Chương 434: Thật thật giả giả
Tưởng Kính đang ngồi thư thả đọc sách, thủ hạ xin vào bẩm báo. Kính gấp cuốn sách dày cộp đặt sang một bên.
- Thưa đại nhân, thằng bé đó đã quay lại, nó lôi đâu về thêm hai đứa khố rách áo ôm khác nữa.
Tưởng Kính nhíu mày:
- Có chuyện đó ư? Chúng đang ở đâu?
- Thưa đại nhân, chúng đang quỳ gối trước hàng quán. Dường như Lương tiểu tử đó cầu xin bà chủ quán thu nhận hai đứa kia.
Kính rời bàn trà đến bên khung cửa, dùng tay hé cánh cửa gỗ vừa đủ khe hở để nhìn về hướng hàng quán bên kia đường. Quả nhiên Kính trông thấy Lương Thế Vinh đang quỳ cùng hai đứa trẻ khác.
- Chúng quỳ ở đó bao lâu rồi?
- Thưa đại nhân, chừng một nén hương.
- Ngươi tìm cách nghe ngóng sự tình và sớm tiếp cận thằng bê. Ta muốn biết những ngày qua nó ở đâu và thu thập được thông tin gì có giá cho ta.
Thuộc hạ lui ra, Tưởng Kính vẫn đứng đó dõi mắt nhìn qua khe cửa, trong đầu hiện lên hàng chục câu hỏi chưa lời đáp.
Bên kia đường, Lương Thế Vinh cùng Đặng Mã La và Trương Thị Vạn quỳ thành hàng, đầu cúi gằm tỏ rõ vẻ hối hận. Một lúc sau mới thấy bóng dáng bà chủ quán họ Đoàn đi đâu về, tay phe phẩy nón lá đứng chống nạnh sỉ vả Lương Thế Vinh không tiếc lời khiến những khách ngồi uống nước lắc đầu le lưỡi chẳng dám can ngăn.
Nắng lên cao, ba đứa trẻ vẫn quỳ ở đó. Người qua đường có kẻ dừng chân nói dăm ba lời càng khiến bà chủ quán tức điên lên. Bà đứng đó giậm chân, nhỏ toẹt miếng bã trầu chỉ mặt Lương Thế Vinh mà trách:
- Tao đúng là nuôi ong tay áo, nuôi báo cô. Trời ơi là trời! Tao cho mày ăn còn không đủ hay sao, mày bỏ đi không nói lời nào, bây giờ mày dẫn về thêm hai đứa khố rách áo ôm là có ý gì? Cút đi cho tao còn buôn bán, mày quỳ ở đó làm tao mang tiếng ác, tao đi báo quan.
- Con xin bá xá tội, do con cạn nghĩ nên bỏ đi chẳng nói lời nào. Nay con biết chỉ có bà có lòng đoái đến con.
Mấy người qua đường tạt vào nói đỡ, bà họ Đoàn kể rõ sự tình rồi khuyên họ nhận ba đứa về nuôi, nghe vậy họ lảng sạch. Mãi đến gần chính Ngọ, trời nắng gắt, Tưởng Kính khoan thai từ trong dịch quán bước qua đường, ông ta cầm quạt chỉ vào bọn Lương Thế Vinh nói gì đó, gã thông ngôn nói với bat chủ họ Đoàn:
- Người Vạn Xuân các bà sao không đùm bọc lấy nhau? Ba đứa trẻ đáng thương này quỳ ở đây từ sáng sớm, bà có lòng nhân hay không?
Bà chủ quán nộ khí xung thiên nhưng trước mặt quan nhân phương Bắc đành cố trấn tĩnh. Bà rít lên:
- Nó không phải con cháu nhà tôi, nhận nuôi một thằng mồ côi còn chưa đủ, nay có dẫn thêm hai đứa nữa về ăn bám tôi. Tôi nào có thừa tiền bạc mà nuôi con thiên hạ. Các ngài có lòng thương người thì đi mà nhận, can gì đến tôi.
- Cứu giúp một người bằng xây bảy toà tháp, chả phải ông sư trong chùa Diên Ứng hay dạy như vậy sao?
Bà chủ quán gằn giọng nói với Lương Thế Vinh:
- Chúng bay vào chùa mà tá túc, đừng có ở đây quấy tao. Kiếp trước tao nợ chúng bay cái gì mà kiếp này chúng bay ám tao thế hả trời?
Tưởng Kính hỏi:
- Nuôi một thằng bé như này có tốn là bao. Ta thấy nó nhanh nhẹn, nó giúp bà bao việc.
- Tôi không mướn.
- Ta có lòng thương người, bà nhận nuôi ba đứa trẻ này, ta sẽ giúp tiền.
Bà chủ họ Đoàn nhìn Tưởng Kính thăm dò, tưởng như nghe nhầm. Tưởng Kính lại hỏi:
- Nuôi chúng tốn bao nhiêu một tháng?
Bà chủ quán quay ra nhìn con gái út rồi lại nhìn mấy vị khách đang hóng chuyện. Mấy người lính canh cổng quân doanh cũng trông ra hóng.
- Bọn nó đang tuổi ăn, một tháng cũng phải tốn 1 tiền chứ chả ít. Ăn uống là một nhẽ, còn y phục, ốm đau ai mà biết. Chúng khoẻ chằng sao, nhỡ có chuyện gì quan trên bắt vạ, tôi nào dám gánh.
Tưởng Kính lấy ra 2 đĩnh bạc, gã thông ngôn đưa cho bà chủ quán và nói:
- Chừng này đủ nuôi chúng ba tháng không?
Một người nào đó ở trong quán nói lớn.
- Chỗ ấy đủ nuôi ba đứa này nửa năm!
Tưởng Kính nghe vậy liền lấy ra thêm 2 đĩnh bạc nữa.
- Tưởng đại nhân gửi bà 4 đĩnh bạc, nhờ bà chăm chúng cả năm. Hết năm mặc bà xử trí. Tưởng đại nhân có lòng nhân đức.
Những người có mặt xúi bà chủ quán mau nhận và luôn miệng khen Tưởng đại quan nhân từ phương Bắc khoan dung, nhân hậu.
- Nể mọi người nên tôi nhận chứ tôi nào có tham của.
Miệng nói tay bà cầm ngay 4 đĩnh bạc giắt ngay vào người. Đoạn bà quát:
- Còn quỳ ở đó để tao mang tiếng ác nhân ác đức à? Vào trong rửa mặt mũi chân tay ngay! Lần sau tự ý ra ngoài tao vụt cho què chân từng đứa.
Ba đứa trẻ vái bà chủ họ Đoàn hai lạy, mấy người lớn gần đó vội đỡ chúng đứng dậy. Ba đứa trẻ luôn miệng cảm tạ.
Đám đông giải tán, Tưởng Kính ngồi chỗ cũ, nét mặt chẳng biểu lộ vui hay buồn phiền.
- Tưởng đại quan nhân có lòng tốt như vậy, người phương Bắc đều tốt. - Bà chủ quán xum xoe. - Thương nhân Hoa quốc buôn bán trong chợ Diên Ứng đều hào sảng.
Tưởng Kính gật đầu tỏ vẻ hài lòng, ông ta nói:
- Mấy đứa con nhỏ của ta cũng trạc tuổi này, ta thấy vậy nên động lòng. Bà không cần phải bận tâm.
- Tôi xin hứa với Tưởng đại quan nhân, tôi sẽ chăm chúng cẩn thận.
- Trẻ con chưa biết cần phải dạy. - Tưởng Kính nói. - Ta xa nhà nên nhớ con. Trông thấy chúng ta thương. Ngày nào ta còn ở đây ta sẽ dạy chúng chữ nghĩa, có được không?
Bà chủ quán niềm nở:
- Ngài đúng là một vị quan tốt, con dân của ngài sẽ được nhờ, phúc đức quá, phúc đức quá ạ. Mấy đứa này mả tổ nhất định táng ở chỗ tốt nên mới được đại quan nhân để vào mắt.
Hôm sau bà chủ quán nhờ mấy người lính trong doanh trại dựng giúp một cái lều nhỏ đằng sau quán, đóng thêm hai cái giường tre cho ba đứa trẻ. Binh sĩ Thiên Đức tất nhiên chẳng lấy một xu nào vì giúp dân vốn là việc họ thường làm. Ban đêm, bà chủ và con gái về ở trong làng, đến giữa canh Năm bà mới quẩy quang gánh đem những đồ bán vào buổi sớm ra hàng. Lương Thế Vinh, Đào Mã La và Trương Thị Vạn cùng ngủ trong túp lều nhỏ nhưng nhất cử nhất động của ba đứa trẻ đều ở trong tầm mắt của Tưởng Kính vat thuộc hạ.
Hoàng Như Hổ hay chè chén sớm tối với thuộc hạ của Tưởng Kính, hai bên rất thân tình thế nên Hoàng Như Hổ không đả động gì đến việc mỗi khi trời tối, Tưởng Kính dạy chữ hoặc giảng giải nghĩa trong sách cho ba đứa trẻ trong hàng quán bên kia đường.
Lương Thế Vinh bẩm báo với Tưởng Kính tin quân tình đã nghe được ở huyện Vũ Ninh. Đặng Mã La và Trương Thị Vạn phụ hoạ. Cả ba đều thể hiện căm thù quân Thiên Đức và Vạn Thắng vương thực chất chỉ là gã nguỵ quân tử thất học. Là một tay gian hùng nhưng Tưởng Kính chẳng giấu vẻ hài lòng khi gieo vào tâm tư những đứa trẻ ý chí phục hận.
- Triệu Trung mà đại nhân muốn tìm, con có nghe đồn trước đây có xuất hiện bên vùng Ninh Hải cùng một nhóm người Tống quốc ạ. Một thời gian trước nghe đâu Vạn Thắng vương không chứa nên Triệu Trung quay trở về phương Bắc.
Tưởng Kính đã phong thanh nghe điều này song thực hư chưa rõ. Tưởng Kính quan tâm đến v·ũ k·hí trong quân Thiên Đức và muốn có được những thứ ấy song trong quân doanh cạnh dịch quán tuyệt nhiên không trang bị. Tưởng Kính thắc mắc, Đặng Mã La nói:
- Thứ đại nhân cần tìm gọi là súng hoả mai, thứ đó chỉ dùng phô thanh thế chứ không ăn thua đâu ạ.
Tưởng Kính lắc đầu:
- Đó là thần khí trấn thiên trứ danh giúp quân Thiên Đức đánh đông đẹp bắc nhanh như vũ bão. Các ngươi còn nhỏ không thể thông tỏ. Ta cần biết cả thứ gọi là thần công đại pháo, uy lực mạnh, mỗi lần cất tiếng là như sấm động. Các ngươi đã tưng trông thấy chưa?
- Con đã trông thấy súng hoả mai, thứ đó chỉ doạ kẻ nhát gan chứ không mạnh bằng nỏ. Súng bắn không xa, chỉ có t·iếng n·ổ khiến người ta sợ ạ. - Đặng Mã La khẳng định. - Hồi quân Thiên Đức đánh thành Bát Vạn phải dùng mưu mới hạ được chứ nào dám công thành. Cha con đoạn hậu cho Vũ Ninh vương, trúng tiễn mà t·ử t·rận. Quân Thiên Đức không cho lấy xác.
- Ta nghe nói Vạn Thắng vương rất nhân từ độ lượng với hàng binh, sao có chuyện đó được?
Cả ba đứa trẻ lấy tay che miệng cười khúc khích một lượt khiến Tưởng Kính ngạc nhiên. Bấy giờ Đặng Mã La mới giải thích:
- Toàn nói láo cả, thưa ngài. Ai chống Thiên Đức đến cùng sẽ khó mà sống ở đất này. Hàng binh ban đầu tưởng được về quê cày ruộng song sau đó đều bị đưa đi đào vàng trong rừng sâu chẳng có ngày về. Làng con bây giờ toàn người già với đàn bà em nhỏ chứ trai tráng đếm trên đầu ngón tay.
Ba đứa trẻ thi nhau kể những chuyện thật thật giả giả một cách hồn nhiên. Tưởng Kính muốn có thêm thông tin về bố phòng q·uân đ·ội Thiên Đức, tên các tướng, số lượng quân chính quy… ông ta lấy lòng bà họ Đoàn bằng những món tiền, giảm sự chú ý của Hoàng Như Hổ bằng rượu và thơ để ba đứa trẻ có cớ rời khỏi hàng quán đi thăm dò cho ông ta. Thực tế, ba đứa trẻ rời khỏi quán lúc đêm hôm, bặt tin vài ngày rồi đem về cho Tưởng Kính phân nửa tin tức ông ta cần. Trong số tin tức thu thập được có giả lẫn thật. Ba đứa trẻ kể vanh vách tiểu sử của những Phạm Cự Lượng, Cao Mộc Viễn hay Phạm Bạch Hổ. Quân số thực tế bao nhiêu và nói vống lên bao nhiêu… Những điều này Tưởng Kính ghi chép lại hết lượt. Một vài điều Kính đã biết rõ, nay ba đứa trẻ đem về khiến Kính phần nào tin vào thông tin có được.
Tinh hình chiến sự mạn Bắc được cung cấp cho Tưởng Kính, Kính tin rằng quân Thiên Đức không mạnh, bởi thế đánh mãi với bọn Phan Văn Hầu không thắng được. Một tối, Lương Thế Vinh đưa cho Tưởng Kính xem thứ gọi là nỏ Liên châu. Kính ngạc nhiên lắm, thưởng cho mỗi đứa trẻ 1 tiền. Thực ra Kính không cần v·ũ k·hí này song ông ta vui bởi việc dùng trẻ con làm gian tế thực sự hiệu quả.
Ở làng Nhất Vạn, Phạm Tu cùng tả hữu cũng vui chẳng kém.