Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 576: Thoát vây




Chương 576: Thoát vây

Cái bẫy làm từ dây chão bắt nguồn từ ý tưởng của Chương, được hoàn thiện bởi nhiều người, gồm cả dân mấy làng ven sông làm gấp trong vài ngày. Dây chão bện chặt lại với nhau, thêm cả mây tươi, sau cùng quấn thêm dây thép gai. Binh sĩ Trung đoàn 2 Sơn cước lặn ngụp dòng dây ngang sông.

Sâu trong bờ sông, Chương cho chôn cọc sâu hoặc tận dụng thân cổ thụ làm cột. Nhằm đảm bảo lực kéo, Chương sử dụng hệ thống ròng rọc với những bánh răng đục đẽo từ gỗ lim. Đầu mỗi sợi dây chão là 6 đến 8 con trâu hoặc ngựa. Binh sĩ nhận hiệu lệnh liền ra roi, trâu ngựa chậm rãi di chuyển, dây chão chìm dưới sông nổi dần lên. Ban đầu ba quân lo trâu ngựa không thể níu giữ hai đầu dây chão dài cả trăm trượng khi chiến thuyền đi qua nhưng hệ thống ròng rọc phân bổ lực đã giải quyết lo ngại đó một cách triệt để.

Mỗi trận chiến lớn nhỏ đều đem lại những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho quân sĩ và tướng lĩnh.

Dây chão loại bỏ hoàn toàn Chỉ diên quân trong đạo tiên phong của Dương Trường Huệ ra khỏi vòng chiến. Dân binh bắt được 3 cánh diều, 2 cái trong số đó rơi xuống cánh đồng, Chỉ diên quân t·ử v·ong. Cái còn lại mắc trên ngọn tre, dân làng nơi ấy hè nhau vác đòn gánh bắt sống cả người lẫn diều giao nộp cho Lý An.

Không còn đôi mắt trên cao chỉ điểm, các loạt Song thủ pháo của Đại Vũ bắn đủ các loại đạn hú hoạ lên bờ trong khi quân Thiên Đức ở hai bờ ban đầu chỉ dùng đạn đá nhằm không để lộ vị trí trong đêm. Chỉ diên quân không còn, những loạt hoả đạn từ Cự thạch pháo trút xuống dòng Tích Lịch không biết bao nhiêu mà kể. Trăm quả đạn bắn ra chỉ độ mươi viên rơi trúng đích, còn lại gây kinh hoàng cho binh sĩ Đại Vũ, La thành. Một số binh sĩ rơi xuống sông không c·hết đ·uối mà m·ất m·ạng vì đạn đá rơi trúng người.

Dương Trường Huệ thúc trạo phu ra sức chèo, thoát khỏi tử địa. Lý Mẫn và Lý Uy cũng thoát, thuyền bè đạo tiên phong hầu như cái nào cũng trúng đạn. Dương Trường Huệ mất 12 chiến thuyền lớn, 3 khinh thuyền tại trận. Binh sĩ trên các thuyền này ba phần m·ất m·ạng, bảy phần ôm ván gỗ bơi vào bờ xin hàng. Thiệt hại của Lý Mẫn có phần nặng hơn khi phải bỏ lại 16 chiến thuyền lớn cùng gần 800 binh sĩ.

Thoát khỏi tử địa, Dương Trường Huệ và Lý Mẫn cho thuyền đi mau.



Diêu Bình Trọng thống lĩnh đạo trung quân kéo đến tử địa chừng một khắc đồng hồ sau đó. Chương, Lý An, Phùng Hiền đều ngắm đạo trung quân, chưa biết đã để thoát ba con mồi lớn.

Diêu Bình Trọng thu Chỉ diên quân, vừa đi mau vừa sử dụng Song thủ pháo bắn ngược lên bờ. Đạo trung quân La thành cũng làm như vậy, đó là cách duy nhất họ có thể nghĩ ra nhằm giảm phần nào hoả lực Thiên Đức đón lõng. Lý An, Phùng Hiền dùng các loại hoả đạn bắn trả khiến nhiều chiến thuyền bắt lửa cháy. Diêu Bình Trọng thất thế, chỉ còn nước thúc trạo phu ra sức chèo hòng sớm thoát khỏi hiểm cảnh. Cột buồm không còn, các thuyền lớn bé đều chạy bằng sức người hết thảy. Lòng sông không rộng, lại uốn lượn, thêm những chiến thuyền hư hại nửa nổi nửa chìm của Dương Trường Huệ, Lý Mẫn bỏ lại trước đó bỗng trở thành những chướng ngại vật ngăn trở các thuyền đi nhanh. Song song với đó, Lý An và Phùng Hiền đã lường trước tình huống, chẳng hẹn mà cùng bố trí hàng chục Cự thạch pháo, Hoả pháo bắn chặn đầu khiến nhiều thuyền chiến trong lúc loay hoay tránh né mà trúng đạn.

Diêu Bình Trọng lệnh cho quân pháo bắn trả trong cơn tuyệt vọng tìm đường tháo thân.

Triệu Trung khai thác nhanh một số tù binh biết được Dương Trường Huệ, Lý Mẫn, Lý Uy đã thoát trong đạo tiền quân. Ngay khi nhận lệnh xuất kích, ba quân tướng sĩ Tam Hưng muốn bắt cho kì được Diêu Bình Trọng. Triệu Xa đem đạo binh tiên phong dùng bè chèo ra tiếp cận chiến thuyền. Triệu Khánh Chi và Triệu Tử Thạch lần lượt đem binh tiếp ứng. Quân Tam Hưng trèo được lên một số thuyền, cuộc chiến đao kiếm bắt đầu trong cảnh tranh tối tranh sáng trên sông.

Quan quân Đại Vũ thấy binh sĩ Thiên Đức vận chiến phục Tống quốc, đánh rất hăng, lại đương lo tháo chạy, không có ý giao chiến, chỉ tìm đường chạy. Triệu Trung quán triệt ba quân, tập trung t·ấn c·ông trọng binh Đại Vũ, bức hàng sĩ tốt Vân Nam. Chính vì vậy thân binh Đại Vũ, những người được trang bị tốt hơn, phải cố sống cố c·hết, một chống lại hai, ba quân Tam Hưng nên mau chóng thất thế.

Nhiều binh sĩ gốc Vân Nam nghe gọi hàng liền vứt khí giới nhảy ùm xuống sông bơi vào bờ.

Trận chiến lúc này chẳng còn phân biệt đâu là quân Tam Hưng, đâu là binh sĩ Vân Nam hay trọng binh Đại Vũ ở chỗ nào. Bờ hữu ngạn Tích Lịch lửa cháy nhiều chỗ do Diêu Bình Trọng bắn hoả đạn. Dưới mặt sông thuyền cháy, thuyền chìm, người bơi lóp ngóp… trong những cơn gió không ngừng hắt lên từ mặt sông đặc mùi tanh của máu quện với mùi khét da do thịt người bị cháy và mùi thuốc súng.

Hậu quân Đại Vũ và La thành kéo đến nơi nhưng chẳng kẻ nào có lòng dạ đâm chém bởi Yết Kiêu đang đuổi rất sát. Hậu quân phần lớn là khinh thuyền cỡ nhỏ, chở chừng bốn mươi binh sĩ và trảo phu, đã tận dụng khả năng cơ động, luồn vào gần bờ chạy vượt qua được tử địa mà chỉ mất vài thuyền.



Yết Kiêu đem Thiết giáp đĩnh nhập trận, tràn vào đội hình đối phương mặc sức đánh g·iết và chỉ ngơi tay khi biết thống lĩnh liên quân đã thoát chạy. Yết Kiêu đánh tan được thuyền chiến hộ tống soái thuyền, thuỷ binh Thiên Đức xông lên bắt g·iết, tra hỏi Diêu Bình Trọng đang ở đâu. Bởi Yết Kiêu đã chiếm được soái thuyền, anh em họ Triệu t·ấn c·ông các thuyền hộ tốn còn lại và bắt được Diêu Bình Trọng lúc trời vừa tờ mờ sáng. Trọng đã thay y phục quân lính, cạo sạch râu nhưng bị một tù binh gốc Vân Nam chỉ mặt.

Cuộc giao tranh định rõ thắng bại, Yết Kiêu cùng Dương Cát Lợi và Phạm Chiêm dẫn quân truy, bắt thêm được một số thuyền chiến của La thành, Đại Vũ bị hư hại tụt lại phía sau.

Phạm Bạch Hổ nhận được tin Lý Mẫn, Lý Uy và Dương Trường Huệ ở trong đạo tiền quân thì mừng húm. Trời tảng sáng, Phạm Bạch Hổ ra lệnh t·ấn c·ông đội khinh thuyền tiền trạm. Hàng trăm khẩu thần công đặt hai bờ bắn xẻ tà đánh đắm liền một lúc mấy khinh thuyền khiến binh sĩ La thành trong đội hình thất kinh, lui thuyền về hạ du chờ đại quân. Lý Mẫn đoán tình hình không ổn, vượt qua được quãng sông Phạm Bạch Hổ giăng binh chờ sẵn sợ rằng binh tướng chẳng còn được mấy ai bèn nói với Dương Trường Huệ ý định đổ quân lên bờ, băng qua huyện Hát đến sông Hát sẽ an toàn hơn.

Dương Trường Huệ biết Diêu Bình Trọng bị chặn đánh khó thoát, còn trù trừ sẽ đến lượt Huệ bởi đạo binh để lại trên Xích Giang hẳn đã không còn. Tiến không được, lùi chẳng xong, Dương Trường Huệ đồng ý với Lý Mẫn. Liên quân Lý Mẫn, Dương Trường Huệ quay pháo sang bờ tả ngạn bắn dọn đường, gấp rút tiến hành đổ quân dẫu biết lựa chọn này là hạ sách.

Binh tướng liên quân dù thua liểng xiểng cũng còn đến vạn người. Lý Uy dẫn binh bản bộ đi trước dẫn đường, bỏ lại tất cả thuyền dưới sông. Dương Trường Huệ truyền lệnh ba quân Đại Vũ dùng toàn lực bắn chặn bọn Phạm Bạch Hổ, Vương Chí Linh sau đó phá Song thủ pháo, đẩy xuống sông. Vương Chí Linh xông vào đánh với toán chặn hậu, bắt được nhiều tù binh, chủ yếu là quân Vân Nam.

Cuộc chiến trên bộ diễn ra từ sáng đến tối muộn. Lý Mẫn, Lý Uy, Dương Trường Huệ cố sống cố c·hết chống cự, vừa đánh vừa lui. Phùng Hiền t·ấn c·ông sườn phải, Vương Chí Linh đánh bên sườn trái, Phạm Bạch Hổ cùng Phạm Chiêm dẫn vài trăm quân Long Vũ đuổi rát đằng sau.



Lý Uy và đạo tiền quân chỉ còn cách bờ Hát Giang vài dặm, bị Vương Côn Sơn dùng hoả khí cá nhân chặn đánh. Dù chỉ có vài trăm binh sĩ nhưng khí thế đang hăng, Vương Côn Sơn đốc quân đánh dấn lên, quyết bắt Lý Uy. Lý Uy lợi dụng trời tối đổi y phục tháo chạy. Ngang đường, Lý Uy tạt vào một ngôi làng cùng một số thân binh. Sau nột ngày một đêm căng thẳng, toàn thân rã rời, cơm chưa kịp cho vào miệng, Lý Uy giật mình thất kinh khi toán binh Thiên Đức tay lăm lăm đoản đao xộc vào. Lý Uy thúc thủ, b·ị b·ắt lãng nhách.

Dương Trường Huệ, Lý Mẫn đến bờ Hát Giang khi trời đã tối hẳn và vượt sông về đất La thành trước khi trời sáng cùng hơn sáu nghìn tàn binh. Những ngày sau đó tàn binh La thành tản mát tự tìm về trình diện được gần hai nghìn trong khi binh sĩ Đại Vũ gốc Vân Nam theo về chẳng được bao nhiêu, chỉ hơn bốn trăm người.

Dương Trường Huệ gương mặt thất thần, quỳ gối bên bờ Hát Giang kêu trời. Dương Trường Huệ dẫn 1 vạn đại binh vào đất Giao Châu nay chỉ còn chừng hai nghìn, thuyền bè, hoả khí mất sạch. Dương Trường Huệ sau đó về kinh sư cùng Lý Mẫn, yết kiến Trữ quân, gặp Tô Trung Từ, chờ đợi tin tức của Đoàn Kính Chí.

Đoàn Kính Chí lui chẳng được, tiến chẳng xong trong khi binh mã Thiên Đức kéo đến mỗi lúc một đông, vây khốn bốn mặt, có thể tràn ngập Giao Châu hành doanh bất cứ lúc nào. Đoàn Kính Chí đề nghị hoà hoãn với Vạn Thắng vương, đồng thời biên thư trình bày tình thế nguy cấp lên Thứ sử Vân Nam, cầu thêm viện binh giải vây, tiếp ứng Dương Trường Huệ đang nương nhờ ở La thành. Ba quân tướng sĩ trong Giao Châu hành doanh ăn không ngon ngủ chẳng yên, binh sĩ đổ bệnh nhiều, tình thế cấp bách, ngày trôi qua dài đằng đẵng mà tin tức từ Vân Nam vẫn chưa thấy tới nơi.

Yết Kiêu và Phùng Hiền đảm trách nhiệm vụ vây Giao Châu hành doanh, dăm lần bảy lượt sai quân đem thư chiêu hàng nhưng Đoàn Kính Chí nại nhiều lí do, bày tỏ muốn sống mái một trận.

Sở dĩ Thiên Đức chẳng vội vàng xông vào đánh phá Giao Châu hành doanh là bởi còn phải lo các vấn đề hậu chiến. Binh mã La thành và Đại Vũ b·ị b·ắt sống lên đến gần sáu nghìn người, gần hai nghìn khác b·ị t·hương nặng nhẹ và Chương muốn thu dụng đạo quân tù binh ấy phục vụ các mục đích khác trong tương lai. Còn trước mắt, tù binh La thành, Đại Vũ phải gò lưng thu hoạch khoai, sắn trên các cánh đồng ở Sơn Tây và cày bừa giúp dân chuẩn bị cho vụ lúa mới. Đó là cách, như Chương nói, đền bù các tổn thất họ đã gây ra cho lương dân trăm họ.

Tù binh Vân Nam được tách khỏi tù binh Đại Vũ và La thành. Văn nhân Liêu Nhất Khổng, tướng Hầu Nhân Thạch và nhà họ Triệu được giao nhiệm vụ quản tù binh Vân Nam. Chương căn dặn ba người phải đối đãi tử tế, thu phục nhân tâm, binh sĩ nào muốn xin về phương Bắc cứ cho về. Số tù binh xin về không đáng kể bởi về sẽ bị trị tội. Liêu Nhất Khổng đề đạt với Chương cho số binh sĩ Vân Nam đến ở huyện Sơn Lăng tạo thành một cộng đồng người Vân Nam. Lý An, Lý Nhân Nghĩa bày tỏ nỗi băn khoăn nếu để người Vân Nam ở tập trung quá đông tại huyện Sơn Lăng. Bởi vậy, Chương cho một nửa tù binh Vân Nam về ở huyện Sơn Lăng, nửa còn lại giao cho Triệu Trung đưa về huyện Thủy Đường.

Tù binh La thành hầu hết bị đưa lên vùng Vĩnh Yên ở trong các đồn trại khai hoang lập ấp. Tù binh Đại Vũ chiếm số lượng ít ỏi, chưa đến một nghìn người, không mấy ai rõ họ đã bị đưa đi đâu. Chỉ biết vài tháng sau Cự thạch pháo được cải tiến thành Song thủ pháo cỡ nhỏ và cỡ vừa bắt đầu được trang bị trong các đội quân chinh phạt của Thiên Đức. Lý An, Yết Kiêu, Phùng Hiền cùng nhiều tướng lĩnh Thiên Đức khác có thêm nhiều hiểu biết về Đại Vũ quân, đạo quân đang làm chủ vùng trung nguyên rộng lớn ở phương Bắc.

Nhiều năm về sau nhiều người vỡ lẽ ra, Vạn Thắng vương cho tù binh Đại Vũ ở với nữ nhân trước đó bắt về từ châu Hoan, châu Vũ Gia. Thành lập các làng mới tại Sơn Nam Hạ, Tây Phù Liệt, Đằng Châu, Tế Giang… những tù binh Đại Vũ sợ mang tiếng phản quốc, sợ nay mai đại binh phương Bắc hạch tội nên giấu biệt gốc tích, tự nhận bản thân gốc Vân Nam hoặc Quý Châu, một số đổi sang họ Mạc.

Nhắc đến số người b·ị b·ắt về từ phương Nam, Chương bố trí họ ở rải rác khắp nơi, từ Mao Khê, Ninh Hải, Tế Giang, Tây Phù Liệt, Vĩnh Yên, Tam Giang, Sơn Tây… trở thành dân Vạn Xuân. Nhiều người mang ơn Vạn Thắng vương không g·iết đã tự nhận mình họ Mạc. Một số làng tuy được đặt tên nhưng dân sinh sống tại đó tự đặt là làng Mạc! Ý muốn nói làng của họ Mạc. Kể từ thời điểm cuối năm Thiên Đức 34, trong quân Thiên Đức bắt đầu xuất hiện binh sĩ mang họ Mạc.

Họ Mạc vì vậy xuất hiện khắp Vạn Xuân.