Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 606: Nguyễn Lạc Thổ dẫn tân binh nhập trận.




Chương 606: Nguyễn Lạc Thổ dẫn tân binh nhập trận.

Tiếng quân reo ngựa hí trên cánh đồng Yên Ngựa chẳng thể vọng đến ngọn Nhất Mã. Phải đến khi tàn cuộc, tiếng trống trận nhất loạt rộ lên. Thổ binh bên ngọn Nhất Mã dỏng tai nghe trống trận thùng thùng bèn bắc loa tay hú dài những âm thanh vang núi rừng, đốt lửa hiệu hỏi thổ binh bên sườn Nhị Mã nhưng đáp lại họ chẳng có tiếng vượn hú chim kêu.

Bố Giáp hạ lệnh pháo kích, chớp lửa đầu nòng thần công vụt sáng kèm âm thanh kinh động núi rừng. Âm thanh đội vào vách đá hất ngược ra, ầm ì, rền vang như sấm động đêm đông. Đêm khuya gió lạnh, mây mù giăng, tầm nhìn có phần hạn chế, mấy đống lửa c·háy l·ớn trên sườn núi đối diện khiến các tay pháo thủ ăn dầm nằm dề cả tuần trời mừng húm như bắt được vàng.

Sau vài loạt bắn, những khẩu thần công rót đạn trúng vào khoảng mục tiêu mong muốn và cứ thế mà khai hoả không ngừng. Âm thanh đì đùng kéo dài trong khoảng hơn một tuần trà, ở xa hàng chục dặm cũng nghe thấy rõ mồn một, muông thú trên núi Nhất Mã và Nhị Mã trải qua một phen kinh sợ.

Thần công im tiếng, không gian đặc quánh mùi thuốc súng trở lại vẻ tĩnh mịch vốn có trước đó.

Sườn núi Nhất Mã, nơi đặt một đầu cầu treo, hứng chịu hơn trăm viên đạn, hơn mười thổ binh m·ất m·ạng, một số không đáng kể b·ị t·hương. Điền Hoành lúc ấy đang say giấc, nghe sườn núi phát ra tiếng uỳnh uỳnh như thể có đàn voi đang chạy qua thì vơ vội tay nải chuồn gấp. Sĩ tốt xứ mường kinh sợ, chạy một mạch không dám ngoái đầu lại.

Địa điểm thứ hai thổ binh trú quân trên sườn núi Nhất Mã nằm thấp hơn không b·ị b·ắn phá, thấy đất đá trên cao rơi xuống ào ào, tưởng như ngọn núi sắp sập đến nơi, sĩ tốt chẳng chờ lệnh chủ tướng kéo nhau bỏ chạy trối c·hết, chẳng kịp đem gì theo. Suốt từ lúc thần công ngưng bắn, cứ một chốc, Bố Giáp lại lệnh cho quân bắn pháo hiệu làm bằng ống tre lên không trung thị uy.

Cao Mộc Lân đóng quân ở xa, nghe thần công vang vọng nơi vách núi liền kéo vài chục chiến thuyền xuôi dòng đến gần hai ngọn núi sừng sừng trên nền trời đêm. Thuyền chiến đốt đèn sáng rực, trống trận khua liên hồi náo động cả một vùng.

Gà còn chưa gáy sáng, Cao Mộc Lân đổ vài trăm quân thủy lên bờ xứ mường. Quân đốt đuốc mà đi, vừa đi vừa gióng trống khua chiêng không ngừng.

Phùng Thanh Hòa tập trung quân Thiết kị bên bờ sông lúc gà vừa gáy. Cao Mộc Lân lần lượt cho thuyền chở bọn Phùng Thanh Hòa sang sông, theo sau toán thủy quân. Trong khi Hòa hạ trại ven chân núi Nhất Mã, Cao Mộc Lân đích thân dẫn quân leo núi. Gần trưa, Cao Mộc Lân đến được hang động lưng chừng núi, thu nguyên vẹn năm mươi hộc lương cùng một số khí giới. Hơn một canh giờ sau, Cao Mộc Lân leo lên được địa điểm bị pháo kích ban đêm. Tận mắt trông cảnh vật tan hoang, nhiều thân cây to bằng bắp đùi gãy ngang thân vì trúng đạn. Cao Mộc Lân bắc loa tay gọi lớn, Bố Giáp bên này đáp lại, bấy giờ quân sĩ mới reo hò.

Cao Mộc Lân thu được thêm hơn năm mươi sọt đựng ngũ cốc, non phân nửa là gạo vừa mới giã. Một vài thổ binh bị cây đè không chạy được, Cao Mộc Lân khai thác nhanh đám này, không moi được tin gì hệ trọng. Vừa lúc ấy, quân tìm kiếm trong hang đá khệ nệ khiêng ra một cái rương gỗ. Cao Mộc Lân sai phá khoá, bên trong chẳng có châu báu, chỉ có mấy cuốn sách Hán tự quăn mép cùng đống thẻ tre đầy những chữ là chữ. Cao Mộc Lân lần dở xem qua qua, nhận ra đó là những ghi chép của Điền Hoành về xứ mường, có nhận định chi tiết từng thân tín dưới trướng Đinh Sơn. Cao Mộc Lân chợt reo lên:

- Ô! Con cáo đã lòi đuôi! Thằng cẩu tặc này đích thị là gian tế của Thứ sử Vân Nam, mưu sĩ đếch gì nó.

Hồ hởi lật dở thêm cuốn sách to hơn nhưng có phần mỏng, Cao Mộc Lân vô cùng mừng rỡ vì bên trong có họa đồ vẽ tay của Điền Hoành.

- Cẩu tặc Điền Hoành, mày c·hết không có chỗ chôn rồi!

Cao Mộc Lân lẩm bẩm đặt hết sách với thẻ tre vào rương, dùng dây thừng buộc chặt thả xuống dưới sông kèm theo lời nhắn phải gấp rút đem trình lên Vạn Thắng vương.

Tò mò vì hệ thống ròng rọc, Cao Mộc Lân bèn thử chuyển vài sọt ngũ cốc sang cho Bố Giáp. Quân sĩ mắt tròn mắt dẹp đứng trông, bàn tán huyên náo. Cao Mộc Lân muốn thử với người, binh sĩ im bặt, đùn đẩy nhau mãi. Lân khích tướng, một vài gã gan dạ nhắm mắt liều một phen.

Cắt cử binh sĩ ở lại cảnh giới, Cao Mộc Lân trở xuống chân núi gặp Phùng Thanh Hòa. Sau một hồi bàn bạc, cả hai quyết định sẽ đóng quân đồn trú. Quân Thiết kị đóng trại ở chân núi phía Đông Nam trong khi quân thủy lập thuỷ trại ở bờ sông, cách nhau hơn ba dặm đường chim bay.

Trưa hôm ấy, tiền quân của Trung đoàn 3 Sơn cước bắt liên lạc được với cánh Phùng Nguyên Hoàn. Chập tối, Lý Quang Minh dẫn đại bộ phận quân thuộc quyền đến cánh đồng Yên Ngựa. Quân tướng người nào người nấy mệt phờ, quần áo nhàu nhĩ, rách nát vì cây rừng. Lý Quang Minh trách Bố Giáp phỗng tay trên của anh em Trung đoàn 3 Bố Giáp chỉ đành cười trừ, sai quân bắc bếp thổi cơm phục dịch cho quân của Lý Quang Minh.

- Đại Vương đã cho phép bọn tôi được đánh sang đất mường - Lý Quang Minh nói. - Tôi phải túm cổ lão già họ Đinh đòi lẽ công bằng cho anh em mới được.

Bố Giáp ôn tồn:

- Ba quân hãy còn mệt mà hoả khí anh đã kịp đem đến đâu. Bây giờ nghỉ ngơi dăm ba hôm rồi liệu. Trong núi Vua hãy còn bọn thổ binh do Bùi Sơn Lâm cầm đầu. Y tự xưng là Ngọa Hổ tưởng, nghe nói cũng mà một tay cự phách.

Lý Quang Minh chợt sáng mắt:

- Nó ở đâu?

Bố Giáp tặc lưỡi:

- Nó còn trốn nhưng đói khắc mò ra. Theo thiển ý của tôi, anh dẫn binh sang lập trại gần chỗ cậu Hòa là hơn cả.

Lý Quang Minh lườm Bố Giáp:



- Lần trước ông phỗng tay Quyền, kì này lại phỗng lang sói. Xem ra vận đỏ của ông nhiều đẩy, ông Giáp ạ.

Bố Giáp vỗ vai Lý Quang Minh, giọng thân mật:

- Từ đận về với vương thượng, anh em Sơn Tây còn chưa lập nhiều công trạng. Anh thì ba quân ai cũng nghe danh cả rồi, cho mấy tướng trẻ cơ hội chứ.

Lý Quang Minh bực dọc:

- Thằng Bạch Gia Mô chạy thoát, thằng ấy to tội. Nó là kỳ lân nhỏ à? Kỳ lân là con quái thai gì vậy? Tôi phải bẻ cổ nó mới được. Chiến trận chưa yên, Đại Vương chưa hỏi đến, những mấy trăm anh em m·ất m·ạng tức tưởi khiến tôi chẳng yên.

Bố Giáp bảo quân hầu bê vào một vò rượu cần nhỏ, nói rằng:

- Năm nay rét quá, bên ngoài có sương giá, Đại Vương phá lệ cho anh em nhâm nhi giữ ấm cơ thể.

Lý Quang Minh vít cần trúc hút thử, nhóp nhép, làm thêm ngụm nữa mới nhận xét:

- Mùi thơm nồng mà không gắt, dễ uống đấy.

Bố Giáp dặn:

- Dễ uống dễ say. Đây là chiến lợi phẩm thu được trên núi. Anh uống chút ít, tranh thủ ăn rồi nghỉ.

Lý Quang Minh lườm:

- Tôi vẫn ghi sổ ông nẫng tay trên hai thằng c·hết giẫm đấy nhé.

Chiều ngày hôm sau, tiền quân của Trung đoàn 3 Sơn cước đặt chân lên bờ bên kia sông Hắc, đến nửa đêm thì phần lớn lực lượng sang sông an toàn. Vài ngày sau, Bố Giáp bàn giao đủ hoả lực cho Lý Quang Minh. Như vậy, giữa trung tuần tháng 11, quanh khu vực chân núi Nhất Mã có hơn hai nghìn quân thủy, bộ và kị binh. Tiếp đó, Chương rút phần còn lại của Trung đoàn 8 Thiết kị đang ở huyện Sơn Tây và huyện Hát đưa sang chân núi Nhất Mã bên kia sông. Sau cùng, hạ tuần tháng 11, Bùi Thị Xuân đem ba mươi thớt voi từ lộ Tam Giang theo dòng Xích Giang, đến ngã ba Hạc rẽ tay mặt, ngang qua Giao Châu hành doanh ở làng kẻ Đối nhận thêm hoả khí rồi ngược dòng sông Hắc đến hội quân với Lý Quang Minh, Phùng Thanh Hòa. Nâng tổng số binh mã tại chân núi Nhất Mã lên hơn bốn nghìn quân, đủ cả tượng binh, pháo binh, kị binh, bộ binh và thủy quân.

Thủy quân của Cao Mộc Lân không trực tiếp tham gia cuộc chiến Mường Động mà đảm trách tuần giang, đảm bảo binh mã qua lại giữa hai bờ được thông thuận.

Quyền chỉ huy cánh quân ở núi Nhất Mã được giao cho Lý Quang Minh. Bùi Thị Xuân và Phùng Thanh Hòa làm phó. Liêu Nhất Khổng được chỉ định làm tham mưu cho cánh quân này. Trong khi đó Bố Giáp phải trở về chỉ huy ở mặt phía Nam huyện Sơn Lăng.

Phùng Nguyên Hoàn với tiểu đoàn khinh kị tiếp tục được giao nhiệm vụ kết hợp với dân binh các làng tuần phòng dọc theo dãy núi Vua chờ Bùi Sơn Lâm xuất đầu lộ diện.

Bùi Sơn Lâm quyết thi gan chờ cơ hội dẫn binh trở về, song điều này khó khả thi bởi rời khỏi rừng mà chạy hàng chục dặm đến bờ sông thì qua sông bằng cách nào? Đương lúc rối trí, quân cử đi do thám báo với Bùi Sơn Lâm rằng đã trông thấy kì hiệu Thần Dực quân ở Đông Chinh vương phủ.

Bùi Sơn Lâm cơ bản mù tịt về các tướng Thiên Đức nhưng nhiều lần nghe danh Nguyễn Lạc Thổ, thống lĩnh Thần Dực quân vì bọn Âu Minh Thông người Sơn Vi, Lạc Hi dân Tam Đái đã nhiều lần đề cập. Nguyễn Lạc Thổ là chiến tướng, được Vạn Thắng vương tin dùng vì văn võ song toàn, tính tình có phần điềm đạm, hành sự đều tính toán kỹ.

- Thằng đó tận đẩu đâu mà nó đến tận đây thì ắt bắt ta rồi. - Bùi Sơn Lâm nói. - Còn gì nữa không? Nó dẫn bao nhiêu quân?

Quân đáp:

- Chỉ biết đội quân ấy treo cờ “Thắng binh” chúng đến vào buổi đêm, sáng tinh sương đã thấy kì bay phấp phới.

Bùi Sơn Lâm thở dài, băn khoăn:

- Bọn ta có cây rừng che phủ, bọn Kinh dùng màn đêm chuyển quân. Chẳng biết Lang Nha tướng có b·ị b·ắt thật không mà chúng rêu rao như vậy nhỉ?

Quân lại thưa:



- Trẻ mục đồng nghêu ngao hát, chúng kháo nhau Lang Nha tướng bị khiêng như lợn về thành Sơn Tây ạ.

Bùi Sơn Lâm quyết định:

- Nơi nguy hiểm có khi lại an toàn, mau đi dò la xem sao, chúng ta rút về hướng ngọn Tai Voi như giao hẹn. Nơi ấy hiểm trở, nhìn được xa.

Trương Bồ than phiền:

- Chúng ta về chứ? Chui lủi trong này chẳng được tích sự gì. Bọn ta như bông hoa rừng khiến bọn ruồi nhặng Thiên Đức bu vào. Ở lâu là thất sách, lương chỉ còn đủ độ mươi ngày mà phải ăn dè xẻn. Rốt cuộc thằng tiên sinh họ Điền nó mưu kiểu gì mà như thể đưa bọn ta ta để Thiên Đức bắt nhốt còn nó ngon giấc ở nhà nhỉ?

Thắc mắc của Trương Bồ rơi vào thinh không. Sau hơn nửa tuần trăng, bản thân Bùi Sơn Lâm cũng cảm thấy có điều gì đó rất lạ, song không thể lí giải rõ ràng. Nay Trương Bồ nói như vậy, Bùi Sơn Lân dường như có câu trả lời cho riêng mình, nhưng không thể nói ra miệng. Quả thật, sau phút giây ban đầu khiến Thiên Đức bối rối, chỉ vài ngày sau Bùi Sơn Lâm cảm thấy mình chẳng khác nào con hổ bị giam cầm trong núi.

- Bây giờ cứ về núi Tai Voi nghe ngóng rồi liệu sau. - Bùi Sơn Lâm quyết định. - Nếu thực bọn Thiên Đức bắt anh em rồi thì ta rút về núi Nhị Mã.

Bùi Sơn Lâm lui quân có trật tự, cắt đặt một đội gần trăm tay xạ tiễn đi chặn hậu. Đi được già nửa ngày đường, quân do thám ở phía sau chạy lên báo tin:

- Trình tướng quân, Thần Dực đem theo phải hơn nghìn quân giương cờ “Thắng binh”. Chúng tiến rất mau, tách ra làm đôi, một đám men theo chân núi, đám còn lại kéo nhau vào rừng.

- Thật kiêu ngạo! - Bùi Sơn Lâm nhăn mặt. - Thằng Thổ tự nhận quân nó là quân thắng ư?

Rồi chẳng để tâm.

Trời ngả bóng, do thám hậu quân hớt hơ hớt hải cấp báo:

- Trình tướng quân, quân Thần Dực mà Nguyễn Lạc Thổ đem đến là bọn sơn man ở châu Hoan. Nghe nói quân ấy mới được chiêu mộ mấy tháng, bọn chúng rất thạo nghề rừng.

Bùi Sơn Lâm trừng mắt nhìn quân do thám, quát lên:

- Lũ ngu chúng bay ăn ở, giao thiệp với bọn Kinh tộc lâu ngày lại gọi người thượng du là sơn man ư?

Quân do thám biết hớ miệng đành cúi đầu nghe Sơn Lâm trút giận. Hạ hoả, Sơn Lâm nói với bọn Trương Bồ, Đinh Đệ và Hà Duy:

- Phải đi cho mau, sắc dân vùng Thanh Hoa và châu Hoan nhiều tráng đinh làm thợ rừng, chúng sẽ lần dấu vết của ta dễ dàng. Liệu tình hình này hẳn Lang Nha tướng b·ị b·ắt là thật, chúng nó đem quân Thần Dực dồn từ mặt Tây và Tây Nam, ép bọn ta chạy sang mặt Đông hòng dễ về xử lý. Bây giờ chạy về núi Tai Voi là hơn cả.

Đinh Đệ bèn nói:

- Nếu chúng bắt được Lang Nha tướng thì núi Tai Voi không còn an toàn, phải chạy thẳng về hướng Bắc sang đất Sơn Vi rồi vòng về là hơn cả.

Bùi Sơn Lâm trợn mắt:

- Da không tin Lang Nha tướng?

Đinh Đệ phân bua:

- Lang Nha tướng không bán đứng anh em nhưng bọn thuộc hạ thì có. Đám Thiên Đức lắm mưu nhiều kế, chúng sẽ moi được điều gì đấy.

Trương Bồ nói vào:

- Ho thấy Đệ nói phải, giờ về núi Tai Voi sợ là đưa đầu vào thòng lọng. Nhân lúc còn đủ lương thảo, binh lực, lại chưa bị phát hiện thì cứ thẳng hướng Bắc mà chạy.



Bùi Sơn Lâm đấm vào thân cây một đấm trút giận, hai mắt nhíu lại, nghiến răng mà nói:

- Trước nay ho không ưa bọn mặt trắng uốn ba tấc lưỡi, nay vì lời đường mật của thằng họ Điền mới rơi vào cảnh khốn cùng này. Càng ngẫm càng giận. Ho về được bản, ho bẻ cổ thằng c·hết bằm ấy rồi băm thành trăm mảnh mới được.

Đoạn rồi cả bọn băng rừng, men theo sườn tây nhắm hướng Bắc, không rẽ hướng núi Tai Voi ở mé Đông Bắc. Nửa đường, Bùi Sơn Lâm chạm trán toán hậu quân của Trung đoàn 3 Sơn cước. Thay vì đốc quân xông đến đánh, Bùi Sơn Lâm lại giục binh bỏ chạy. Toán hậu quân của Trung đoàn 3 Sơn cước chỉ hơn trăm người, toàn tân binh, đang lo vận chuyển lương thực, khí giới, thấy thổ binh đông gấp mấy lần thì kinh hoảng, vứt hết đồ đạc tháo chạy. Chạy được một quãng thấy không bị đuổi theo, lại thấy bóng dáng thổ binh dần mất dạng về phía Bắc thì hoàn hồn, lại hò nhau khua chiêng nổi trống, thổi tù và như thế vừa thắng một trận.

Quãng đầu canh Hai, toán hậu quân đang ngủ lại thêm một phen nhớn nhác khi bị bao vây bởi một đội quân lạ, nháo nhào chuẩn bị tháo chạy thì nhác thấy y phục như chiến y Thiên Đức bèn thi nhau gọi lớn đánh động. Hai bên nhận ra nhau, thì ra đó là đội tiền quân Thắng binh đang truy kích thổ binh.

Hơn nửa canh giờ sau Nguyễn Lạc Thổ mới đến, nghe báo cáo liền nói:

- Nói vậy bọn chúng không về theo lối núi Nhị Mã. Chạy về hướng Bắc tìm lối sang đất Tam Giang. Ai biết lối?

Một tên quân thưa:

- Báo cáo thủ trưởng, nếu cứ đi thẳng theo sườn mé Tây dãy núi sẽ đến đất hương Sơn Đà. Chúng qua sông lối ấy sẽ sang núi Chè ở đất Sơn Vi cũ ạ.

Nguyễn Lạc Thổ hỏi:

- Từ đây đến đó bao xa?

Quân thưa:

- Dạ thưa, nhanh cũng phải già nửa ngày đường.

Suy tính giây lát, Lạc Thổ bèn giao nhiệm vụ cho toán hậu quân Trung đoàn 3:

- Mau cấp báo đến doanh ở làng kẻ Đối, bảo Trịnh Tú mau đem quân cản chúng ở đất Sơn Đà, không cho chúng sang sông.

Đoạn rồi Lạc Thổ bảo Trần Quan Sơn:

- Ta tụt lại so với bọn nó hai canh giờ, cậu nói anh em bỏ lại tư trang, chỉ đem theo khí giới và lương thực đủ dùng trong ba ngày. Men theo chân núi cho nhanh. Nếu chậm trễ, chúng nó thoát được thì lần ra quân này công cốc hết cả.

Quân tướng gấp rút chạy xuống chân núi, cắt hướng Bắc mà đuổi. Quân Thắng binh nghe nói chậm chân giặc trốn mất, ai nấy đều hăm hở chạy, cứ vài dặm lại dừng nghỉ một chốc, tờ mờ sáng thì đặt chân đến hương Sơn Đà, điểm cuối cùng của dãy núi Vua.

Nguyễn Lạc Thổ tạm cho quân nghỉ, vừa lúc ấy thám mã phi báo, Trịnh Tú dẫn bốn trăm quân từ làng kẻ Đối men theo bờ sông Hắc vào giữa canh Tư. Thổ thở phào nhẹ nhõm, nói với Trần Quan Sơn:

- Tạm yên tâm một tí, bây giờ cậu nói anh em vào làng mạc hỏi xem nửa đêm về sáng có thấy động gì không. Nếu chưa, khả năng bọn nó vẫn trên núi.

Trần Quan Sơn sau một đêm vừa đi vừa chạy, mệt đến bở hơi tai nhưng hãy còn hăng hái lắm. Quân mượn ngựa chạy đi, lúc sau quay về báo, mấy làng gần chân núi không phát hiện động tĩnh lạ.

Trần Quan Sơn băn khoăn hỏi Lạc Thổ:

- Có khi chúng không theo lối này thủ trưởng ạ.

Nguyễn Lạc Thổ tự tin đáp:

- Chúng không thể chạy sang sườn đông vì ở phía Bắc huyện Sơn Lăng có quân ta án ngữ. Chỉ còn duy nhất mặt phía Bắc này địa hình phức tạp, dân lại thưa thớt. Tôi rất tin. Cậu chia anh em ra nghỉ, thay nhau cảnh giới cẩn thận, chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Trần Quan Sơn muốn lần đầu xuất trận, đi một quãng đường xa mấy trăm dặm phải có chút công trạng giắt lưng đem về nên vô cùng hăng hái.

Nói về Trịnh Tú, nhận tin chim câu đưa đến lúc nửa đêm liền tức tốc đem quân men theo dòng Hắc Giang. Một vài khinh thuyền cũng rời kẻ Đối tuần tra ngược dòng. Quãng đầu giờ Ngọ, quân tuần giang kiểm tra một thuyền chài không phải dân Sơn Đà trên sông, quân nghi ngờ liền tạm giữ hai ngư phủ, dẫn lên bờ trình với Trịnh Tú. Trịnh Tú tách hai người hỏi cung riêng biệt, lòi ra hai ngư phủ là tế tác tiền trạm của Bùi Sơn Lâm vì khai tên làng, quân đến làng kiểm tra chẳng có ai như vậy. Trịnh Tú vui mừng báo tin cho cánh Nguyễn Lạc Thổ, Thổ nghe mừng húm, bảo Trần Quan Sơn dẫn bốn trăm quân trang bị giáo mác và một trăm quân trang bị hoả khí, men theo chân núi ngược về hướng Nam độ mươi dặm thì ngoặt lên núi, cốt đánh động, xua bọn Bùi Sơn Lâm chạy xuống hướng Sơn Đà.

Trần Quan Sơn chờ đến tối, chia binh thành năm mũi cùng dò dẫm trong đêm tối. Cứ đi được độ vài mươi trượng, các mũi lần lượt điểm hoả lựu đạn tre nhằm gây t·iếng n·ổ. Điều này vừa giúp Thắng binh quen dần với âm thanh từng khiến họ giật mình bao phen lúc vào quân, vừa luyện tập phản xạ cho quân mỗi khi nghe t·iếng n·ổ phải ẩn nấp sau vật cản hoặc nằm sấp xuống đất. Bên cạnh đó, rừng khuya thanh vắng, mỗi t·iếng n·ổ vang xa hàng dặm, muông thú toán loạn, chẳng mấy mà Bùi Sơn Lâm nghe được.