Chương 15: Cô Bạch và hiệu sách.
"Xin lỗi."
Tí đột nhiên nói. Khi mà họ đã chui tọt vào trong con hẻm.
Nàng ta bây giờ trông khá lúng túng.
Còn Nam, hắn ta thì lại chỉ nghiêng đầu, hỏi:
"Về điều gì?."
"Mẹ tôi thế. Anh chớ để ý." Tí đáp.
Nghe thế, Nam bật cười. Rồi hắn ta lại lắc đầu, trong khi vỗ vai cô bạn nhỏ này của mình.
Được rồi, vì sẽ chẳng ai bực tức về những lời lẽ sỗ sàng của một bà mẹ đâu. Nhất là một bà mẹ đơn thân, và dành cả một cuộc đời cho đứa con của mình.
Mà Nam thì rõ là chẳng bận tâm đến nó nhiều hơn sự tức cười một chút của những ông tơ bà nguyệt tệ hại này.
Cách họ hành động quả thực xơ cứng đến kinh người. Nhưng lại hiệu quả khi mà chàng trai cô gái trên cơ bản là đã xác định với nhau.
Hoặc ta nói theo kiểu dân dã là khỏi làm trò mèo mẹ gì nữa, chúng nó thiếu mỗi cái đám cưới thôi.
Thế nên hắn mới chuyển di câu chuyện.
"Đi quán cũ phải không?." Nam nói.
"Ừm." Tí gật đầu.
Sau đó, với một nụ cười tươi tắn trên môi. Tí giờ đây đang bước đi với một vẻ hạnh phúc mà tác giả muốn dùng từ là như một con nghiện sách, nhưng lại thôi.
Dù ta phải thừa nhận rằng, Tí như đổi cái bối cảnh phương Tây thì cũng thuộc hạng học giả, rồi sống trong một cái thư viện chà bá lửa mới hợp cạ với cái tình yêu mãnh liệt với tri thức của nàng ta.
Giống như bây giờ, sau một hồi yên lặng, nàng ta hào hứng nói:
"Cô Bạch bảo rằng tiệm sách luôn mở vào bất kỳ lúc nào ấy."
"Vậy sao." Nam đáp lại, với một vẻ có hơi trái ngược với Tí.
Chính điều đó đã tạo nên câu hỏi của Tí, rằng:
"Anh không thích cô Bạch sao?."
"Không phải là không thích, mà là vì những người phương Tây, họ, họ...Được rồi, nói chung là họ khá là lạ đi."
Nam đáp một cách bối rối để che dấu đi ý nghĩ thực sự của mình.
Vì trong thân tâm hắn ta không thích cái người phương Tây này. Mà vấn đề chủ yếu ở đây là do cuối thời nhà Nguyễn, và với cái lũ được gọi là 'Thực Dân' dùng nắm đấm đi ban phát sự giáo hóa quả thực khiến Nam không muốn dính líu gì nhiều.
Tuy nói, Nam cũng thừa nhận những người phương Tây ở thế giới này là những kiểu 'người' khá là khác biệt.
Ít nhất, những đế quốc phương Đông vẫn còn một chút cái bóng của lịch sử. Còn phương Tây thì rõ là chẳng có vẻ gì liên quan đến thế giới cũ của hắn.
Và cô Bạch, dù đấy chỉ là cái biệt danh mà Tí đặt để khỏi đọc tên cái người ấy thì theo cái nghề mà ta nói đại loại là giáo sĩ, không thờ chúa Giê-Xu mà là một vị thần nào đấy theo tiếng của họ.
Đó không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng gì đó mà là một kiểu phát âm khá lạ.
Nhưng...
"Chứ không phải là anh cũng như những tên đàn ông khác sao? Tôi thấy á, những ông vào đọc sách nhưng cứ chú ý đến cổ."
Tí ngắt những dòng suy nghĩ của Nam bằng một giọng điệu cười cợt.
Nam lắc đầu.
"Đi mau thôi. Mình còn phải về xem chút hội, sau đó mai còn phải bán bánh bao nữa" Hắn nói, trong khi tăng tốc bước chân.
Mà Tí, khi bị sự tăng tốc bất ngờ này làm cho hơi chúi người, nhưng vẫn vui vẻ giậm mạnh chân vào con đường xi măng thì cái tiệm sách cũng đã hiện lên trong mắt hai người họ rất nhanh.
Đó là một tiệm sách trông tương đối có cái mùi mà ta gọi là 'Nghệ thuật của tri thức và sự yên lặng'. Cũng bởi đấy là một bộ phận trong chuỗi kiến trúc của một ngôi đền thờ được xây dựng bằng đá.
Dù sự thật rằng nó hơi tách biệt ra một chút, và có một cửa luôn sáng đèn bên trong một khu vườn nhỏ hẳn là sẽ đẹp vào ban sáng, đêm thì có lẽ rất đáng sợ đối với dân sợ ma.
Cũng bởi nhà trong con hẻm này đều đã bị mua bởi giáo hội. Điều ấy khiến cái nơi này trở nên rất yên tĩnh và rất hiếm khi sáng một ngọn đèn nào ngoài phòng sách.
Ô, lại nói về đôi bạn trẻ của chúng ta đi.
Nam thì không sợ ma rồi. Nhưng Tí cô nương thì có, dù sức mạnh đến từ nỗi khát khao tri thức của nàng ta có thể đánh bật mọi thành phần nào nhưng tay nàng vẫn vô thức xiết chặt lấy tay Nam.
Đặc biệt là lúc họ giẫm lên những chiếc lá khô, rồi kêu lên sột soạt thì mười ngón tay của Tí đã bám chặt lấy vai của hắn ta.
Nhưng cũng may là đấy chỉ là một khu vườn nhỏ, thế nên họ chỉ như vậy một chút xíu trước khi cánh cửa bật mở.
Rồi tin ta đi, chư vị đọc giả có lẽ sẽ choáng ngợp bởi một biển sách đấy. Nhưng trước cái lúc ấy thì ta vẫn phải nói về trung tâm của biển sách này.
Ừ cô Bạch, một 'Người' trắng muốt từ tóc cho tới lông mi, rồi lại thêm một đôi cánh cũng trắng như thể đấy là một thiên sứ.
Nhưng nàng ta nói mình là người chim. Và cái điều ấy cũng không thực sự quan trọng lắm khi đối phương khá là bất ngờ, rồi hẳn là vui vẻ nữa bởi cuộc tới chơi này của Tí.
"Tí đấy à, cô cứ tưởng một vị khách xa lạ nào đến chứ."
Nói rồi, hai đôi cánh của nàng ta xòe ra, lại trong một nháy mắt đã bay tới chỗ chàng trai và cô gái. Rồi Bạch khép cửa lại, đẩy họ vào. Sau lại bay tới bay lui chung quanh những kệ sách khổng lồ bọc lấy khắp nơi trong tầm mắt.
Lúc này, dưới ánh sáng rõ ràng của vô số cái đèn lồng được lắp khắp nơi, ta có thể suýt tưởng đây là một khung của thể loại fantasy, còn cô Bạch đang bay lung tung thì là một gì đó vỹ đại hơn một con nghiện sách như Tí.
Mà nghiện sách thì thường thu hút nghiện sách, và thứ khiến họ sung sướng thường là một quyển dày cộp. Như không thì cũng hai quyển dày cộp.
Giống như bây giờ vậy, cô Bạch xách theo hai quyển dày cộp trong khi ngoắt đầu vào cái bàn gần đấy.
"Đến đây, đến đây. Sắp sửa thi Tú tài rồi nên em hẳn là sẽ cần thứ này Tí à."
Sau đó rầm một tiếng.
Vị điểu nhân này hào hứng giới thiệu lai lịch của hai quyển dày cộp này khi nó đập xuống bàn.
"Đây là sách đến từ kinh thành, khi biết nó ra thì cô đã phải lên xe lửa để mua về. Em biết đấy, kể từ khi Thiệu Thị hoàng đế ra cái gọi là bốn phương châm trị quốc, tức lấy nông an quốc, lấy công (nghiệp) dựng quốc, lấy thương phú quốc, và lấy học trị quốc thì giáo dục cũng đã biến đổi so với mười năm trước, sau khi Nho gia hoàn toàn cúi đầu."
Dứt lời, nàng ta lật quyển sách ra. Rồi lại nói tiếp:
"Đây chính là những ví dụ tiêu biểu trong bốn phương châm, chú ý, cô biết hồi thầy đồ Huỳnh em học nhiều là Tam Tự Kinh, Tứ Thư, Ngũ Kinh.
Nhưng giờ lấy cái thực tế làm chủ, cũng tức là người ta sẽ hỏi lòng vòng xung quanh bốn phương châm trị quốc.
Tú Tài thì còn kiểu mẫu, trích dẫn chứ đến Cống Sĩ thì em phải thật sự hiểu như thế nào là nông, công, thương, học. Dù khi ấy giờ lại chia thành Cống Nông, Cống Công, Cống Thương, Cống Học."
Bạch nói xong, nàng ta nở một nụ cười, rồi lại nói:
"Sách em đọc nhiều. Như muốn Cống Sĩ, thì chọn Cống Học. Nhưng như muốn làm quan sớm thì chọn ba loại Cống còn lại vẫn được hơn."
Sau đó, cái niềm nở của vị 'Người' phương tây này mới chuyển sang Nam.
Nhưng thay vì nói một tràng ra như Tí, thì lời lẽ của nàng ta gói gọn lại rất nhiều.
"Lại sử ký nữa phải không?."
Nam gật đầu.
Và thế là chỉ trong một chốc, hắn đã ở bên một cuốn siêu to khổng lồ cùng với những tấm bản đồ qua từng thời kỳ của thế giới không tưởng này.
Ồ, tin ta đi, như dựa vào một số sự kiện lịch sử thì khẳng định là giống, nhưng thế giới này chung quy cũng có siêu phàm, cũng có những thứ chắc chắn sẽ biến nó khác biệt hoàn toàn với thế giới của chúng ta.