Diêu Ngạn nhận chìa khóa, lấy xe ô tô chạy ra sân bay. Cô không biếtđường, xe của khách sạn lại không có bộ định vị, cô hỏi hết người nàyđến người kia mới đến được sân bay. Khi cô tới nơi thì máy bay từ NamGiang đến Quảng Châu đã hạ cánh.
Diêu Ngạn định gọi điện cho Thẩm Quan thì anh ta đã gọi tới: “Em tới chưa? Tôi đang ăn trưa”.
Diêu Ngạn trả lời anh ta. Thẩm Quan nói tên nhà hàng, nói Diêu Ngạn chạy xe qua.
Diêu Ngạn sống đến từng tuổi này, đây là lần đầu tiên đi máy bay, bởi vậy sân bay đối với cô xa lạ cực kỳ. Cô tìm hồi lâu mới thấy nhà hàngtây mà Thẩm Quan nói.
Thẩm Quan từ xa đã trông thấy cô bước vào, tóc cô búi cao gọn gàng,vài sợi khẽ rủ xuống, cô mặc áo tay ngắn và quần bò đơn giản, nhìn rấtgọn gàng năng động, dạt dào sức sống. Mỗi một bước đi của cô đều chìmtrong vầng dương rạng rỡ.
Thẩm Quan mỉm cười, anh ta hỏi cô: “Em ăn trưa chưa?”.
Diêu Ngạn gật đầu nhưng thực tế bụng cô còn chưa có lấy nổi một hạtgạo. Thẩm Quan gọi bồi bàn, anh ta nói: “Vậy ăn thêm với tôi. Tôi khôngthích đồ ăn trên máy bay, chưa có gì vào bụng cả”.
Diêu Ngạn đành ngồi xuống, đợi đồ ăn được đưa lên. Cô cầm dao dĩa ănvài miếng đối phó. Ngày trước được học bổng, bạn bè dẫn cô đi ăn món tây cho biết, tuy không ngon nhưng cũng có mùi vị đặc biệt. Bây giờ ngồiđối diện Thẩm Quan nói chuyện một cách khách sáo, đãi bồi, cô lại cảmthấy thứ đồ ăn xa xỉ này thật nhạt nhẽo.
‘’Tôi để họ buổi chiều mới đến đây. Tôi tới sớm, tranh thủ nghỉ ngơi coi như nghỉ phép. Bên em thì sao?”
Diêu Ngạn trả lời chiếu lệ: “Gian hàng trưng bày bài trí gần xongrồi, còn thiếu bước cuối nữa thôi. Gian hàng bên anh nằm ngay cạnh chúng tôi, hình như lớn hơn một chút”.
Hai người vừa ăn vừa trò chuyện với nhau. Sau khi ăn xong, Diêu Ngạn đưa anh ta về khách sạn.
Giám đốc đã đặt phòng trước cho Thẩm Quan, anh ta chỉ cần trực tiếpđến ở. Phòng khách sạn cao cấp gồm một phòng ngủ và một phòng khách, cửa ra vào đối diện với ban công, ánh sáng nóng rực chiếu thẳng vào trong.Thẩm Quan mở điều hòa, kêu Diêu Ngạn ngồi đợi. Anh ta đến quầy bar lấymột lon nước cho Diêu Ngạn: “Em xem ti-vi đi, tôi đi thu xếp ít đồ, rồiđến trung tâm triển lãm và hội nghị”.
Diêu Ngạn nhận lấy, cô nói: “Thẩm tổng, để tôi xuống đại sảnh chờ anh”.
Thẩm Quan bước vào phòng ngủ: “Em xem ti-vi đi, tôi làm nhanh lắm”.
Diêu Ngạn nhìn Thẩm Quan biến mất sau cánh cửa phòng ngủ, cô nghịch lon nước lạnh trên tay, cau mày dời mắt sang ti-vi.
Chương trình ti-vi chẳng có gì thú vị, Diêu Ngạn xem một lát rồi lạihướng mắt sang phía phòng ngủ, không biết Thẩm Quan làm gì bên trong,ánh nắng hắt lên gương mặt nghiêng của cô, trong lòng cô hơi sốt ruột.Cô lấy di động vào hòm thư, thấy không có thư mới, cô khẽ thở dài.
Trong lúc thất thần, điện thoại di động của cô bỗng đổ chuông. DiêuNgạn nhìn màn hình, vội vàng nhận cuộc gọi. Trong điện thoại Tưởng Nãhỏi cô: “Em bận à?”.
Diêu Ngạn che điện thoại nói nhỏ: “Không có. Sở cảnh sát có tin mới chưa anh?”.
Nghe bên cô có tiếng ti-vi, anh cười cười: “Xem ra em đang rất rảnhrang nhỉ, có cả thời gian xem ti-vi cơ mà. Cảnh sát vừa tới tìm nhà em.Dượng với bố em đi chạy xe rồi, chỉ có mẹ và cô em đến thôi”.
Giọng nói chất chứa lo lắng của Diêu Ngạn cất lên: “Vậy tại sao mẹ với cô còn chưa gọi điện cho em?”.
Tưởng Nã phì cười: “Em gấp gáp làm gì, vừa mới đến thôi, em đừng lo lắng, có anh trông chừng bên ngoài rồi”.
Thẩm Quan cầm một tập tài liệu ra khỏi phòng ngủ, anh ta nói: “Chúngta đi thôi.” Ngước đầu lên thấy Diêu Ngạn đang nói chuyện điện thoại,anh ta dừng chân, đứng một bên chờ cô.
Tưởng Nã rất thính tai. Nghe bên cạnh Diêu Ngạn có người, mà còn là một người đàn ông, anh lập tức hỏi: “Em ở khách sạn?”.
Diêu Ngạn “ừm” một tiếng. Đứng dậy nhìn Thẩm Quan, cô nói nhỏ vớiTưởng Nã: “Tối về nói chuyện sau, giờ em đang bận!”. Nói hết câu, cô vội vã dập máy. Thẩm Quan cười cười, không nói không rằng, giơ tập tài liệu chỉ ra ngoài cửa. Hai người cùng rời khách sạn đến trung tâm triển lãmvà hội nghị.
Tiếng tút tút ngắt máy ở đầu bên kia dội lại khiến câu “bận việc gì”của Tưởng Nã sắp thoát khỏi miệng liền phải nuốt ngược vào trong. Cổhọng anh nghẹn ứ, lòng đầy tâm sự.
Đàn em mua đồ ăn bước vào xe đưa cho Tưởng Nã, anh ta quay qua hỏi: “Anh Nã, cần vào đó xem không?”.
Tưởng Nã lườm anh ta: “Chú xem trong đó là trung tâm thương mại để thỏa thích đi dạo à?”.
Cục cảnh sát huyện nằm ở thị trấn Sĩ Lâm, xung quanh tập trung nhiềucơ quan nhà nước, xe cộ đi lại đầy bên ngoài nhưng ít có người đi bộlảng vảng gần đó. Tưởng Nã mở túi nilon, lấy bánh mì ra cắn, trông anhnhàn nhã như đang đi dã ngoại.
Một lúc sau, bà Diêu và cô họ của Diêu Ngạn ra khỏi cục cảnh sát. Anh rút di động ra gọi, lúng búng hỏi: “Sao rồi?”.
Dương Quang trong điện thoại nói: “Em hỏi rồi, có người gánh thay lão Hắc chuyện hành hung. Tên mập đó khai là anh đánh ông ta. Cảnh sát cótìm anh không?”.
Tưởng Nã vẫy tay ra hiệu đàn em chạy bám theo hai người nhà bà Diêu,anh nói: “Tìm chứ, nhưng không bằng không chứng, tên mập nói anh dùnggậy sắt đánh ông ta…” Tưởng Nã hừ lạnh: “Anh cho họ xem cả xe tải chởsắt, anh dùng gậy nào đập ông ta?”.
Dương Quang mỉm cười, anh ta cất giọng chần chừ: “Có điều chuyện đốtnhà trút hết lên tên mập đó. Ông ta không khai ra lão Hắc nhưng xemchừng cũng chẳng dám”.
Tưởng Nã nói: “Anh cũng đoán vậy từ lâu. Lão Hắc bị tạm giam mấy ngày?”.
Dương Quang cười ầm lên: “Khỏi nói cái này đi, em buồn cười chết mất. Lúc lão Hắc làm ăn chưa phất, ông ta từng bị bắt tội hút ma túy mộtlần. Giờ là lần thứ hai, ông ta bị đưa đến trại cai nghiện cưỡng chế. Để em xem ông ta còn mặt mũi nào quay lại Lô Xuyên!”.
Tưởng Nã vỗ ghế xe khoái chí cười ha hả. Anh lại hỏi: “Cảnh sát điều tra được thứ ông ta hút từ đâu ra không?”.
Dương Quang dẹp vẻ mặt hớn hở, anh ta nói: “Em đã nhờ người nghengóng thử. Kết quả phân tích hôm qua là ma túy đá, hàm lượng chỉ có mộtchút xíu, nói là mua lúc đi chơi, không nắm được những cái khác. Lão Hắc không khai gì hết”.
Tưởng Nã nheo mắt, ra chiều suy tư.
Bà Diêu về nhà không cầm nổi nước mắt. Diêu Yên Cẩn không biết chuyện gì xảy ra, cô hoảng loạn hỏi bà: “Mẹ sao vậy?”.
Cô họ kêu Diêu Yên Cẩn rót nước, bà cười: “Mẹ con khóc vì vui sướng. Cảnh sát đã bắt được người đốt nhà con. Mẹ con mừng đấy!”.
Trong lòng Diêu Yên Cẩn cũng rộn ràng niềm vui: “Thật không ạ? Hay quá!”.
Nhưng Diêu Yên Cẩn vừa nói hết câu, bà Diêu mắt đẫm lệ bất thình lình quay ra tát thẳng vào mặt cô. Diêu Yên Cẩn chếnh choáng giật lùi người, nước mắt chảy tràn khóe mi. Cơn giận của bà Diêu bùng nổ: “Tôi nói thếnào với cô? Cô tìm một người đàn ông tốt? Cô thích ông ta? Ông ta vừagạt cô bán hàng đa cấp, vừa phóng hỏa đốt nhà chúng ta. Lừa cô chưa đủ,còn muốn gia đình ta kiệt quệ, phải không?”.
Bà vừa khóc vừa đánh Diêu Yên Cẩn: “Tôi đánh chết cô, tôi không nênsinh ra thứ như cô, báo hại cả cuộc đời tôi, đến cuối cùng còn khiến nhà của bố mẹ tôi cháy rụi. Tôi đánh chết cô!” Bà Diêu mặc kệ mọi thứ đánhcon từ ngoài phòng khách tới tận trên giường mặc cô la hét ôm đầu nétránh.
Cô họ vội vàng kéo bà Diêu: “Chị làm gì vậy? Chị đừng đánh nữa. Chị mau dừng lại đi!”.
Bà Diêu nổi điên đánh Diêu Yên Cẩn chát chát: “Tôi đánh chết cô, coi như tôi không sinh ra đứa con gái như cô!”.
Cô họ ôm chầm lấy bà Diêu, cố kéo bà ra ngoài, lại kêu Diêu Yên Cẩnđừng khóc. Diêu Yên Cẩn càng khóc lớn hơn, cô tủi thân không hiểu đầucua tai nheo ra sao tự nhiên lại bị đánh tới tấp.
Rất lâu sau, trong phòng mới yên ắng trở lại. Cô họ nhúng hai chiếckhăn mang ra, đưa bà Diêu lau mặt. Bà Diêu lã chã nước mắt, thều thàonói: “Không biết chị gây nên tội gì mà lại sinh ra thứ như nó”.
Diêu Yên Cẩn ôm gối rụt người vào đầu giường, cô thút thít không dám khóc lớn.
Cô họ buông tiếng thở dài: “Lúc nãy chị hứa với em thế nào? Chẳngphải chị nói không trách cứ Yên Yên sao? Chị không biết tính tình của nó sao?”.
Bà Diêu lắc đầu nguầy nguậy, nếp nhăn trên khóe mắt bà ướt nước mắt.Hồi còn trẻ, bà xinh xắn thanh tú, mặc váy dài thắt bím tóc, chân manggiày bệt trắng, nhưng qua năm tháng cuộc sống tôi luyện bà trở nên thôráp, giống như vết chai sần trên ngón tay và lòng bàn tay bà. Bạn bèđồng trang lứa với bà đã nghỉ hưu an dưỡng tuổi già từ lâu còn bà vẫnphải bôn ba kiếm sống.
Bà Diêu nghẹn lời nói tiếp: “Chị chỉ trách chị, chị không dạy dỗ nó đàng hoàng. Thôi bỏ đi, mọi chuyện đã qua hết rồi”.
Nghỉ ngơi chốc lát, bà Diêu và cô họ về lại nhà cũ, báo tin bên cảnhsát cho hàng xóm biết. Họ lại lặng người đứng trước căn nhà đã thay đổihoàn toàn. Hàng xóm cũ hơn chục năm nhìn thấy dáng vẻ của bà Diêu, họxót xa, không ngừng mắng chửi tên phóng hỏa. Nỗi giận dữ và căm tức dồnhết vào căn nhà cháy đen.
Diêu Ngạn tranh thủ lúc rảnh rỗi ngồi uống nước. Nhận được điện thoại của Diêu Yên Cẩn, cô lập tức sặc nước.
“Mẹ nói tại sao mẹ lại sinh ra thứ như chị. Chị biết chị đần độnnhưng chị có chỗ nào không tốt? Chị biết phụ mẹ dọn hàng bán tượng,không tiếp tục đi khiêu vũ, cũng không thích người đàn ông đó nữa. Mẹcòn muốn chị làm thế nào nữa đây? Sao chị biết được anh ta là ngườixấu!”
Diêu Ngạn lẩn vào góc dỗ dành chị: “Mẹ không vui, giận quá mới nóivậy. Chị không được giận mẹ. Bây giờ trong nhà đã vậy, chị cũng hiểu mà. Chị đừng làm bố mẹ phiền lòng, được không?”.
Diêu Yên Cẩn ứa nước mắt: “Chị biết, vì vậy chị chỉ ở nhà, chị khôngđi đâu hết nhưng chị tủi thân. Diêu Diêu, chừng nào em về?”.
Diêu Ngạn cười, nói với chị: “Chủ nhật em về. Tuần này ở nhà phải nhờ chị trông nom. Chị chịu khó một chút nhé!”.
Cô gác máy, Giám đốc vẫy tay gọi cô. Mọi người cùng nhau đi ăn tối,cười nói rôm rả nhưng trong lòng Diêu Ngạn lại lo lắng không yên. Đếnlúc ăn cơm xong về khách sạn, bà Diêu gọi điện tới, cô mới thở phào mộthơi.
Bà Diêu kể Diêu Ngạn nghe chuyện bên phía cảnh sát. Diêu Ngạn giả vờngạc nhiên: “Thật chứ mẹ? Hay quá, bắt được là mừng rồi, chả trách chiều nay chị lại gọi cho con, nói mẹ đánh chị!”.
Bà Diêu khóc suốt buổi chiều, khúc mắc tích tụ trong lòng cũng vơiđi, bà cười: “Chị con không được cái gì, chỉ được mỗi cái mách lẻo.” Bàthở dài thườn thượt: “Tốt rồi, chỉ cần đợi đến lúc mở phiên tòa, bồithường tiền thì đâu lại vào đấy!”.
Tuy còn phải chịu thêm một quãng thời gian nữa nhưng ánh sáng đã ở trước mắt, không còn cảm thấy mệt mỏi chán chường nữa.
Diêu Ngạn tắm rửa sạch sẽ, gọi điện cho Tưởng Nã, ngại ngùng cảm ơn anh. Anh mỉm cười: “Bây giờ đã biết anh tốt chưa?”.
Anh nằm trên giường nói: “Nhưng không kiện được Hắc lão đại, tên mập ôm hết vào người”.
Diêu Ngạn hơi thất vọng nhưng cô cũng hiểu biết thiệt hơn. Nếu Hắclão đại dễ dàng chìm vào chuyện này, có lẽ vận rủi sẽ đeo bám gia đìnhhọ không dứt. Vì vậy dù oán hận hơn nữa, cô cũng chỉ còn biết nhẫn nhịn.
Tưởng Nã chợt hỏi cô: “Đúng rồi. Chiều nay em ở khách sạn với ai thế?”.
Diêu Ngạn cất giọng khó hiểu: “Không có. Chiều nay, em đến trung tâmtriển lãm và hội nghị mà.” Nói đoạn, cô bỗng tỉnh ngộ: “À, người anh nói là Thẩm Quan”.
Tưởng Nã nhăn mặt nhíu mày: “Tại sao em lại ở cùng Thẩm Quan?”.
Diêu Ngạn chịu thua anh, cô giải thích: “Giám đốc kêu em đến sân bayđón Thẩm Quan, em đưa anh ta về khách sạn.” Không đợi Tưởng Nã lêntiếng, cô nói luôn: “Anh yên tâm, em hiểu mà”.
Cô ngửa đầu nhìn ngọn đèn sáng choang trên trần nhà. Phòng cô ở chậthẹp, không sang trọng như phòng cao cấp, tầng trên không rõ ai đang dậmchân “rầm rầm” lên sàn nhà.
Ngày hôm sau cũng bận rộn như hôm trước, việc lớn việc nhỏ chất caothành núi. Diêu Ngạn chạy việc linh tinh. Suốt cả ngày cũng không thấybóng dáng Thẩm Quan. Đến giờ ăn cơm tối, anh ta mới xuất hiện. Người của tòa nhà phía đông và tòa nhà chính cùng ăn chung một bàn.
Diêu Ngạn từng làm thêm ở tòa nhà phía đông, mọi người hai bên đềuquen cô, do đó họ kêu cô ngồi chính giữa, trêu ghẹo cô đôi ba câu. Mộtngười cười nói rôm rả: “Em mới ra trường, để xem em đối phó như thế nào, kiểu gì mấy ngày này cũng phải ngồi bàn rượu liên miên”.
Hội chợ Canton tập trung đông đảo thương nhân. Ký hợp đồng ngay tạichỗ rất hiếm nhưng không thể thiếu ăn uống xã giao. Triển lãm là cơ hộiđể thu hút những đơn vị có ý định hợp tác.
Diêu Ngạn không buồn bận tâm. Ăn uống no say, cô về khách sạn ngủsớm, còn người đồng nghiệp ở chung phòng với cô thì lên mạng suốt cảđêm. Đến sáng, chị ta mang đôi mắt thâm quầng than khổ than sở. DiêuNgạn hăng hái kéo chị ta đến trung tâm triển lãm và hội nghị.
Gian hàng của tòa nhà chính gặt hái hơn năm mươi tấm danh thiếp chỉtrong một buổi sáng. Một thương nhân nước ngoài cảm thấy hứng thú vớinước trái cây bảy ngày. Đồng nghiệp phòng ngoại thương nhiệt tình giớithiệu sản phẩm mới với ông ta, Diêu Ngạn đứng bên cạnh vị đồng nghiệpkia, thi thoảng cô nói nhỏ vào tai anh ta, sửa chữathuật ngữ chuyênngành.
Khi di động của cô đổ chuông, thương nhân nước ngoài đưa danh thiếp,hẹn thời gian bàn bạc. Diêu Ngạn che điện thoại trốn sang bên nóichuyện: “Alô”.
Bên kia lừng chừng vài giây mới nói: “Diêu Diêu, cô đọc thư rồi!”.
Diêu Ngạn sững sờ nhìn màn hình điện thoại. Thấy số gọi đến là một dãy số lạ, cô gọi to: “Cô Từ, cô đang ở đâu?”.
Từ Anh ho một tiếng, bà nói: “Em lấy sổ tiết kiệm rồi thì giữ giúpcô. Cô sẽ tìm em. Có chuyện gì, cô sẽ gọi điện cho em.” Bà tiếp tục nói: “Cô muốn đi xa cho khuây khỏa, không định về Nam Giang ngay. Em đừngnói ai biết là cô tìm em”.
Diêu Ngạn cắn môi, giọng cô khản đặc: “Cô Từ, bữa trước em uống cafe trong nhà cô”.
Từ Anh hoàn toàn hóa đá, giọng bà đột nhiên cao vút: “Cái gì? Em uống rồi?”.
Diêu Ngạn cất giọng nhỏ nhẹ: “Em uống một cốc. Lần trước, em chưa nói với cô sau khi em thôi việc, em về quê làm việc tại nhà máy sản xuấtcafe này”.
Tiếng hít thở trong điện thoại ngưng bặt, bà bàng hoàng nói: “Diêu Diêu, tin nhắn trước không phải cô gửi!”.
Trong lòng Diêu Ngạn rối như tơ vò. Từ Anh hạ thấp giọng nói: “Emđừng làm việc ở nhà máy đó nữa. Trở về phải xin nghỉ việc ngay!”.
Diêu Ngạn hỏi khẽ: “Cô Từ, em muốn biết chuyện gì xảy ra”.
Từ Anh nói ngay: “Em đừng hỏi gì hết!”.
Diêu Ngạn nhíu mày: “Cô không phải đi chơi cho khuây khỏa, cô đang lẩn trốn. Cô Từ, cô đừng làm em lo lắng!”.
Từ Anh trầm mặc rồi mới nói: “Em còn nhỏ, cô không muốn nói với em.Về đến nhà thì thôi việc ngay. Em đừng kể ai biết cô gọi điện cho em”.
“Em hiểu. Tin nhắn không phải cô gửi, vậy có người muốn từ em tìm racô.” Diêu Ngạn siết chặt điện thoại di động, cô chau mày: “Nhưng em đãbị cuốn vào rồi, em không thắc mắc cái khác, hiện em chỉ muốn biết liệucô có gặp chuyện gì không!”.
Biển người nối đuôi nhau tham quan gian hàng triển lãm, tiếng nóichuyện ồn ào vang khắp mọi nơi. Đồng nghiệp của tòa nhà phía đông đingang, thấy Diêu Ngạn bèn vẫy tay chào cô. Diêu Ngạn gật đầu đáp lại,tập trung nghe điện thoại.
Từ Anh thở dài, rất lâu sau bà mới nói tiếp: “Con bé ngốc này, cô cóthể gặp chuyện gì cơ chứ? Mặc kệ em tin hay không, cô thật sự đi chơicho khuây khỏa, cô chưa muốn về Nam Giang”. Bà ngắt quãng vài giây, rồinói khe khẽ: “Em uống cafe sau đó… sau đó thì sao?”.
Diêu Ngạn mím môi: “Em mang đi phân tích, nó là methamphetamine”.
Cô kể nhanh chuyện mang cafe đến trung tâm cai nghiện tự nguyện KiềuTâm xét nghiệm. Từ Anh nói với giọng đầy hối hận: “Cô xin lỗi. Ngày hômđó, cô không nên từ chối gặp em. Lẽ ra cô phải bảo em thôi việc sớm hơn. Em nghe lời cô, đừng làm cô lo lắng, đi về thôi việc ngay”.
Diêu Ngạn nghe lời bà. Cô không nói bà biết cô đã thôi việc ở tòa nhà phía đông từ trước. Cô muốn hỏi Từ Anh ở đâu nhưng cô không dám nói ra. Diêu Ngạn nghĩ mục đích đơn giản của đối phương là thông qua cô tìm TừAnh, do đó cô không nên hỏi chỗ ở của bà.
Nhưng không ngờ Từ Anh lại chủ động nói: “Cô thật sự đi du lịch ngắmnúi ngắm sông, em đừng lo cho cô. Một thời gian nữa, cô định đi nướscngoài. Đến lúc đó cô gặp em, được không?”.
Diêu Ngạn sửng sốt. Từ Anh lạnh nhạt suốt ba tháng qua lại chủ độngđòi gặp cô, cô mừng đến rơi nước mắt: “Dạ, được! Cô Từ, em chờ điệnthoại của cô. Một mình cô đi du lịch, cô phải cẩn thận. Trước khi ranước ngoài, cô nhớ phải nói em biết!”.
Từ Anh mỉm cười, bà lẩm bẩm: “Con bé ngốc này!”.
Diêu Ngạn quay mặt vào tường đè nén nưóc mắt nhưng ý cười lại trànngập trên gương mặt cô. Nỗi lo suốt nửa tháng qua tan biến hoàn toàntheo cuộc gọi này. Hội chợ đông nghẹt người cũng không còn ngột ngạt như lúc ban nãy nữa.
Kết thúc ngày hội chợ đầu tiên, mọi người mệt rã rời về khách sạn.Giám đốc tươi cười bảo mọi người tắm rửa nghỉ ngơi, tối đến đi ăn tiệc:“Vị thương nhân nước ngoài kia rất hứng thú với sản phẩm của chúng ta.Chúng ta xã giao với bên đó trước, tiếp đó thế nào thì tính sau!”.
Mọi người hưng phấn ngay tức khắc. Đồng nghiệp cùng phòng với DiêuNgạn vội vã đi tắm, thay áo váy gợi cảm, quay vào đứng trước tủ đồ tạodáng đủ kiểu. Diêu Ngạn cảm thấy mắc cười, cô hỏi: “Chị làm gì thế?”.
Đồng nghiệp hất mái tóc uốn xoăn nói: “Hiếm khi đi chơi, không cầnquan tâm ông xã và con cái, chị phải chơi cho đã. Em cứ chờ mà xem kiểugì ăn xong cũng đi hát!” Nói đoạn, chị ta vỗ chân bôm bốp: “Ây da, chớđi massage nha em. Lần này chỉ có hai chúng ta là nữ, ngộ nhỡ đi massage với đám đàn ông, ba nam hai nữ, thêm mấy người bên chỗ thương nhân nước ngoài cũng toàn là đàn ông, trời ơi chúng ta thiệt thòi đấy!”.
Diêu Ngạn duỗi chân đạp chị ta: “Chị nói gì đây hả? Toàn nói linh tinh không à”.
Chị ta cười hì hì né người, chòng ghẹo cô: “Em hiểu sai thì có. Chịnói là lỡ giơ tay biểu quyết, họ sẽ đòi đi massage. Chúng ta không thểthiểu não quay về, chị nào dám!”.
Hai người cười đùa ầm ĩ. Sắc trời tối dần, Giám đốc đặt chỗ ở nhàhàng Trung Quốc, vị thương nhân nước ngoài kia thong dong bước đến bắttay với Giám đốc.
Đây không phải lần đầu tiên ông ta đến Quảng Châu. Ông ta có nghiêncứu đôi chút về ẩm thực Quảng Đông, dùng vốn tiếng Trung ít ỏi của mìnhgọi tên mấy món ăn. Giám đốc cười vỗ tay: “Tôi múa rìu qua mắt thợ rồi”.
Mười món ăn liên tiếp được dọn lên. Diêu Ngạn nhìn nấm sốt dầu hào,không màng xoay bàn quay, cô chỉ chờ món rau của mình được bưng lên.
Đồ ăn nóng hổi lần lượt được dọn lên bàn, nhìn đến rối cả mắt. DiêuNgạn mải miết ăn uống. Đến khi được mời rượu, cô mới bỏ đũa xuống, nângly cùng mọi người. Tửu lượng của cô rất kém, uống ít thì không sao nhưng quá vài chén là hai gò má cô đỏ bừng.
Mười người ngồi quanh bàn ăn quả nhiên chỉ có Diêu Ngạn và đồngnghiệp của cô là nữ. Vị thương nhân nước ngoài kia rất biết nhập gia tùy tục, làm bầu không khí bàn ăn sôi nổi vô cùng, ông ta liên tục mờirượu. Mọi người cũng nhao nhao uống theo ông ta. Diêu Ngạn chịu khôngnổi, phải uống liên tiếp mấy chén rượu làm cô hoa mắt chóng mặt.
Bên chỗ Thẩm Quan, anh ta ngồi im trong xe. Tài xế đặt tay lên vôlăng nhưng không nổ máy. Thẩm Quan liếc ông ta, hiếm có dịp anh ta mởmiệng nói đùa: “Sao thế? Không biết chạy xe của khách sạn?”.
Tài xế mỉm cười, ra vẻ nghĩ ngợi: “Sếp Thẩm, tôi cứ cảm thấy kỳ lạ.”Ông ta xoay người lại nói: “Buổi chiều đi ngang gian hàng của công tynước giải khát, tôi thấy cô Diêu gọi điện thoại”.
Thẩm Quan nhướng mày, tài xế tiếp tục nói: “Tôi quan sát cô ấy rấtlâu, nhìn khẩu hình của cô ấy khi nói chuyện dường như nhắc đến“methamphetamine” nhưng tôi không chắc lắm”.
Đôi mắt của Thẩm Quan sầm xuống: “Cô ấy nói chuyện điện thoại bao lâu?”.
Tài xế hồi tưởng: “Khá lâu, nhìn còn giống như đang khóc”.
Thẩm Quan nhếch miệng nói: “Tôi biết rồi”.
Tài xế không hiểu, ông ta nhìn Thẩm Quan với vẻ kỳ quái, rồi mới khởi động xe, chạy về khách sạn.
Cảnh đêm muôn màu muôn vẻ trôi vụt ra sau xe, nhà cao tầng rực rỡ ánh đèn cũng lu mờ trong tầm mắt.
Thẩm Quan về đến khách sạn đã là chín giờ tối. Trong thang máy lộnglẫy vắng hoe. Lên đến tầng ba, cửa thang máy chầm chậm mở ra. Diêu Ngạnmê man tựa vào vai đồng nghiệp, còn đồng nghiệp gọi với qua hướng khác:“Mọi người đi trước đi. Em đưa Tiểu Diêu lên phòng rồi đến sau!”. Lúcquay đầu lại gặp Thẩm Quan thì một chân chị ta đã bước vào thang máy,chị ta dìu Diêu Ngạn gật đầu chào: “Thẩm tổng, anh ăn tối rồi à?”.
Thẩm Quan gật đầu lấy lệ, anh ta nhìn Diêu Ngạn. Đồng nghiệp đang dìu cô quay ra cười nói: “Bọn em mới đi ăn về, tửu lượng của Tiểu Diêukhông tốt, mới uống vài ly đã say mềm!” Chị ta cũng chếnh choáng, mặtmũi đỏ ửng, nồng nặc mùi rượu. Bỗng dưng chị ta tuột tay, Diêu Ngạn liền bị trượt xuống dưới.
Thẩm Quan nhanh tay đỡ lấy Diêu Ngạn. Chị ta chếnh choáng chìa tay,nấc cục một tiếng, cười ngượng ngùng: “Bị chuốc say thật rồi. Để em đỡTiểu Diêu về phòng!”.
Diêu Ngạn mê man cọ cọ vào vai Thẩm Quan, cô lí nhí gọi: “Tiểu Hạ!” Giọng cô ngọt ngào ngây thơ khác hẳn ngày thường.
Thang máy “ting” một tiếng rồi mở ra. Thẩm Quan ôm Diêu Ngạn, nói với chị ta: “Để tôi đưa cô ấy lên!” Anh ta bước ra mới biết đây là tầngphòng cao cấp, anh ta lại quay vào trong.
Chị ta ồ lên khó hiểu, vỗ vỗ đầu: “Trời ơi, quên nhấn thang máy!”.
Đi xuống một tầng, chị ta ra khỏi thang máy trước tiên, chạy vềphòng, vất vả quẹt thẻ mở cửa phòng. Điện thoại chị ta đổ chuông, đồngnghiệp phòng ngoại thương hối thúc chị ta. Chị ta đá mạnh cửa phòng, mặc kệ Thẩm Quan và Diêu Ngạn, chào một tiếng rồi chạy đi ngay.
Diêu Ngạn say túy lúy, không còn biết gì. Thẩm Quan bế cô lên giường, cô liền trở mình, áp má lên gối. Miệng cô hé mở, vài sợi tóc lòa xòatrên gương mặt thoáng hiện vẻ ngây thơ của cô.
Thẩm Quan mỉm cười, cởi dép xăng đan giúp cô. Không biết cô quệt chân vào đâu mà ngón cái hơi bẩn, cô quặp ngón chân lại, bụi đất dính lên cả lòng bàn chân.
Thẩm Quan ngây người ra nhìn, sau đó anh ta lấy tay về không giúp côlau sạch nữa. Anh ta đứng ở đầu giường nhìn cô. Trong ánh đèn lờ mờ,gương mặt cô như thoa một lớp phấn nhẹ, đôi môi hơi khép lại, nhìn cámdỗ khôn xiết.
Thẩm Quan khom thấp người như có thể chạm đến hơi thở của cô, anh tavén tóc rủ bên má ra sau tai cô, rồi ngón tay anh ta lại không kìm đượcsờ lên má cô. Xúc cảm mềm mại khiến anh ta thất thần. Một lúc lâu sau,tay anh ta rời khỏi má cô, lần xuống túi quần của cô. Thấy túi Diêu Ngạn trống trơn, anh ta sờ sọang túi xách bên cạnh cô, điện thoại di độngnằm ngay bên trong.
Diêu Ngạn xóa hết lịch sử cuộc gọi, tin nhắn gửi đi và hộp thư đến.Thẩm Quan vừa đi vào nhà vệ sinh, vừa gọi điện cho tổng đài. Anh tanhúng khăn ẩm lau ngón chân giúp Diêu Ngạn. Sau đó, anh ta ngồi trướcmáy vi tính vào trang chủ của nhà mạng, nhập mã dịch vụ vừa nhận được.
Thẩm Quan tắt tiếng di động của Diêu Ngạn. Anh ta nhập mật mã, tracứu bảng sao kê giao dịch điện thoại trong tháng, gửi nó đến hòm thư của mình. Suy tư vài giây, Thẩm Quan lại tranh thủ lấy thêm bảng kê củanhững tháng khác gửi một lượt vào hòm thư của anh ta.
Diêu Ngạn nằm trên giường lại xoay người, miệng cô làu bàu một câu gì đó. Thẩm Quan quay sang nhìn cô một cái, anh ta xóa sạch lịch sử truycập, cầm di động của cô xóa sạch hộp thư đến, bật tiếng lại cho điệnthoại. Trong lúc anh ta định cất di động vào túi xách thì nó đổ chuông.
Thẩm Quan vô thức nhấn tắt, nhìn hai chữ “Tưởng Nã” trên màn hình tối xuống.
Điều hòa phả hơi lạnh khiến tay Diêu Ngạn nổi da gà. Thẩm Quan đắpchăn cho cô, anh ta vuốt mái tóc cô, nói khẽ: “Em thầm thì gì vậy? Muốnuống nước không?”.
Diêu Ngạn “ừ” một tiếng, cô nhíu mày: “Nước…”.
Thẩm Quan mỉm cười, lấy nước khoáng trên tủ đầu giường. Anh ta nâng cô ngồi dậy, đưa nước đến miệng cô.
Diêu Ngạn ngoan ngoãn uống một ngụm nước, sắc môi cô bóng mịn nhưnglông mày của cô cau chặt, có vẻ như cơn say khiến cô cực kỳ khó chịu.Thẩm Quan đưa tay lau vết nước trên môi cô, anh ta mỉm cười: “Em thậtngoan.” Anh ta nâng cằm Diêu Ngạn lên ngắm nhìn, không tự chủ nổi lẩmbẩm trong miệng: “Tôi theo đuổi em, không tốt ư?”.
Nói đoạn, điện thoại di động trong túi xách lại bất ngờ đổ chuông lần thứ hai. Thẩm Quan chau mày rút di động ra. Trông thấy tên hiển thịtrên màn hình, anh ta ngoái đầu nhìn Diêu Ngạn mê man, lạnh nhạt ngheđiện thoại: “Alô?”.
Tưởng Nã chững lại: “Anh là ai?”.
Miệng Thẩm Quan xếch lên, chẳng nói chẳng rằng ngắt ngang cuộc gọi, sau đó anh ta lại thuận tay tắt nguồn điện thoại.
Diêu Ngạn chôn đầu vào gối khó chịu “ưm ưm” hai tiếng. Thẩm Quan nhét điện thoại di động của cô về chỗ cũ, đắp lại chăn cho cô. Anh ta đứngthừ ra ở đầu giường một lúc rồi rời đi.
Đèn điện ở sân bay sáng chói mắt, tiếng phát thanh viên vang lênkhông ngừng nghỉ. Dấu vết kéo lê hành lý đan xen nhau trên nền nhà sángloáng, mỗi ngày nơi này đã chứng kiến không biết bao nhiêu con người đến đến đi đi một cách vội vàng, hấp tấp.
Tưởng Nã dựa vào tường nhíu mày nhìn màn hình điện thoại tối đen. Anh gọi lại lần nữa nhưng lần này chỉ còn giọng trả lời tự động báo điệnthoại đã tắt máy.
Trần Lập đi đến, anh ta cất điện thoại di động vào túi và nói: “Họđang xã giao với khách. Chúng ta tới khách sạn đặt phòng trước.”
Tưởng Nã gật gù, im lặng theo anh ta rời sân bay. Ngồi lên xe taxi,anh vẫn lặng thinh, không nói tiếng nào. Trần Lập mệt mỏi day trán: “Mấy ngày nay mệt quá, khó khăn lắm mới có thời gian đến đây”. Anh ta cườinhìn Tưởng Nã: “Em không ngờ anh lại đồng ý đi cùng em. Anh cũng khôngtồi nha, định làm tấm gương tốt?”.
Tưởng Nã buồn bực đáp “ừ”, anh nhìn bên ngoài cửa sổ, không muốn nói chuyện.
Sân bay nằm khá xa khách sạn. Xe taxi hết chạy lại ngừng. Tắc đường vào buթ tối như thách thức tính nhẫn nại của người đi đường.
Tưởng Nã nóng lòng, anh không ngừng gọi vào số điện thoại của DiêuNgạn. Trần Lập cũng lấy làm lạ, anh ta nói: “Gì thế? Anh bận à?”.
Tưởng Nã cáu kỉnh buông lời: “Chú đừng nói chuyện với anh!”.
Trần Lập cũng chẳng sợ anh: “Anh làm em buồn cười quá!”.
Khi xe chạy gần tới khách sạn đã là rạng sáng. Giám đốc gọi tới:“Trần tổng, tôi bảo hai đồng nghiệp về khách sạn trước. Nếu anh cần gìthì hãy tìm họ!”.
Trần Lập lên tiếng trả lời ông ta. Xe taxi ngày càng chạy nhanh hơn.
Diêu Ngạn lăn qua lộn lại trên giường, dạ dày cô cuộn lên khó chịu.Tiếng bước chân loạng choạng vang lên ngoài cửa, đồng nghiệp say khướtgọi: “Tiểu Diêu, chị về rồi!”.
Diêu Ngạn ậm ừ, mí mắt cô nặng trĩu. Chị ta không còn ý thức nói xằng nói xiên: “Họ gọi mấy cô nàng gái bao đến. Đám đó làm sao đẹp bằng em!” Chị ta tu ừng ực nửa bình nước, lấy đồ chệnh choạng đi vào nhà tắm.
Trong tiếng nước chảy ào ào, chị ta vẫn đang kể chuyện: “Chị thấyGiám đốc và người nước ngoài đó chảy nước dãi ròng ròng. Nhưng mà khôngngờ anh chàng đồng nghiệp bên chúng ta lại đàn ông mà thật thà đến thế,chính là cái anh chàng chuyển từ tòa nhà phía đông sang bên mình ấy. Anh ta lại về chung với chị!” Giọng nói lanh lảnh của chị ta bỗng ngắtquãng, có lẽ hơi nước xen lẫn mùi rượu khiến chị ta mơ mơ màng màng.
Hai luồng âm thanh cùng lúc đập vào tai Diêu Ngạn như thôi miên. Côkhông hề cảm thấy ồn ào, dạ dày của cô cũng trở nên dễ chịu hơn, cô lạichìm vào giấc ngủ ngọt ngào. Thế nhưng đúng lúc này tiếng chuông cửa đột ngột lại phá tan cơn mơ của cô.
Diêu Ngạn nhăn mặt làu bàu, không thèm ngó ngàng. Ai ngờ tiếng chuông lại biến thành tiếng đập cửa ầm ầm, dường như làm vách tường cũng runglắc theo. Diêu Ngạn lúc bấy giờ mới mở mắt, day trán, đá tung chăn bướcxuống giường. Giọng điệu cô có phần gắt gỏng quát lên: “Tới đây! Tớiđây!”.
Đổng nghiệp ở trong phòng tắm tưởng Diêu Ngạn nói chuyện với mình, chị ta bèn kêu: “Sao cơ? Tiểu Diêu, em nói gì?”.
Diêu Ngạn mở cửa, ánh mắt dừng trên cơ thể vạm vỡ của người trướcmặt. Cô từ từ ngước đầu lên, đèn hành lang sáng hơn đèn ngủ trong phònglàm cô bỗng thấy chói mắt, cô mơ màng nheo nheo mắt.
Tưởng Nã nhìn chòng chọc Diêu Ngạn. Nghe tiếng nước chảy trong nhàtắm, mặt anh xanh như tàu lá chuối, anh gạt Diêu Ngạn sang bên, xôngthẳng về phía nhà tắm.
Diêu Ngạn gần như ngã ngửa vội vịn vào tay nắm cửa mới đứng vữngđược. Lúc này cô nhận ra đây không phải ảo giác, cô bất mãn gọi anh.Tưởng Nã túm lấy tay nắm cửa, đồng nghiệp bên trong chợt nói vọng rangoài: “Tiểu Diêu, em nói gì với chị? Chị nghe không rõ!”.
Tay của Tưởng Nã sững lại. Diêu Ngạn tóm lấy anh, nói lắp bắp: “Anh… anh làm gì vậy?”.
Tưởng Nã xoay người ôm Diêu Ngạn, anh oán trách cô: “Em làm gì mà uống say vậy hả? Trước đó, em ở cùng với ai?”.
Diêu Ngạn lắc lắc đầu: “Đồng nghiệp, ban nãy họ chuốc rượu em!”.
Tưởng Nã véo mũi cô, kéo cô đi ra ngoài. Diêu Ngạn thoáng tỉnh táo, cô loạng choạng bước theo anh: “Sao anh lại tới đây?”.
Tưởng Nã nở nụ cười, đặt một nụ hôn lên má cô: “Anh nhớ em!” Hai người bước vào thang máy.
Diêu Ngạn đứng không vững, cô đổ người vào vòm ngực của anh. Anh cũng ôm chặt lấy cô, nhấc mông cô lên. Diêu Ngạn chới với, cô khó chịu vùngvằng.
Cửa thang máy mở toang, Tưởng Nã ôm cô đi ra, anh lặp lại câu hỏi lúc nãy: “Sau khi ăn xong, em ở cùng ai?”.
Diêu Ngạn quàng tay quanh cổ anh, hai chân vùng vẫy cuối cùng cũngchạm được xuống đất, nháy mắt sau đó cô lại ngã vào lòng anh. Cô đáp:“Ăn xong Tiểu Hạ đưa em về!”.
Tưởng Nã chau mày không hài lòng: “Nghĩ kỹ rồi hãy trả lời!” Anh ômDiêu Ngạn vào căn phòng cao cấp, đá văng vali lúc nãy vội vàng nên vứtngay ở cửa.
Diêu Ngạn đẩy anh, cô nhoài lên ghế sofa, càu nhàu: “Anh phiền thật!”.
Tưởng Nã bám sát theo, anh vỗ “bốp bốp” vào mông cô. Diêu Ngạn đaunhói, cô ngoảnh lại đánh anh. Đôi mắt anh sầm xuống, anh chất vấn: “Rốtcuộc em ở với ai, ai nghe điện thoại của em!”.
Diêu Ngạn ấm ức che mông: “Anh có bệnh à. Em đã nói là đi chung vớiđồng nghiệp, anh hỏi vặn gì chứ!” Mắt cô ngân ngân nước phản chiếu hìnhbóng anh. Giọng cô oán trách nghe như nũng nịu, làm mình làm mẩy.
Tưởng Nã chạm vào bàn tay đang giữ mông của cô, anh hỏi nhỏ: “Anh đánh em đau lắm à?”.
Diêu Ngạn lắc đầu nguầy nguậy, đẩy ngực Tưởng Nã: “Anh đừng canh ba nửa đêm tìm em kiếm chuyện. Em muốn ngủ!”.
Mái tóc dài thẳng mượt xõa sau lưng, bờ eo trắng ngần thoáng ẩn hiện, cô muốn lấy tay ra khỏi mông nhưng Tưởng Nã nắm chặt không buông. Anhđè Diêu Ngạn ngã ra sau, cúi đầu tìm miệng cô rồi hôn nhẹ lên mũi cô,anh xoa mông cô: “Ngủ với anh, hở?”.
Mặt Diêu Ngạn nóng ran, miệng cô cong lên để mặc anh hôn đến nghẹt thở. Tưởng Nã nhấc mông cô, bế cô đi vào phòng tắm.
Tưởng Nã để cô ngồi lên bồn rửa mặt, đỡ lấy gáy cô, cuốn lấy đầu lưỡi cô triền miên. Anh với tay ra sau lưng Diêu Ngạn, cởi móc áo lót, dịudàng vuốt ve theo vết hằn của dây áo.
Tưởng Nã ngừng hôn trong chốc lát cúi xuống nói: “Mua áo lót tốt choem, tại sao em không mặc? Mặc mấy cái này hằn hết cả lên rồi.” Anh xoabóp đỉnh đồi non mềm của cô, yết hầu anh chuyển động: “Bảo bối này biếndạng thì làm sao bây giờ!”.
Diêu Ngạn chặn bàn tay trên cúc áo trước ngực của mình, mặt cô đỏ ửng: “Anh tắm trước đi!”.
Tưởng Nã cười mỉm: “Anh vừa ngồi máy bay vừa ngồi xe, sợ em chê anh bẩn, em tắm giúp anh nhé!”.
Anh buông Diêu Ngạn, mở vòi nước bồn tắm. Nước nóng chảy xuống, DiêuNgạn sải bước chạy ra cửa. Tưởng Nã lập tức vòng tay ôm eo cô, đem cô về lại bồn tắm.
Diêu Ngạn giãy chân, cô la lên: “Anh tắm đi, em ra ngoài chờ anh!”.
Tưởng Nã mau chóng cởi áo ngoài của cô. Đường cong mê hoặc hiện ratrong mắt anh, anh liền cúi xuống liếm mút. Diêu Ngạn vô thức rên khẽ:“Ưm…”"
Một người vùng vẫy, một người ép buộc. Tưởng Nã ngã vào bồn tắm, nước ấm bắn tung tóe lên cơ thể hai người. Diêu Ngạn kêu lên, tay chống vàothành bồn tắm bóng loáng làm bản thân càng dính sát lấy người anh. Miệng lưỡi Tưởng Nã càng lúc càng nóng bỏng, anh vùi mặt vào đôi bầu ngực của cô, hít thở mùi hương mà anh ngày đêm mong nhớ.
Diêụ Ngạn bám vào thành bồn tắm muốn đứng dậy nhưng Tưởng Nã lạikhông chịu thôi. Anh hết thưởng thức bên này lại liếm láp bên kia. DiêuNgạn vừa giận vừa thẹn đẩy mặt anh: “Dừng lại!”.
Tưởng Nã lúc này mới chịu ngừng nhưng anh lại không nhịn được thèlưỡi trêu đùa nụ hoa nhạy cảm của cô, anh cất tiếng khản đặc: “Anh chưaăn cơm tối, Diêu Diêu!”.
Diêu Ngạn chống người trong nước, cô tức sôi máu: “Vậy anh đi ăn đi!”.
Tưởng Nã thực hiện được mưu đồ, mỉm cười: “Để anh ăn em!”.
Mặt trời nhô lên cao, Diêu Ngạn mở choàng mắt. Rèm cửa tối màu chechắn tia nắng chói lóa bên ngoài. Thân thể cô bủn rủn như bị rút hếtxương cốt, cả ngón tay cũng giơ lên không nổi.
Tưởng Nã mút môi cô, cúi thấp đầu nói: “Em ngủ thêm đi. Anh xin nghỉ giúp em rồi!”.
Diêu Ngạn mơ màng, cổ họng cô đau rát, còn giọng cô khản đặc: “Không được, em phải đi làm!”.
Tưởng Nã chặn cô, anh không vui vẻ gì nói: “Anh biết em ngại chuyệngì. Em đừng lo, anh nói chuyện trực tiếp với Trần Lập rồi, sẽ không aibiết quan hệ của chúng ta!”.
Anh giơ di động lên trước mặt Diêu Ngạn, miệng anh nhích lên: “Điệnthoại di động của em cũng là anh nhân lúc đồng nghiệp em ra ngoài mớilấy lên đây. Em nói xem, tối qua ai nghe điện thoại của em?”.
Trong lịch sử điện thoại chỉ có một cuộc gọi lúc chín giờ bốn mươilăm phút tối qua, thời gian trò chuyện chỉ có bốn giây. Diêu Ngạn ngạcnhiên tới mức không thốt được nên lời.
Tưởng Nã vỗ mặt cô: “Chưa tỉnh rượu à?”.
Diêu Ngạn gạt tay anh ra. Cánh tay của cô bải hoải, nặng trịch nhưđeo chì. Cô phải cuộn chặt tay mới có sức trở lại, cô giật điện thoạicủa mình lại xem, giọng cô vút lên thảng thốt: “Quái lạ.” Cô nhíu màyngẫm nghĩ: “Hôm qua rõ ràng Tiểu Hạ đưa em về phòng. Bọn em dùng bữa ởnhà hàng món Trung trên tầng ba”.
Tưởng Nã vuốt tóc cô: “Tối hôm qua, một người đàn ông nghe điện thoại của em. Anh ta chỉ nói một tiếng rồi thẳng thừng dập máy. Sau đó, anhta tắt luôn di động của em!”.
Diêu Ngạn mím môi đẩy anh, cô đưa mắt nhìn dưới giường, vỗ chăn hỏi anh: “Quần áo của em đâu?”.
Tưởng Nã vòng tay ôm cô về lại giường: “Em ngủ tiếp đi! Quần áo tốiqua của em ướt nhẹp cả rồi, anh lấy đồ sạch trong hành lý cho em”.
Diêu Ngạn vùng ra: “Anh cầm lại đây cho em”.
Tưởng Nã không buồn quan tâm, cố chấp lôi cô vào chăn, bản thân anhcũng chui luôn vào. Cô và anh lại quấn lấy nhau dưới chăn một hồi, anhmới thỏa mãn thả cô ra, gọi điện đặt món.
Diêu Ngạn mặc đồ vào, chật vật vịn tường đi ra phòng khách. Tưởng Nãđưa tiền típ cho nhân viên xong, anh đóng cửa lại, gọi cô: “Em ăn mộtchút đi”.
Diêu Ngạn tựa ghế sofa, thở hắt ra một hơi. Cô gọi điện thoại cho đồng nghiệp: “Hôm qua, chị chơi đến mấy giờ mới về phòng?”.
Đồng nghiệp dùng giọng điệu rầy rà trả lời: “Chà chà, em khoan hãynói chị. Chị tưởng em bị sói tha đi rồi cơ. Chị tắm xong ra ngoài, chẳng thấy bóng dáng em đâu hết. Hôm nay, Giám đốc lại nói em bận việc xinnghỉ. Em chạy đi đâu thế?”.
Tưởng Nã múc canh đưa lên miệng Diêu Ngạn, cô nghiêng đầu tránh: “Em có việc đột xuất. Tối qua, chị đưa em về phòng à?”.
Đổng nghiệp hình như đang ăn cơm. Chị ta vừa nhai vừa nói lúng búng:“Đúng rồi, chị không đưa em về thì còn ai vào đây.” Chị ta lẩm bẩm trong miệng một mình, rồi nói tiếp: “Tối hôm qua đụng phải Thẩm tổng, em sayxỉn loạng choạng, chị dìu em tới cửa phòng thì đẩy cho Thẩm tổng.” Nhắcđến đây, chị ta đột nhiên rít lên: “Lẽ nào em và Thẩm tổng có cái gì với nhau… cho nên nửa đêm nửa hôm chạy đi?”.
Mặt mày Diêu Ngạn chưng hửng. Tưởng Nã ngồi cạnh không nề hà vất vảgiơ thìa đút cô ăn nhưng nghe chị ta nói vậy tay anh sững lại, liếc côngay lập tức.
Diêu Ngạn miễn cưỡng trò chuyện rồi vội vã gác máy. Cô nói với Tưởng Nã: “Là Thẩm Quan”.
Tưởng Nã khuấy canh trong chén cho nguội, anh đưa cho Diêu Ngạn, tỏ vẻ vô cảm: “Anh biết rồi, ăn đi!”.
Diêu Ngạn húp canh, cô lén lút mở lịch sử cuộc gọi trong điện thoạira xem, xác định đã xóa số Từ Anh, cô thoáng nhẹ người. Nhưng cô lạinhíu mày, đoán không ra suy tính của Thẩm Quan.
Suốt đêm qua, Tưởng Nã chưa hề ăn uống, bụng anh đói meo, sôi ùng ục. Anh nhai ngấu nghiến, gắp rau cho cô. Diêu Ngạn ăn uống nào theo kịpanh, cô kêu anh ngừng gắp thức ăn, hỏi: “Tại sao anh tới đây? Hôm qua,em không nghe anh nói gì”.
Tưởng Nã tập trung dùng bữa, anh nuốt ực thức ăn, trả lời thắc mắc của cô: “Anh đi chung với Trần Lập muốn cho em một bất ngờ”.
Diêu Ngạn oán thầm trong bụng, bất ngờ này khiến cô đau nhức toànthân, cô mỏi mệt và buồn ngủ vô cùng. Cô còn cầu mong sau này đừng cóbất ngờ kiểu này lần nữa.
Trên tầng phòng cao cấp, nhân viên phục vụ đẩy xe đồ ăn bận trước bận sau. Cánh cửa dành riêng cho nhân viên hết khép vào rồi lại mở ra.
Thẩm Quan đi tới, nhân viên phục vụ đẩy xe thức ăn nhường lối. Anh ta bước vào thang máy, gọi điện cho tài xế: “Số điện thoại đó thế nào?”.
Tài xế nói: “Sáng nay, tôi đi đóng cước điện thoại, quả đúng là tên bà ta nhưng dãy số này thuộc Nam Giang. Bà ta ở Nam Giang?”.
Thẩm Quan nhíu đôi lông mày lại: “Không phải Dương Khải Hoài đang đi tìm rồi à?”.
Tài xế nói: “Ông ta tìm khắp các khách sạn to nhỏ của Nam Giang,khẳng định không có tên bà ta. Trước đó có người xem hình, nói rằng gặpbà ta ở Kiều Tâm nên Dương Khải Hoài tập trung kiếm chỗ đó. Ông ta nóisáng nay sẽ báo tin nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gọi điện”.
Thẩm Quan khẽ “ừm” một tiếng, lông mày hơi cau lại.
Hội chợ Canton đông nghìn nghịt, Thẩm Quan đến xem xét gian hàng nhưthường lệ. Lúc bước qua gian trưng bày của công ty nước giải khát, anhta đưa mắt một lượt nhưng không thấy Diêu Ngạn, anh ta dừng chân hỏiđồng nghiệp của cô: “Sao Tiểu Diêu không có mặt ở đây?”.
Đồng nghiệp cười cười: “Em ấy xuất quỷ nhập thần, biến mất từ tốiqua. Hôm nay, em ấy xin Giám đốc cho nghỉ, không biết chạy đi đâu. Thẩmtổng tìm em ấy có việc gì chăng?”.
Thẩm Quan cũng cười: “Không có gì, lần sau nói tiếp”.
Thẩm Quan thoáng bần thần quay trở lại gian hàng, cấp dưới làm việcrất chu đáo nên không cần anh ta bận tâm điều gì. Gian hàng công ty nước giải khát bên cạnh cũng hết sức bận bịu, chỉ thiếu mỗi bóng dáng DiêuNgạn. Thẩm Quan chau mày rời khỏi trung tâm triển lãm và hội nghị. Anhta định gọi điện cho tài xế thì tài xế gọi đến báo: “Sếp Thẩm, DươngKhải Hoài có tin rồi. Khu Kiều Tâm có một trung tâm cai nghiện tựnguyện, bà ta từng ở đó hơn ba tháng”.
Thẩm Quan sửng sốt: “Trung tâm cai nghiện tự nguyện?”.
Tài xế nói giọng trầm trầm: “Nghe nói đầu tháng Sáu, cháu bà ta đưavào cấp cứu do hít ma túy quá liều. Ba tháng nay cũng do cháu bà ta đúng ra lo liệu, chưa từng gặp người nhà khác của bà ta”.
Mắt Thẩm Quan thẫm lại: “Từ Anh không có cháu”.
Tài xế nói: “Cháu bà ta họ Diêu”.
Tài xế kể chuyện Từ Anh chủ động xuất viện cho Thẩm Quan biết, thờigian trùng khớp trước khi ông ta điều tra ra Diêu Ngạn đi đến Nam Giang.
Nghe tài xế nói, anh ta lặng thinh, tài xế lại tiếp tục nói: “Đúng rồi, Hắc lão đại xin ra ngoài chữa bệnh”.
Thẩm Quan thản nhiên nói: “Có gì cần thì giúp ông ta nhưng đừng tích cực quá”.
Tài xế hiểu ý anh ta: “Tôi biết rồi”.
Sau khi dập máy, Thẩm Quan trầm ngâm gọi điện cho Diêu Ngạn nhưng không ai nghe máy.
Tưởng Nã muốn xuống dưới xách hành lý của cô lên nhưng cô không đồng ý.
Tưởng Nã vỗ mông Diêu Ngạn, anh dỗ cô: “Ngoan nào. Anh xin cho em nghỉ vài ngày ở cùng anh”.
Diêu Ngạn lắc đầu lia lịa, Tưởng Nã áp người vào lưng cô, đè cô lêncửa. Cô liền la thất thanh, anh ghé sát vào tai cô nói: “Thích tư thếnày?”.
Diêu Ngạn đỏ mặt xoay lại định quát anh. Tưởng Nã thực hiện được mưu đồ, chặn đứng âm thanh chưa kịp thoát ra của cô.
Tưởng Nã không lay chuyển được cô, thân mật một hồi cũng không épđược cô dọn hành lý lên. Ánh sáng từ ban công rọi vào, Tưởng Nã say đắmnhìn hai má đỏ bừng của Diêu Ngạn, cười nói: “Thế này cũng hay, giốngnhư đang vụng trộm.” Mới nói xong, tiếng chuông điện thoại bất ngờ phátan bầu không khí nóng bỏng.
Diêu Ngạn với lấy di động trên bàn, thấy số gọi tới, cô ngẩn người!Tưởng Nã cũng liếc mắt nhìn, lập tức sa sầm mặt, không đợi Diêu Ngạnphản ứng, anh giật điện thoại của cô nghe máy nhưng không nói tiếng nào. Diêu Ngạn há to miệng thảng thốt, cô nóng nảy muốn giật lại di động.
Tưởng Nã liếc một cái cảnh cáo, anh nghe người trong điện thoại nói: “Diêu Diêu, hôm nay em xin nghỉ à?”.
Nghe hai chữ “Diêu Diêu”, anh cười mỉa mai, lạnh lùng liếc nhìn DiêuNgạn, anh biếng nhác mở miệng: “Thẩm tổng, tìm Diêu Diêu có việc?”.
Bên kia khá ầm ĩ, một lát sau Thẩm Quan mới lên tiếng, anh ta điềmnhiên như không: “Hóa ra Tưởng tổng cũng tới. Tối qua, Diêu Diêu uốngsay, không biết bây giờ cô ấy sao rồi? Anh có thể chuyển điện thoại chocô ấy không?”.
Diêu Ngạn chau mày, nhéo nhéo Tưởng Nã, muốn lấy lại điện thoại.Tưởng Nã đánh tay cô, kéo cô vào lòng, anh dựa lưng vào ghế sofa thongthả nói: “Cô ấy mệt, mới vừa ngủ. Cảm ơn anh quan tâm. Chừng nào cô ấydậy, tôi sẽ chuyển lời”.
Thẩm Quan cũng cười: “Được thôi, lúc khác tôi gọi cho cô ấy”. Anh tabồi thêm: “Để Diêu Diêu nghỉ ngơi cũng tốt. Dạo này cô ấy vất vả quárồi, vừa ngã bệnh chưa khỏi, nhà còn gặp chuyện nữa.” Trong biển ngườingược xuôi, Thẩm Quan bước lên lối đi dành cho người khiếm thị, gờ gạchhướng dẫn nhô lên bị anh ta nghiền vỡ nát.
Tưởng Nã nghe tiếng tút tút bên kia điện thoại, mu bàn tay anh nổi đầy gân xanh.
Diêu Ngạn đánh anh: “Đủ chưa? Trả điện thoại lại cho em!”.
Tưởng Nã ném điện thoại sang một bên, lạnh lùng nhìn cô: “Như vậy bao nhiêu lâu rồi hả? Em không định giải thích về chuyện em với Thẩm Quan?Tại sao anh ta biết nhà cô họ của em, còn đưa em đi bệnh viện?”.
Diêu Ngạn ngẩn người: “Trùng hợp thôi. Anh muốn hỏi gì?”.
Tưởng Nã đanh giọng: “Anh không hỏi, anh muốn nghe em giải thích. Em làm gì sau lưng anh hả?”.
Diêu Ngạn nhíu mày: “Đêm nhà em cháy, em ra ngoài mua thuốc cảm, đúng lúc gặp phải anh ta. Anh ta đi theo em, em vờ như không biết”.
Diêu Ngạn kể lại mọi việc. Tưởng Nã nghe cô nhắc đến đêm hôm đó, sắcmặt anh thoáng đỏ lên, anh áy náy cắt ngang lời cô: “Anh hiểu rồi!”.
Diêu Ngạn cười như không cười nhìn anh: “Hiểu rồi? Vậy tại sao anh giận?”.
Tưởng Nã cắn miệng cô, chặn lời nói của cô: “Sau này lúc không có anh, em đừng uống say nữa!”.
Hai người quấn quýt mây mưa trong phòng cả ngày. Đến khi màn đêm phủ xuống, Tưởng Nã mới để Diêu Ngạn đi.
Diêu Ngạn trở về phòng, cô tắm rửa rồi lên giường nằm. Đồng nghiệp kể chuyện hôm nay ở hội chợ, một lát sau chị ta cũng mệt nhoài thiếp đi.Diêu Ngạn mở mắt, bật đèn đầu giường, cầm di động cụp mi suy tư.
Cô khôi phục cài đặt gốc di động, tháo pin ra nhìn tới nhìn lui. Gầnđây, Diêu Ngạn rất hay thần hồn nát thần tính, xác định điện thoại vẫnbình thường, cô mới yên tâm đi ngủ.
Hội chợ Canton đợt ba diễn ra năm ngày nhưng chỉ là chuyện trong chớp mắt. Trần Lập ở lại Quảng Châu vài ngày, lịch trình làm việc của anh ta tuân theo một vòng luẩn quẩn, ban ngày bàn chuyện kinh doanh, tối đếnlại ngồi bàn rượu. Mấy người Diêu Ngạn rốt cục cũng được rảnh rỗi, không cần đi xã giao. Đồng nghiệp rủ Diêu Ngạn dạo phố. Đi một vòng hết gầnnửa thành phố Quảng Châu, chị ta mua rất nhiều mỹ phẩm và quần áo, cònkhông ngừng khuyến khích Diêu Ngạn nên mua lấy một ít.
Diêu Ngạn mua đặc sản và mấy món đồ linh tinh xinh xắn cho Diêu YênCẩn. Trước khi đi ngủ, cô dọn dẹp hành lý, Tưởng Nã gọi tới: “Ngày maisau khi xong việc, anh tới tìm em. Em về cùng anh, đừng đi một mình”.Tưởng Nã thấp giọng nói tiếp: “Anh định mấy ngày này ở bên em nhưngkhông ngờ lại bận đến vậy”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Đúng lúc này, di động của cô vang tiếng tích tích báo có cuộc gọi khác gọi đến. Cô nói nhanh với anh rồi nghe cuộc gọiđó. Từ Anh nói: “Ngày mai em rảnh không? Cô vừa đến Quảng Châu”.
Tim cô đập thình thịch: “Em rảnh”.
Từ Anh mỉm cười: “Ngày mai, chúng ta cùng nhau đi ăn. Cô định ngày kia ra nước ngoài”.
Tưởng Nã nhìn màn hình điện thoại tối đi, hai hàm răng của anh nghiến chặt, anh xoay người về phòng ăn. Thẩm Quan nâng ly: “Rượu này mùi vịkhông tồi”.
Trong một căn phòng đậm nét cổ xưa bày đầy món ăn nóng sốt, bàn ăn và xà nhà bằng gỗ lim tạo cảm giác thanh nhàn, tự tại, khoảng không gianrộng như vậy mà chỉ có mỗi hai người bọn họ.
Tưởng Nã uống rượu, anh gật đầu khen ngợi: “Hơi mạnh”.
Thẩm Quan mỉm cười, chạm ly với Tưởng Nã, anh ta từ tốn nói: “Hợp tác vui vẻ!”.
Tưởng Nã xếch ngược mày, uống cạn một hơi.