Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 562: Chiến cuộc cam go




Chương 562: Chiến cuộc cam go

Tôn Toàn Hưng có quân tăng viện bèn chia thành hai đạo, đạo thứ nhất do Tôn Toàn Hưng chỉ huy t·ấn c·ông làng Thượng Sơn. Đạo thứ hai gồm hơn 2000 bộ binh, khinh kị và thổ binh người Thái của Hà Ân Cần dưới quyền phó tướng Trần Khâm Tộ dồn sức t·ấn c·ông vào khoảng giữa hai làng Đồng Bảng và Đồng Yên.

Trần Khâm Tộ dùng Cự thạch pháo yểm trợ, tổ chức nhiều đợt t·ấn c·ông nhằm chia cắt làng Đồng Bảng. Anh em họ Giáp chỉ huy phòng thủ ở hai làng này, cự với Trần Khâm Tộ suốt hai ngày đêm trước khi rút quân khỏi làng Đồng Bảng. Chiếm được Đồng Bảng, Trần Khâm Tộ dùng nơi này làm bàn đạp tiến đánh sang làng Đồng Yên. Giáp Dĩnh Kế, Giáp Dĩnh Trì cùng hơn năm trăm binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 3 Sơn cước tận dụng địa thế chống trả thêm được 2 ngày mới rút lui do hết lựu đạn và thuốc súng.

Tôn Toàn Hưng phối hợp với Trần Khâm Tộ, dùng Cự thạch pháo t·ấn c·ông Thượng Sơn nhằm cầm chân bọn Lý Quang Minh. Trần Khâm Tộ sau khi chiếm được 2 ngôi làng, chịu t·hương v·ong hơn 800 binh sĩ. Tiếp tục dùng làng Đồng Yên làm chỗ đứng chân t·ấn c·ông làng kẻ San ở lưng chừng quả đồi bên cạnh. Anh em họ Giáp rút về kẻ San hợp với Trương Ma Nị cự địch. Trương Ma Nị dùng mấy khẩu thần công đặt trên cao chế áp Cự thạch pháo của Trần Khâm Tộ. Bởi thế, bộ binh dưới quyền Trần Khâm Tộ nhiều lần xung phong ngược lên lưng đồi đều bị Hoả pháo liên hoàn, Cự thạch pháo cùng hàng trăm thân gỗ lăn từ trên cao xuống làm nhiều binh sĩ t·hương v·ong khiến Trần Khâm Tộ phải lui quân ổn định lại đội hình. Sau vài ngày t·ấn c·ông, một nửa quân của Trần Khâm Tộ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Trần Khâm Tộ biết đối phương không còn nhiều đạn được song quân sĩ đã mỏi mệt, lực lượng hao hụt lớn không thể xung phong đành chuyển sang dùng hoả công ở mặt Tây Nam làng kẻ San.

Cùng thời điểm này Trần Quyền, bộ tướng của Đỗ Thục, chỉ huy 2000 tinh binh từ huyện Sơn Lăng luồn rừng băng núi tiến đánh làng Tả Thuỷ nằm ở rìa trái làng Thượng Sơn. Bố Giáp và Nùng Dân Chính chỉ với 500 quân trấn thủ vững như bàn thạch. Sau vài đợt xung phong hao tổn ngót 500 binh sĩ, Trần Quyền phải lui quân và cũng dự định dùng hoả công do mưa đã tạnh, thuận gió.

Trung đoàn 3 Sơn cước và một phần Trung đoàn 5 Sơn cước bị vây ba mặt, mất 2 trong 5 cứ điểm phòng ngự, gần 400 binh sĩ t·hương v·ong sau 7 ngày chiến đấu. Nhận thấy đạn bộ binh còn lại đủ dùng trong khoảng 4 ngày nhưng đạn thần công chỉ còn hơn 200 viên, Lý Quang Minh quyết định triệt thoái.

Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn, bộ tướng của Bố Giáp, vốn nhà ba đời làm ngư phủ, được giao nhiệm vụ chuẩn bị phương tiện vượt sông. Trước đó, Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn thấy quanh xã có nhiều cây sơn nên nhờ dân xã Thượng Sơn đốn về dùng nhựa sơn trộn với đất bột trát vào thúng cái, thúng đại dùng làm phương tiện cho bách tính vượt sông. Bên cạnh đó, Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn cũng cho người chặt tre đan hàng trăm thuyền nan nhỏ cất giấu chờ lúc hữu sự.

Dân còn ở lại trong xã rút qua sông vào ban đêm bằng thuyền thúng cùng thương binh tử sĩ an toàn.

Trần Khâm Tộ và Trần Quyền người trước kẻ sau dùng hoả công t·hiêu r·ụi cho bằng được làng kẻ San và Tả Thuỷ trong khi Tôn Toàn Hưng tập trung binh mã đánh trực diện làng Thượng Sơn. Trương Ma Nị, Giáp Dĩnh Kế và Giáp Dĩnh Trì sau khi dùng hết lựu đạn tre và đạn đá đành bỏ làng kẻ San, vừa chống trả vừa lui quân bờ sông thiết lập trận địa trên bãi đất bằng để yểm hộ Lý Quang Minh vượt sông. Lý Quang Minh dùng hết cơ số đạn thần công sai quân khiêng súng rút chạy và tự tay phóng hoả làng Thượng Sơn.

Tại làng Tả Thuỷ, Trần Quyền bất chấp tổn thất nhân mạng thúc quân vượt qua luỹ đất rực lửa. Bố Giáp hạ lệnh lui binh về điểm tập kết yểm trợ đại quân vượt sông. Để bảo vệ v·ũ k·hí, phần lớn binh sĩ đặt súng ống lên thuyền, bơi đẩy thuyền qua sông Tích Lịch.

Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng kéo Cự thạch pháo đến nơi bắn tràn xuống mặt sông khiến nhiều binh sĩ Thiên Đức t·hiệt m·ạng hoặc b·ị t·hương giữa dòng. Đương lúc nguy cấp, quân chặn hậu có thể bị tiêu diệt thì cha con Cao Quang Chương, Cao Tòng Chinh dẫn vài trăm khinh kị đến ứng cứu kịp thời. Mặc dù chỉ có 2 khẩu thần công và hơn một trăm viên đạn nhưng chừng đó đủ giúp cha con họ Cao bắn chặn cho hậu quân sang sông, không ai b·ị b·ắt làm tù binh.



Tướng sĩ Thiên Đức ai nấy mặt đen như bôi nhọ nồi đứng bên bờ sông lòng đầy căm giận. Lý Quang Minh quỳ gối khóc sụt sùi vì hơn bảy mươi binh sĩ bỏ mạng lúc vượt sông và mấy trăm người đã nằm xuống trước đó. Bờ đối diện, Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ cũng đang sôi máu chửi rủa binh sĩ vì để vuột mất con mồi.

Lý Quang Minh bốc một nắm đất ném xuống sông, chỉ sang bờ Bắc thề rằng:

- Trần Quyền thối tha! Cùng người Vạn Xuân với nhau mà mày đang tâm tiếp tay cho lũ ngoại bang đánh g·iết người mình. Lý Quang Minh này thề rằng sẽ nhổ bỏ tận gốc lũ đớn hèn chúng bay. Tướng sĩ Trung đoàn 3 Sơn cước xin thể từ rày về sau gặp quân họ Đỗ là đ·ánh c·hết bỏ. Thù này không rửa được cho anh em thì trời tru đất diệt Lý Quang Minh này c·hết không toàn thây.

Trương Ma Nị, anh em họ Giáp, Nùng Dân Chính và Bố Giáp dùng đoản đao cứa lên cổ tay cho máu nhỏ xuống sông Tích Lịch, binh sĩ dưới quyền đều làm theo.

Sở dĩ Lý Quang Minh thề độc lại nhắm vào Trần Quyền, trước tiên bởi con sông trước mặt là Tích Lịch và bản doanh Sứ quân Đỗ Động Giang là thành Tích Lịch. Thứ đó là vì bọn Lý Quang Minh không thể chấp nhận người Vạn Xuân đầu quân phương Bắc.

Trung đoàn 3 Sơn cước tạm thời đóng quân cách bờ Nam sông Tích Lịch 5 dặm củng cố binh lực. Bố Giáp sai Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn về hậu phương đưa phần còn lại của Trung đoàn 5 Sơn cước bổ sung cho Trung đoàn 3 và đóng bản doanh tạm gần Trung đoàn 3 để tương trợ lẫn nhau phòng thủ mặt bắc thành Sơn Tây. Hai ngày sau, dân binh huyện Sơn Tây đem đạn pháo và thuốc súng tái trang bị cho Trung đoàn 3.

Cha con họ Cao đóng bản doanh tụt về phía sau 2 trung đoàn bộ binh tạo thế chân kiềng, đảm trách vận lương, chiêu mộ dân binh từ huyện Sơn Lăng.

Vài ngày sau, Lý An điều động Tiểu đoàn nữ Đường Vỹ từ huyện Hát đến giúp sức cha con họ Cao. Nhờ đó, chưa đầy mười ngày sau khi triệt thoái khỏi căn cứ Thượng Sơn, gần 5000 Thiên Đức đóng ở bờ Nam thượng nguồn sông Tích Lịch, cân bằng lực lượng với Tôn Toàn Hưng, chờ lệnh phản công.

Thượng tuần tháng 5, Thứ sử Vân Nam tăng viện thêm 3000 quân cho Đoàn Kính Chí. Nhận tin do Bùi Thị Xuân báo về, Chương lấy làm lạ bèn nói với Mai Đắc Thắng:



- Cậu nhắc bên quân báo tìm hiểu phương thức liên lạc của địch, khả năng chúng dùng chim bồ câu đưa thư nên tin tức mới mau chóng đến vậy.

Mai Đắc Thắng liền chạy đi truyền tin. Thấy Dương Yên Thư đứng hầu cạnh bên dường như có điều muốn nói, Chương khích lệ.

- Có thể quân tăng viện là hậu quân chúng chuẩn bị sẵn phòng hữu sự ạ. Chúng có thuỷ binh tiên phong, bộ binh làm trung quân nên còn thiếu hậu quân.

Chương gật đầu:

- Cũng có thể lắm! Tuy nhiên… chúng tăng viện thêm binh mã để làm gì cần phải tìm hiểu cho kĩ. Lực lượng tăng viện là quân Vân Nam hay Đại Vũ rất quan trọng. Ta muốn cất một mẻ.

- Dạ! Vậy còn ông Triệu Trung? Ông ấy sốt ruột chờ lệnh, ngày nào cũng đến hỏi em xem Đại Vương có nhắn nhủ gì không.

Chương cặm cụi ghi chép chợt dừng bút, anh hỏi:

- Y phục của họ đủ cả chứ?

- Dạ đủ ạ. Ông ấy nói 2000 tinh binh chờ cơ hội báo đáp ơn thu dụng của Đại Vương.

- Nói ông ấy cứ mài kiếm cho sắc, ta sẽ chừa phần cho, chẳng thiếu đâu.

Chương đưa một bao thư cho Dương Yên Thư, dặn rằng:



- Đưa tận tay Triệu Trung, nói ông ta đọc xong thì đốt bỏ. Em phải tận mắt thấy việc ấy, chuyện này hệ trọng.

Nhìn bóng dáng thiếu nữ họ Dương đi khuất, Chương khẽ thở dài. Bấy lâu nay mỗi khi rời làng Vạn Xuân anh đều có một cô vợ đi cùng, gần đây thường là Triệu Nhã Lâm. Chẳng hẹn mà các nàng cùng chửa đẻ đâm ra Chương cảm thấy có đôi chút trống vắng. Quan Lam Giang suốt ngày bận bịu cơm canh ngày ba bữa cho Chương nhưng có vẻ cô nàng chỉ mát tay trị bệnh chứ cơm canh hãy còn thua Trịnh Lam Khuê, Duệ hay Triệu Nhã Lâm một bậc.

Dương Yên Thư biết bếp núc, nghe nói cũng rất khá. Tuy vậy việc Yên Thư từng hành thích Duệ khiến Thiên Bình không giao việc chăm nom bữa ăn cho cô gái xứ Đằng Châu.

Yết Kiêu một lần nữa nhận lệnh dùng thủy quân t·ấn c·ông Dương Trường Huệ. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Yết Kiêu huy động gần 6000 thủy binh, hơn 200 thuyền chiến các loại, gồm cả quân thủy do Đinh Công Tráng đang huấn luyện ở sông Dâu tham gia.

Thời tiết thuận lợi có được sự phục vụ của những cánh diều nên chủ động dàn thủy trận nghênh chiến. Sau hai lần chiến bại, Yết Kiêu sử dụng các thuyền Mông Đồng nhỏ gọn làm tiên phong xông vào đội hình địch và thần công trang bị trên các chiến thuyền lớn bắn phá yểm trợ. Các thuyền Mông Đồng không trang bị thần công, cải tiến phần mái che chống các loại đạn đá và chỉ trang bị hoả hổ làm hoả khí chính nhằm giảm trọng lượng, tăng tính cơ động cho chiến thuyền. Các thuyền Mông Đồng tiên phong nhập trận, chia thành các thê đội cơ động tiếp cận nhanh khiến Cự thạch pháo của Dương Trương Huệ rất khó bắn trúng. Để đối phó với thuyền Mông Đồng, Dương Trường Huệ buộc phải đưa các chiến thuyền nhỏ ra chặn. Các chiến thuyền Mông Đồng đâm thẳng vào chiến thuyền của đối phương, dụng hoả hổ và đại bác cầm tay đánh phủ đầu nên chiếm được lợi thế khi cận chiến trên sông. Trước tình hình đó, Dương Trường Huệ đưa hàng chục chiến thuyền lớn nhập trận. Các thuyền lớn của Dương Trường Huệ trang bị máy bắn nỏ cỡ lớn, phóng ra các mũi tiễn bịt sắt như ngọn lao. Đặc biệt, một loại hoả khí đúc gang tương tự thần công cũng được Dương Trường Huệ đem ra sử dụng. Hoả khí bắn tầm gần, phóng ra một loại đạn gây cháy hệt như hoả hổ.

Yết Kiêu đưa thuyền lớn nhập trận, dùng các cánh diều làm vật chuẩn, canh hướng gió, tập trung hoả lực bắn vào trung quân của đối phương. Hàng trăm quả đạn được bắn ra, phá huỷ được hai chiến thuyền lớn của Dương Trường Huệ, vài cánh điều đứt dây cuốn theo chiều gió.

Sau hơn nửa ngày giao tranh, Yết Kiêu hạ lệnh lui quân, bỏ lại chiến trường hơn năm mươi thuyền Mông Đồng hư hỏng nặng.

Dương Trường Huệ nhận thấy hoả khí của đối phương vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất, muốn chiếm lấy đem về bèn thúc quân đuổi theo. Thuỷ quân Thiên Đức rút về thuỷ trại đã gần nửa đêm, chỉ kịp đưa thương binh tử sĩ lên bờ, chưa kịp tái trang bị đủ cơ số đạn thì Dương Trường Huệ ập đến đến dùng toàn lực t·ấn c·ông. Yết Kiêu quyết định bỏ trại, chặn hậu cho thuỷ quân rút về sông Hát, lực lượng trên bờ rút về phủ Vĩnh Yên.

Dương Trường Huệ chiếm được thuỷ trại trống rỗng, không thu được lương thảo, lại bị Yết Kiêu dùng Thiết giáp đĩnh quay lại bắn phá. Dương Trường Huệ phái nhiều lượt khinh thuyền đuổi theo nhưng các khinh thuyền một đi không trở lại. Trông thấy soái kỳ mà không thể làm được gì, Dương Trường Huệ sinh ra tức giận, hạ lệnh đốt bỏ thuỷ trại, đổ quân t·ấn c·ông thành Sơn Tây.

Thời điểm này tại thành Sơn Tây có Triệu Trung cùng Tam Hưng quân phối hợp với Trung đoàn 8 Thiết kị của Phùng Thanh Hòa, tổng cộng gần 4000 tinh binh đảm trách giữ thành. Dương Trường Huệ dùng Cự thạch pháo không phá được thành, lại bị quân giữ thành phản pháo thiệt hại binh sĩ và khí tài. Bên cạnh đó, Yết Kiêu chỉ dùng Thiết giáp đĩnh ngày đêm quấy phá đường sông như trêu ngươi, gây ra một số thiệt hại đáng kể khiến Dương Trường Huệ đổi mục tiêu, quyết bắt sống Yết Kiêu, tiêu diệt thuỷ quân Thiên Đức.

Để thực hiện ý đồ vây ép thành Sơn Tây, dụ Yết Kiêu đưa thuỷ quân tới ứng cứu, Dương Trường Huệ cần sự phối hợp của Tôn Toàn Hưng ở mặt Bắc, Đỗ Thục ở mặt Đông và Lý Mẫn đang giao chiến với Phùng Hiền ở huyện Hát, mặt Nam.