Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 557: Vạn Xuân khói lửa




Chương 557: Vạn Xuân khói lửa

Bách quan chầu trực ngoài điện đã mấy ngày, ngay khi tỉnh giấc, Chương thẳng bước đến điện Hưng Quốc uý lạo tinh thần, sai bày yến tiệc thết đãi. Chương không cảm nhận sức khoẻ bản thân thay đổi gì nhiều, có chăng chỉ là cảm giác khoan khoái, dễ chịu mà thôi.

Mấy ngày tiếp sau đó Chương ở trong thư phòng giữa đống hoạ đồ và tin tức tình báo do Trần Nhật Tôn tổng hợp hàng ngày. Sứ giả do Đoàn Nhật Khanh cử đến xin tham kiến, Chương để Thiên Bình tiếp sứ. Dẫu biết Đoàn Nhật Khanh ngỏ ý thần phục, muốn cống nạp hàng năm nếu quân Thiên Đức giải vây thành Bình Kiều nhưng Chương vẫn bình chân như vại.

Sáng ngày cuối năm, Chương dẹp đại sự sang một bên, dành thời gian cho gia đình khiến Thiên Bình cũng cảm thấy lạ.

Mùng 3 tháng Giêng năm Thiên Đức 34, Chương họp với các lão tướng nhằm đưa ra kế hoạch mới.

Theo đó, Chương điều động toàn bộ binh sĩ Quân đoàn 1, dưới sự chỉ huy lần lượt của Phạm Tu, Lý Văn Ba, Nguyễn Lạc Thổ và Nghiêm Phúc Lý tập hợp binh mã, thuyền bè tại khu vực cửa sông Xích Giang tiến xuống phương Nam. Yết Kiêu tham gia đội hình chinh phạt với 3 Thiết giáp đĩnh. Đoàn thương thuyền đông đảo của Lâm gia làm nhiệm vụ tải lương và dẫn đường cho đại quân. Đích đến của Quân đoàn 1 là vùng cửa sông Cả và khu vực phía Bắc dãy núi Ngàn Hống. Dãy Ngàn Hống nằm ở địa phận Hoan Châu, cách phủ Thiên Đức khoảng sáu trăm dặm.

Quân đoàn 1 có nhiệm vụ đánh chiếm, phong toả sông Cả, thiết lập căn cứ dã chiến tại chân núi Ngàn Hống nhằm chặn đường lui của quân Lâm Phồn. Tiếp đó, Quân đoàn 1 dùng căn cứ Ngàn Hống làm bàn đạp tiến ngược lên phía Bắc, uy h·iếp đại quân Lâm Phồn đang vây thành Bình Kiều. Từ thành Bình Kiều đến núi Ngàn Hống khoảng ba trăm dặm đường đất có lẻ.

Cánh quân trợ chiến cho Quân đoàn 1 sẽ do Phạm Cự Lượng, Tư lệnh Quân khu 5 đốc suất. Cánh quân này có 5000 chiến binh với nòng cốt là Trung đoàn Thuận Thành dưới quyền chỉ huy trực tiếp Trương Văn Long, Trung đoàn trưởng mới nhậm chức.

Phạm Cự Lượng tụ binh ở thành Nam, xuất phát sau đại quân 2 ngày, đi theo lối hạ lưu Hát Giang ra biển. Đội quân này sẽ men theo đường bờ biển tiến vào sông Mạ, tiến đánh quân Lâm Phồn vây thành Bình Kiều từ hướng Tây, Tây Bắc. Trong quá trình hành quân, nếu gặp thuỷ binh của Ngô Thiên Sách chặn đánh hoặc truy đuổi trên dòng Hát Giang cứ mặc kệ chúng mà tiến lên.

Chương hạn định cho Quân đoàn 1 phải lập căn cứ dã chiến tại núi Ngàn Hống trước ngày rằm tháng Giêng. Như vậy, muộn nhất ngày 10 tháng Giêng Phạm Tu phải xuất quân.

Lần đầu tiên q·uân đ·ội Thiên Đức xuất đại quân đánh xa vài trăm dặm, Chương muốn dành vinh quang ấy cho lão tướng Phạm Tu, cũng là cách anh đảm bảo kế hoạch thành công. Bốn chiến tướng được giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đoàn 1 xuất chinh gồm ba thế hệ, trong đó Nghiêm Phúc Lý trẻ nhất.

Song song với kế hoạch giải vây thành Bình Kiều, Chương điều chỉnh kế hoạch trước đó để đồng thời t·ấn c·ông sang bờ hữu ngạn sông Xích Giang, cùng lúc nhắm vào Nguyễn Ninh vương và Trữ quân.

Bổ nhiệm Triệu Quang Phục, Tư lệnh Quân khu Đông, làm Tư lệnh chiến dịch. Bàn Phù Sếnh, hiện chỉ huy quân Thánh Dực kiêm Tư lệnh Quân khu Đông Bắc làm phó. Nhiệm vụ Chương giao cho Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh là phải chia cắt Nguyễn Ninh vương với Trữ quân một lần và mãi mãi, không cho hai sứ quân này liên kết với nhau.



Về lực lượng, Bàn Phù Sếnh huy động toàn bộ quân số Đại đoàn Thánh Dực tham gia chiến dịch, cộng thêm quân địa phương phủ Vĩnh Yên và dân binh huyện Siêu Loại, tổng số khoảng 1,5 vạn binh mã.

Quân đoàn 2 Linh Sơn đang trong quá trình xây dựng lực lượng, đóng vai trò dự bị, không trực tiếp tham gia.

Ngày 8 tháng Giêng năm Thiên Đức 34, bố cáo phát đi từ làng Vạn Xuân tuyên bố Lý Long Xưởng, Tô Trung Từ, Lý Mẫn… phải chịu trách nhiệm về c·ái c·hết của hàng trăm thường dân và thương nhân hoạt động kinh doanh tại Thiên Đức.

Nhằm thể hiện quyết tâm chinh phạt La thành, ngày 9 tháng Giêng, một lần nữa Chương đặt sở chỉ huy tiền phương tại bãi Yên Bình, huyện Siêu Loại để nắm bắt nhanh tình hình, động viên tinh thần ba quân.

Sáng ngày 10 tháng Giêng khi sương sớm còn chưa tan, Bàn Phù Sếnh bắt đầu tổ chức vượt sông bằng cầu phao. Quân Thánh Dực như dây cung kéo căng lâu ngày chưa được bắn, nay bắt đầu xung trận đã sử dụng hoả lực mạnh của thần công và các loại thủy pháo yểm trợ bộ binh th·iếp lập điểm đầu cầu. Quân kinh sư thiết lập nhiều cứ điểm phòng ngự các bờ sông khoảng 1 dặm, dùng Cự thạch pháo bắn trả, ngăn cản đối phương đổ bộ song không gây ra nhiều khó khăn cho Bàn Phù Sếnh.

Chiều ngày 10 tháng Giêng, hơn 1 vạn quân Thiên Đức đã đặt chân lên bờ, tổ chức thành các đơn vị cấp đại đội, t·ấn c·ông các cụm phòng ngự dọc bờ sông của đối phương, ép quân La thành lùi sâu. Đêm xuống, quân La thành liên tục quấy phá các đội quân Thiên Đức vừa đổ bộ. Quá nửa đêm, quân Nguyễn Ninh vương bắt đầu tham chiến bằng các cuộc tập kích nhỏ lẻ ở hướng Đông Nam.

Triệu Quang Phục tập trung đưa hoả khí, trang thiết bị, lương thảo và sắp xếp đội hình nên chưa có hành động cụ thể. Trời vừa tờ mờ sáng, Triệu Quang Phục sử dụng Trung đoàn Pháo binh 341 của Dương Cát Lợi mở đường cho bộ binh tiến quân đến mục tiêu là làng Đồng Trì, cách vị trí đổ bộ khoảng 30 dặm về hướng Đông.

Quân Thiên Đức tiến rất nhanh, tiến đến đâu liền đặt cự mã dọc theo đà tiến, cứ cách 100 trượng lại đặt một trung đội bộ binh. Đến cuối buổi chiều, vài chục đồn binh đã được thiết lập, trải dài từ bãi đổ bộ ven bờ Xích Giang đến một địa điểm cách làng Đồng Trì khoảng 7 dặm về phía Tây. Đến lúc này, ba quân Tây Phù Liệt và La thành mới nhận ra ý đồ của quân Thiên Đức là chia cắt hai sứ quân chứ không t·ấn c·ông trực diện vào kinh sư.

Hơn một vạn binh mã Thánh Dực trải dài trên địa hình gần ba mươi dặm, lại bằng phẳng, lọt giữa hai sứ quân khiến tướng sĩ cầm quân tại La thành và Tây Phù Liệt đều lấy làm nghi hoặc. Họ biết Bàn Phù Sếnh là một chiến tướng dũng mãnh, lại càng đánh giá cao Triệu Quang Phục, tuỳ tướng thân cận của lão tướng Phạm Tu. Song chính vì lẽ đó, thống lĩnh các sứ quân không thể lí giải được chiến thuật kì lạ, nếu không nói là… đầy sơ hở c·hết người, phơi lưng chịu đấm của tướng quân họ Triệu đã bày ra.

Quân Thiên Đức có sở trường t·ấn c·ông thọc sườn, chia cắt đội hình đối phương và đánh tập hậu. Vậy mà bây giờ Triệu Quang Phục lại đưa quân thọc sâu theo một đường thẳng từ Tây sang Đông, tạo một hành lang có bề ngang khoảng 4 dặm. Lý Mẫn, Nguyễn Từ Minh và Giang Hạc Điền sau khi cân nhắc, muốn gậy ông đập lưng ông, bỏ mặc tiền quân Thánh Dực tiến chiếm làng Đồng Trì, tập trung binh lực t·ấn c·ông đoạn hậu, chặn đường lui của Triệu Quang Phục.

Triệu Quang Phục chiếm được Đồng Trì, một ngôi làng nhỏ nằm chơ vơ giữa cánh đồng mênh mông với hơn bốn trăm nhân khẩu một cách dễ dàng và mau chóng biến Đồng Trì trở thành một cứ điểm phòng ngự với hệ thống 12 tháp canh bằng tre gỗ dựng quanh làng, mỗi tháp canh cách bờ tre gần trăm thước. Từ làng Đồng Trì, phía Bắc có thể đến kinh sư bằng đường bộ, mặt Đông Nam có thể tiến đánh căn cứ Đông Phù Liệt.



Tả Phó sứ Nguyễn Từ Minh cùng Hữu Phó sứ Giang Hạc Điền mỗi người thống lĩnh hơn 3000 binh mã từ hướng Nam ngược lên, t·ấn c·ông quân Thánh Dực tại khu vực cánh đồng Yên Mỹ. Trong khi đó, Lý Mẫn đích thân thống lĩnh 5000 cấm quân từ kinh sư tiến xuống phía Nam, chọn cánh đồng Ngũ Hiệp làm điểm t·ấn c·ông đột phá, chia cắt đội hình quân Thánh Dực.

Trước giờ xung trận, các tướng La thành và Đông Phù Liệt đâm lo, sợ trúng gian kế của quân Thiên Đức bởi đứng trên đài quan sát, họ không nhận thấy đối phương có động tĩnh dàn trận. Trái lại, ba quân Thánh Dực dường như án binh bất động chờ đợi cuộc t·ấn c·ông có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Lý Mẫn trông về hướng Đông Nam trông thấy thấp thoáng bóng tinh kỳ của quân Đông Phù Liệt. Ở chiều ngược lại, Nguyễn Từ Minh cũng nghe được tiếng trống trận không ngừng giục giã của ba quân La thành. Điều này khiến Nguyễn Từ Minh, người dăm lần bảy lượt chạm trán với quân Thánh Dực có đôi chút lưỡng lự chưa thể tiến đánh.

Quân Thánh Dực lúc này tạo lập một hành lang chia cắt Bắc - Nam, chỉ cần Lý Mẫn hay Nguyễn Từ Minh hoặc Giang Hạc Điền đốc binh tràn qua là có thể đạt được mục đích chia cắt đội hình địch thủ ra làm hai, ba phần. Chính điều mắt thấy tai nghe, hiện rõ mồn một trước mặt lại khiến các vị tướng cầm quân lão luyện đặt ra hàng chục câu hỏi không lời đáp.

Nguyễn Từ Minh, Giang Hạc Điền và Lý Mẫn không hẹn mà cùng tung quân trinh sát dò la kỹ càng lối t·ấn c·ông dự định. Trinh sát báo về, quân Thánh Dực đang tổ chức đào nhiều hầm hố, đặt chông tre ngăn cản kị binh xung phong. Từ thông tin này, hai đạo quân đều xác định phải tiến đánh sớm, trước khi Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh thiết lập xong hệ thống hầm hào.

Lý Mẫn quyết định t·ấn c·ông vào lúc trời sẩm tối nhằm giảm thiểu uy lực thần công của đối phương. Bọn Nguyễn Từ Minh và Giang Hạc Điền có chung nhận định, quyết định t·ấn c·ông vào đầu trống canh Ba khi trăng trung tuần treo cao.

Ngay lúc tiếng trống trận của quân La thành thúc giục ba quân bắt đầu t·ấn c·ông, trên một gò đất nhỏ giữa cánh đồng Ngũ Hiệp, quân Thánh Dực bắn lên trời một quả đạn hệt như pháo hoa. Quân Thánh Dực đóng ở cánh đồng Ngũ Hiệp không đông, chỉ hơn một nghìn bộ binh, trải dài trên trận địa có chiều dài khoảng 5 dặm, địa hình bằng phẳng. Do đã thám thính kỹ, quân La thành, dẫn đầu bởi lực lượng khinh kị, tránh các lối có hầm chông, chia quân thành 3 mũi, từ hướng Tây Bắc - Bắc - Đông Bắc đánh xuống.

Trăng sáng vằng vặc, Cự thạch pháo bắn dọn đường vài loạt, quân La thành không đốt đuốc, nhất tề người sau kẻ trước theo bóng tinh kỳ phấp phới, thét vang mà xông lên trước. Quân Thánh Dực dùng thần công, Cự thạch pháo và Hoả pháo liên hoàn bắn trả và loạt nhưng chẳng thể ngăn được đối phương áp sát hàng rào cự mã đầu tiên. Quân t·ấn c·ông quyết mở đột phá khẩu, họ vượt qua hàng rào thứ nhất mặc đạn bay đá rơi. Quân khinh kị vừa tiếp cận hàng rào thứ hai, bất thần bị những t·iếng n·ổ kinh thiên động địa nối tiếp nhau hất tung người ngựa lên cao.

Hàng loạt t·iếng n·ổ lớn nối tiếp nhau tưởng chừng như không dứt, đất cát mù mịt, đội hình t·ấn c·ông nhốn nháo, binh sĩ giẫm đạp lên nhau chạy ngược trở lại điểm xuất phát, đợt t·ấn c·ông đầu tiên của quân La thành bị bẻ gẫy dễ dàng, binh sĩ chạy thoát được đều hồn siêu phách lạc. Sau khi chỉnh đốn lại đội hình, Lý Mẫn tính dụng hoả công song đành từ bỏ bởi gió thổi từ hướng Tây Nam ngược lên Đông Bắc. Chưa rõ đối phương dùng hoả khí loại nào, Lý Mẫn không tổ chức thêm cuộc t·ấn c·ông nào trong đêm.

Nguyễn Từ Minh cùng Giang Hạc Điền cũng vấp phải hàng rào lửa ngay khi vượt qua hàng rào cự mã đầu tiên. Quân Thánh Dực chôn địa lôi, dùng hoả tiễn bắn vào những vị trí định sẵn hoặc giật đổ chảo lửa làm mồi điểm hoả. Địa lôi p·hát n·ổ, hất văng người ngựa lên cao, binh sĩ t·ấn c·ông tử thương vô số khiến Nguyễn Từ Minh, Giang Hạc Điền phải thu quân khi chưa rõ thực hư hoả khí đối phương đang sử dụng. Chờ đến lúc trời sáng rõ, quân thám thính La thành và Đông Phù Liệt bò đến gần để xem, chỉ trông thấy những hố sâu to bằng cái chảo gang đan xen với nhau. Xác người ngựa nằm la liệt khắp nơi, cỏ cây gần đó ám một màu đen, khét lẹt.

- Chúng chôn hoả khí dưới đất, chờ chúng ta vào gần mới điểm hoả! - Nguyễn Từ Minh nhận định. - Bọn khốn! Chúng cố tình dụ ta vào tử địa.

- Quân Thánh Dực đào bới khắp nơi dọc theo chiến tuyến. - Quân do thám báo cáo. - Quân khinh kị rất khó tiếp cận, chỉ có thể dùng bộ binh tiềm nhập qua các đoạn rào cự mã thôi ạ!

Nguyễn Từ Minh bực dọc:



- Bọn chúng nó nhởn nhơ đứng chờ ta vào, rõ là không thể coi thường Bàn Phù Sếnh. Chúng bắt đầu đóng cọc tre tạo thành hàng rào dài đến mấy chục dặm. Ta không thắng được chúng trên sông, nay chúng lù lù trước mặt chẳng có nhẽ lại khoanh tay chịu trận?

Giang Hạc Điền lo lắng:

- Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh mỗi người chỉ huy hơn một nghìn tinh binh cơ động. Lạ ở chỗ… sáng chúng ở bên Đồng Trì, đêm lại thấy ở Yên Mỹ. Hắn muốn chúng ta rối trí, toan tính sai rồi bất thần t·ấn c·ông tập hậu hoặc thọc sườn, đó vốn là sở trường của bọn Thiên Đức.

Nguyễn Từ Minh trấn an đồng liêu, cả hai chia binh mã, dự định t·ấn c·ông hai địa điểm cách nhau chừng 7 dặm.

Sau vài ngày ra sức thiết lập hàng lang phòng thủ, Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh đã cơ bản dựng xong 10 trại quân dã chiến trên khắp chiều dài 30 dặm, trung bình cứ 3 dặm lại có một trại quân, các trại kết nối với nhau bằng hệ thống hào nông. Triệu Quang Phục đã huy động vài nghìn dân binh huyện Siêu Loại và Văn Giang ngày đêm ra sức đào đất đắp ụ. Cứ sau mỗi đêm lại có hàng trăm hố chông chống kị binh xuất hiện. Đêm xuống, nhằm đề phòng đối phương bò vào trận địa, quân Thánh Dực dùng rất nhiều đèn trời buộc, treo bên ngoài hàng rào cự mã thứ nhất. Đồng thời vịt, ngan, chó cỏ được sử dụng trong việc cảnh giới ban đêm.

Lý Mẫn, Nguyễn Từ Minh và Giang Hạc Điền tổ chức hàng chục cuộc t·ấn c·ông b·ằng các loại Cự thạch pháo vào ban ngày, khiêu khích quân Thánh Dực nống ra giao chiến. Đáp lại, quân Thánh Dực án binh bất động, chỉ bắn trả khi đối phương đến đủ gần.

Mỗi trại quân Thánh Dực có khoảng một nghìn binh mã sẵn sàng chiến đấu, khi một trại bị t·ấn c·ông, đối phương có thể tràn ngập họ sẽ bắn pháo hiệu để các trại khác tổ chức chi viện. Lý Mẫn không dám chơi tất tay bởi Sư đoàn Sơn Tây chuyển quân từ lộ Tam Giang về huyện Hát, tổ chức vượt sông, đánh chiếm một số làng xã gần bờ sông, uy h·iếp kinh sư từ mạn phía Bắc.

Cùng tình cảnh với Lý Mẫn, bọn Nguyễn Từ Minh chưa thể tung hết binh lực vào trận. Nguyên do bởi Lý Trí Thắng dẫn một đạo gần hai nghìn binh mã áp sát Tây Phù Liệt.

Thế trận giằng co, các bên hạ trại dò xét nhau. trước tình thế bị o ép hai mặt, đánh mạnh bên này thì bên còn lại sẽ đổ quân đánh chiếm nên Lý Mẫn đề nghị Đỗ Thục giúp một tay.

Đỗ Thục động binh.

Chương điều động Trung đoàn 1 Sơn cước của Trịnh Tú vượt Xích Giang, chốt chặn hậu phương giúp Bàn Phù Sếnh yên tâm củng cố tiền tuyến. Cùng với đó, Trung đoàn 3 Sơn cước do Lý Quang Minh chỉ huy nhận lệnh hành quân qua đất Sơn Tây, uy h·iếp Đỗ Động Giang từ mạn Tây Bắc.

Nguyễn Ninh vương đề nghị Ngô Thiên Sách trợ chiến song Ngô Thiên Sách lưỡng lự chưa quyết. Sách lo một khi xuất đại binh, Phạm Cự Lượng ở Bình Kiều lợi dụng thời cơ đánh ngược lên sẽ trở tay không kịp.

Chẳng còn lựa chọn nào khác, Tô Trung Từ đành biên thư cầu viện Thứ sử Vân Nam.