy.

Đoạn chắp hai tay sau lưng rảo bước quanh đại bản doanh. Lúc sau Lý Mẫn quát bộ tướng:

-Các ông thật ngu độn! Định treo kỳ làm vật chuẩn cho bọn Thiên Đức hại Thái uý sao?

Các bộ tướng lại mắng thuộc tướng, thuộc tướng lại mắng binh sĩ. Bởi thế, đại bản doanh của quân La thành trên cánh đồng Cổ Bì tuyệt không có kỳ hiệu nào treo cao.

Tô Trung Từ chỉ về phía đằng xa hỏi Lý Mẫn:

-Ba ngôi làng trước mặt kia là làng nào?

Lý Mẫn xem qua hoạ đồ do bộ tướng đem đến, thưa rằng:

-Dạ bẩm Thái uý, bên tả là thôn Thạch Cầu Hữu, chính giữa là Thạch Cầu còn bên hữu là Thạch Cầu Tả. Trong ba thôn này thì Thạch Cầu có từ xưa, hang thôn còn lại mới lập gần đây nên bụi tre hãy còn lưa thưa.

-Đừng có để như làng Lở nơi bến sông!

Dứt lời, Tô Trung Từ trở về trướng soái nghỉ ngơi. Ngay sau đó, Lý Mẫn cho quân đến phóng hoả ba ngôi làng. May thay dân làng đều đã gồng gánh chạy loạn hết cả nên chẳng ai t·hiệt m·ạng.

Lý Mẫn dựng 9 trại trên cánh đồng Cổ Bì theo hình bán nguyệt, mỗi trại khoảng một nghìn binh sĩ. Tính theo bề ngang, chiều dài của các trại quân nối tiếp dễ đến hai dặm.

Trong mấy ngày liền, Lý Mẫn mặc kệ các toán quân Thiên Đức khiêu khích mà chỉ chăm chăm đốc thúc ba quân dựng trại lớn nhỏ kiên cố. Ban đêm, kỵ binh thay nhau tuần vòng ngoài bờ rào doanh trại khiến các toán quân Thiên Đức chưa thể tiếp cận đủ gần để quấy phá.

Lý Mẫn đem theo gần ba nghìn kỵ binh trang bị giáp trụ do anh em Đào Công Sự và Đào Công Thắng cai quản. Cự thạch pháo không thể đen nhiều nhưng Lý Mẫn dễ dàng chế thêm được gần hai trăm khẩu, còn đạn các loại trưng dụng của quân Thiên Đức.

Tất cả sắp đặt của Lý Mẫn đều nhằm biến Cổ Bì trở thành một cứ điểm đồn trú mạnh.