Cuộc Sống “Trà Xanh” Của Thái Tử Điện Hạ

Chương 204




Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter





*********************************





Bản thân nàng cũng là nữ lang, thói đời vốn dĩ bất công với nữ lang, sao còn bắt họ phải bán thân đổi lấy cơ hội

sống còn như Ngọc Tiể3u Điệp chứ?





Người phụ nữ vốn mềm lòng, ít nhiều sẽ có tình ý với người đàn ông cùng chung chăn gối, trừ khi người đàn ông

này1 từng thương tổn mình. Nếu không bị tổn thương gì, bắt nàng ta phải lựa chọn giữa tình yêu và lòng trung

thành chẳng phải là một việc9 cực kỳ tàn nhẫn hay sao?





“Ta thích lợi dụng lang quân hơn là nữ lang.” Khóe môi Thẩm Hi Hòa cong cong.





Đưa nữ nhân đ3ến bên cạnh Tiêu Trường Phong thì cùng lắm chỉ là người bên gối, không phải người đàn ông nào

cũng không đề phòng hoặc để lộ thông ti8n mật với người bên gối, nhưng với một lang quân đã vào sinh ra tử cùng

mình thì lại khác, hắn sẽ tán thưởng, trọng dụng, thậm chí tâm sự với người đó!





Huống chi phụ thân Tiêu Trường Phong vừa qua đời, tuy mười năm trước hắn đã để tang ba năm, nhưng thân là

con trai, Thẩm Hi Hòa nghĩ có lẽ hắn sẽ để tang lần nữa, chưa kể cho dù không để tạng phụ thân thì tổ mẫu của hắn

cũng chẳng còn gắng gượng được mấy ngày, đằng nào cũng phải để tang một năm.





Lúc này hắn dễ gì rung động trước nữ sắc?





“Quận chúa nói phải.” Trân Châu phát hiện mình chưa suy xét được toàn diện, thua xa quận chúa, “Nô tỳ bảo Mạc

Viễn thu xếp người nhé?”





“Không, không thể dùng người của chúng ta được.” Thẩm Hi Hòa bác bỏ.





Trân Châu ngạc nhiên: “Không phải người của chúng ta thì làm sao làm việc cho chúng ta được ạ?”





Thẩm Hi Hòa trầm tư một lát rồi đứng dậy, đi đến thư phòng, không cần Thẩm Hi Hòa lên tiếng, Trân Châu liền

mài mực cho nàng, Bích Ngọc trải giấy ra bàn. Thẩm Hi Hòa bắt đầu vẽ một bức chân dung, người đàn ông trong



tranh tuổi ngoài ba mươi, sắc mặt vô cảm, để râu quai nón.





“Lư Bỉnh!” Chỉ có Trân Châu nhận ra người này.





Đây là một người du hiệp giang hồ mà nàng ta và Thẩm Hi Hòa từng gặp hai năm trước, lúc ấy hắn bị trọng

thương, chỉ còn thoi thóp, Thẩm Hi Hòa bảo Trân Châu xem xét thương thể cho hắn, tuy Trân Châu biết chút y

thuật nhưng không thể cải tử hoàn sinh. Lư Bính nhờ Thẩm Hi Hòa và Trân Châu chôn cất mình, còn tặng Thẩm Hi

Hòa một thanh nhuyễn kiếm và vũ khí của hắn là một cặp giản*.





(*) Giản là một loại vũ khí, theo như gốc tích ban đầu là một cây roi bằng tre hoặc cành gỗ, có chiều dài khoảng 60- 70 cm Về sau thì người ta còn dùng gian làm bằng kim loại





Thẩm Hi Hòa chôn cất hắn, sau đó đưa thanh nhuyễn kiểm hẳn tặng cho Thẩm Vân An, còn cặp giản thì Lư Bính

nhờ nàng tặng cho người thích hợp, tránh để một món vũ khí tốt bị lãng quên, nhưng đến nay Thẩm Hi Hòa vẫn

chưa tìm được người để tặng, thế nên lúc vào kinh nàng vẫn đem theo cặp gián này.





Vẽ xong, Thẩm Hi Hòa đưa bức tranh cho Tùy A HỈ: “Ta muốn ngươi nắn xương cho người của ta thành dáng vẻ

người này, đại khái mất bao lâu?”





“Còn tùy người được nắn xương có ngoại hình tương tự được mấy phần, càng giống càng dễ.” Tùy A Hỉ nói.





Từ lâu Thẩm Hi Hòa đã muốn được chứng kiến Tùy A Hỉ thi triển thuật nắn xương, nàng bèn báo Mạc Viễn dẫn

Tùy A Hỉ đi chọn người.





Sau đó, Thẩm Hi Hòa viết thư cho Thẩm Vân An, nhờ hắn hỏi người khâm liệm cho Lữ Bính năm ấy xem trên

người Lữ Bính có vết bớt nào không.





Nàng muốn nhào nặn một du hiệp Lư Bính võ nghệ cao cường, tứ cố vô thân, nhìn thấu giang hồ hiểm ác, xem bốn

biển là nhà, sau đó đưa đến bên Tiêu Trường Phong, nàng không tin hắn không lung lay!





Tùy A Hỉ chọn một trong số các hộ vệ của Thẩm Hi Hòa, bảo rằng trong vòng ba tháng sẽ thành công.





Thu xếp xong chuyện này, chẳng mấy chốc đã đến lễ đội mũ của Tiêu Hoa Ung. Lễ đội mũ của Hoàng Thái tử là

một nghi lễ cực kỳ long trọng, cần cử hành tại tông miếu, vì vậy Lễ bộ còn phải tu sửa tông miếu.





Đối với Thái tử mà nói, đây không chỉ đơn thuần là lễ đội mũ, cũng như Hoàng đế tự mình chấp chính, Thái tử

phải làm quan lễ mới có thể chính thức tiếp nhận quyền lợi của mình.





Thẩm Hi Hòa cứ tưởng lễ đội mũ của Tiêu Hoa Ung sẽ có sự cố gì đó, nhưng không biết có phải vì Tiêu Hoa Ung

đóng kịch quá khéo hay không mà cả Hữu Ninh để lẫn các hoàng tử đều không có ý định phá rối nghi lễ.





Nên biết rằng nếu lễ đội mũ của Tiêu Hoa Ung không thể hoàn thành, dù Hữu Ninh để có đột ngột băng hà, Tiêu

Hoa Ung thuận lợi lên ngôi thì cũng chỉ có thể làm một Hoàng đế bù nhìn vì chưa làm lễ đội mũ, sẽ có đại thần lấy

lễ pháp làm cớ để dành chính ngôn thuận phong ấn quyền lực trong tay hắn.





Tiêu Hoa Ung mặc huân thường* thêu chín loại hoa văn, trong đó thượng y thêu năm loại, hạ y bốn loại, trung y

bằng lụa trắng, đai lưng nam vàng. (*) Một loại lễ phục của vua chúa, quý tộc cổ đại. Hắn đội cổn miện gắn chỉn

chuỗi ngọc mà chỉ Hoàng Thái tử mới có thể dùng, che khuất nửa gương mặt, khiến người ta không thấy được vẻ

sắc bén trong mắt. Đây là lần đầu Thẩm Hi Hòa chứng kiến Tiêu Hoa Ung mặc trang phục chính thức, hắn bước đi

vững vàng, trong lúc đi, chuỗi ngọc trên cồn miện khẽ đong đưa, tỏa sáng lấp loáng, tôn lên gương mặt tuấn tú dù

hơi nhợt nhạt của hắn.





Đây cũng là lần đầu quan lại trong triều có dịp quan sát Thái tử điện hạ trong cự ly gần, lúc này mới phát hiện

Hoàng Thái tử mặc lễ phục, đội cổn miện trông thật oai phong, mặt đẹp như ngọc, toát lên khí chất uy nghi của

hoàng gia đích trưởng tử, các hoàng tử khác làm lễ đội mũ không thể sánh bằng.






Nghi thức cuối cùng trong lễ đội mũ là đại tân* lấy tự cho Tiểu Hoa Ung, đương nhiên chỉ có Hoàng thượng mới có

tư cách lấy tự cho Hoàng Thái tử, Tông Chính tự khanh đảm nhiệm vai trò đại tần chẳng qua chỉ thuật lại mà thôi.





(*) Người chủ trì nghi lễ





“Lễ nghi đã xong, nhân dịp ngày lành tháng tốt, nay chiều cao tự của Thái tử là Bắc Thần.”





Vừa nghe đến hai chữ “Bắc Thần” ai nấy đều giật mình.





Thiên Vì Chính trong Luận Ngữ viết rằng: “Vi chính di đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi.”





Muốn cai trị thiên hạ phải dựa vào đức hạnh, tựa như sao Bắc Đẩu có địa vị chí cao vô thượng, được các ngôi sao

vây quanh.





Cái tên này thể hiện kỳ vọng cao đến nhường nào, may mà Tiêu Hoa Ung là Hoàng Thái tử, là người kế vị danh

chính ngôn thuận, bằng không chỉ riêng tên tự cũng đủ đưa hẳn lên đầu sóng ngọn gió.





Quần thần mải cân nhắc liệu có phải Hữu Ninh đế đã quyết tâm truyền ngôi cho Tiêu Hoa Ung hay không, sau này

phải chăng bọn họ nên suy xét đến việc tìm cách gia nhập dưới trướng Thái tử? Trong lúc đám đông có mặt đang

mải mê suy tư, Tiêu Hoa Ung chợt họ khù khụ, dường như vì quá kích động mà họ đến đỏ lựng cả mặt, cuối cùng

đau đớn ngã xuống.





Thấy dáng vẻ này của Hoàng Thái tử, vài vị quan viên vừa dao động lập tức dập tắt tâm tư mới manh nha của

mình! Hiện trường hỗn loạn, Hữu Ninh để nhanh chóng đi đến đỡ Tiêu Hoa Ung, Tiêu Hoa Ung khó nhọc thốt

từng tiếng, giọng điệu cảm kích, dường như còn rưng rưng lệ: “… Tạ ơn phụ hoàng… ban tự”





“Con đừng nhiều lời.” Hữu Ninh để an ủi Tiêu Hoa Ung một câu rồi hô to, “Thái y lệnh!”





Lễ đội mũ còn một số nghi thức nữa, chẳng hạn như làm lễ ra mắt chư vị huynh đệ, nhưng rõ ràng Thái tử không

thể tiếp tục được nữa, Hữu Ninh để lườm Lễ bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư lập tức tuyên bố kết thúc buổi lễ,

ngày mai sẽ làm lễ vái lạy Thái tử điện hạ tại Cần Chỉnh điện.





Sau khi làm lễ đội mũ, theo quy củ thì trong buổi chầu, Hoàng Thái tử sẽ đứng dưới thêm đá bàn long để văn võ bá quan và tông thất vái lạy bốn lần.





Thẩm Hi Hòa nhìn Hữu Ninh đế đưa Tiêu Hoa Ung về cung, nàng là nữ quyến vốn dĩ không được đến đây, chỉ có thể tham dự yến tiệc kế tiếp, nhưng Tiêu Hoa Ung đặc biệt mời nàng, thế là nàng mặc nam trang chứng kiến hắn hoàn thành lễ đội mũ, từ này không còn là thiếu niên lang nữa, mà là một trang nam nhi chân chính!





“Quận chúa công khai tham dự lễ đội mũ của Thái tử điện hạ như vậy, không chưa đường lại cho mình sao?” Vừa ra ngoài, Thẩm Hi Hòa đã thấy Tiêu Trường Doanh đang nhìn mình chăm chú.





“Thì ra trong mắt Liệt vương điện hạ, Chiêu Ninh là người dễ dàng thay lòng đổi dạ như vậy ư?” Thẩm Hi hòa cười nhạt: “E rằng điện hạ phải thất vọng rồi, lòng Chiêu Ninh thủy chung như một.”