Chương 564: Chiến thắng ngoài dự kiến
Trần Khâm Tộ buộc phải dàn trận giao chiến với Cao Quang Chương cách thành Sơn Tây khoảng 15 dặm về phía Bắc. Cao Quang Chương là một lão tướng, có đủ kinh nghiệm tổ chức phòng thủ, vả lại trong tay có hoả lực mạnh với 300 Cự thạch pháo, 30 thần công. Trần Khâm Tộ tiến không được đành chờ Tôn Toàn Hưng kéo trung quân đến tiếp ứng nhưng không thay đổi được tình hình do thua thiệt về hoả lực. Thêm nữa, quân của Bố Giáp quấy phá sau lưng, nhiều toán binh cử đi c·ướp lương thảo quanh vùng liên tục bị tập kích. Một lần nữa, Tôn Toàn Hưng lại đề nghị Đỗ Thục điều quân hợp sức đánh Cao Quang Chương, đổi lại, Tôn Toàn Hưng sẽ cho Đỗ Thục thêm nhiều lợi ích khi làm chủ đất Sơn Tây.
Đỗ Thạc, trưởng tử của Đỗ Thục, nắm binh quyền hiện đóng quân tại Đông Chinh vương phủ, nhận lời đề nghị của Tôn Toàn Hưng. Đỗ Thạc tự cầm 3000 quân tiến về thành Sơn Tây, đồng thời hạ lệnh Trần Quyền dẫn binh bản bộ t·ấn c·ông vào sườn trái trận địa phòng ngự của Cao Quang Chương.
Cùng thời điểm này, Lý Mẫn sau nhiều lần trù trừ, liên tục bị Dương Trường Huệ hối thúc buộc phải tập trung binh lực đánh Phùng Hiền. Có Lý An làm tham mưu, Phùng Hiền chủ trương phòng thủ, tiêu hao sinh lực đối phương, tránh dàn trận đánh lớn mà thiên về quấy phá, ngăn cản Lý Mẫn vượt sông.
Lý Mẫn huy động tổng cộng hơn 1 vạn quân thuỷ bộ, bất chấp thiệt hại chiếm được huyện Hát làm nơi đứng chân. Lý Mẫn đề nghị Đỗ Thạc đưa quân bản bộ đang vây hãm thành Sơn Tây t·ấn c·ông Phùng Hiền từ mặt sau. Đỗ Thạc đồng ý, cử Đàm Quán và Đinh Dương dẫn 1000 quân trợ chiến.
Cùng thời điểm ấy tại khu vực quanh làng Ngọc Hồi, phía Nam kinh thành, Triệu Quang Phục sau thời gian giằng co với quân La thành, hay tin Lý Mẫn đang dồn binh đánh sang huyện Hát sinh ra nóng ruột. Lệnh trên chưa đưa xuống trong khi Tô Trung Từ phái thêm 1000 cấm quân, vài nghìn dân binh và hàng trăm Cự thạch pháo tăng viện, quyết cố thủ tại Ngọc Hồi.
Sớm ngày 13 tháng 5, thám mã đem quân lệnh từ chỉ huy sở Yên Bình đến.!Triệu Quang Phục chỉ chờ có vậy hạ lệnh hoả lực áp đảo pháo kích liên tục suốt 2 ngày đêm trước khi tung bộ binh vào trận. Quân La thành trấn thủ quanh làng Ngọc Hồi cự không nổi, dân binh tháo chạy trước, ba quân tan vỡ vào chiều tối 15 tháng 5.
Tô Trung Từ lui về khu vực xã Đại Lủ, gồm ba làng Lủ Trung, Lủ Tả và Lủ Thượng cạnh sông Tô, cách kinh thành hơn mươi dặm về phía Nam. Triệu Quang Phục đuổi đến, trông thấy dân La thành ra sức đào hào đắp lũy, đặt nhiều Cự thạch pháo trấn giữ bên sông bèn cho dựng trại tụ quân bày trận chưa vội đánh.
Tô Trung Từ thảo thư nghị hoà, Triệu Quang Phục đọc xong, mặt lạnh như tiền đốt thư, đuổi sứ giả về.
Tiếp đó, Tô Trung Từ cử vài người năm xưa từng có giao tình với Phạm Tu và Triệu Quang Phục khi còn ở kinh sư đến thuyết Triệu Quang Phục lui binh, tránh cảnh nồi da xáo thịt. Triệu Quang Phục bày tiệc rượu đãi cố nhân rất hậu, ghi nhận ý kiến nhưng không bày tỏ chủ ý. Tiễn cố nhân ra về, Triệu Quang Phục rỉ tai:
- Phục thân làm bề tôi họ Mạc, vì họ Mạc gắng sức phò tá. Bao năm nay Vạn Thắng vương vì nghĩa cha con, chồng vợ, anh em mà nương tay với binh triều. Nay Tô Thái uý rước voi về dày mả tổ, Vạn Thắng vương không thương nghị với kẻ bán nước. Các ông đều là cố hữu, phải trái đều tỏ, nên sớm lo bảo ban con cháu đừng chống quân Thiên Đức, chẳng có cơ hội nào đâu. Phục tôi có thể vì tình mà nương tay nhưng Bàn Phù Sếnh, Nguyễn Lạc Thổ hay Lý Văn Ba hạ thủ không lưu tình đâu.
Thực tế Vạn Thắng vương đã hạ lệnh diệt trừ Trữ quân, Tô Trung Từ và tất cả những kẻ chống đối. Trường hợp gia quyến binh sĩ La thành ủng hộ Trữ quân chống lại Thiên Đức cũng không cần phải nương tay.
Biết không lung lạc được Triệu Quang Phục, Tô Trung Từ đành dùng hạ sách nhằn kéo dài thời gian, bắt thêm dân quanh thành, cả đàn bà, đắp chiến luỹ, cầm giáo nơi tuyến đầu chống Thiên Đức.
Quan lại, thương nhân, phú hào tại kinh sư tích cực góp của, góp người vì lo sợ một mai Thiên Đức tràn đến họ cũng chẳng còn gì. Hạ sách của Tô Trung Từ tỏ ra hữu hiệu bởi quân Thiên Đức không tổ chức pháo kích yểm trợ quân bộ vượt sông.
Triệu Quang Phục thấy rằng t·ấn c·ông trực diện Đại Lủ không thuận lợi bèn sai quân sĩ đào đất nắn dòng chảy một khúc sông Tô, làm đường bộ, chuẩn bị đưa khí tài hạng nặng sang sông. Khoảng đất binh sĩ đào đất lấp sông về sau gọi là đầm Ba Quân.
Cũng vào tinh mơ ngày 13 tháng 5, Bàn Phù Sếnh nhận quân lệnh dốc toàn lực công phá căn cứ Đông Phù Liệt sau khoảng thời gian làm đường cho bộ binh, pháo binh tiến công thuận lợi. Bàn Phù Sếnh điều tất cả lực lượng pháo binh gồm thần công, Hoả pháo liên hoàn, Cự thạch pháo thuộc quyền t·ấn c·ông khu vực làng Tráng và làng Thọ Châu nằm ở phía Tây Nam căn cứ Đông Phù Liệt do Giang Hạc Điền và 3000 tinh binh trấn giữ. Ngoài ra, dân làng Tráng, làng Thọ Châu và nhiều làng mạc khác lên đến hơn vạn người giúp Giang Hạc Điền đắp luỹ thêm cao, đào hào thêm sâu quyết ngăn quân Thiên Đức vượt qua.
Sau 1 ngày pháo kích dữ dội bằng đủ các loại đạn, Bàn Phù Sếnh san phẳng làng Thọ Châu nằm sau chiến luỹ. Thánh Dực quân tràn qua đoạn luỹ la liệt xác người, dùng làng Thọ Châu làm bàn đạp t·ấn c·ông làng Tráng ở gần đó. Giang Hạc Điền đẩy lui vài đợt t·ấn c·ông của quân Thánh Dực vào làng trong đêm. Bàn Phù Sếnh đưa thần công và Cự thạch pháo đến sát bờ tre bắn tràn vào bên trong. Hữu phó sứ Giang Hạc Điền trúng đạn pháo t·ử t·rận, quân phòng thủ tan vỡ ra hàng rất đông.
Bàn Phù Sếnh kiểm đến lại binh mã, tái trang bị đạn được chia binh tiến đánh quân thuỷ bộ của Nguyễn Từ Minh đóng ở Đông Phù Liệt, gần ngã ba sông Tô và sông Trâu Vàng.
Nguyễn Ninh vương thấy Bàn Phù Sếnh thế mạnh, mặt Bắc lại có cánh quân Triệu Quang Phục, liệu thế khó chống giữ lâu dài bèn âm thầm chia binh mã, giao đại quân cố thủ căn cứ cho Nguyễn Từ Minh. Nguyễn Ninh vương và sứ tướng dẫn hơn hai nghìn binh mã bí mật rút về hướng Tây, dự định vượt sông Nhuệ nương nhờ Đỗ Thục tại đồn Bảo Đà, chiêu tập thêm binh mã tiếp ứng cho Nguyễn Từ Minh.
Quân tế tác của Triệu Quang Phục dò la tin tức dọc sông Nhuệ phát hiện quân tiền trạm của Nguyễn Ninh vương chuẩn bị thuyền bè liền cấp báo. Triệu Quang Phục hay tin lại nghĩ Nguyễn Từ Minh điều thuỷ quân ra hướng sông Nhuệ bí mật tiến vào sông Tô đánh úp. Binh lực của Triệu Quang Phục đương lo ngăn sông nên Triệu Quang Phục chuyển tin cho Bàn Phù Sếnh để Sếnh liệu.
Sếnh tất bật chuẩn bị t·ấn c·ông Nguyễn Từ Minh, chiếm căn cứ Đông Phù Liệt nên giao cho nhiệm vụ đối phó với toán thuỷ quân đang tập hợp ở sông Nhuệ cho Trung đoàn Ninh Hải của Lý Trí Thắng. Lý Trí Thắng đang hăng sau khi chiếm được làng Tráng, nghĩ sẽ được làm quân tiên phong đánh Nguyễn Từ Minh, nay nhận lệnh dẫn binh rời khỏi đội hình thì lấy làm buồn lòng, song quân lệnh như núi, chẳng thể làm khác.
Lý Trí Thắng dẫn hơn một nghìn quân Ninh Hải vòng về hướng Nam. Trời mưa lớn, nước sông dâng cao, đường sá lầy lội, để đảm bảo tốc độ hành quân Lý Trí Thắng chỉ cho quân khiêng theo 5 khẩu thần công. Quân Ninh Hải hai lần vượt sông Tô trước khi ngoặt lên hướng Tây Bắc men theo sông Nhuệ. Trinh sát Trung đoàn Ninh Hải vượt trước nắm tình hình, báo cáo tiền quân Đông Phù Liệt tổ chức vượt sông Nhuệ khiến Lý Trí Thắng lấy làm lạ.
- Không xong rồi! - Lý Trí Thắng nói với tả hữu. - Qua bên kia sông Nhuệ là vùng kiểm soát của Đỗ Thục. Nếu quân Đông Phù Liệt không tập hậu ông Phục thì chỉ có khả năng chúng rút sang sông.
Lý Trí Thắng hạ lệnh bỏ lại những trang bị không thật cần thiết nhằm hành quân mau lẹ kẻo lỡ đại sự.
Trời đổ mưa lớn.
Trinh sát báo cáo một toán quân kị bộ Đông Phù Liệt không cờ quạt, trang bị nhẹ, hộ tống hàng trăm xe bò kéo cách tiền quân Ninh Hải chưa đến mười dặm. Lý Trí Thắng khẳng định quân Đông Phù Liệt đưa tài vật qua sông tính kế lâu dài bèn thúc quân tiến nhanh. Biết đối phương chỉ có chừng dăm trăm quân, Lý Trí Thắng không tổ chức trận địa mai phục mà hạ lệnh ba quân tràn lên đánh vỗ mặt. Quân Đông Phù Liệt chống cự yếu ớt, tan chạy tứ phía. Lý Trí Thắng chiếm được các xe trâu bò kéo, mở tương thấy đều là bạc vàng, gấm vóc lụa là lấy làm thất kinh thay vì vui mừng. Khai thác nhanh số tù binh vừa bắt giữ, Lý Trí Thắng biết họ là thân binh của Nguyễn Ninh vương. Lý Trí Thắng đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, nào ai nghĩ Nguyễn Ninh vương rời bỏ căn cứ, giao cho Nguyễn Từ Minh cố thủ.
Trời mưa tầm tã, mưa ngớt nhưng mây đen giăng kín lối.
Lý Trí Thắng dẫn vài trăm tinh binh tiến gấp đến bến thuyền, giá súng thần công bắn tràn xuống bến. Thân binh Nguyễn Ninh vương chống trả quyết liệt, ngăn Lý Trí Thắng tiếp cận bến thuyền. Lý Trí Thắng tìm vị trí thuận lợi trông ra sông, thấy mấy con thuyền lớn đã rời bờ, nhìn sang bờ bên kia lại thấy cờ xí phấp phới liền hạ lệnh cho pháo thủ di chuyển thần công, đổi mục tiêu pháo kích là những con thuyền vừa rời bến.
Nước sông chảy xiết, trạo phu gắng sức chèo thuyền ra khỏi tầm đạn pháo.
Sau vài loạt đạn đầu chệch mục tiêu, vài loạt tiếp theo bắn trúng thân con thuyền lớn nhất đang thu buồm khiến trạo phu tử thương, nước tràn vào khoang, con thuyền xoay giữa dòng nhất thời không thể di chuyển và trở thành mục tiêu lí tưởng cho thần công ngắm bắn.
Thân binh Nguyễn Ninh vương dốc sức đẩy lui bộ binh Ninh Hải, hè nhau t·ấn c·ông phá bỏ các khẩu thần công. Có kinh nghiệm trận mạc, Lý Trí Thắng tin mục tiêu đang bị ngắm bắn có giá trị cao bèn hạ lệnh tập trung bắn phá mục tiêu trong khi bộ binh cố sức cản địa thân binh.
Con thuyền lớn trúng đạn tơi tả, nửa thân thuyền chìm giữa dòng. Mấy thuyền khác xúm lại cứu người trên thuyền lớn, Lý Trí Thắng tận dụng cơ hội ấy trút đạn khiến con thuyền lớn chìm hẳn, vài thuyền khác ngập nước sắp chìm.
Thân binh đang hồi giao chiến với quân Ninh Hải bỗng đâu nghe tin Nguyễn Ninh vương t·ử t·rận liền tan vỡ, mạnh ai nấy chạy. Lý Trí Thắng không truy kích. Khai thác tù binh tại chỗ, họ đều khai Nguyễn Ninh vương và sứ tướng ở trên thuyền lớn. Lý Trí Thắng bán tín bán nghi song vẫn sai quân dùng thuyền nhỏ chèo ra vớt xác những người t·hiệt m·ạng trên thuyền chìm.
Thân binh từ bên kia bờ sông chèo thuyền ngược trở lại có ý ngăn cản. Bấy giờ Lý Trí Thắng mới tin quân Ninh Hải vừa trừ bỏ được Nguyễn Ninh vương bèn loan tin ba quân. Quân sĩ Ninh Hải mặc mưa, mặc nước sông chảy xiết hè nhau lấy chèo thuyền ra c·ướp xác.
Mấy chục con thuyền lớn nhỏ giao chiến trong cơn mưa quanh chỗ thuyền lớn vừa chìm. Sau cùng binh sĩ Ninh Hải vớt được hơn ba chục xác người đem lên bờ cho tù binh nhận dạng. Quân dưới sông tự tan.
Nguyễn Ninh vương cùng sứ tướng trúng đạn thần công b·ị t·hương nặng, c·hết đ·uối dưới dòng sông Nhuệ. Lý Trí Thắng mừng hơn bắt được số vàng bạc chiếm được trước đó, vội vàng sai quân tìm áo quan đưa t·hi t·hể Nguyễn Ninh vương và Sứ tướng Đông Phù Liệt về báo công với Bàn Phù Sếnh. Bàn Phù Sếnh ban đầu không tin, phải đến khi áo quan của hai người đứng đầu sứ quân đưa về đến nơi cho hàng binh nhận mặt mới tin là thật.
Quân sĩ báo với Nguyễn Từ Minh ba quân Thánh Dực đang hò reo ngoài luỹ và đưa đến 2 cỗ áo quan bảo tướng sĩ Đông Phù Liệt ra nhận xác. Nguyễn Từ Minh sợ trúng kế không chịu sai thuộc hạ ra nhận mặt. Mãi đến khi kẻ dưới bẩm báo thân binh theo hầu Nguyễn Ninh vương đã tan chạy hết lượt thì Nguyễn Từ Minh mới thân chinh ra xem rồi oà khóc.
Tin tức Nguyễn Ninh vương, Sứ tướng Đông Phù Liệt và Hữu phó sứ t·ử t·rận lan nhanh hơn gió.
Binh bại như núi đổ.
Ba quân trấn giữ căn cứ Đông Phù Liệt sinh nao núng, chẳng còn lòng dạ nào cầm khí giới.
Nguyễn Từ Minh xin hàng nhưng đề nghị Bàn Phù Sếnh để ba quân Đông Phù Liệt đeo tang Nguyễn Ninh vương và sứ tướng 7 ngày.
Bàn Phù Sếnh hạ lệnh lui binh 10 dặm.
An táng Nguyễn Ninh vương xong, Nguyễn Từ Minh hạ lệnh ba quân ai ở đâu ở đấy, hạ khí giới. Bản thân Nguyễn Từ Minh cùng một số thuộc tướng đầu chít khăn tang, tự trói đến trước quân doanh Thánh Dực nộp mình. Bàn Phù Sếnh ra đón, cởi trói và đưa Nguyễn Từ Minh cùng thuộc tướng về chỉ huy sở Yên Bình.
Hôm ấy nhằm ngày 28 tháng 5.
Lý Trí Thắng giữ quyền phó chỉ huy đem binh mã vào căn cứ Đông Phù Liệt chiếm giữ các kho lương thảo, ban bố Thiết quân luật, cấm trại binh sĩ Đông Phù Liệt, cho phép dân chúng để tang Nguyễn Ninh vương.
Sứ quân Đông Phù Liệt tan rã là chuyện sớm muộn, song sự việc xảy ra sớm hơn dự định khiến Chương cũng bất ngờ. Quân Thiên Đức làm chủ Đông Phù Liệt thì Ngô Thiên Sách và Tô Trung Từ lo lắng hơn cả, đặc biệt là Tô Trung Từ.