Chương 381: Tế Giang đến dễ
Thuỷ quân Đông Phù Liệt neo thuyền theo dõi tình hình chiến sự được cập nhật hàng giờ bởi các thương thuyền ngược xuôi trên dòng Xích Giang mênh mông. Được vài ngày, thuỷ quân trực thuộc Đại đoàn Thiên Đức do Đinh Công Tráng thống lĩnh từ sông Văn Giang chậm rãi tiến ra Xích Giang. Mặc dù Đinh Công Tráng chỉ có trong tay khoảng một nghìn quân nhưng với hoả lực vượt trội từ thần công bắn không ngừng khiến Nguyễn Từ Minh rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Trường hợp Từ Minh dẫn quân xông đến, ắt Đinh Công Tráng sẽ lui binh vào sâu trong dòng Văn Giang. Hoả lực của Thiên Đức đặt ở hai bờ sông khi ấy sẽ phát huy sức mạnh kinh người. Nguyễn Từ Minh không có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào. Nguyễn Từ Minh và Giang Hạo Điền chỉ còn lựa chọn lui binh trở về Đông Phù Liệt. Đinh Công Tráng dẫn thuỷ quân truy kích một quãng, đến khi hậu quân Đông Phù Liệt rút sạch mới thôi. Đinh Công Tráng kết hợp với Vũ Bang Hộ, chỉ huy tiểu đoàn thuỷ tại Hiến Doanh. Trước đó Bang Hộ dẫn quân thuỷ từ Hiến Doanh về thành Luy Lâu nhằm nghi binh. Tại Luy Lâu, Vũ Bang Hộ nhận thêm bốn chục chiến thuyền do Cao Mộc Viễn đem về quy thuận dạo trước kèm trảo phu. Bang Hộ nhập với Đinh Công Tráng, đuổi bọn Nguyễn Từ Minh xong liền xuôi thuyền giương buồm đến Hiến Doanh.
Tại Hiến Doanh, Vũ Bang Hộ dùng bốn chục chiến thuyền chở gần hai nghìn bộ binh, chủ yếu là quân sĩ Trung đoàn Ninh Hải. Hoàng Ngưu dùng năm trăm thuỷ quân còn lại ở Hiến Doanh và hai chục Hoả pháo liên hoàn tạo thành lực lượng thuỷ bộ khoảng bốn nghìn binh sĩ. Hoàng Ngưu là tổng chỉ huy đội quân này, Phạm Sáng làm Tham mưu trưởng. Phạm Sáng hiện tại vẫn giữ quyền Chính uỷ Đại đoàn Thiên Đức bởi lẽ giản đơn, Phạm Sáng người làng Vạn, lòng trung thành với Vạn Thắng vương và Lý Hoàng hậu chẳng cần bàn đến. Thứ nữa, Phạm Sáng cũng là một người cẩn trọng, cơ mưu đủ dùng.
Nhiệm vụ của Hoàng Ngưu chính là tận dụng thời cơ dẫn quân t·ấn c·ông chớp nhoáng Sơn Nam Hạ. Trong số sĩ quan, hạ sỹ quan thuộc quyền Hoàng Ngưu còn có Cao Bằng. Cao Bằng chẳng giữ trọng trách gì trong quân, xem như môn khách của Hoàng Ngưu. Cao Bằng được Hoàng Ngưu bảo lãnh, Ngưu giao cho Bằng năm chục quân thân tín từng theo Cao Bằng trước đây.
Trên đường tiến công, Hoàng Ngưu nhận thêm tiểu đoàn bộ binh Luy Lâu tăng viện. Tiểu đoàn này do bọn Linh Thông Thuận, Lưu Cơ và Đinh Điền mỗi người chỉ huy một đại đội. Tiểu đoàn Luy Lâu trước đây thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Lý Công Thành, con trai thứ của Lý An. Lý Công Thành nay đã giữ chức Trung đoàn trưởng, quyền chỉ huy Tiểu đoàn Luy Lâu giao lại cho Cao Mộc Lân. Linh Thông Thuận dù đã lập chiến công nhưng do xuất phát điểm là lính dõng, khả năng chỉ huy còn hạn chế nên cần tôi luyện thêm.
Trước khi tham gia chiến dịch, Linh Thông Thuận đã nhờ mẹ đến làng Nhất Vạn gặp Phạm Tu, ngỏ ý dạm ngõ Phạm Thu Cúc. Thu Cúc vẫn còn tơ tưởng anh nho sĩ Đoàn Nhữ Hài nên chưa ưng thuận dù Linh Thông Thuận rất tốt. Linh Thông Thuận bị từ chối vô cùng buồn bã. Thông qua Thiên Đức hội, Thiên Bình nắm được sự việc đã báo với Chương bởi Linh Thông Thuận gốc Siêu Loại, đã hai lần lập công mà vẫn chăn đơn gối chiếc.
-Gái tham tài, trai tham sắc! - Chương nói với Thiên Bình. - Cậu Thuận là người anh tin dùng song chưa có vị trí nào trong quân trong khi Đoàn Nhữ Hài là đích ngắm của nhiều bóng hồng. Cậu Hài thích người khác rồi, Thu Cúc chẳng có cơ hội. Muốn vun vén cho đôi này, nhất định phải để Thu Cúc thấy cậu Thuận ưu tú. Chữ thì Nhữ Hài hơn nhưng đánh trận nhất định Thông Thuận sẽ chiếm ưu thế. Kỳ này em phải đả thông tư tưởng cho Cúc để em ấy có cái nhìn khác về Thuận.
Quân vương sao phải lo chuyện vợ chồng cho binh sĩ? Tất nhiên Chương chẳng thể lo tất cả nhưng một số người anh buộc phải tìm cách bởi quân mỗi ngày một đông. Mỗi người là một vấn đề, lòng người khó đoán biết. Cần phải quan tâm đến những người có lòng trung thành với cá nhân Chương hoặc Thiên Bình.
Trần Công Tích nên duyên với Mạc Thái Hương nắm quyền điều chế thuốc súng. Mạc Dật là chồng Phạm Thị Hồng nắm quyền quân nhu. Phạm Cự Lượng giữ quyền chỉ huy Đại đoàn Thiên Đức, có vợ là học trò của Chương. Phạm Bạch Hổ có vợ là Thu Vân. Nguyễn Trung Ngạn và Cao Mộng Dao, Trịnh Tú và Bùi Phất Ngân. Vợ chồng Hoàng Như Hổ hoặc cặp Trần Nhật Tôn với Hồng Giang, Trần Minh Dũng với Trúc… đó đều là những người trẻ nhất nhất trung thành với Chương chứ không phải với… quân Thiên Đức hay đất nước Vạn Xuân. Chương đã từng nói với bốn người vợ, phải cất nhắc người trẻ có tài. Chia họ thành hai nhóm, một nhóm trung thành với cá nhân, một nhóm trung thành với sự nghiệp hoặc cụ thể là q·uân đ·ội. Ai rồi cũng già, con cháu họ Mạc cần có người tài và nhất mực trung thành phò trợ.
Chương đã giảng giải cặn kẽ sự khác biệt của lòng trung thành giữa đại nghiệp và cá nhân cho vợ. Có thể hiểu đơn giản là, người trung thành với đại nghiệp họ Mạc hoặc Lý chỉ cần người đứng đầu là con cháu họ Mạc nhưng người trung thành với cá nhân, họ tuân theo ý định của cá nhân trước tiên. Việc luân chuyển sĩ quan, hạ sĩ quan hay nhân sĩ bề nổi nhằm giúp cá nhân ấy có nhiều trải nghiệm, đảm trách nhiều việc nhưng ẩn sâu là không được để các sĩ quan, hạ sĩ quan hàm ơn người cấp trên nâng đỡ mà phục tùng cá nhân người đó.
Thiên Bình và Duệ rất lưu tâm việc này bởi lẽ giản đơn, Duệ sẽ nắm quyền điều hành đất nước, Thiên Bình nắm mặt tư tưởng trong quân, nhất định phải nhìn thật xa. Thiên Bình tất nhiên muốn con mình sinh ra phải đứng đầu thiên hạ, kế nghiệp cha. Duệ lại muốn con của mình trở thành người tài hòng bảo vệ thành quả do chồng gầy dựng.
Nói về bọn Yết Kiêu tạm đóng quân ở huyện Thuỷ Đường nôn nóng chờ lệnh xuất kích. Chiều tối ngày mùng 3 tháng 11 trời đổ mưa kèm gió lớn không thuận cho việc khởi hành. Quá nửa đêm mưa tạnh gió ngưng, Yết Kiêu vẫn phải đợi lệnh từ sở chỉ huy dã chiến tiền phương đóng ở huyện Tiên Minh.
Ngày 4 tháng 11, hừng Tây vừa ló dạng, quân Đằng Châu dưới sự chỉ huy trực tiếp của Khổng Chiêu Hà gióng trống mở cờ tiến hành vượt sông Phú Nông. Khổng Chiêu Hà huy động bốn nghìn thuỷ quân, có thêm gần hai nghìn quân trợ chiến từ Sơn Nam Hạ thiết lập được năm bãi đổ bộ tại bờ sông thuộc huyện Nghĩa Trụ Hạ. Khổng Chiêu Hà dùng Cự thạch pháo đặt trên chiến thuyền lớn bắn yểm trợ dọn bãi khiến các toán quân tiền phương của Thiên Đức đồn trú không chống cự được buộc phải lùi sâu đến ba, bốn dặm.
Quá Ngọ, Khổng Chiêu Hà đã đổ khoảng năm nghìn binh sĩ lên bờ nhanh chóng toả th·iếp lập các điểm đóng quân kiên cố. Nhận thấy quân Thiên Đức chống cự yếu ớt, chủ yếu là bộ binh. Khổng Chiêu Hà đưa lên bờ hơn năm trăm Cự thạch pháo sẵn sàng đối chiến nếu quân Thiên Đức kéo đến.
Chiều ngày mùng 4, Khổng Chiêu Hà dùng các thuyền nhỏ và tre tươi chuẩn bị sẵn kết làm cầu phao lớn, dự tính đưa kỵ binh, bộ binh và cả pháo binh từ Đằng Châu sang sông. Cầu phao làm xuyên đêm, đến sáng ngày mùng 5 thì hoàn thành. Sứ quân Sơn Nam Hạ tiếp ứng hơn một nghìn bộ binh tinh nhuệ, nâng tổng số quân thuỷ bộ dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Khổng Chiêu Hà lên đến 1,2 vạn người.
Từ chiều ngày mùng 4 đến sớm ngày mùng 5, Khổng Chiêu Hà chỉ huy binh sĩ vừa gấp rút dựng lều trại, vừa chống quân Thiên Đức phản công. Các đợt phản công của Thiên Đức trong khoảng thời gian này với đội hình từ hai đến ba trăm quân đều bị Cự thạch pháo đẩy lui. Đáng kể nhất, sớm tinh mơ ngày mùng 5, quân Đằng Châu đẩy lui cuộc t·ấn c·ông của gần hai nghìn quân Thiên Đức, thu được hơn một trăm Cự thạch pháo và dăm chục Hoả pháo liên hoàn do quân Thiên Đức tháo chạy không kịp phá hỏng.
Mưu sĩ Trần Thiện và một số môn khách của Dương Cự Vọng cùng khuyên Khổng Chiêu Hà cẩn trọng, tránh mắc mưu Thiên Đức. Trần Thiện nói:
-Tin do thám bị ngắt, thực hư Thiên Đức đánh mạn Bắc vẫn chưa rõ ra sao. Khổng đại nhân, ngài nhất định phải đề phòng Thiên Đức dụ chúng ta vào sâu nội địa rồi ba mặt giáp công.
Môn khách Tôn Cường người Hoa quốc mới đến nương nhờ Khổng Chiêu Hà một thời gian cũng nêu ý kiến:
-Khổng đại quan nhân, địch quân không bày trận gần bờ sông là chẳng có ý giao chiến. Nay ngài đứng chân trên vùng đất quang đãng, rộng rãi mà địch quân chỉ mon men không lại gần, có ý khiêu khích ắt có dụng mưu.
Khổng Chiêu Hà bèn hỏi:
-Tôn đại nhân, ngài có chủ ý gì?
Tôn Cường bèn đáp:
-Đành rằng quân chủ lực Thiên Đức có thể lên mạn Bắc nhưng không loại trừ đây là kế dụ Khổng đại quan nhân tiến quân. Một khi ngài tiến nhanh, đầu nhọn đuôi dài nhất định sẽ hở hai bên sườn, đó là thứ nhất. Thứ hai, nếu đưa đại quân sang phải đưa thật mau, địch nhân như tại hạ biết, dù chỉ là thư sinh tuổi trẻ song một tay hắn gầy dựng cơ đồ nhất định không phải kẻ tầm thường.
Khổng Chiêu Hà cười đầy tự tin:
-Tôn đại nhân hãy yên lòng. Dương Sứ tướng đích thân thống lĩnh năm nghìn thuỷ quân tinh tinh trấn giữ bên sườn phải đội hình, ngừa Thiên Đức từ Nghi Dương hoặc Tiên Minh ngược sông Phú Nông. Bên cánh tả đội hình còn có đội thuỷ quân Sơn Nam Hạ trấn giữ. Theo tính toán của ta, đến chính Ngọ ắt đại quân sang đủ. Chúng ta chia làm ba mũi cùng tiến đánh sẽ hạn chế hở sườn. Thiên Đức có hoả khí rất mạnh nhưng đã điều đến nơi khác, đây thực là cơ hội trời cho ta.
Thấy Khổng Chiêu Hà nét mặt tràn đầy tự tin, Tôn Cường định nói thêm song lại thôi. Khổng Chiêu Hà họp bàn với tả hữu, môn khách phải lánh mặt. Tôn Cường nói với Trần Thiện:
-Trần tiên sinh, tại hạ có dự cảm không lành nhưng mới đến đất này chưa thể hiểu hết con người nơi đây. Trần tiên sinh có thể chỉ bảo đôi điều được không?
Trần Thiện ngó trước nhìn sau, kéo Tôn Cường ra một góc nói nhỏ:
-Kẻ đứng đầu Thiên Đức là Vạn Thắng vương, đến nay hắn dựng cờ được 7 năm và chưa từng thua. Quân sĩ dưới trướng xuất quỷ nhập thần, dụng binh thần tốc, cốt tinh không đông. Chẳng giấu tiên sinh, thực lòng tại hạ cảm thấy Dương Sứ tướng và Khương Phó sứ còn nôn nóng quá, e là…
Tôn Cường tiếp lời:
-Tại hạ nghi đây là một cái bẫy lớn. Một kẻ túc trí đa mưu như Vạn Thắng vương đó không thể khinh suất mà đưa đại quân đi như vậy. Ngay việc chuyển quân lộ liễu cũng là một nghi vấn. Dương Sứ tướng và Khương đại quan nhân nôn nóng có thể do sự biến mấy tháng trước. Dụng binh kị nhất nôn nóng.
-Tôn tiên sinh là người Hoa quốc, chẳng hay ngài thuộc tộc nào? Tại hạ từng nghe danh ngài nhưng chưa có dịp tương kiến.
Tôn Cường chắp tay thi lễ:
-Trần tiên sinh nói vậy khiến tại hạ thẹn với lòng. Mấy năm trước tại hạ rời Tống quốc chạy nạn xuống phương Nam. Mấy tháng trước đến đất Đằng Châu may được Khương đại quan nhân thu dụng.
-Tại hạ năm nay vừa 37, chẳng hay Tôn tiên sinh năm nay được bao nhiêu tuổi?
-Tại hạ 41.
-Ban nãy Tôn tiên sinh có nói với Khương Phó sứ phải đưa quân sang thật mau là cớ làm sao? Xin tiên sinh giảng giải cho tại hạ được rõ.
Tôn Cường không giấu được vẻ lo lắng:
-Địch quân có ý dụ ta vào sâu, nếu quân sang sông chậm, địch quân thừa cơ đánh đúng lúc ấy đầu đuôi chẳng cứu được nhau tất bại. Chẳng phải tại hạ không tin Dương Sứ tướng nhưng khởi đầu thuận lợi khiến tại hạ băn khoăn. Điều nguy hiểm nhất cho đến nay theo tại hạ nghĩ chính là chẳng ai biết trong tay Vạn Thắng vương có bao nhiêu quân, kế đó mới là hoả khí. Lúc tại hạ còn ở Tống quốc, các nước đều nắm được binh lực của nhau tuy không tuyệt đối song cũng khá chính xác. Chẳng rõ binh lực địch mà giao tranh chẳng khác nào bịt mắt, tại hạ rất lo.
Trần Thiện và Tôn Cường đều có những trăn trở, điểm chung của cả hai là chưa được trọng dụng. Trần Thiện bất mãn, Tôn Cường thân là khách chẳng dám quá phận, hai người cũng có cái khó riêng của họ. Đất Vạn Xuân từ lâu trọng nhân sĩ, song nhân sĩ lại không có chỗ đứng trong quân mới sinh ra môn khách.
Khổng Chiêu Hà lo trúng kế nhưng nỗi lo ấy giảm dần khi Chiêu Hà đẩy lui được hàng chục cuộc t·ấn c·ông lẻ tẻ của quân Thiên Đức.