Bắc Phái Đạo Mộ Bút Ký

Chương 32





Tôi không nghĩ tới người đàn ông mạnh mẽ cũng sẽ khóc, tôi nhìn thấy có lúc Tôn lão tam gục xuống bàn khóc ở trong phòng, còn thì thào nói cái gì, mặc kệ nhị ca anh ở đâu, anh nhất định phải chịu đựng, nhị ca anh chắc chắn không có chuyện gì.
Lúc hơn ba giờ chiều, trong khách sạn có thêm hai người tới, một nam một nữ, nam đeo kính đen cắt tóc húi cua người cơ bắp, nữ nhìn khoảng hơn ba mươi tuổi khuôn mặt lạnh lùng.
Sau khi gặp thủ lĩnh, ông ấy giới thiệu với tôi: “Vân Phong làm quen chút đi, đây là anh em họ Diêu, nổi tiếng trong ngành, kiến thức uyên thâm, chú của họ là người tài ba nổi tiếng trong nghề của chúng ta, Diêu sư gia.”
Lúc đó tôi cảm thấy một nam một nữ này rất lọi hại vì khí chất trên người họ rất khác biệt, khi ấy tôi không biết Diêu sư gia mà thủ lĩnh nói với tôi là ai, cũng phải sau này tôi mới có duyên được gặp qua vị Diêu sư gia này vài lần.
Người này cũng là người lợi hại, ông ấy cũng xuất thân từ việc làm thủ lĩnh, chỉ là kết cục sau này không được tốt cho lắm.
Mọi người nếu thấy hứng thú với vị Diêu sư gia này có thể lên mạng tra một chút, câu chuyện trộm mộ của ông ấy đều đã xuất bản thành sách.

Tôi hiểu hơn mọi người một chút, nếu chỉ riêng kể về vị sư gia này thì mất ba ngày ba đêm cũng kể chưa hết.
Vương cai đầu sở dĩ tìm đến hai người này chủ yếu bởi vì người phụ nữ kia.
Người phụ nữa kia được học tập bồi dưỡng khảo cổ chuyên nghiệp ở nước ngoài, hơn nữa cô ấy nghiên cứu rất sâu về các cơ quan cạm bẫy, đá kim cương đá chặn cửa, các thể loại cát lún ma trơi bên trong đại mộ, những thứ này có thể giúp được chúng ta
Mọi người đừng cảm thấy tôi kể chuyện không thể tin được, chỉ là phần lớn mọi người chưa gặp qua mà thôi.

Những cạm bẫy, các loại đá, cát chảy lún xuống đất trong những ngôi mộ lớn hoàn toàn có thật, hơn nữa có rất nhiều trong số đó vẫn hoạt động bình thường cho đến nay.

Lấy ví dụ về cơ chế phòng trộm của hai ngôi mộ lớn.
Lăng Tần Thủy Hoàng dùng thủy ngân làm sông, lấp đất niêm phong kín ở chỗ hiếm thấy cao chừng một trăm năm mươi mét trong tầng đất dưới núi Ly Sơn.

Hôm nay đã là hai nghìn năm sau, hàm lượng thủy ngân vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn bình thường gấp ba trăm lần.

Đây là để bảo vệ mộ, trước kia vào thời cổ đại con người còn chưa có mặt nạ phòng độc, một khi kẻ trộm mộ đào huyệt đi xuống trong vòng năm phút sẽ bị trúng độc chết.
Nói tiếp về Càn Lăng chính là lăng mộ hợp táng của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông, đến ngày hôm nay tôi vẫn nhận định Càn Lăng là lăng vua phòng trộm tốt nhất trong lịch sử, thậm chí còn hơn cả Lăng Thủy Hoàng ở Ly Sơn.
Người trong nghề ai lại không muốn vào Càn Lăng xem thử?
Không nói những thứ khác, Lan Đình Tự kia của Vương Hi Chi tám mươi phần trăm là ở trong quan tài của Lý Trị (Đường Cao Tông), nếu ai có thể chạm vào được thì xem như con cháu ba mươi đời cũng không phải lo về chuyện ăn uống nữa.
Nhưng vấn đề là thực sự không vào được.......
Càn Lăng nằm ngang núi Nhũ Sơn và Lương Sơn, một buổi tối năm tôi hai mươi tư tuổi đã từng bí mật đi nhìn một lần.
Người đứng ở đỉnh núi Nhũ Sơn nhìn qua, nếu hôm đó trùng hợp trời có sao thì mọi người có thể thấy được chi tiết, thế núi của Nhũ Sơn và Lương Sơn hoàn toán đối diện với chòm sao Bắc Đẩu Thất Tinh trên trời, đây gọi là gì?
Theo cách nói của tử vi phong thủy học thì đây là Vạn Niên Thọ Vực! (vùng sống thọ vạn năm)
Người vẽ nên bản vẽ của Càn Long tương truyền là Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong, hai người này là thầy phong thủy đồng thời cũng là người phụ trách xem thiên tượng trên trời, bảo vệ vận khí quốc gia, diệt trừ điềm xấu dưới trướng của Võ Tắc Thiên.
Trong lịch sử có bảy mươi lần là biết tên người trộm Càn Lăng, trong đó có mười bảy lần nổi tiếng nhất.
Tiết Độ Sứ Ôn Thao dẫn người của ba binh doanh đi đào Càn Lăng, kết quả trùng hợp ngày đó có mưa rào sấm chớp, bị sét đánh chết mất mười mấy người.
Phiến quân khởi nghĩa Hoàng Sào, bởi vì thiếu lương thực cho đoàn quân liền cố ý phái ra bốn mươi vạn đại quan khiêng cuốc tới đào Càn Lăng, kết quả núi Lương Sơn bị đào thành hai nửa nhưng chẳng tìm được bất cứ thứ gì, đến nay bên kia vẫn còn lưu giữ mương Hoàng Sào.
Đây gọi là phòng thủ kiên cố.
_____________________
Chuyên mục giải thích
1.

Di chỉ Tam Tinh Đôi: di chỉ khảo cổ học nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.


Được cho rằng thuộc nước Thục Cổ (cách đây khoảng 5000 đến 3000 năm).

Các di tích văn hóa của nó khác xa với văn hóa truyền thống Trung Quốc và thậm chí còn mang những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với các nền văn minh Ai Cập, Maya cổ đại và các nền văn minh khác.

Công nghệ của nền văn minh này đã vượt qua trình độ của thời đại và thậm chí một số trình độ hiện đại.
2.

Hố nghi lễ: hay còn gọi là hầm tế lễ hoặc hố hiến tế, là khu vực để người dân thời nhà Thục dâng đồ hiến tế lên thiên đường, mặt đất và tổ tiên, cầu xin sự thịnh vượng và bình an.
3.

Mặt nạ vàng của nước Cổ Thục: là mảnh mặt nạ vàng được khai quật từ Tam Tinh Đôi, rộng 23 cm, cao 28 cm và nặng khoảng 280g, chứa khoảng 84% vàng.

Nếu hoàn chỉnh chiếc mặt nạ vàng có thể nặng hơn 500g.
4.

Diêu sư gia: tên thật Diêu Ngọc Trung (sinh 1962).


Năm 2015 công an Trung Quốc bắt đường dây trộm mộ lớn nhất từ sau khi thành lập nước, gồm 225 nghi phạm và 2063 di tích văn hóa trị giá hơn 500 triệu NDT và Diêu Ngọc Trung là kẻ cầm đầu.

Ông được gọi là tổ sư gia hay cao thủ số một của nghề trộm mộ hiện đại.
5.

Vương Hi Chi: là một thư pháp gia vô cùng nổ tiếng thời Ngụy Tấn, những người đời sau luyện thư pháp thường lấy chữ của ông làm mẫu và mô phỏng lối viết của ông
Lan Đình Tự: Bài tựa này Vương Hi Chi viết cho tập thơ do các bạn ông sáng tác trong một buổi hội thơ ở Lan Đình, núi Cối Kê (nay thuộc Triệu Hưng, Chiết Giang).

Gồm 26 bài thơ, được tập thành trong một tập thơ gọi là Lan Đình thi tập.

Thi tập này được Vương Hi Chi viết lời tựa bằng một bút pháp tinh xảo của riêng ông theo thể Hành.
***Được dịch và biên bởi iinatrans