Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 435: Chiếu thư




Chương 435: Chiếu thư

Tưởng Kính cưỡi ngựa dẫn đầu đoàn sứ thần đến yết kiến Vạn Thắng vương tại làng Vạn Xuân, trung tâm đầu não của quân Thiên Đức. Theo lệ, Tưởng Kính phải xuống ngựa khi qua cổng làng Vạn Xuân, cũng là cổng điện Hưng Quốc nhằm thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân. Ngô Thì Nhậm, Phạm Sư Mạnh và một số văn nhân chờ đón Tưởng Kính bối rối. Quân binh trấn giữ đứng ra chặn lại. Ngô Thì Nhậm nhắc Tưởng Kính chuyện lễ nghi, Tưởng Kính không đáp lời, chỉ cười nhạt.

Nghe Nhã Lâm báo tin, Chương cười nhạt:

- Cứ để hắn vào, hắn không coi chủ nhà ra gì cũng đừng trách ta đối đãi không đến nơi đến chốn.

- Thưa Đại Vương, nếu ngài không cương quyết lúc này hắn sẽ được nước làm tới, khinh nhờn phép tắc của ngài ạ.

- Ta muốn xem gã này dựa hơi chủ sẽ ngang ngược thế nào. Em báo với ông Ngô Thì Nhậm tinh giản lễ đón.

Nhã Lâm tuân lệnh, nàng lui được mấy bước, Chương vẫy gọi lại dặn dò. Thiên Bình ngồi bên cạnh che miệng giấu đi nụ cười.

- Anh có thể nghĩ ra được những trò như vậy ư?

Chương đáp với giọng tràn đầy tự tin:

- Đối phó với bọn sứ phương Bắc thì anh có cả kho tàng kiến thức cho cha ông truyền lại. Đối xử tử tế với nhau, coi trọng, tôn trọng nhau mới khó. Còn như muốn tỏ ra bản thân bố đời mẹ thiên hạ, coi khinh người khác thì anh sẽ không cho hắn đắc ý.

- Nhưng hắn đang đắc ý, rồi chuyện kinh nhờn phép vương sẽ lan truyền. Ngày sau các đoàn sứ thần lân bang hoặc của các sứ quân khác cũng làm thế thì biết làm sao?

Chương ngả lưng ra ngai, vắt chân chữ ngũ, nét mặt tỉnh bơ:

- Sứ thần lân bang hoặc do sứ quân khác cử đến mà có gan thách thức anh thì kết cục chỉ có một, là đánh què chân. Vuốt râu hùm sao có thể yên được. Tiểu nhân cứ để hắn đắc chí một lúc.

Nhã Lâm đến sát bên Ngô Thì Nhậm thì thào điều gì đó, chỉ biết Ngô Thì Nhậm gật đầu lia lịa, đôi mắt sáng rực, khoé miệng khẽ nhếch lên lộ vẻ hài lòng. Ngô Thì Nhậm nói với Phạm Sư Mạnh, Sư Mạnh cũng gật ngay tắp lự. Ngô Thì Nhậm phẩy tay ra hiệu, quân sĩ liền thu giáo mở lối cho Tưởng Kính cưỡi ngựa đi qua. Sau màn chào hỏi xã giao, bọn Ngô Thì Nhậm, Phạm Sư Mạnh khoảng hơn ba chục người đi trước, tiếp đó là tám thuộc hạ của Tưởng Kính khiêng hòm lớn hòm nhỏ. Kính đi giữa đoàn người, hắn chẳng giấu vẻ coi khinh bọn Ngô Thì Nhậm.

Ngô Thì Nhậm thay vì dẫn Tưởng Kính vào điện Hưng Quốc, ông ta dẫn cả đoàn đi quanh tường bao của điện một vòng rồi trở lại đúng chỗ cũ. Tưởng Kính biết bị lỡm song im lặng giữ vẻ cao cao tại thượng nhưng đám quân khiêng rương to nhỏ đi quanh điện đến vòng thứ ba đã tỏ thái độ. Một trong số chúng dường như được phép lên tiếng đã cật vấn Ngô Thì Nhậm:

- Các ông có bì mù lối không? Lối vào ngay ở kia cớ sao các ông lại dẫn chúng ta đi vòng quanh nơi này?

Ngô Thì Nhậm ngẩng mặt nhìn lên trời điềm tĩnh đáp:

- Vội gì, các ông chẳng quản đường sá xa xôi cất công từ phương Bắc đến đây, gồng gánh thêm đôi chút có là gì. Lệ ở điện là vậy, chúng tôi phận tôi tớ phải theo.

Tưởng Kính lặng thinh, cả đoàn lại đánh thêm một vòng nữa, mỗi vòng cũng phải hơn ba dặm đường mà bọn Ngô Thì Nhậm cố tình đi mau khiến những gã lính khiêng đồ đạc theo rất mệt.

- Các ông đừng có giở trò trẻ con đấy. - Tưởng Kính trách cứ. - Ta đã chờ yết kiến Vạn Thắng vương cả tháng nay, thêm một lúc cũng không có chuyện gì to tát. Mấy trò vặt vãnh như này sao văn nhân đại thần Thiên Đức lại đem ra.



Thêm một quãng nữa, trở lại đúng cổng chính, Ngô Thì Nhậm mới nói:

- Đủ 5 vòng rồi, Đại Vương đang chờ đại nhân.

Tưởng Kính buộc phải xuống ngựa bởi lối vào điện không thể cưỡi ngựa qua, buộc phải đi bộ. Tưởng Kính nói bâng quơ:

- Lũ man mọi đúng là man mọi, đến cái cổng tam quan cũng chẳng làm theo lề lối nào. Hừ… gạch thẻ? Nực cười! Nếu các ông không nói, ta tưởng sắp được gặp một tù trưởng miền biên viễn cơ đấy.

Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh bỏ ngoài tai những lời này, hai người rảo bước niềm nở mở lối. Tưởng Kính lòng đầy nghi hoặc bởi chẳng phải lần đầu Kính đến đây. Kính bèn sai quân hầu khiêng rương đi trước, bản thân chỉnh mũ áo ngay ngắn mới khoan thai theo sau đám người. Đoàn người qua cổng tam quan, bước dọc theo lối đi lát gạch vuông đỏ au, hai bên trồng nhiều loài hoa đang thi nhau đua sắc.

Tưởng Kính nghi ngờ là có cơ sở.

Một đàn chó cỏ chừng gần chục con chẳng biết từ đâu nhào đến nhe nanh sủa vang, như thể sắp nhào đến tợp đoàn người. Bọn Ngô Thì Nhậm, Phạm Sư Mạnh giật mình chạy dạt về sau. Đám người khiêng rương hoảng quá liền quăng đồ chạy theo.

Đàn chó gầm gừ. Nhìn qua ngó lại, Tưởng Kính chẳng thấy quân sĩ Thiên Đức nào liền đoán đây là kế của chủ nhà. Kính không chút run sợ quay qua trách cứ Ngô Thì Nhậm:

- Đây là cách các ông đón sứ thần ư? Ta nhớ lần trước đến đây không lộn xộn như này đâu.

Ngô Thì Nhậm luôn miệng tạ lỗi với Tưởng Kính, đoạn Nhậm bước lên trước, chỉ tay quát nạt đàn chó:

- Đúng là lũ cho ngu đần, chúng bay không biết phép tắc gì. Ai quản chúng bay? Đúng là ngu như chó, chúng bay không nghe lời chủ khiến ta mất mặt. Ngu như chó, chúng bay tưởng rằng đứng đấy sủa thì ta sợ à? Cút ngay! Không được cản đường Tưởng đại nhân vào yết kiến Vạn Thắng vương. Chúng bay chưa nghe uy danh Tưởng đại quan nhân ư? Ai là chủ của lũ vô pháp vô thiên này? Ai?

Ngô Thì Nhậm vừa dứt lời, bỗng đâu có tiếng huýt gió. Ngay lập tức đàn chó cúp đuôi chạy biến luôn. Ngô Thì Nhậm quay lại nói với Tưởng Kính:

- Đúng là ngu như chó nhưng may chúng vẫn hiểu tiếng người, thưa đại nhân. Tôi vừa mới quát mà chúng đã cụp đuôi, xưng danh ngài là chúng chạy hết lượt.

Tưởng Kính đứng lặng thinh, Ngô Thì Nhậm niềm nở dẫn lối, gọi binh sĩ đến căn dặn cẩn thận. Thuộc hạ nói với Kính:

- Bọn chúng nhục mạ ta, thưa đại nhân.

Kính bực dọc:

- Mày tưởng ta đui à? Thằng họ Ngô kia mắng ta, còn xưng danh ta để chó chạy. Bọn này được lắm, khá lắm.

Tưởng Kính chắp tay thi lễ xong xuôi liền trình bày lý do ông ta đến làng Vạn Xuân. Tưởng Kính mang chiếu thư của Đại Vũ đế. Kính thông báo xong, Vạn Thắng vương và quần thần đều nhìn Tưởng Kính chờ đợi. Kính chau mày rồi nói:

- Có chiếu thư của Đại Vũ đế sao các ngài đây không quỳ?

Quần thần đồng loạt nhìn lên ngai vàng, nơi Vạn Thắng vương đang toạ. Chương ngạc nhiên hỏi:



- Ồ, Tưởng đại nhân! Tại sao chúng tôi phải quỳ?

Tưởng Kính ưỡn ngực, dõng dạc:

- Đại Vũ đế là Thiên tử, người đứng đầu thiên triều. Các vương tử lân bang đều là bầy tôi của người, thấy chiếu thư như thấy người đại giá quang lâm.

- Thiên triều? Ý đại nhân nói triều đình bên ấy đều là người trời sao? - Chương hỏi.

- Quả có vậy! - Tưởng Kính đáp.

- Ta thấy người trời với người phàm chẳng khác nhau. Đại nhân là người thiên triều gì đó cũng hệt như chúng ta, có gì khác nhỉ? Ta cứ nghĩ người trời đi mây về gió cơ đấy.

Tưởng Kính nhoẻn miệng cười thưa rằng:

- Đại Vương, lệ của thiên triều do Thiên tử đã định, chư hầu, bầy tôi phải theo, đó là phép tắc.

Chương đồng tình:

- Đúng rồi, Thiên tử của đại nhân đã định thì đại nhân theo là lẽ đương nhiên. Đại nhân đến đây không quỳ, chỉ hành lễ bái, chả hay Thiên triều của đại nhân có định chuyện đó không?

- Thưa Đại Vương, lần trước tôi đến không phải quỳ, đó chả phải lệ do ngài định hay sao?

- Đúng! Quả nhiên do ta định. Đại nhân đến đây không phải quỳ cớ sao bắt ta phải quỳ nhận chiếu? Ta không phải con dân phương Bắc. Nói cách khác, ta và Đại Vũ đế địa vị tính ra như nhau, bằng vai phải lứa.

Tưởng Kính lại nhoẻn miệng cười:

- Ngài không quỳ nhận chiếu là tội đại nghịch bất đạo. Đại Vũ đế sẽ thảo phạt, ngài là vương hẳn biết điều ấy chứ?

Chương bảo không biết. Tưởng Kính lại nói:

- Ngài kế thừa ngôi vị của Lý Nam Vương, ngài không biết phép tắc, tôi cảm thấy không đúng. Năm xưa lên ngôi, Lý Nam Vương xưng vương chứ không xưng đế là thể hiện sự tôn kính, xưng thần với Hoa quốc. Nay Đại Vũ đế trị vì Hoa quốc, ngài nối ngôi Lý Nam Vương, thiết nghĩ lệ ấy cần phải theo.

Chương đứng lên, tươi tỉnh nói:

- Lời của Tưởng đại nhân xem ra cũng có lý đấy chứ. Có điều ta xưng vương trước khi biết Hoàng hậu của ta mang dòng máu Lý tiên vương. Đối với ta mà nói, nối ngôi hay không nối ngôi Lý tiên vương vẫn thế. Tất cả những thứ ta đang có đều do ta và anh em trên dưới đổ mồ hôi mới giành được. Thiên Đức không có lệ bắt quần thần, bách tính phải quỳ gối trước vương tử hay quan nhân song cũng không cấm. Một người hay một nhóm người có quyền quỳ gối trước người khác nếu họ muốn.



- Nói vậy nghĩa là Đại Vương không muốn quỳ nhận chiếu thư?

Chương cười mà rằng:

- Tưởng đại nhân đừng đổ vấy cho ta. Thiên Đức có lệ không quỳ khi tiếp chỉ. Ta đặt ra lệ ấy có lý nào ta lại phạm. Bách tính nhân gian hay chuyện, ai còn tin ta nữa.

Tưởng Kính không vừa:

- Như tôi được biết, lúc Tả Đô đốc tiền triều là Phạm Tu đọc di chiếu, Đại Vương có quỳ tiếp chỉ trước hàng vạn người.

- Sau đó ta định ra luật lệ. Ta bây giờ chỉ quỳ gối trước trời đất, cha mẹ hoặc n·gười đ·ã k·huất mà thôi. Thiên tử của Tưởng đại nhân hình như… không thuộc những trường hợp ấy.

Tưởng Kính giữ nét mặt bình thản:

- Đại Vương cân nhắc kỹ càng, tội bất kính với Thiên tử hậu hoạ khôn lường.

- Ta chỉ là một kẻ nhỏ nhoi, làm chủ một vùng đất nhỏ. Cổ nhân có câu rừng nào cọp nấy hay như người phương Bắc các ông hay nói “入其俗. 从其令”. “Nhập kỳ tục, tòng kỳ lệnh” nghĩa là “Hãy theo phong tục và mệnh lệnh nơi đó”. Tưởng đại nhân học vấn uyên thâm, làu thông kinh sử chả lẽ không biết? Ngày nào đó ta thân chinh đến Hoa quốc ta sẽ theo lệ nơi ấy. Nếu Tưởng đại nhân chưa nghe câu này, ta có thể nói với ông “Nhập cảnh nhi vấn cấm, nhập quốc nhi vấn tục, nhập môn nhi vấn húy" nghĩa là "khi đến nước nào, hãy hỏi những điều cấm kỵ và phong tục nơi đó; khi vào nhà người, cần hỏi những điều nên tránh". Ta tôn trọng ông là sứ thần, ông là khách, đời thuở nào khách đến nhà bắt chủ nhà phải thế nọ thế kia? Lối cư xử đó chỉ hợp với phường trộm c·ướp không biết lễ giáo, phép tắc mà thôi.

Tưởng Kính trợn tròn mắt vì ngạc nhiên rồi chợt cảm thấy có điều gì đó không đúng lắm.

- Vạn Thắng vương dạy chí phải! Vạn Thắng vương vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!

Ngô Thì Nhậm hô lớn, tả hữu lập tức hô theo khiến Tưởng Kính bối rối, bất giác chắp tay bái, nửa chừng khựng lại. Kính lau mồ hôi nghĩ thầm:

- “Một kẻ thất học, chữ bẻ đôi chẳng biết cớ sao nói ra những lời như vậy? Hoặc hắn tài trí hơn người nhưng giả ngu lừa thiên hạ hoặc đằng sau hắn quả có cao nhân chỉ dạy”.

Nghĩ vậy, Tưởng Kính vớt vát:

- Tôi không muốn cảnh binh đao khiến bách tính khốn khổ. Đại Vương không quỳ nhận chiếu thư, tôi biết hồi bẩm với Thiên tử thế nào đây?

Chương ngồi xuống ngai, vỗ nhẹ vào đầu gối, tỏ ra đau đớn:

- Chả giấu gì đại nhân, ta thân chinh cầm quân đánh trận chẳng may ngã ngựa b·ị t·hương ở đầu gối, đi lại khó khăn nói chi việc quỳ.

Đôi mắt Tưởng Kính chợt sáng lên:

- Nói vậy là Đại Vương muốn quỳ nhưng vì v·ết t·hương nên không thể?

Chương so vai, tỉnh bơ nói:

- Tưởng đại nhân nghĩ như vậy ta cũng không phản bác.

Tưởng Kính tiến thêm mấy bước trình chiếu thư, rồi lui xuống. Ngô Thì Nhậm nhận đem lên trình. Chương cầm lấy đưa cho Thiên Bình đọc, Thiên Bình đọc vừa đủ cho Chương nghe những gì viết trong chiếu thư của Đại Vũ đế trước cặp mắt mười phần khó hiểu của sứ thần phương Bắc.

Chương chăm chú lắng nghe một lượt rồi bảo Ngô Thì Nhậm đọc lớn cho tất cả cùng nghe nội dung. Trong khi Ngô Thì Nhậm chậm rãi đọc chiếu thư, Chương ngồi trên ngai thưởng trà. Nội dung chiếu thư khiến anh thấy cần phải đẩy nhanh quá trình thống nhất Vạn Xuân, bất chấp có phải bước lên xác người.