Chương 56: Nhìn sang bờ Bắc
Phạm Hữu Thế dẫn theo hai mươi tráng đinh đến giúp Cự Lượng huấn luyện cho hơn nửa quân sĩ của Thiên Đức bơi lội. Số quân ban đầu Thiên Đức cũng giúp những người gia nhập sau tập luyện. Bơi lội một mình thì dễ với họ nhưng bơi lội theo đội hình là một câu chuyện khác.
Để chứng minh cho tất cả quân Thiên Đức tận mắt thấy bản thân bơi giỏi như lời Chương rêu rao từ trước, Thế buộc phải bơi từ bờ Nam sang bờ Bắc rồi bơi ngược lại. Sau đó thì Phạm Hữu Thế được quyền hưởng những lời tung hô đến tận mây xanh mãi không ngớt. Một chàng trai mười chín tuổi được ngót ba trăm người thừa nhận tài năng và nể phục có thể xem là một… chiến tích đầu đời.
Chương được đà khoác lác thêm vài chuyện rằng Thế đã từng lặn một hơi làm cách nào đó khiến thuyền chở lương của Vũ Ninh vương bị chìm, ông ta đã rất tức tối. Điều này hoàn toàn bịa đặt, nhiều người làng Vạn trong quân bán tín bán nghi nhưng đương lúc hăng say hô hào cũng hùa vào thêm dăm ba câu, có kẻ còn khẳng định đã nhìn thấy Thế làm vậy. Thế thẹn đỏ mặt nhưng lại không mở miệng cải chính được, mà im lặng nghĩa là đồng tình. Giai thoại về Thế bắt đầu từ ấy.
-Anh Thế rất giỏi! - Chương nói giọng chắc nịch. - Ta từng biết ở quê ta xưa kia có một người tên là Yết Kiêu bơi lội giỏi đến nỗi quân giặc nghe là kh·iếp vía. Ông ấy sau này trở thành Thuỷ sư Đô đốc, nay ta cũng muốn gọi anh Thế là Yết Kiêu, anh em ta thấy sao?
-Yết Kiêu! Yết Kiêu! Yết Kiêu!
Từ đó, Thế có biệt danh là Yết Kiêu, chẳng mấy ai còn biết tên huý của cậu. Và dù Chương đã khoác lác, tô vẽ lên Phạm Hữu Thế lúc ban đầu nhưng sau này Phạm Hữu Thế biến những lời ba hoa của Chương thành sự thật. Yết Kiêu là một danh tướng của Vạn Xuân.
-Ta vốn không thích khoác lác nhưng anh đưa ta vào sự đã rồi, anh thật thâm hiểm.
Chương thản nhiên đáp lời:
-Ta có thuật tiên tri, biết đâu ngày sau ứng nghiệm?
Thế đành chịu thua Chương nhưng anh chàng cũng ngầm thừa nhận Chương có khả năng lợi dụng đám đông và thả những điều phi lý vào lúc rất lợp lý mà nếu bình thường suy xét, người ta sẽ đặt dấu hỏi to tướng.
Bờ đối diện không có người vì đầm lầy, Bỉnh Di đã cho Chương biết những thông tin cơ bản qua tấm hoạ đồ do chính tay anh ta vẽ. Duệ và Bình dịch cho Chương vì cậu không đọc được Hán tự. Chương đã gọi Nguyệt đến, giao cho cô tấm hoạ đồ và dặn có một ngày cho toàn đội nhớ kỹ. Ngày hôm sau tập hợp gặp mặt tại nhà Tôn, nếu gia đình các em có hỏi thì cứ báo bận học chữ.
-Có thể phải rời nhà từ hai đến bốn tuần!
Chương nói ngắn gọn, Nguyệt lập tức đi sắp xếp ngay.
Sau một ngày tập bơi theo đội hình rồi lặn thì tối hôm ấy, Chương mời Thế họp với Ban chỉ huy. Cậu nhờ Thế đóng bên bờ Bắc hai cái cọc thật chắc chắn, nơi kín đáo sau đó dòng hai dây thừng về bên này, dây thừng phải chìm dưới mặt nước, cần thì gia cố thêm thứ gì đó để hàng tháng trời vẫn không bị đứt cũng như thuyền đánh cá có qua lại cũng không vướng. Thế nhận lời.
Tiếp đó, Chương cho mọi người biết sắp tới đây, trong khi Đại đội Thiên Đức ra sức tập luyện thì toàn bộ đội Trinh sát Thiếu Niên sẽ phải qua sông. Nhiệm vụ trong bốn tuần phải nắm được những nhà hào phú gần bờ, nơi các trại đóng quân có thay đổi gì không? Đặc biệt chú ý đến trẻ em độ tuổi từ mười hai đến mười lăm, những gia đình có hoàn cảnh khốn khó hoặc bị o ép, bất mãn với quân của Vũ Ninh vương.
Đại đội Thiên Đức cũng phải chọn ra khoảng năm chục người chia làm năm nhóm thay nhau bơi qua sông ẩn nấp tại các vị trí kín đáo hòng tiếp ứng khi cần.
Nguyệt trải tấm hoạ đồ Bỉnh Di đã vẽ ra cho mọi người cùng xem. Thế cho biết nội trong ngày mai sẽ giúp mọi người tìm được vị trí ẩn náu ở bờ Bắc. Lương thảo, khí giới nếu cần thì Thế và anh em sẽ đem qua cất giấu trước.
-Mục tiêu của chúng ta lần này là dụ dân bờ Bắc về ở trong làng mới dựng. Còn như nhà hào phú nào tiện cho việc mượn của cải thì cũng mượn về cho dân.
Họp bàn gần đến khuya mới giải tán. Sáng hôm sau Chương, Bình, Duệ đến gặp mặt đội trinh sát, phổ biến nhiệm vụ cho các em và luôn căn dặn việc này hệ trọng, nguy hiểm. Ngay cả việc có b·ị b·ắt thì tạo dựng thân phận vì sao trốn sang bên ấy. Lý do chủ yếu là đói, nghèo, cha mẹ bị Thiên Gia Bảo Hựu quân hại hoặc… và nhất là nếu có bị giam cầm cũng không được hé miệng nói mục đích bởi điều ấy đồng nghĩa với c·ái c·hết.
-Các em khai một câu thì sẽ phải khai hai, ba câu. Nếu xác định không khai thật thì phải học thuộc thân phận của bản thân trong hai ngày tới đây. Hãy vững tâm, nếu có b·ị b·ắt giữ, bọn anh sẽ không bỏ rơi, sẽ tìm mọi cách cứu về. Anh có thể cam đảm việc ấy.
Chương dặn thêm:
-Mật khẩu mọi người tự thống nhất với nhau, kể cả khi b·ị b·ắt có người đến cứu mà không đọc đúng mật khẩu là giả. Mỗi người nên chọn một mật khẩu và nói riêng với chị Nguyệt để đảm bảo bí mật. Hoàn thành nhiệm vụ này cả đội sẽ được thưởng hậu, muốn gì thì khi ấy nói với chị Nguyệt.
Tôn giơ tay xin phát biểu:
-Thưa thầy, bọn em muốn Tết này có thêm quần áo mới và… và ăn cơm không độn.
Chương quay sang nói với Duệ:
-Kể từ giờ đến lúc mấy đứa đi, chúng nó sẽ ăn cơm và thịt gà.
Đoạn Chương nói với Tôn:
-Quần áo mới thì không cần đến Tết, khi nào về thì mỗi đứa hai bộ, ngoài lương gấp đôi thì mỗi đứa được thưởng 1 tiền. Trong thời gian mấy đứa đi, gia đình sẽ nhận thêm gạo hoặc ngũ cốc.
Chợt có một bé gái giơ tay, rồi đứng lên khoanh tay nói:
-Thưa thầy, giả tỉ bọn em b·ị b·ắt rồi… rồi b·ị s·át h·ại thì… thì sao ạ?
Chương nhìn bé gái gầy gò, khuôn mặt lấm lem nhưng đôi mắt rất sáng. Chương nhẹ nhàng hỏi:
-Người thân em hiện có những ai?
-Thưa thầy, em có bà nội và mẹ ạ.
-Nếu em không trở về thì bà nội của em sẽ là bà nội của thầy, mẹ của em sẽ là mẹ của thầy. Em tên gì?
-Thưa thầy, em tên là Cái Hĩn.
Chương nhoẻn miệng cười:
-Thầy sẽ gọi em là Thái Hương, một cô gái xinh đẹp nên có một cái tên đẹp hơn. Thái Hương ạ, các em ạ. Nhiệm vụ nguy hiểm, các em có thể không nhận. Còn nếu nhận hãy cẩn trọng để trở về, mạng người là quý giá. Còn rủi như… rủi như có chuyện xấu thì Đại đội Thiên Đức sẽ tìm mọi cách đưa các em về. Chúng ta là đồng đội, đồng đội thì không bỏ nhau lúc hoạn nạn.
Trên đường về lại bản doanh, Chương nhắc Duệ:
-Em cho người để tâm giúp anh đến gia đình các em ấy trong khi các em vắng nhà.
Duệ gật đầu còn Bình thỏ thẻ:
-Anh Chương, nếu có chuyện không may chúng ta nhất định sẽ đưa các em ấy về chứ?
-Chỉ cần bỏ một đứa lại thì những người khác nhìn chúng ta ra sao? Chúng ta có đáng để họ theo không?
-Ừm! Em cũng nghĩ thế. Em sẽ giúp chị Duệ để ý đến gia đình các em ấy.
Một cái nhà mái tranh dài đến chục gian đã lợp xong nhưng tạm ngưng vì đội đang tập bơi lội trong 5 ngày. Chương muốn có thêm mấy tấm bảng bằng gỗ để gần các cửa ra vào. Tuần sau sẽ bắt đầu chương trình “Chuyện kể ở đại đội”. Thời gian bắt đầu từ cuối Ngọ, dự kiến sẽ kéo dài trong một tuần sau đó đánh giá lại tính hiệu quả.
Tất cả trẻ em trong giáp từ 8 đến 15 tuổi nếu muốn học chữ sẽ được ăn một bữa trưa. Học giỏi sẽ được thưởng gạo hoặc ngũ cốc, nghe kể chuyện mà viết lại được rồi đem kể cho người khác thì thưởng tiếp gạo hoặc ngũ cốc.
- Chúng ta không có nhiều ngũ cốc để thưởng vậy đâu anh Chương. Hơn nửa năm nữa mới có lúa thu hoạch, bây giờ còn chưa trồng vụ mới mà. - Duệ cho hay.
- Thiếu thì chúng ta đi mua, anh sẽ tìm cách kiếm ra bạc, có nhiều bạc thì em yên tâm chứ? Mà chả phải sắp tới lúc cấy lúa à?
-Sắp tới vụ Chiêm nhưng nửa năm sau mới thu hoạch. Những năm gần đây thuế khoá nặng nề, giặc c·ướp liên miên nên dân đã bỏ vụ Mùa vì làm nhiều thì nộp thuế nhiều chi bằng không làm. Sắp tới thu hoạch ngô, khoai, xong thì bắt tay vào vụ Chiêm. Vụ Chiêm trước đây chỉ là phụ, bây giờ là chính.
Nghe Duệ nói Chương lại nhớ hồi mới đến có nghe bà Cả Ngư nhắc đến chuyện ấy. Nếu không thay đổi thì cái nghèo sẽ đeo bám mãi mà dân Vạn Xuân thì không lười.
-Vậy khi nào vụ Chiêm chúng ta cũng trồng lúa, trồng nhiều vào. Năm sau phải nói với bà con trồng thêm vụ Mùa, chúng ta sẽ miễn vụ ấy và thu mua thóc lúa.
-Hử?! Anh đã không muốn thu thuế của dân rồi lại bỏ bạc ra mua thóc lúa thử hỏi anh lấy bạc ở đâu? Chả lẽ chúng ta về ngửa tay xin Tả Đô đốc?
Chương tự tin nói:
-Với anh thì tạo ra lúa gạo mới khó chứ bạc vàng lại dễ em ạ. Muốn mạnh thì dân phải giàu, chúng ta sẽ kiếm bạc từ nơi khác về đây mua thóc gạo. Đại đội Thiên Đức sau khi huấn luyện đủ ba tháng sẽ quay ra trồng trọt. Chúng ta ngót ba trăm người toàn trai tráng, phải tự lo cái ăn, giảm gánh nặng cho Tả Đô đốc. Nơi này là đất dung thân, thuế không thu thì dân tự khắc sẽ che chở cho chúng ta.
Đoạn Chương nheo mắt nhìn về phía Bắc:
-Bên ấy bạc hẳn là nhiều, kiểu gì cũng phải xin Vũ Ninh vương một ít. Mà trồng lúa thì bao giờ có em nhỉ? Nửa năm phải không?
-Chừng ấy ạ.
-Được, trước tiên là lấy dân của Vũ Ninh vương, sau lấy bạc rồi mượn thóc gạo. Quân đông mà thiếu thóc gạo ắt loạn, chả đánh cũng tan. Tạm thế đã.
Chương vô cùng lạc quan, cậu không tin bản thân không thể trở nên giàu có ở Vạn Xuân vì nơi này hãy còn lạc hậu. Nhất định phải giàu mới mạnh và muốn thắng kẻ khác trước hết cứ phải no bụng cái đã.