[Đam Mỹ] Quy Hồn

Chương 42




Hoặc có lẽ, là nhà ông Du có cái gì không thích hợp, cần Bát Quái trận để trấn trạch.

Nàng nhớ đến cha Du Thanh Vi biến thành quái vật vảy trắng, vảy trắng trên lưng Du Thanh Vi, đại bạch xà trong mộng, nàng biết trong đó chắc chắn có liên hệ nào đó.

Hình ảnh nàng và bạch xà cùng nghe kinh lại xẹt qua trong đầu. Nàng không biết vì sao mình lại mơ giấc mơ như thế, tại sao mộng cảnh sẽ có liên hệ với hiện thực, nàng không biết đây rốt cuộc là mộng hay là hiện thực. Nàng nghĩ đến thứ trong lồng ngực của cha Du Thanh Vi, nghĩ đến Đại Bạch không thấy nữa, lại lần nữa hiện lên vật rất quan trọng đã làm mất đi, cảm giác rõ ràng đã quên mất chuyện rất quan trọng.

Nàng nghĩ, nếu như tìm được cha Du Thanh Vi có lẽ sẽ có đáp án.

Nàng muốn một cái manh mối để lý giải cho những ký ức hoặc ảo giác hỗn loạn trong đầu của chính mình, nàng không muốn cứ tiếp tục mơ màng, tỉnh tỉnh mê mê như thế này nữa.

Cửa chính phòng khách đột nhiên mở ra, "Miệng không lưu đức" bị hai người trẻ tuổi ăn mặc vô cùng chỉnh tề đỡ ra ngoài cửa sân, nhốt bà ta ở bên ngoài.

Lộ Vô Quy thoáng sửng sốt mới kịp hiểu ra: Đây là tranh cãi quá ồn ào nên bị ném đi?

Nàng nhìn thấy "Miệng không lưu đức" nhìn về phía nàng, điệu bộ như là muốn phát tiết lên người nàng, vội vã nghiêng đầu quay về trong phòng khách.

Du Thanh Vi vẫn lười biếng vùi vào trong ghế sô pha đơn; Du Thanh Vũ liên tiếp nhìn ra ngoài qua cửa kính sát đất, dường như không yên lòng "Miệng không lưu đức"; Du Kính Minh thì lại bình tĩnh không lên tiếng, ngồi bên cạnh một đại thúc tây trang giày da đang đọc tài liệu, nghe như là đang chia tài sản.

Đến khi ông ta đọc xong, Du Kính Minh mới ngồi thẳng người, rồi hơi nghiêng người về phía ông Du, nhìn ông Du, hỏi: "Cha, con muốn biết tại sao."

Ông Du nói: "Bởi vì anh cả của con sống chết chưa biết, cần có người tiếp tục tìm kiếm."

Du Kính Minh đứng lên, cả giận nói: "Anh cả đã chết! Những năm này tìm anh ấy đã chết bao nhiêu người, còn tìm! Vì một mình anh ấy, phải bao nhiêu người chết mới đủ!"

Du Thanh Vi ngẩng đầu nhìn Du Kính Minh, nói: "Cha cháu còn sống." Giọng nói không nặng, nhưng từng câu từng chữ đặc biệt rõ ràng, đặc biệt kiên định.

Du Kính Minh nói: "Tôi mặc kệ mấy người!" Ông ta cầm bút lên, ký thật nhanh vào trên tài liệu, cầm lấy áo khoác đi ra ngoài.

Du Thanh Vũ thoáng nhìn cha hắn, lại thoáng nhìn Du Thanh Vi cùng Tả Nhàn, cũng nhanh chóng ký tên. Hắn nói với ông Du: "Ông, vậy chúng cháu đi trước."

Ông Du gật đầu nói: "Cố gắng học hành, ông chờ xem triển lãm tranh của cháu."

Du Thanh Vũ cười ngượng ngùng gãi đầu một cái, "Dạ" một tiếng, đứng dậy rời đi.

Lộ Vô Quy thầm nói: "Thì ra nhiều năm như vậy, ông Du và Du Thanh Vi luôn luôn tìm Du Kính Diệu." Âm phủ rất lớn, giếng Hoàng Tuyền trên mặt đất còn nhiều hơn cả bến xe, muốn tìm được Du Kính Diệu trong mênh mông giếng Hoàng Tuyền còn khó tìm hơn người lạc mất ở bến xe nhiều lắm. Chí ít người lạc ở bến xe còn có thể dán thông báo tìm người, còn có thể tìm người hỏi thăm, lạc ở giếng Hoàng Tuyền, vậy còn khó tìm hơn mò kìm đáy bể.

Nàng đi qua, ngồi xuống ghế sô pha đơn không người, theo thói quen khoanh chân lên, nói: "Cháu muốn cùng đi tìm Du Kính Diệu với mọi người."

Du Thanh Vi kinh ngạc ngẩng đầu nhìn về phía Lộ Vô Quy, khó có thể tin hỏi: "Cái gì?"

Lộ Vô Quy nói: "Du Kính Diệu cầm đồ vật của tôi, tôi muốn tìm ông ấy để lấy lại đồ của tôi."

Du lão, Tả Nhàn, Du Thanh Vi hình như đều bị dọa ngốc rồi.

Đại thúc tây trang giày da bên cạnh hơn bốn mươi tuổi, cực kỳ có nhãn lực* mà thu lại tài liệu, nói: "Du lão, vậy tôi đi làm việc trước."

(*nhãn lực ở đây chỉ năng lực phân biệt tình hình)

Ông Du gật gù, tay làm một động tác "xin mời" với đại thúc tây trang giày da, rồi nói đôi lời khách sáo.

Tả Nhàn vừa có chút chờ mong vừa có chút thấp thỏm hỏi: "Chắc chắn tìm được không?"

Lộ Vô Quy suy nghĩ một chút, nói: "Âm phủ rất lớn, giữa giếng Hoàng Tuyền lại thông nhau, đã nhiều năm như vậy, cho dù biết ông ấy xuống cái miệng giếng nào, cũng chưa chắc có thể tìm được, rất có thể ông ấy đi cách giếng nọ rất xa." Nàng nghiêng đầu suy nghĩ một lúc, nói: "Người không ăn cơm sẽ chết đói, ông ấy muốn sống sót phải tìm ăn, dưới giếng Hoàng Tuyền không quá dễ tìm ăn, muốn tìm ăn nhất định phải xuống sông âm. Những chiếc giếng khác cháu không biết, dù sao cái giếng nhà cháu cho dù có thủy mạch, vẫn cách sông âm một đoạn. Chiếc giếng ở đường Hoàng Tuyền thì sẽ xa hơn."

Tả Nhàn vừa nghe, hi vọng dấy lên lại lớn mấy phần.

Du Thanh Vi hơi trầm ngâm, nói: "Đến phòng tôi nói đi."

Lộ Vô Quy đứng dậy đi theo sau Du Thanh Vi lên lầu, nàng mới vừa đi tới cửa cầu thang thì nghe thấy tiếng của ông Du truyền đến từ phía sau: "Hắn là đi tìm một loại rắn có thể qua lại giữa hai giới âm dương, loại rắn này toàn thân thuần trắng không có bất kỳ hoa văn, trên đỉnh đầu mọc ra một cái sừng, có kịch độc, người bị nó cắn chắc chắn phải chết. Nó tranh phong thuỷ long huyệt, chọn cư ngụ ở nơi âm dương tụ hợp." Ông tạm ngừng, còn nói: "Trước đây thôn Liễu Bình đã từng có loại rắn này, sau đó phong thuỷ của thôn Liễu Bình bị phá, con rắn này liền không còn tăm hơi."

Lộ Vô Quy quay đầu lại nhìn về phía ông Du, hỏi: "Tiểu bạch long?"

Ông Du hỏi: "Cháu biết?"

Lộ Vô Quy nói: "Ưng âm dương nói." Nàng thầm nghĩ: "Nào có mất tăm hơi đâu, con rắn đó còn cắn chết Lão Tài, còn bị cháu phi một đao."

Ông Du gật đầu, nói: "Tiểu bạch long là tục xưng, có người gọi nó là âm xà hoặc giao xà."

Lộ Vô Quy nhớ tới cha Du Thanh Vi biến thành quái vật vảy trắng, lại liên hệ với lời ông Du nói, liền cảm thấy rất hợp lý. Nhất định là cha Du Thanh Vi cùng tiểu bạch long dính vào nhân quả, sau đó vì đi chấm dứt nhân quả mới đi âm tìm tiểu bạch long. Như vậy vảy trắng trên người Du Thanh Vi hẳn là dính vào từ chỗ cha cô.

Nàng đi theo sau Du Thanh Vi tiến vào phòng của cô, Du Thanh Vi mời nàng ngồi xuống rồi nói sơ sơ tình hình những năm này tìm kiếm Du Kính Diệu.

Du gia bắt tay vào tìm Du Kính Diệu từ hai phương diện, trước hết phương diện thứ nhất hiển nhiên là mục đích Du Kính Diệu xuống giếng Hoàng Tuyền, đó là tìm con âm xà toàn thân trắng như tuyết có sừng, chỉ là tìm nhiều năm như vậy, đến cả cái bóng của âm xà, thậm chí ngay cả phong đại đại mạch mà âm xà có thể qua lại cũng không tìm được; phương diện thứ hai thì với bản lĩnh năm đó của Du Kính Diệu mà nói, ông ta còn chưa có bản lĩnh tự một mình xuống giếng Hoàng Tuyền, tất nhiên sẽ tìm người giúp đỡ, ông ta phải thu xếp nhân công, phải chuẩn bị lượng lớn đồ dùng xuống giếng Hoàng Tuyền thì tất nhiên sẽ để lại manh mối và dấu tích, những năm này Du gia dựa theo những đầu mối cùng dấu vết này tìm không ít nơi. Du Kính Diệu là người tài ba, trong số những chiếc giếng Hoàng Tuyền đã và đang thăm dò phát hiện tung tích của bọn họ sẽ không chỉ dừng ở mười miệng giếng.

Du Thanh Vi nói: "Lúc trước chuyện tìm cha tôi vẫn là ông tôi chủ trì, tuổi tác của ông ngày một lớn, hai năm qua từ từ chuyển sự việc vào trên tay tôi. Nói thật, nếu mà nói xuống giếng Hoàng Tuyền, tôi chỉ từng xuống giếng Hoàng Tuyền một lần, lần thứ nhất xuống giếng Hoàng Tuyền nếu như không có em xuống cứu, cũng đã chết ở bên trong."

Lộ Vô Quy hỏi: "Tại sao chị phải xuống cái giếng âm ở đường Hoàng Tuyền đó?"

Du Thanh Vi nói: "Chiếc giếng đó ở trung tâm thành phố, nghĩ rằng có đại sư phong thủy đã từng bố trận, nên không có hung hiểm gì lớn, liền muốn đi xuống luyện tay nghề một chút." Cô tạm ngừng, nói: "Người dám xuống giếng Hoàng Tuyền đi âm vốn cũng không nhiều, người dám thâm nhập thì càng hiếm như lá mùa thu, đi được càng sâu thì càng nguy hiểm, không có người nào đồng ý vì ít tiền liền đưa mạng xuống phía dưới. Nếu như chính chúng tôi không dẫn người xuống giếng, thì không có ai sẽ đồng ý tiến sâu vào giếng Hoàng Tuyền cố gắng tìm kiếm." Cô thở dài, còn nói: "Thực ra nhị thúc nói không phải là không có đạo lý, xuống giếng Hoàng Tuyền nguy hiểm, hao tổn không ít nhân công. Chẳng qua là máu mủ ruột thịt, tôi, ông, và cả mẹ tôi đều không thể buông bỏ việc đi tìm cha tôi khi biết ông ấy còn có khả năng thoát nạn trở về."

Lộ Vô Quy không lên tiếng. Ngoại trừ lúc nàng "nằm mơ" học những bản lĩnh cùng ông, những cái khác đều không hiểu gì, đối với chuyện làm thế nào tìm được Du Kính Diệu, nàng cũng không có bao nhiêu manh mối, muốn cho nàng tìm được Du Kính Diệu dễ dàng, niêm phong ngọc trên cổ Du Thanh Vi, ban đêm giờ Tý ngủ say, có chí ít năm mươi phần trăm xác suất sẽ xuất hồn đến chỗ Du Kính Diệu. Nhưng xưa nay nàng xuất hồn đều đi tới trong nháy mắt, đừng nói nhận biết đường, ngay cả Du Kính Diệu ở phương vị nào nàng cũng không thể xác nhận. Nàng chỉ nói: "Lúc các chị xuống giếng Hoàng Tuyền lần nữa thì gọi tôi."

Du Thanh Vi nói: "Hai ngày nay em sẽ ngụ ở đây, qua hai ngày có cái giếng muốn xuống, tôi dẫn em tới nhận thức một lúc."

Lộ Vô Quy còn nhớ trước đó chị Hiểu Sanh từng căn dặn nhiều lần nếu như Du Thanh Vi bảo nàng xuống giếng Hoàng Tuyền thì từ chức ngay, có chuyện gì nhất định phải hỏi qua chị Hiểu Sanh trước rồi mới có thể đưa ra quyết định. Nàng muốn gọi điện thoại cho chị Hiểu Sanh, lại sợ bị chị Hiểu Sanh mắng, càng không muốn khiến chị Hiểu Sanh lo lắng, buông bỏ công tác mà chạy về. Nàng lại nghĩ ngộ nhỡ xuống giếng không kịp thời đi ra, chị Hiểu Sanh sẽ lo lắng sốt ruột. Nàng không muốn để cho trái tim chị Hiểu Sanh không ngừng thấp thỏm vì người thân mất tích ở dưới giếng Hoàng Tuyền giống như ông Du và Du Thanh Vi. Nhưng mà vảy trắng trên lưng Du Thanh Vi, đại bạch xà trong mộng nghe kinh cùng nàng, quấy tâm quấy phổi mà ôm lấy nàng. Nàng có thể không tìm cái thứ bị Du Thanh Vi và cha cô ấy lấy đi, nhưng nàng muốn biết tại sao Đại Bạch không thấy nữa, muốn biết tại sao trong đầu sẽ có nhiều ký ức hỗn loạn lạ lùng như vậy, nàng không muốn sống hết đời cùng với ngờ vực và mịt mù.

Chị Hiểu Sanh gọi điện thoại cho nàng, nàng muốn nói với chị Hiểu Sanh, rất nhiều lần lời chưa kịp ra khỏi miệng đều nuốt trở vào.

Mãi đến khi Du Thanh Vi tìm nàng xuống giếng Hoàng Tuyền, nàng vẫn không thể nói cùng chị Hiểu Sanh. Nàng ngồi ngẩn ngơ hai ngày, mới nghĩ rõ ràng, chỉ cần nàng xuống giếng Hoàng Tuyền, mặc kệ nàng có nói hay không, chị Hiểu Sanh đều sẽ lo lắng. Nàng không nói, không để lại manh mối, chị Hiểu Sanh lại không phải làm nghề này, muốn tìm cũng không cách nào tìm. Mặc kệ chị Hiểu Sanh và hai vợ chồng Trang Phú Khánh có nguyện ý có cam lòng hay không, đều chỉ có thể cắt đứt nhớ nhung mà đi nhận mệnh.

Địa phương khá xa, Lộ Vô Quy không biết đường đi, chỉ nhớ rõ sau khi ăn xong bữa sáng, nàng kiểm kê lại đồ vật mình mang theo, đổi một cái túi leo núi bền chắc rồi xếp đồ vào, liền theo Du Thanh Vi lên xe.

Tiểu Đường lái xe, xe lái hơn bảy tiếng, ra khỏi thành phố rồi lái năm tiếng trên cao tốc, lại rẽ vào đường tỉnh, rồi rẽ vào đường xã, sau đó là đường đất cỏ dại rậm rạp hoang vu rất nhiều năm, sau đó nữa, lái vào một sơn thôn nhỏ tan hoang.

Chỉ một ánh nhìn, Lộ Vô Quy liền biết thôn này đã không còn ai.

Nàng không hiểu phong thuỷ, nhưng nàng hiểu vọng khí, hơn nữa có mắt biết nhìn.

Nơi đây bất kể là nhà ngói tường đất hay là nhà ngói gạch xanh đều sụp đổ hết rồi, ngói vỡ tường đổ một vùng hoang vu, đừng nói nhân khí, ngay cả một tiếng côn trùng kêu chim hót cũng không có.

Cho dù bây giờ là tiết trời tháng chạp, nhưng chỗ này cũng không lạnh, mùa đông ở quê nhà nàng còn lạnh hơn nơi này một ít nhưng có thể nhìn thấy chim sẻ bay, vậy mà ở đây tĩnh lặng đến mức chỉ có tiếng gió thổi. Nhìn cây cỏ ở thôn này, vậy mà lại không nhìn thấy một cây màu xanh lục, đập vào mắt tất cả đều là một vùng khô tàn, ngay cả cây trúc hoặc tùng bách xanh cả bốn mùa cũng không nhìn thấy một cây.

Xe dừng lại ở ven đường đầu thôn, Tiểu Đường và Du Thanh Vi đều xuống xe.

Lộ Vô Quy thấy thế cũng xuống xe theo, đến bên đường đá vụn nhổ một cây cỏ chết khô vàng, nhìn màu rễ cỏ, lại đặt ở trước mũi ngửi ngửi.