Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đại Nam Huyền Sử

Chương 32: Ông Sáu Lực đầu trọc.




Chương 32: Ông Sáu Lực đầu trọc.

Nam chầm chậm cuốc bộ trên con đường đất của khu dân nghèo.

Hắn đi càng xa tiếng canh thì lại càng xa lấy những cái hiện đại.

Dõi theo khắp tầm mắt của Nam là những mái nhà lá lụp xụp, những căn nhà gỗ đơn sơ, và cả một khoảng trống ngập một thứ màu xanh của thiên nhiên ngăn cách lấy chúng.

Cây cối tùy ý mọc lên, chen chúc cùng những luống rau nơi không khó trông thấy những con chó vàng bị buộc cổ, xích vào trong một cọc gỗ bằng dây thừng. Cũng có khi người ta thả rông gà vịt ra để chúng tự tìm ăn trong cái nơi nửa hoang dã nửa 'Văn Minh' này.

Rồi bước đểu bước, đi theo cái lối mòn được xây nên bởi những bàn chân giẫm đạp lên nó hơn là một công trình kỳ công đến lạ, một mực hướng Bắc thì sẽ tới một vùng thoáng đãng.

Gió lồng lộng, thổi qua người, chỉ để minh chứng cho những thửa ruộng dài và rộng đang vang lên tiếng cày xới, tiếng trâu gầm rú, cùng một nắng vàng tựa rắc lên gia vị cho một món nghệ thuật về người nông dân.

Nhìn từ xa, những con kênh, con rạch dẫn nước từ con sông ầm ầm chảy qua khu rừng nuôi sống lấy những bông lúa non đã trĩu nặng một màu vàng óng của đất trời.

Người trong đấy thì lại như con sâu cái kiến đang gom lấy những mảng vàng sớm, rồi lại thúc lấy lũ trâu hằn bộ móng guốc lên trên đất để mang lúa về.

Còn gần, mùi bùn xộc lên khi Nam bước lên con đường xuyên qua ruộng. Mà chỉ khi ngửi quen cái mùi ngập tràn trong không khí, trên chân và tay của những người đàn ông cũng như đàn bà đang làm lụng vất vả thì mới ngửi ra mùi lúa chín.

Nó thoang thoảng, thoắt ẩn, thoắt hiện, lại tinh nghịch trêu đùa lấy khứu giác của những kẻ đắm chìm trong cả một rừng hoàng kim óng ánh.

Nên thơ là thế.

Nhưng ôi thôi, trong mắt anh Nam tôi thì cái cảnh này có là gì đâu. Nó chỉ là một con đường mà bùn dính dép, những thửa ruộng trồng lúa nước cùng một ngày hôm nay như ngày hôm qua, một năm này cũng như một năm đã qua.

Rồi cũng như năm trước, khi những cánh đồng xơ xác hẳn đi thì Tí lại hành nghề sổ sách, lũ trẻ trâu trong khu cũng sẽ tìm quả bưởi để chơi trò đá banh rồi lại vì 'Tranh địa bàn' mà làm ra những trận chiến như không dính bùn đầy cả người thì không xứng thân nam nhi vậy.



Nên Nam lại bước đi, chầm chậm và không có chút gì gọi là vội vã tiến tới mục đích của mình.

Nhà của ông Sáu Lực nằm chếch cánh đồng bạt ngàn một chốc. Nó nằm trong một cánh rừng thưa, lại có một con suối trong vắt chảy xuôi, uốn lượn như một con rắn to đang trườn bò khắp nơi.

Ông Sáu sống như một cư sĩ. Dù vị cư sĩ này từ nhỏ tóc không biết mắc phải tật gì mà nó đã lưa thưa, lớn dần thì như không có vài chụm đáng thương thì hẳn là một vị nhà sư nào đấy đã lạc vào xứ sở Đại Nam rồi.

Nói vậy chứ ông này làm người được. Lại thêm cũng vì cái mái tóc nên không cô nào thèm lấy. Thành ra ông cũng dứt khoát, nuôi luôn một đàn trẻ cơ nhỡ, đến nay tính cả già lẫn trẻ cũng muốn gần bốn mươi, rồi dạy chúng cách dùng một con dao để tạo nên những con rồng, con phượng cũng như con heo, con bò từ những khúc gỗ.

Nhưng vì dàn đệ tử lúc nào cũng đông đúc nên cái xưởng hiện lên trước mắt Nam lúc nào cũng khá là đông đúc, vui tươi. Với một lớp hàng rào, một khu đất trống đặt gỗ, một cái nhà kho đặt lấy những thứ đồ gia dụng phải đặt trước hàng tuần, hàng tháng mới có lấy mà xài.

Ông sáu lúc nào cũng vậy. Năm mươi sáu tuổi, đầu xém hói, luôn ngồi bên một bức tượng gỗ dùng lấy thứ gỗ thượng hạng nhất, khắc lấy Sơn Thần và Thủy Thần mà ông ta luôn nói với người quen rằng đấy là tác phẩm để đời.

Ngày nào cũng vậy, một canh tỉa tót, một canh đẽo khắc, một canh để ngắm nghía. Còn lại là dành để chỉ dạy lũ học trò mỗi sáng đều ngồi trên ghế, đẽo gọt lấy những 'Tác phẩm' mà có cái thì dị hợm, có cái thì tinh xảo.

Khi thì ông cũng để chúng tham gia làm đồ gia dụng, xong giới thiệu khách hàng cho những học trò của mình. Mà lại vì không có thói xưa, hễ có kiến thức tri thức nào quý thì giữ chăm chăm cho mình nên cái xưởng gỗ này ăn đứt mấy xưởng gỗ khác.

Ít nhất, Nam không lo mình mua mấy cái nồi đựng bánh bao mà phải hẹn cả tuần.

Nhưng nếu nói chính xác thì trong đây toàn là người quen của hắn. Nên hắn ta có một cái đặc quyền là bước vào xưởng gỗ mà không cần phải lên tiếng chào hỏi gì.

Dù điều đó không có ý nghĩa lắm vì chỗ này không phải có địa hình phức tạp gì nên chỉ với một cái ngẩng đầu, một thằng nhóc trạc tuổi con Hạ đã trông thấy Nam.

Và thằng Hí, vì mắt nó Hí, lại hưng phấn gào lên:

"Võ Tòng đến kìa!."



Rồi theo sau đó là những đứa trẻ, vốn nằm trong băng đảng trẻ trâu của con Hạ đồng loạt ngẩng đầu lên. Còn những anh lớn chị lớn, cũng ngẩng đầu lên với một vẻ tò mò hơn là hưng phấn như bọn oắt con kia.

Sau đó, hẳn rồi, Nam ngay lập tức bị một đám thiếu niên thiếu nữ bao vây từ tứ phương tám hướng. Chúng thì cực ồn ào, đứa bảo kể cho chúng nghe chuyện g·iết hổ hôm qua, đứa lại kêu Nam chỉ cho 'Đả hổ quyền pháp' đứa thì kêu kể chuyện nghìn lẻ một đêm phiên bản đạo nhái của hoàng đế bệ hạ.

Chung là, Nam tiên sinh ta quen lũ quỷ con này qua con Hạ. Còn với những anh lớn, chị lớn hơn mà điển hình như một chàng gọi là anh Nhõ hai mươi ba tuổi cao một mét năm. Một chị bắp bán bắp và hàm rằng thì sún mất một cái, đen sì một lỗ.

Ừ, Nam quen hai người này qua ông Đồ. Hắn từng chỉ họ cách cộng trừ nhân chia, cũng từng dùng mượn họ dao để đẽo lấy những trái dừa, hay hình nộm một cách tài tình vào đôi ba lúc rỗi rãnh.

Mà giờ đây, khi anh Nam tôi sắp sửa điên đầu với một bầy trẻ trâu hợp kích, những bậc anh hùng hảo hán này đã không do dự ra tay tương trợ.

"Bọn mày lộn xà lộn xộn cái gì đấy. Ra, ra hết cả coi." Anh Nhõi quát mắng.

Mà chị Bắp thì cũng đã bước tới, dùng hành động để giải thoát Nam khỏi đám nhí nhố mà có lẽ chúng cũng chẳng để tâm đến việc ông 'Idol giới trẻ' này có trả lời được hay không.

Tuy nói, vẫn là thằng Hí lên tiếng đầu tiên khi cuộc 'Bạo động' đã tạm thời bị dập tắt:

"Võ tòng, mai chỉ em đánh hổ đi! Hứa đi!."

Mà Nam, với một nụ cười bất đắc dĩ đành gật gật đầu.

"Ừ, hứa." Hắn nói.

Nhưng cái tiền lệ này một đã mở rồi thì một đám trẻ trâu lại nhao nhao hết cả lên. Mà như không phải anh Nhõi lần nữa quát to thì đám này hẳn đã xem Nam tiên sinh là đèn thần trong aladin.

Nhưng điều chân chính khiến lũ này yên lặng là ông Sáu Lực tới. Và dù cho trong tên có chữ Lực, nhưng ông ta nom gầy gò, đầu lại trọc, dáng vẻ trông cũng chẳng hề dính dáng gì đến cái sự thiện lành bao la của mình ở đây.



Rồi khi ông ta vừa nhìn thấy Nam đã nói:

"Cháu quan đến à."

Còn Nam thì lễ phép đáp lại:

"Vâng, con đây." Rồi sau đó, Nam lại nhắc nhở:

"Cậu con giờ chỉ làm thầy đồ, xin ông Sáu chớ cung kính vầy, kẻo người ta nhầm lẫn."

Chỉ là hắn ta nói được thì đã sớm được. Chứ đâu thể như bây giờ, ông Sáu này vốn là sống ở thời ông Đồ còn quan chức tại thân, mà khi đấy ông ta liên hợp với cô Bạch trị được rất nhiều bệnh c·hết người của đất Nam này nên lòng dân đơn giản mà nói thì rất thuận.

Thế nên bao giờ cũng vậy, ông Sáu có sửa, sửa chốc rồi lối xưng hô cũng thành quan với con, cháu quan, rồi thưa dạ cứ như không nói thế thì một cái gì đấy nó làm cổ họng ông ta bị nghẹn vậy.

Lần này cũng thế.

"Cháu quan cứ đùa, người vùng này nhắc đến quan ai lại hiểu nhầm cho được."

Ông Sáu lại nói.

Rồi khi thấy Nam lại lấy hơi, ông ta xua tay, bảo:

"Thôi, thôi, thưa cậu, để Sáu tôi nói. Vì tôi cái gì không biết nhưng năm đó bão to cùng chúng tôi cứu lúa là quan. Dứt cái quỷ ma nguyền rủa khiến ( bệnh sốt rét rừng) người nóng ran nhưng lại thấy lạnh cũng là quan. Nên quan là quan vì quan xứng."

Nói xong, ông ta lại ho húng hắng, rồi trông đám học trò nhỏ đang bu lại một đám của mình, đám lớn thì phần đông đang ngồi nhìn màn đối đáp có thể nói là cũng không mới mẻ gì nhưng nhiều kiểu của Nam với ông Sáu.

Xong, ánh mắt ông dừng ở Anh Nhõi với chị Bắp.

"Đi, Nhõi, Bắp, Cháu quan tới chơi có yêu cầu gì thì làm ngay, chớ chậm trễ."