Có Duyên Trách Phận: Ly Nguyệt Xích Vũ

Chương 1-1: Giới Thiệu Nhân Vật




NHÂN VẬT CHÍNH

LY NGUYỆT:

- Cô là công chúa Hoa tộc Thiên giới.Có mẹ là Hoa thần, cữu cữu là Thiên đế.

- Cô sinh ra với sứ mệnh được định sẵn sẽ tế máu cho trời mà chết. Hoá chân thân liên hoa tu luyện sáu trăm cũng vì tư dưỡng máu linh và sức mạnh.

- Cô còn có nhân duyên sâu xa với Ma tôn khét tiếng bị phong ấn vạn năm.

XÍCH VŨ:

- Hắn bị thánh nữ đầu tiên phong ấn dưới đáy vực hoang đã lâu. Một lòng san bằng Thiên giới.

- Trước đó hắn đã từng là chàng thiếu niên nhiệt huyết tu tiên nhưng chẳng biết vì sao mà nhập ma cắt đi tình tơ, tu ma cốt nối thiên liền địa.

- Hắn và liên hoa nhân duyên khó nói.

NHÂN VẬT PHỤ

VÂN TRẠCH CHIẾN THẦN:

- Chàng từ nhỏ đã quen biết Ly Nguyệt, một lòng chiều chuộng cô.

- Vốn là Vân tộc cứu giúp chàng thuở xưa cũng có thể là tộc nhân. Sau luyện thành tiên, rồi sau đó đột phá phi thăng thành thần được giao vị trí Chiến Thần trong sáu thần duy nhất tại Thiên giới.

- Sau này, Ma giới dấy binh đánh Thiên giới chàng hi sinh. Linh hồn yếu ớt được Chi Hàm Thánh nữ lập trận pháp luân hồi về quá khứ.

CHI HÀM THÁNH NỮ:

- Chân thân là cửu vĩ hồ.

- Nàng là thánh nữ Hồ tộc Thiên giới.Cha nàng từng là công thần Thiên giới.

- Nàng vốn thân Thánh nữ khó đột phá thành thần nhưng sau khi Vân Trạch hi sinh nàng gượng ép thành thần giúp chàng lần nữa sống lại ở quá khứ.

CHÚC LINH:

- Chân thân là một con hồ ly ba đuôi.

- Cô là tiên tỳ đã ở bên Ly Nguyệt từ nhỏ.

- Khi Ly Nguyệt còn nhỏ cô vô tình cứu được cô đang bị thương.

NGŨ THẦN PHONG NHẬT:

- Là năm thần trấn giới tại Thiên giới.

- Gồm năm thần: Lôi Vạn, Phó Hồng, Vân, Sắc Trạch, Hoa ( tên Dung Nghi).

ĐỘC ÁNH:

- Chân thân là một con huyền điểu tên Điệp. Điệp tương truyền là một loài kỳ điểu có hai đầu, dáng vẻ của nó được kể giống như chim hỉ thước với lông vũ đen huyền và có bốn chân. Nó vốn là loài chim mang điềm lành trong sử sách từ thời xa xưa hơn cả và có thể trừ lửa nhưng cậu lại nhập ma cùng Xích Vũ, một lòng trung thành với hắn.

THIÊN ĐẾ ( tên Cẩn Dục)

QUỶ VƯƠNG ( tên Lăng Tức)

GIANG TÂY LẠP

LAN TỬ LA

ÁM HƯƠNG

VÃN HƯƠNG NGỌC

ĐÀM HOA - ĐÀM CAO LÃNG

- Đều là Hoa yêu, tiên tỳ tại Hoa tộc.

THANH MINH:

- Một thiếu niên tu tiên được Vãng Phản chân nhân của Cự Môn Các tại núi Thiên Tuyền ( một trong bốn ngọn núi Thiên thượng cổ) đem về.

- Chàng thiên phú hơn người nhưng chuyện của quá khứ chẳng nhớ được gì chỉ có kí ức từ khi được Vãng Phản chân nhân cứu giúp.

HOÀNG LIÊN NHI:

- Là linh hoa thượng cổ, chân thân là hoa sen. Y cũng là thánh nữ duy nhất của Hoa tộc trong vạn năm hình thành.

- Vốn dĩ đã chết trong trận chiến thượng cổ Thần Ma nhưng vì thần hồn gắn liền với một vật từ thời sơ khai mà lần nữa hồi sinh với tên Hoang Liên Nhi.

LIÊN HOA THẦN NỮ:

- Thần nữ thượng cổ được sinh ra nhờ linh lực của Bàn Cổ phù - vật Bàn Cổ dùng để khai lập đất trời.

- Y sau khi mất đi hình dạng chỉ còn hoa đan sau trận chiến thượng cổ được người thương kí gửi cốt vào đan. Y cố gắng sống sót qua hàng ngàn hàng vạn năm hoá hoa cốt, độ kiếp để có thể thành hình người.

CHÚC LONG - THẦN LONG:

- Ở Tây Bắc thời xa xưa, ánh mặt trời chẳng thể chiếu đến, ở đấy tồn tại một Chúc Long được phong thần tục truyền gọi Thần Long, ngày ngày chiếu sáng nơi ấy.

- Chàng hi sinh trong trận chiến thượng cổ, thức thần không biết vì sao lưu lạc chẳng về Vong Xuyên.

LỆNH HỒ THƯỢNG CỔ:

- Tương truyền là tổ tiên của hồ ly bây giờ.

- Dáng dấp nhìn giống mèo như lại đa mưu như loài hồ ly. Sống ở sơn cốc Nam Hải xa xưa.

- Sau này được một vị thần nữ truyền cho thuật nghe được tiếng nói từ tương lai gọi là Thính Lai thuật và Lưu Ly trận có thể ký gửi thần hồn về quá khứ.

CỐC TIỂU NGÃI:

- Y là thất công chúa của Nam Cẩm.

- Sinh ra là con của phi tử thất sủng lại bị bị phạm tội khi quân, từ nhỏ đã được cho vào lãnh cung không người chăm sóc.

- Chưa từng được vua phong hiệu, đến cả tên cũng là cho người ngoài đặt qua loa.

HÀN LỤC DƯƠNG:

- Là thái tử Bắc Cẩm.

- Sinh ra đã được phong thái tử, trời ban tướng mạo, ban cả tư chất thông minh là kỳ tài trong vạn người.

- Sau này thống nhất Nam, Bắc Cẩm thành Đại Cẩm.