Cung Nữ Thượng Vị Ký: Nhất Phẩm Hoàng Quý Phi

Chương 1144






Gần đây, Vương gia ở huyện Lương Khê gặp khó khăn.

Vương gia là thương nhân lập nghiệp, con cháu trong tộc phần lớn đều buôn bán.

Gần đây bọn họ phát hiện thương hóa trong gia tộc luôn bị quan phủ dùng đủ lý do để giam lại.

Người Vương gia ưu sầu, tìm tới tộc trưởng.

Tam thúc tuổi đã lớn, nhưng kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn đây.

Nghe người trong tộc kể lại, ông gõ gõ tẩu thuốc trong tay, sau đó nói một câu: Sợ rằng Vương gia chúng ta đã đắc tội quý nhân.

Đắc tội quý nhân?
"Mẫu thân không cần lo lắng, Vương gia chúng ta làm ăn theo quy củ, chỉ cần mọi thứ rõ ràng, quan phủ sẽ không dám định tội lên đầu chúng ta, phụ thân chắc chắn sẽ không sao.

"
Giờ phút này, trong biệt viện Vương gia ở huyện Lương Khê, Vương Quân Ngọc đang an ủi Vương phu nhân.

Mấy ngày trước, Vương lão gia và mấy lão bằng hữu hợp tác buôn bán ngọc Tuy Cổ.


Ngọc Tuy Cổ đến từ núi Tuy Cổ.

Chất ngọc độc đáo cùng địa hình hiểm ác, khai thác ngọc khó khăn, do đó giá cả của ngọc Tuy Cổ ở Vân Hán Quốc luôn bị đẩy lên giá rất cao.

Nếu có cơ hội, mọi người đều muốn làm ăn món hàng này.

Nhưng đừng nói việc khai thác khó khăn, chỉ tính vị trí địa lý núi Tuy Cổ cũng khiến nhiều thương nhân phải dừng bước.

Bởi vì núi Tuy Cổ vừa lúc ở biên giới Vân Hán Quốc và người Nhung.

Người trong thiên hạ đều biết mấy thập kỷ nay, Vân Hán Quốc và người Nhung luôn đối địch.

Trấn Bắc Hầu thống lĩnh Trấn Bắc quân hàng năm trấn thủ ở Bắc địa, nguyên nhân chủ yếu là do hàng năm Bắc địa luôn bị người Nhung quấy rầy, xâm lấn.

Thổ địa nơi người Nhung ở vô cùng cằn cỗi, không giống Vân Hán Quốc, do vậy mỗi năm đến khi Vân Hán Quốc được mùa, người Nhung sẽ gặp khô hạn thiên tai, cho nên người Nhung không ngừng mở rộng lãnh thổ xuống nam, hiện giờ là thành trấn ở phía bắc Vân Hán Quốc.

Người Nhung tính tình hung tàn, thủ đoạn tàn nhẫn, chỉ cần là nơi người Nhung đến đều không còn ngọn cỏ.

Bọn họ không chỉ cướp lương thực, còn đoạt nữ nhân, bắt nam nhân trẻ tuổi làm tù binh, biến thành nô lệ làm việc thay họ.


Vì thế, bá tánh Vân Hán Quốc, đặc biệt là bá tánh Bắc địa hận người Nhung đến ngứa răng, đồng thời cũng rất sợ hãi.

May mà mấy năm nay, Trấn Bắc Hầu thống lĩnh Trấn Bắc quân đóng tại Bắc địa, cuộc sống của bá tánh mới tốt hơn một chút.

Nhưng mối thù cũng nỗi lo với người Nhung, bá tánh vẫn chưa từng quên.

Vân Hán Quốc và người Nhung lấy núi Tuy Cổ làm ranh giới, phía nam núi Tuy Cổ là Vân Hán Quốc, phía Bắc là địa giới của người Nhung.

Nhưng người Nhung hung tàn, thường công kích bất ngờ, hai mươi năm trước trong một lần quân đội Vân Hán Quốc bị thương nặng, phải lùi khỏi nơi đóng quân ở núi Tuy Cổ.

Dù sau này, Trấn Bắc quân tới Bắc địa, cũng chưa từng tiến thêm một bước.

Thổ nhưỡng núi Tuy Cổ cằn cỗi, khí hậu khắt nghiệt, bị người Nhung từ bỏ, chỉ có mùa đông mỗi năm, thời điểm khó khăn nhất mới có vài người Nhung chạy tới núi Tuy Cổ trốn rét.

Ngày thường, người Nhung ở đó rất ít.

Ít thì ít, nhưng vẫn có người Nhung lui tới.

Đặc biệt là mấy chỗ có ngọc Tuy Cổ, hằng năm đều có người Nhung nhúng tay, khiến thương nhân Vân Hán Quốc không có cách nào tới gần.

Mấy ngày trước, Vương lão gia từ chỗ biết được ở phía Tây núi Tuy Cổ phát hiện một ngọc điền, xung quanh không có người Nhung, vô cùng an toàn.

Sau khi phái người đi xem xét, Vương lão gia quyết định hợp cùng mấy lão bằng hữu khai tháng ngọc Tuy Cổ.

.