Thiệu Đăng Vân là do một tay Mông Sơn Minh kéo ra, ông ta hiểu rất rõ khả năng tác chiến của Thiệu Đăng Vân. Ông ta cũng từng giao thủ với Kim Tước, nên cũng biết.
Với quy mô chiến sự, có lẽ Thiệu Đăng Vân không phải là đối thủ của Kim Tước, nhưng với quy mô chiến tranh, Mông Sơn Minh không cho rằng Thiệu Đăng Vân đã kinh doanh nhiều năm ở phương bắc lại kém Kim Tước về kiến thức phong thổ nơi này.
Mà sau khi biết được ý đồ chiến lược của Kim Tước, biết nước Hàn rất không có khả năng phát động chiến tranh toàn diện với nước Yên, Thiệu Đăng Vân cũng có được lực lượng đối ứng.
Thiệu Đăng Vân cũng hiểu rõ ý đồ của Mông Sơn Minh, dù nước Hàn chỉ đánh nghi binh, nhưng bên này vẫn phải bày ra khí thế. Chỉ có để cho nước Hàn biết được cái giá đắt nếu tấn công nước Yên mới có thể ép cho nước Hàn càng kiên định với chiến tranh tại nước Tống.
Lần này, Thiệu Đăng Vân buông tay buông chân thoải mái giao thủ với nước Hàn, thậm chí, còn đích thân tới tiền tuyến giao phong trực diện với Kim Tước.
Lão cũng từ trong núi thây biển máu giết ra, đầy kinh nghiệm sa trường. Kim Tước sao? Chưa chắc lão đã thèm nhìn đến, lão không sợ!
Thiệu Đăng Vân bày ra tư thế chỉ cần người nước Hàn dám tấn công, ta liền thả người ra. Ngươi đánh nước Yến, ta cũng đánh nước Hàn. Chân trần chẳng sợ hỏng giày, xem ai sợ ai! Chiến lược có vài phần giống với Mông Sơn Minh.
Kim Tước tương đối kiêng kỵ. Thế công của nước Hàn bị Thiệu Đăng Vân ép cho dần dần phải chuyển sang thế thủ.
Hai người giao phong trực diện, Thiệu Đăng Vân không hề rơi xuống hạ phong, khiến cho Kim Tước trong đại quân cảm khái vô hạn. “Nhìn khắp nước Yên, các lão tướng còn sót lại của Ninh Vương Thương Kiến Bá vẫn là trụ cột vững vàng. Những người này chưa chết, nước Yên có yếu ớt cũng là khúc xương cứng khó gặm!”.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Trục Lãng
2. Vị Bắc Xuân Thiên Thụ
3. Cùng Em Vươn Tới Những Vì Sao
4. Bức Màn Hôn Nhân
=====================================
…
“Kim Tước bày mưu nghĩ kế lại đụng phải gốc rạ cứng, lệnh tôn của Thiệu Đại tướng quân thực là hổ tướng!”
Thái Thúc Hùng cùng chư tướng nước Tống đứng trước địa đồ nghiên cứu chiến sự nước khác cảm khái không thôi. Chợt lão quay sang nhìn Thiệu Bình Ba bên cạnh, cười tủm tỉm nói: “Nếu có thể đón lệnh tôn đến, Cô Vương tất sẽ không bạc đãi lệnh tôn! Ngươi thử nghĩ vài biện pháp xem, cần gì cứ việc nói với Cô Vương!”
Chư tướng nghe vậy đều nhìn sang Thiệu Bình Ba, sắc mặt khác nhau, trong lòng đều không thoải mái.
Văn không có đệ nhất, võ không có đệ nhị, sẽ chẳng ai cảm thấy mình không bằng Thiệu Đăng Vân.
Thiệu Bình Ba cũng khó xử. Không phải y không muốn đón Thiệu Đăng Vân đến, Thái Thúc Hùng đã nói vậy, y cũng rất muốn làm cho được việc. Chỉ cần phụ thân nắm được binh quyền nhất định ở nước Tấn, sẽ là một trợ lực cực lớn cho mình, có thể nhanh chóng hoá giải phần nào khốn cảnh trước mắt của y.
Nhưng Thiệu Đăng Vân lại không chịu đến. Thiệu Đăng Vân còn chưa tới tuyệt cảnh, trong tay vẫn còn thế lực, còn có quyền, chỉ cần Thiệu Đăng Vân không đồng ý, y cũng rất khó kéo được người về. Nhất là khi bên cạnh Thiệu Đăng Vân còn có rất nhiều tu sĩ bảo hộ.
Hành động của Thiệu Đăng Vân cũng khiến cho y rất đau khổ. Biết rõ y và Ngưu Hữu Đạo đã náo thành ra dạng này, lại còn quay đầu đứng sang bên Ngưu Hữu Đạo. Chẳng lẽ hai chữ “cha con” còn không bằng hai chữ “trung nghĩa” sao?
…
Nước Hàn phát động tấn công nước Yên, minh hữu thầm kết minh là nước Triệu cũng triệu tập nhân mã, phát động tấn công nước Yên.
Nhưng không phải trực tiếp tiến đánh nước Yên, mà là tiến đánh Kim Châu trong nước Triệu. Nước Triệu cũng không phải kẻ ăn chay, cũng để lại một tay.
Thực ra nước Triệu rất hận Kim Tước, cũng vì Kim Tước chậm chạp án binh bất động, khiến cho mưu đồ nước Triệu đã bày ra sẵn thành ra vô ích, bây giờ lại muốn lợi dụng nước Triệu, khiến cho nước Triệu chỉ có thể xuống tay với nước Yên. Nhưng tổng thể mà nói, cơ hội vẫn là khó được, nước Yên bị giày vò đi giày vò lại, vô cùng suy yếu, nước Hàn lại có ràng buộc, hai nước Tề Vệ bị nước Tấn kiềm chế không dám làm gì nước Triệu.
Với nước Triệu, nước Yên như cục thịt béo, nuốt không được, không nuốt lại tiếc, nhưng cuối cùng vẫn là không nhịn được cơn thèm. Thực sự là, nếu lần này không động, để cho các nơi thở được một hơi, sau này sẽ rất khó tìm được cơ hội tốt như thế.
Thực ra đâu chỉ có nước Triệu hận Kim Tước. Nước Tống và nước Yên, có ai là không hận? Mưu đồ của nước Tấn cũng là vì Kim Tước mà tan vỡ, cũng chỉ vụng trộm nghiến răng, không thể làm được gì.
Vừa động thủ với Kim Châu, phản ứng của thế lực khắp nơi không giống nhau.
Nước Hàn chất vấn, nước Triệu chỉ nói, mọi người đều biết quan hệ của Kim Châu và Nam Châu, muốn tấn công nước Yên tất yếu nhất là phải giải quyết cái hậu hoạn Kim Châu, lý do này hợp tình hợp lý, khiến cho nước Hàn không thể nói gì, chỉ có thể tiếp tục hao tổn cùng Bắc Châu của nước Yên, Kim Tước chẳng thể làm gì.
Ngươi có được lợi ích rồi, nếu nuốt lời, đừng trách chúng ta không khách khí! Với cảnh cáo của nước Tề và nước Vệ, nước Triệu còn nói, không phải ta đang tấn công nước Yên, chỉ là đang thống nhất nội bộ thôi. Nước Triệu thống nhất nội bộ, tuyệt đối không chấp nhận áp lực của thế lực bên ngoài, cũng khiến hai nước Tề Vệ nghẹn ở cổ không nói được gì.
Nước Tống cũng cảnh cáo nước Triệu, đành lấy ngựa chết làm ngựa sống, gửi hy vọng ở nước Yên hỗ trợ ngăn trở nước Hàn, nhưng bản thân nước Tống đã khó bảo đảm, làm sao nước Triệu lại lý đến.
Còn cảnh cáo của nước Yên, nước Triệu có để ý không?
Nước Triệu phải lo ổn định các phe phái, nhưng vẫn tiến thối tự nhiên theo cục diện, dù là tấn công nước Yên hay không, cứ thừa cơ cướp lấy Kim Châu luôn không sai, chư quốc chỉ có thể trơ mắt mà nhìn, không ai có thể làm gì họ.
Đối mặt với thế công của nước Triệu không cần kiêng nể gì, cũng không cần lo lắng sau này, Kim Châu không thể ngăn được, cầu cứu ba phái lớn của nước Triệu cũng vô dụng, quan hệ tích súc lâu dài cũng chỉ để cho chó ăn.
Trước kia ba phái lớn của nước Triệu còn làm chỗ dựa cho Kim Châu, có thể còn nói gì đó kiểu như không nên nội loạn vân vân. Nhưng thế cục hiện giờ đã khác, rất có thể ba phái lớn của nước Triệu đang muốn ăn một miếng thịt mỡ khác, làm sao quản sống chết của Kim Châu.
Với thế công của nhân mã triều đình do Đại Đô Đốc nước Triệu Phiền Tú thống lĩnh, Kim Châu sao tránh được bại, khóc không ra nước mắt.
May sao Kim Châu đã chuẩn bị trước về tâm lý và thực chất. Nam Châu đã dự thiết đường lui cho họ, vừa có manh mối chiến sự, phần lớn vật tư ở Kim Châu đã bắt đầu rút lui về Nam Châu. Nam Châu chưa được triều đình nước Yên cho phép đã mở rộng biên cảnh nước Yên, thả cho thế lực Kim Châu phát triển không gì ngăn cản.
Nhân mã Kim Châu vừa đánh vừa lui, cuối cùng toàn diện rút lui tiến vào cảnh nội Nam Châu, cơ nghiệp nhiều năm của Vạn Động Thiên Phủ cuối cùng đã rơi vào trong tay triều đình nước Triệu.
Mà nhân mã nước Triệu cũng thúc đẩy đến biên cảnh Nam Châu, cũng là biên cảnh nước Yên. Hiện trong triều đình nước Triệu đang tranh cãi ầm ỹ xem có đánh vào cảnh nội nước Yên, cuốn vào chiến sự lớn hơn không. Nhất thời vẫn còn khá do dự.
Nhân mã nước Triệu tiếp cận, lom lom nhìn vào, lòng người cả Nam Châu đều bàng hoàng.
Dù nước Triệu chưa phát động tấn công, Nam Châu đã chuẩn bị chiến đấu, bắt đầu đưa bách tính Nam Châu rút lui về Định Châu, tránh cho họ khỏi gặp nạn nếu nhỡ chiến sự xảy ra.
Rất nhiều bách tính vất vả lắm mới sống yên được ở Nam Châu, không muốn bỏ lại nhà cửa cơ nghiệp, không nỡ đi, có đi cũng là dìu già dắt trẻ, lòng đầy bi thương.
Mấy năm nay, Nam Châu vất vả xây dựng cục diện thật tốt và trật tự ổn định, chớp mắt đã bị huỷ hoại chỉ trong chốc lát…
Khi đại quân tạm nghỉ, một con phi cầm cỡ lớn từ xa hạ xuống. Chưởng môn Hoàng Liệt quay về Nam Châu xem xét tình hình Đại Thiện sơn.
Lão âm trầm xông thẳng vào trong trướng trung quân.
Mông Sơn Minh đang bàn giao công việc với Thương Triêu Tông.