Chương 406: Cánh đồng ông Sứ!
Công sức của Dương Khoan và Đào Ứng Bình bắt đầu có tác dụng sau ba ngày ra rả thuyết giảng điều hay lẽ phải. Tinh thần quân sĩ của Dương Cự Vọng có phần dao động. Tiễn thi thoảng vẫn bắn, song lời lẽ miệt thị Đào Ứng Bình giảm hẳn. Dương Cự Vọng đứng trước trận tiền cất tiếng thoá mạ Đào Ứng Bình là kẻ hèn nhát. Ứng Bình không vì thế mà nản lòng.
Trước tình hình đó, Dương Cự Vọng không động binh ắt sẽ có thêm nhiều bất lợi. Nhất là Phạm Lệnh công Phạm Khải Ca đã bày tỏ ý định xếp giáo quy hàng. Lời Đào Ứng Bình nói không phải không có lý. Đằng Châu thuộc Vạn Xuân. Vạn Xuân do Lý tiên vương đánh đuổi Hoa quốc mà có. Lý tiên vương băng hà, loạn thế tranh hùng, Vạn Thắng vương kế thừa hợp pháp di chiếu của Lý tiên vương. Các sứ quân phải thần phục vô điều kiện là lẽ dĩ nhiên.
Thông điệp mà bọn Thiên Bình, Yết Kiêu, Lê Phụng Hiểu hay Phạm Cự Lượng đưa ra đồng nhất, phần nào thu phục nhân tâm. Nhân sĩ Đằng Châu vốn chẳng quan tâm thời cuộc, nay phải nghiêm túc nhìn nhận vấn để. Họ phải tìm hiểu vị vương sắp tới đây sẽ cai trị họ. Từ đó có thái độ phù hợp.
Quân Thiên Đức như tằm ăn lá, sau nửa tháng trời đã xuất hiện khắp nơi, kiểm soát đến tám phần đất Đằng Châu. Vùng Ngũ Trà và hậu phương chẳng rộng lớn bao nhiêu. Dương Cự Vọng chỉ là kéo dài chút hơi tàn mà thôi. Thứ quân Thiên Đức có mà Đằng Châu không chính là thời gian. Dương Cự Vọng chỉ còn lối thoái ra bể, song nơi ấy đã bị một vào đội quân nhỏ do Đoàn Thượng điều động từ huyện Tiên Dương qua đóng trại đồn trú.
Dương Cự Vọng buộc phải có hành động, bởi sau mỗi đêm kiểm đếm binh mã lại hao hụt cả trăm người. Dù cho Dương Cự Vọng ban bố quân lệnh chém tại chỗ tất cả kẻ nào có ý định đào ngũ. Con trai cả của Phạm Lệnh công là Phạm Đình Tú và con thứ Phạm Kiến Xương đều đồng lòng chống Thiên Đức cùng Dương Cự Vọng. Hai anh em muốn bảo vệ cơ nghiệp của họ Phạm là điều dễ hiểu.
Ban ngày quân của Cự Vọng bị t·ra t·ấn bởi những bài thuyết giảng. Ban đêm giấc ngủ của họ chập chờn trong tiếng súng pháo nổ đì đùng cùng tiếng hò ba quân như thể Thiên Đức đang đột kích vào trại.
Dương Cự Vọng buộc phải quyết một trận sống mái trong thế đường cùng. Mấy trăm khẩu Cự thạch pháo cùng cung tiễn, máy phóng lao được đưa lên trước phòng tuyến. Dân binh, lính mới trang bị khiên giáo đi trước làm bia. Tinh binh do Dương Cự Vọng đích thân chỉ huy tiến sát phía sau.
Một điều mà Yết Kiêu và những tướng chỉ huy khác từng dự liệu nhưng không thể ngờ đến. Chính là trong đội tiền quân của Dương Cự Vọng có cả trẻ con lẫn người già. Thiên Bình trông thấy cảnh này nộ khí xung thiên, bọn Yết Kiêu phải ra sức ngăn cản cô nàng Hoàng hậu không ban lệnh dùng thần công bắn vọt qua đầu đội quân lá chắn.
-Ta muốn tay họ Dương này phải c·hết! Ta cho hắn nhiều cơ hội và thời gian lựa chọn, hắn vẫn chọn con đường này. - Thiên Bình nói. - Vạn Thắng vương có lòng nhân, ta cũng vậy nhưng ta không ăn chay! Chúng muốn đổ tiếng ác cho ta ư?
Biết vợ nóng tính, đôi khi hành động theo cảm xúc. Chương mới không cho nàng quyền thống lĩnh ba quân mà để Yết Kiêu. Với bọn Yết Kiêu, có Hoàng hậu trong quân thật chẳng khác nào bom nổ chậm.
-Yết Kiêu! Mau triển khai kế hoạch dự phòng của các anh. Phải cho quân lui lại, không được bắn.
Yết Kiêu tuân lệnh. Chưa cần nàng hậu đưa ra chủ ý, Yết Kiêu đã lệnh ba quân không được khai hoả. Đối phương tiến một bước, đội hình Thiên Đức lùi đến hai bước. Tiểu đoàn thuỷ pháo Cao Lịch đặt ở hậu quân chả mấy trở thành tiền quân. Cao Lịch cho khai hoả một loạt đạn trước khi hạ lệnh kéo thần công về phía sau trăm trượng.
Lê Phụng Hiểu dẫn Trung đoàn Thiết kỵ lui hẳn về sau, đánh một vòng cung về hướng Nam trước khi ngoặt lên hướng Tây Bắc.
Thiên Bình rất muốn dẫn Tiểu đoàn Thần Vũ xung trận nhưng Yết Kiêu không đồng ý. Nàng phải đưa đội Thần Vũ lùi hẳn về phía sau đội hình. Chủ tịch hội Thiên Đức, Hoàng hậu Thiên Đức, dưới một người trên vạn kẻ khác vẫn phải tuân thủ mệnh lệnh trong quân. Nàng hậu có quyền làm bất cứ điều gì bản thân nàng muốn nhưng chồng nàng đã quán triệt trước khi nàng rời làng Vạn Xuân.
-Một khi đã cầm binh, dù không muốn cũng phải tuân theo lệnh của Tư lệnh cánh quân đó hoặc em ở nhà!
Dương Cự Vọng tiến quân khá chậm, mục tiêu của Vọng là dải đất bằng phẳng có trại của Yết Kiêu. Nơi kỳ hiệu thuỷ quân trên đất bằng đang phấp phới tung bay dưới ánh nắng một ngày hạ tuần tháng 11.
Cự thạch pháo bắn dọn đường, dân binh dàn hàng tiến quân lẫn với dân thường. Kỵ binh, xạ tiễn và bộ binh chia thành từng đội xếp lớp theo sau. Đề phòng Thiên Đức t·ấn c·ông vào hai bên sườn đội hình, Dương Cự Vọng bố trí Phạm Đình Tú và Phạm Kiến Xương bảo vệ hai cánh. Trong đội hình chữ U ấy, Dương Cự Vọng ở giữa đoàn quân. Dương Cự Vọng không loại trừ khả năng Thiên Đức đánh tập hậu. Bởi vậy đội kỵ binh sẽ là toán quân cơ động trên địa hình trống trải tiến về trước hay lùi về sau.
Đại quân của Dương Cự Vọng tiến lên ắt hở lưng nhưng… vị Sứ tướng Đằng Châu thật chẳng còn lựa chọn nào khác. Đánh một trận sảng khoái, mở đường máu về phía Đông, chạy sang đất Sơn Nam Hạ hoặc tìm đường đến Trường Châu cũng chằng tệ. Gia quyến họ Dương đã rơi vào tay quân Thiên Đức, chẳng rõ sống c·hết ra sao.
Hướng Tây Nam có ba tiếng súng thần công nổ đứt quãng, đó là âm thanh báo hiệu quân Thiết kỵ đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Yết Kiêu nhận tin báo, liền hạ lệnh ba quân không lui về sau mà chuẩn bị khai hoả khi khoảng cách đủ gần. Tiểu đoàn thuỷ pháo Cao Lịch lúc này đặt trên mặt đường đất, chếch về phía bên phải đội hình phòng ngự bắn cấp tập vào cánh trái của đối phương. Dương Cự Vọng cho gõ trống liên hồi phất lệnh xung phong. Các khẩu Cự thạch pháo nhả đạn yểm trợ, hòng chế áp những khẩu Hoả pháo liên hoàn có tầm bắn hiệu quả chưa đầy trăm trượng.
Tiểu đoàn bộ binh trực thuộc Trung đoàn Thuỷ Đường ở bên cánh phải nhận lệnh dâng cao khỏi đội hình, t·ấn c·ông trực diện vào đội hình của Phạm Đình Tú. Lê Quý Ly dẫn hai tiểu đoàn bộ binh theo sau, dưới làn đạn thần công vẫn bắn yểm trợ không ngớt.
Trung đoàn thuỷ Yết Kiêu và Kình Ngư, toàn bộ có trang bị súng hoả mai dàn hàng ngang đợi sẵn. Mặc cho tiễn bắn, đá rơi, toàn bộ đội hình vẫn chưa khai hoả. Đến khi khoảng cách hai bên còn chưa đầy trăm trượng, Yết Kiêu đã ra tay hành động một cách mau lẹ khiến Dương Cự Vọng không kịp trở tay.
Ba nghìn tay súng đang xếp hình chữ “三” bất ngờ dịch chuyển theo cờ hiệu kèm những tiếng hô đồng thanh “Một, hai, một, hai”. Bức tường người trùng điệp dần hé ra một khoảng trống. Ban đầu giống như chữ V, phút chốc đã có hình \ /. Binh sĩ hai trung đoàn đồng thanh hô lớn theo hiệu lệnh trong khi tay phải chỉ về hướng Đông:
-Chạy qua! Chạy qua! Chạy qua!
Vừa hô vừa bước lùi, trăm người như một. Mũi súng bên tay trái đều hướng lên trời.
Cửa sinh đã mở!
Hàng trăm già trẻ, lớn bé lẫn tráng đinh là dân binh đang cận kề c·ái c·hết lập tức hiểu ý định của quân Thiên Đức. Họ tràn lên nhưng không phải để đánh g·iết quân sĩ, mà vứt hết khiên giáo, cố gắng chạy nhanh nhất có thể.
Chẳng biết đã có bao nhiêu người tràn qua đội hình Yết Kiêu vừa bố trí tìm được đường sống. Nhưng hành động này của Yết Kiêu là vô tiền khoáng hậu. Dương Cự Vọng không thể ngờ đến. Đội xạ tiễn của Dương Cự Vọng sau giây phút ngỡ ngàng bèn giương cung nỏ rút cơn mưa tên về phía trước, bất luận trúng ai. Hàng trăm dân thường, dân binh đang bỏ chạy cùng quân Thiên Đức bị trúng một loạt tiễn.
Trung đoàn Thuận Thành (thiếu) bấy giờ mới thực sự xung trận. Họ ném nhiều quả lựu đạn về phía đội hình vài trăm người đang tất bận giương cung. Tiểu đoàn bộ binh còn lại của Trung đoàn Thuỷ Đường do chính Lăng Nhất Trụ chỉ huy nhập trận từ cánh trái. Năm trăm binh sĩ trang bị khiên bọc sắt cùng giáo và kiếm băng qua khoảng đất trống nhắm hướng đội cung thủ. Dương Cự Vọng lập tức điều bộ binh của Phạm Kiến Xương xông lên ngăn lại.
Hai trung đoàn thuỷ Yết Kiêu và Kình Ngư lúc này mới người dòng người chạy loạn tràn lên trước, thu hẹp khoảng cách, đảm bảo các viên đạn sẽ đạt hiệu quả tối đa.
Chiến trường phút chốc sặc mùi thuốc súng.
Dương Cự Vọng đưa đội kỵ binh vượt lên, muốn chia cắt đội hình hoả mai nhưng số lượng kỵ binh chưa đến nghìn người thực chẳng khác nào những con thiêu thân lao vào ngọn lửa rồi b·ốc c·háy.
Đằng sau Dương Cự Vọng, hai tiểu đoàn Thiết kỵ đã xuất hiện. Vó ngựa chạy qua những thửa ruộng vàng ươm. Dương Cự Vọng kéo đội cung thủ lùi lại kết hợp với Cự thạch pháo, máy phóng lao chống kỵ binh Thiên Đức.
Lê Phụng Hiểu đốc quân Thiết kỵ chia hai mũi cứ nhắm thẳng đội hình trung quân của Dương Cự Vọng mà càn lướt. Đội cung thủ của Cự Vọng tan tác khi hàng trăm chiến mã có giáp sắt lướt qua. Một tiểu đoàn kỵ binh xông thẳng vào đội hình kỵ binh của đối phương mà đánh tập hậu khiến quân kỵ Đằng Châu r·ối l·oạn. Tiểu đoàn Thiết kỵ còn lại ngoặt sang bên phải, đánh vào sau lưng đội bộ binh do Phạm Kiến Xương chỉ huy đang giao chiến với Lăng Nhất Trụ.
Thần công ngưng khai hoả, quân pháo binh cũng rút đoản đao nhập trận chiến đẫm máu.
Yết Kiêu kéo Tiểu đoàn Thần Vũ lên trợ chiến cho Trung đoàn Kình Ngư, rút Tiểu đoàn thuỷ số 1 của trung đoàn này đánh thẳng vào trung quân đối phương, nhắm bắt Dương Cự Vọng.
Cuộc chiến không cân sức giữa khoảng bảy nghìn quân tinh nhuệ Thiên Đức với hơn ba nghìn tinh binh hỗn hợp của Dương Cự Vọng diễn ra trên cánh đồng mệnh mông thuộc làng Trà Đông.
Dẫu rằng Vạn Thắng vương không muốn đồ sát nhưng thực tế chiến trường đâu phải lúc nào cũng như ý muốn. Yết Kiêu đã quyết định rằng, những kẻ ngoan cố, chống cự đến cùng sẽ bị tiêu diệt hòng trừ hậu hoạ.
Mặc cho Dương Cự Vọng và những binh sĩ trung thành kiên cường chống trả, nhưng trước một đối thủ đông gấp đôi về quân số, đội hình lại bị bao vây chia nhỏ ra diệt gọn, thực chẳng có bất kỳ cơ hội nào cho Sứ tướng họ Dương khi bóng tinh kỳ của từng đội quân chẳng còn tung bay nữa.
Lòng dũng cảm thôi… là không đủ!
Sức cùng lực kiệt, hơn một nghìn binh sĩ Đằng Châu phải vứt giáo gươm nằm sấp tìm đường sống. Dương Cự Vọng cùng Phạm Đình Tú, Phạm Kiến Xương mở đường máu về Trà Đoài nhưng Lê Phụng Hiểu với đội Thiết kỵ trong tay khiến mong muốn ấy của Dương Cự Vọng trở nên xa vời.
Bóng luỹ tre làng Trà Đoài thấp thoáng trong tầm mắt, đó là hình ảnh cuối cùng Dương Cự Vọng nhìn thấy. Một toán quân Thiết kỵ bất chấp quân hầu của Dương Cự Vọng ra sức chống cự, đã thúc một mũi giáo xuyên qua sườn Sứ tướng họ Dương. Phạm Đình Tú và Phạm Kiến Xương đành thúc thủ khi nhìn quanh chỉ còn không đến năm chục quân bản bộ.
Cánh đồng ông Sứ là nơi an nghỉ của Dương Cự Vọng và khoảng một nghìn năm trăm binh sĩ Đằng Châu trung thành.