Chỉ Là Chuyện Thường Tình

Chỉ Là Chuyện Thường Tình - Chương 2: Anh là ánh sáng của đời em




Cuối tuần này là sinh nhật cô giáo Tống. Hết giờ học, cô hô hào mọi người đi ăn cơm, rồi đi hát, lời mời được hưởng ứng nhiệt tình, công việc bộn bề căng thẳng, mấy khi có dịp đi xả stress thế này.



Trong khi mọi người í ới gọi hẹn nhau, Tịch Nhan vẫn cắm cúi đọc sách, cả buổi không lên tiếng.



Từ từ gấp cuốn sách lại, Tịch Nhan lắc đầu: "Thôi, lát nữa mình có chút việc, các bạn đi đi."



"Hẹn hò với bạn trai à?", cô giáo Trần nháy nháy mắt, hỏi bằng giọng hết sức mờ ám.



Tịch Nhan thoáng ngẩn người rồi nhún vai: " Mình đâu đã có bạn trai?"



Ai ai cũng biết, thầy giáo thể dục của lớp 7/3 Trình Uyên đang theo đuổi Tịch Nhan, lúc nào cũng đặc biệt để ý, quan tâm đến cô.



"Vậy tụi mìnhđi đây, mai gặp nhé!"



"Bye bye!"



Tiếng bước chân dần mất hút nơi hành lang. Văn phòng trở lại vẻ tĩnh lặng. Sợi nắng cuối cùng của ngày hè lọt qua khung cửa sổ hợp kim nhôm rọi vào phòng, hơi chói mắt.



Phòng đang mở điều hoà. Trong cái không khí khô ráo ấy, có hương thơm dìu dịu lan toả, dần thấm vào lòng người.



Vòng hoa chi tử trên bàn,đã hai ngày trôi qua, những cánh hoa trắng ngần trước đã dần chuyển sang màu vàng. Sau vài ngày nữa sẽthành vàng sậm, rồi héo khô. Nhưng hương hoa không hề thay đổi, vẫn ngào ngạt ngất ngây. Cái mùi hương thanh thanh nền nã ấy, chỉ cần đặt chân tới của phòng là đã ngửi thấy.



Đúng là hoa chi tử, thơm là thơm đến tân cùng, dẫu cho thân thể úa tàn thì hồn hoa vẫn cứ ngát hương, đọng mãi trong tâm trí người ta.



Cũng giống như chàng trai của mối tình đầu.Năm tháng trôi đi, như dòng nước trôi chảy không ngừng, khi bạn tưởng như đã từ bỏ. Nhưng không, dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần nghĩ tới anh ấy, một góc sâu kín trong trái tim lại nhói lên, vết thương như mới chỉ hôm qua.



Hoá ra hình bóng ấy chưa khi nào rời xa. Hạt giống ta trồng thuở thiếu thời, nay đã đâm rễ nảy mầm, ăn sâu vào từng tế bào cơ thể,cành lá quấn quit, mọc thành mụn ruồi nơi chân mày, thành đường vân trong lòng bàn tay, muốn một luc nhổ sạch gốc rễ, đâu có dễ dàng?




Dẫu rằng người đó đã biến mất trong biển người, mà không nhắn lại một lời.



Muộn phiền và bi thương nhạt nhoà, tự do lan toả bao trùm bầu không khí.



Không cô tự an ủi trong tim mình, Tô Hàng, em không nhớanh, đó chỉ là hoài niệm về quá khứ, hoài niệm về một thời tươi đẹp nhưng thuần khiết mà thôi.



Tịch Nhan đứng dậy, với tay tắt điều hoà, hót sạch đống vỏ dưa hấu đổ vào thùng rác. Lúc chiều, Trình Uyên mua dưa hấu đem tới, bảo đểgiải khát mùa hè cho chị em, nhưng kỳ thực là mang cho cô.



Trình Uyên cao lớn, ưa nhìn, tính tình cởi mở thân thiện, thường thích mặc bộ quần áo thể thao màu trắng. Tâm ý của anh không phải cô không hiểu, chỉ là không làm sao đón nhận được mà thôi.



Bước ra khỏi toà nhà giáo vụ. Ngôi trường sao mà trống trải, những tiếng ồn ào náo nhiệt của ban ngày đã lùi sau. Ngoài những hoc sinh có nhiệm vụ trực nhật đang quét dọn, ngôi trường gần như không một bóng người.




Tịch Nhan bước trên con đường thẳng tắp rợp bóng cây, trở về ký túc xá. Hai bên đường là những cây ngô đồng rợp mát, cành lá đan xen như ngăn không cho ánh nắng lọt qua. Bên tai nghe tiếng kêu râm ran của những chú ve, những tán lá ngô đồng trên cao cùng gió hoà tấu bản nhạc xoà xạc.



Đi qua sân bóng rổ, có một vài nam sinh đang thi nhau ném phạt, xem xem ai ném trúng nhiều hơn. Đều là những nam sinh nội trú cuối tuân không về quê, mới ăn cơm xong, thi nhau tim người thua cuộc lãnh trách nhiệm rửa bát.



Riêng vơi ném phạt trong bóng rổ, nữ sinh thường có tỷlệ ném chính xác cao hơn nam sinh. Bởi con gái thường cẩn thận, chỉ ném khi đã nắm chắc phần trúng, không tuỳ tiện ném cho xong; còn con trai thì khác, không cần quan tâm thành công hay không, chỉ cần ném bóng ra đã, trúng hay không tính sau.



Cũng giống như thái độ của con gái và con trai đối với tình yêu vậy.



Hôm qua trong lúc chấm bài, khi mở tập vở của Tiết Đình Chi, Tịch Nhan vô tình phát hiện phía sau vở viết: Liêu Khải, Liêu Khải, Liêu Khải,...bằng nét bút rất mảnh màu xanh nhạt, chi chít, kín đặc cả một trang vở.



Liêu Khải là lớp trưởng lớp 7/3, đồng thừoi là cán bộphụ trách học tập của lớp, tất cả các thầy cô giáo đều hết mực cưng chiều cậu trò cưng này. Ăn nói lưu loát, có năng khiếu thể dục thể thao, tuy mới chỉ mười ba tuổi nhưng đã ra dáng một cậu thanh niên cao ráo, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, khi cười còn để lộ ra hàm răng trắng bóng.



Một nam sinh ưu tư nhường vậy, các cô bé nữ sinh đem lòng yêu mến cũng là điều dễ hiểu.




Tiết Đình Chi thầm thương trộm nhớ cậu cũng không có gì là lạ. Cũng như cô bé không có đặc điểm gì nổi bật là cô năm xưa, đem lòng thương nhớ nam sinh ưu tú Tô Hàng.



Lần đầu tiên gặp Tô Hàng, là mùa hè năm cô mười bốn tuổi.



Chiều hè năm ấy, ánh nắng chói chang ngoài cửa sổ, ve sầu ra rả kéo đàn trên ngọn cây ngô đồng. Bụi phấn hoà cùng nước bọt của cô giáo dạy sinh vật bay lượn trong không trung, học sinh trong lớp đều đang trong trạng thái gà gật. Tịch Nhan nằm bò ra bàn, hai mắt nhắm nghiền, khoé miệng còn vương cả nước miếng.



Chỗ ngồi của Tịch Nhan ở hàng ghế cuối cùng sát góc tường, vị trí qua ư là thích hợp để đánh một giấc mà không sợ bị phát hiện. Chỗ ngồi bên cạnh trước nay vẫn trống, bởi chẳng có ai muốn ngồi cùng bàn với cô cả.



Tịch Nhan khi đó không hứng thú gì với học hành, không thích chơi với các bạn đồng trang lứa, thứ duy nhất cô ưa thích là khu vườn nhỏphía sau trường. Cô thường một mình trốn vào vườn chơi, quên hết mọi thứ xung quanh, thậm chí cả giờ lên lớp.



Thành tích học tập lẹt đẹt, ngoại trừ môn thể dục, các môn khác chưa khi nào cô đạt mức trung bình. Mỗi lần trả bài kiểm tra, cô cầm bài kiểm tra đầy những dấu gạch chéo đỏ chót, một mình trốn vào vườn trèo lên cây, giấu mình trong đám lá cây rậm rạp, cảm giác thật an toàn.



Nhưng dù có trốn kỹ đến thế nào, cuối cùng cũng vẫn phải trở về nhà. Những lời trách móc của mẹ không những không giảm bớt mà còn thậm tệhơn. Người mẹ với bản tính hiếu thắng, nhìn thấy bản thành tích của cô, không nói không rằng cho ngay cái bạt tai, rồi còn phạt cô quỳ trên bàn giặt quần áo(1). Người cha hiền lành dường như cũng bó tay với cô, ông không mắng cũng không đánh, chỉ thở dài an ủi mẹ cô: "Cha mẹ snh con trời sinh tính, có đứa thếnày đứa thế kia, âu cũng là số mệnh".



"Đứa kia" không ai khác là chị Triều Nhan, học trên Tịch Nhan một lớp, là học trò cưng trường điểm của thành phố, là "tài năng thiên bẩm"trong mắt thầy cô, đại diện cho trường đi tham gia nhiều cuộc thi khác nhau, được xưng là "hoa khôi khối trung học cơ sở thành phố C", tài mạo song toàn.



Đối với chị Triều Nhan, Tịch Nhan chưa bao giờ cảm thấyđố kị. Bởi một thứ khi đã hoàn mỹ tới đỉnh điểm của nó, lúc đó cảm giác nó đem lại cho người khác, chỉ là sự ngưỡng mộ, chứ không phải là đố kị.



Nếu nói Triều Nhan là người ai ai cũng yêu mến, là đoá mẫu đơn xinh đẹp kiều diễm, thì Tịch Nhan, như chính cái tên của cô, là bông hoa hồ lô không chút bắt mắt, sống cô đơn trong góc tối âm u, cằn cỗi.



Tô Hàng mười bốn tuổi, như một chùm ánh sáng, chiếu rọi vào thế giới tối tăm u ám của cô, đem đến cho cô những hơi ấm đầu tiên của cuộc sống.



(1) Dụng cụ giặt đồ ngày xưa làm bằng gỗ, trên có các rãnh.