Rời đi xa, ngồi vào quán trà ven đường, Vương Liễn làu bàu:
" Thưa cha, tại sao chúng ta lại nhẫn nhịn vậy. Khác nào giống tên Phúc Khang An đã làm. Chỉ vì ham sống sợ chết mà để nhục 'quốc thể... Con......"
Chưa kịp nói xong, Vương Kiệt quát:
" Im. Mạng sống là quan trọng......." rồi lẩm bẩm:' dù sao nhà Thanh cũng của bọn man- di, không phải do người Hán chúng ta, không phải nhục'.
Thấy cha nói nhỏ, Vương Liễn thưa:
" Cha nói gì con không nghe rõ...."
Vương Kiệt vội xua tay:
" Không có gì, không có gì. " vội vã lau mồ hôi, không biết tại sao, bản thân lại nghĩ vậy, nói tiếp:
" Bọn đó sẽ đền mạng. Chúng ta vừa suy nghĩ không chu toàn, đúng là mất khôn."
Tuy còn ngờ vực, nhưng hắn không dám hỏi tiếp, gật đầu:
" Là sao cha."
Vương Kiệt nhỏ giọng:
" Chúng ta tự tiện đi đến cung điện, không bị giết là may. Nếu ai giả trang như vậy, mà cũng cho vào thì Vương nước này chết lâu rồi. "
Xong cười lớn:
" Haha. Thật ngu."
Vương Liễn đáp:
" Vâng, vậy mà lúc nãy con cũng không nghĩ ra, thật hồ đồ" Xong nhẹ than:
" Nhưng giờ phải làm sao cha. Việc này không để lâu được."
" Chúng ta đến Bộ Lễ xem. Trước đây ta cũng thư từ qua một lần. Chắc sẽ dễ dàng hơn."
" Vâng."
...........
Hai người đến Bộ Lễ, tuy gặp cản trở, nhưng sau khi đưa ra chiếu phong thì tuy không thể xác nhận thực hư. Nhưng sắp xếp cho hai người ngồi đợi, do quan Thượng Thư Nguyễn Văn Danh (*) ra ngoài.
Hai người ngồi đến trưa, khi mặt trời dần đứng bóng thì Nguyễn Văn Danh mới về. Nhìn hai người ánh mắt trở lên vi diệu, nhưng làm bộ không thấy, đi vào. Tên Thị Lang thấy Thượng thư về, vội vã:
" Thưa đại nhân, có hai người tự xưng là sứ thần nhà Thanh, cho xem biểu. Xác nhận với hồ sơ lưu trữ thì thấy giống 90%, một người tự xưng là Vương Kiệt - Quân cơ đại thần, từng viết thư bang giao. So nét chữ thì thấy giống."
" Ừm. Ngươi để đó. Ta xem qua."
" Vâng."
Thấy cửa phòng khép, hắn cũng chả xem lại, bởi hắn biết rằng, hai kẻ đó là thực. Ngồi nhâm nhi một tuần trà, hắn mới uể oải bước ra.
Sắc mặt cũng vô cùng hồ hởi, áy náy:
" Để hai vị đợi lâu. Thật là có lỗi."
" Không có chi. Gặp được quan thượng thư là tốt rồi."
" Vâng. Mời hai người vào."
.............
Bên trong, hắn nghe Vương Kiệt kể lại đầu đuôi, cũng như sự phẫn uất của Vương Liễn, vỗ bàn cả giận:
" Bọn lính thật to gan, xấu mặt đất nước. Mong hai người thông cảm. Tôi cùng mọi người vào cung gặp bệ hạ."
" Vâng. Cảm ơn Nguyễn đại nhân."
...........
Ba người nhanh chóng vào cung, đến cửa, hắn nhìn hai người hỏi:
" Những tên lính đó là ai. Hai người chỉ cho tôi để bẩm bệ hạ xử tội."
Hai người quan sát nhưng không thấy, lắc đầu.
Hắn nhìn tên lính nói:
" Sâng nay các ngươi cũng canh ở đây."
Tên lính vội đáp:
" Không. Thưa đại nhân, bọn nô tài canh ca chiều. Còn buổi sáng là ca khác."
" Ừm. Nghi lại danh sách những người buổi sáng canh. Nộp lên cho Tiểu công công. Ta tự mình bẩm lên bệ hạ."
" Vâng."
Nghe xong, hắn quay ra giải thích với hai người.
Biết toán lính canh đã thay ca, không gặp. Vương Liễn trong lòng hậm hực.
............
Hắn dẫn hai người lượn quanh một vòng. Xung quanh, từng tốp cấm vệ quân, trang bị kiếm, bước đi ầm ầm, đều bước, ai ai đều toả ra sát khi.
Nhìn vậy, hai cha con Vương Liễn bỗng thấy e sợ, trong lòng cảng thầm nhủ cần phải cẩn trọng hơn.
Đưa hai người đến điện Suỳnh Uyên, hắn nói:
" Mọi người đợi ở đây, tôi đi bẩm báo với bệ hạ."
" Được. Cảm ơn Nguyễn huynh."
..........
Trong thư phòng, hắn vừa bước vào. Bên trong, Trương Mỹ Ngọc, Hồ Công Thuyên, Ngô Văn Sở,.... đã đợi. Nhìn thấy hắn đến, mọi người vội vã hỏi:
" Tên đó thái độ như nào. Có phải hách dịch không?"
" Mà nghe nói đang ở Thăng Long mà? Sao đã tới."
" Bệ hạ sắp xếp như vậy làm gì."
.........
.........
Nghe mọi người dồn dập hỏi, hắn lắc đầu:
" Ta cũng như các vị. Được bệ hạ sai khiển. Mọi chuyện đầu từ Tiểu công công nói."
Nghe vậy, mọi người nhìn về Tiểu Quế Tử,. Trước ánh mặt mọi người Tiểu Quế Tử, nói:
" Ta tài học ngu dốt. Không hiểu thâm ý bệ hạ. Chỉ nghe bệ hạ nói, việc này để bỏ lệ cúng người bằng vàng."
Nghe vậy, tất cả mọi người đều sững sờ.
..........
Tục lệ cúng người bằng vàng thì ai cũng biết. Mọi người thường lầm tưởng rằng "yêu sách" đó nó bắt đầu sau khi Bình Định Vương Lê Lợi chém rơi đầu An Viễn Hầu Liễu Thăng ở Chi Lăng ( 9/1427).
Nhưng thực chất nó bắt đầu từ nhà Nguyễn [ đang hùng bá thế giới khi đó] đối với nhà Trần (1267) nhằm lấy lại thể diện cho trận thua năm (1257) [ 1) Vua nước ấy phải sang chầu; 2) Cho con em vua sang làm con tin; 3) Biên nộp hộ khẩu trong nước; 4) Góp quân lính; 5) Đóng sưu thuế; 6) Đặt chức Đạt lỗ hoa xích để cai trị. ]
Nhưng nhà Trần với hào khí Đông A, dẫn đầu là Trần Thánh Tông, thẳng thừng đáp: " C*C", " ĐM" khiến quân Nguyên bực dọc, cử quân sang hai lần nữa(1285; 1288) nhưng đều thất bại. Từ đó không dám bén bảng, ý kiến.
Chỉ khi Bình Định Vương " khởi nghiệp" với hai bàn tay trắng với thủ thuật diệu kỳ mà từ kinh tế đến chính trị, từ xưa đến nay đều chưa bao giờ mất đi tác dụng. Đó là lời hứa. " Miền Trà Lân trúc trẻ cho bay" ( lời hứa theo gió bay ở miền Trà Lân)(**). Trước tình hình đất nước tàn phá sau chiến tranh, sách vở, đền đài bị đốt trụi, quốc khố rỗng không, dân chúng lầm than.....đành " cam chịu " cống người vàng.
Việc này là sự nhượng bộ, thoả hiệp của cả hai bên chứ không chỉ riêng bên nào: với “thiên triều” là để thoả mãn tư tưởng “Hoa tâm”, “Đại Hán” của họ (nhiều khi cũng là kiểu AQ chủ nghĩa rất hài hước) và với Đại Việt thì nó là một động thái khôn khéo để “hàn gắn” mối quan hệ bang giao bị tổn thương bởi chiến tranh giữa hai nước, củng cố hoà bình, ổn định hoặc đạt được sự công nhận về danh nghĩa của triều đình phương Bắc (nhiều khi quan trọng để đạt được tính chính danh ở bên trong). Nên dù chấp nhận nhưng nhà Lê chỉ có hai lần:
năm 1429: sau khi Lê Lợi mới lên ngôi, vừa qua chiến tranh.
năm 1434- Lê Thái Tông mới lên ngôi - công thần lộng quyền: Lê Sát......
Sau này chúng ta còn cúng người vàng hai lần. Một là do " Vết nhơ lịch sử " Mạc Đăng Dung tự thân chịu trói (tượng trưng) đến Trấn Nam Quan “đầu hàng” và dâng cống người vàng, người bạc thay mình( 1540).
Và năm 1597, Lê Duy Đàm (tức Lê Thế Tông) - sau khi dẹp tan họ Mạc, lên Trấn Nam Quan hội khám và bàn định lễ nghi cống phẩm, dâng người vàng chấp nhận theo yêu cầu của nhà Minh.
............
Nghĩ đến đây, tất cả nghi hoặc, nếu mục đích sứ nhà Thanh sang là như vậy, thì quả thật vô cùng nguy hiểm, nó sẽ sẽ khiến kinh tế suy giảm, thụt lùi, ngày thống nhất sẽ càng xa.......
Mọi người trầm tư suy nghĩ cách đối phó thì Tiểu Quế Tử hô:
" Bệ hạ giá lâm."
Mọi người đồng loạt cung kính
" Tham kiến bệ hạ."
Nguyễn Huệ phất tay:
" Bình thân."
" Ta ơn bệ hạ."
Xong hắn nhìn mọi người nói:
" Ta biết các ngươi rất mơ hồ. Đi theo ta sẽ rõ."
" Vâng. Chúng thần ngu dốt, đã phiền bệ hạ."
Nghe vậy, hắn bình thản nhưng trong lòng cười lớn.
.........
(*) Nguyễn Văn Danh hay Nguyễn Văn Dụng là một tướng lĩnh kiệt xuất của phong trào Tây Sơn.
Ông là anh của Hộ giá Thượng tướng quân Nguyễn Văn Huấn. Hai anh em là anh em họ ngoại (anh em cô cậu) của ba anh em Tây Sơn Tam Kiệt. Cả hai anh em cùng theo học thầy Trương Văn Hiến.
Nguyễn Văn Danh đóng vai trò tham mưu cho Nguyễn Huệ trong quá trình khởi nghĩa và các chiến dịch quân sự.
(**) NHỮNG LỜI NÓI DỐI DỰNG NÊN ĐẾ NGHIỆP TỪ TAY TRẮNG
Thật ra bảo Lê Thái Tổ tay trắng cũng không đúng lắm. Nhà cụ tuy nghèo thật, thân cô thế cô thật, nhưng có vàng bạc thành đống, nô bộc thành đàn, cùng vài người bạn gia cảnh cũng khó khăn túng thiếu như mình. Kẻ khổ gặp nhau, sóng vai vượt khó, cuối cùng huy động được vài ngàn quân khởi nghiệp.
Cơ mà sau nhiều trận quân thua tan tác, chạy ngược chạy xuôi, quân lương cạn kiệt, có thể xem là cụ tay trắng thật.
Ngoài yếu tố chiến lược trong quân sự, mà công lao bước ngoặt đầu tiên thuộc về Nguyễn Chích, con đường tiến đến vinh quang của Lam Sơn nói chung và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) nói riêng không thể thiếu một thủ thuật diệu kỳ mà từ kinh tế đến chính trị, từ xưa đến nay đều chưa bao giờ mất đi tác dụng.
Đó là lời hứa.
Kẻ thấm thía nhất lời hứa ấy, có lẽ không ai bằng hoàng đế nhà Minh.
“Phản tặc Lê Lợi manh tâm gây họa không phải chỉ mới một sớm. Nếu lúc khởi đầu bắt nó, dễ như nhặt một gọng cỏ. Nhưng nghe lời người ngu, chỉ lo việc chiêu phủ kéo dài đến nay đã 8 năm trời. Cuối cùng chúng không tuân mệnh, dưỡng thành cái thế độc dữ...” (Trích: Minh thực lục)
Năm 1422:
Bấy giờ, do trải nhiều phen hoạn nạn, quân lính đã mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi, đều khuyên Lê Lợi giảng hòa với giặc. Cụ bất đắc dĩ phải vờ hòa hiếu với bọn tướng giặc Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, để yên lòng quân.
Lê Lợi gửi thư cho quan tướng nhà Minh, kêu oan, kể khổ, thề thốt hết lời mình một lòng hướng về “chính đạo”, chỉ cần được tha thứ hành động nông nỗi do cùng quẫn khi trước là cụ sẵn sàng liều thân vì nhà Minh đánh bắc, dẹp tây lập công chuộc tội.
“Vậy xin kính sai bọn anh họ là Lê Vận dâng thư đến viên môn, giải bày oan khổ, cúi xin đại nhân tha cho lỗi đã qua, mở cho đường đổi mới. Nếu được rủ lòng khoan thứ, thật là ơn tạo hóa của trời đất vậy.”
“Nay tôi lìa quê hương mà trốn tránh, bỏ vườn ruộng mà không nhìn, kể nông nỗi ấy, thực đáng xót thương! Thế mà triều đình to lớn, thú mục hiền hành, sao nỡ để tôi phải đến thế? Nay tôi chỉ trời xin thề, cùng chúng định ước, đem lòng thành tín mà quy hàng, xin đấng quân phụ cho tái tạo.“
“Tôi dẫu kém cỏi, dám đâu quên nghĩa ấy, xin hoặc cho đi đánh bắc để lập công, hoặc cho theo dẹp tây để chuộc tội, dù chết cũng không từ. Cúi xin soi xét tấc lòng thành, khoan tha tội lỗi, thực may cho tôi lắm.”
(Thật ra cụ cũng giữ lời, cũng đánh bắc, đánh tây thật, nhưng không phải các nước bắc, tây nhìn từ hướng nhà Minh, mà là các nước bắc, tây nhìn từ hướng Đại Việt, aka nhà Minh và Ai Lao ^…^)
Hai bên đình chiến, quân Minh cho quân Lam Sơn nhiều trâu ngựa, cá muối, thóc giống và nông cụ để dụ dỗ; quân Lam Sơn thì đáp lễ bằng vàng bạc, nhưng đôi bên luôn phòng bị nhau. Sau khi quân ta ăn no, à nhầm, sau khi quân ta dưỡng sức xong thì đánh tiếp.
Vừa đánh, cụ vừa hứa hẹn xin hàng tiếp. Lần này, cụ nhà ta được nhà Minh treo thưởng cái chức khá to nếu chịu quy hàng: Tri phủ Thanh Hoá. Chức này là nhờ quan hệ mà có được, cụ thể là nhờ hoạn quan Sơn Thọ, người được Lam Sơn biếu tặng vàng bạc phía trên kia.
Năm 1424, tháng 9, thời vua Vĩnh Lạc:
(Ban sắc phong cho Lê Lợi làm tri phủ Thanh Hoá)
Sở dĩ có sắc dụ này, vì Thọ tâu trước mặt Thiên tử rằng Lê Lợi và y hợp ý nhau, nay đến dụ sẽ trở về. Thiên tử nói :
“Bọn giặc gian trá, ngươi không biết được. Nếu bị lừa, đây là dịp giúp cho thế giặc ngày một lớn, khó mà chế ngự.”
Thọ khấu đầu tâu rằng :
“Nếu như thần dụ mà nó không quay về, thì tội thần đáng vạn lần chết.”
Thế là Sơn Thọ lặn lội từ Yên Kinh sang gặp quân ta.
Vâng, và như mọi người đã đoán ra, chức quan này cũng chỉ là bàn đạp, ta vờ chờ mong cho có vậy thôi. Chủ yếu là để vua nhà Minh có cái mà hy vọng, kéo dài thời gian xuất binh thêm một chút.
Trong lúc ấy, quân Lam Sơn lại vây thành Trà Lân ở Nghệ An, nơi thổ quan Cầm Bành trấn thủ. Cầm Bành cố thủ hơn một tháng, quân Lam Sơn không đánh được, nhưng quân Minh ở gần đấy cũng chưa cứu viện. Lê Lợi gọi các tướng đến bảo rằng:
"Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi.”
Thế là Lê Lợi lại gửi thư. Trong thư cụ nói thác là vẫn muốn theo lời thỉnh cầu của họ, trở về Thanh Hóa, nhưng lại bị Cầm Bành chặn đường, nếu có lòng thương thì xin cho một người tạm đến hòa giải để thông đường về.
Chắc trong thư cụ gửi kèm vài giọt lệ, nên quan tướng nhà Minh thương cụ thật. Cầm Bành thấy viện binh lâu chưa đến, đầu hàng. Trà Lân thất thủ.
Phía bên kia, vua Vĩnh Lạc băng hà, vua Hồng Hi kế vị.
Cụ nhà ta vừa đánh vừa xin hàng tiếp.
Vị tân đế này lại nhìn thấu cụ.
Năm 1425, thời vua Hồng Hi:
“Triều đình mệnh các ngươi trấn thủ Giao Chỉ là để yên ổn một phương, nay được biết bọn đầu đảng Lê Lợi cướp phá châu huyện, ngăn cắt đường sá. Các ngươi mới đây tâu rằng đã chiêu dụ Lê Lợi xin đợi mùa thu mát đến Thanh Hóa nhậm chức. Nay đã mùa thu rồi, thực sự Lợi đã đến nhậm chức chưa? Trẫm ước tính tên giặc này ngụy trá, không có lòng quy thuận, chỉ dùng lời lẽ để hoãn binh để bọn chúng được thung dung tụ tập, tương lai tất gây hậu hoạn, các ngươi không suy nghĩ đến hay sao?”
Vậy mà việc hứa hẹn, xin chức ấy vẫn còn tiếp diễn đến năm 1426. Lần này cụ viện cớ đổi qua xin chức khác.
“Tổng cai quản ty bố chánh, án sát Giao Chỉ thượng thư Trần Hiệp tâu rằng: kẻ cầm đầu giặc Lê Lợi tuy xin hàng, nhưng thực chất hai lòng, chiêu dụ tụ tập đảng nghịch kháng cự quan binh, đánh vây châu Trà Lân, giết Tri châu Cầm Bành, ngầm liên kết với viên Thổ quan châu Ngọc Ma Cầm Quý, cùng tù trưởng Lão Qua để gây ác. Thái giám Sơn Thọ ban sắc xá tội cho Lợi, ban chức Tri phủ Thanh Hóa. Lợi xin đến mùa thu mát đến nhậm chức, nay lại tâu vốn kết oán với tham chính Lương Nhữ Hốt, nên xin bỏ chức tri phủ để coi châu Trà Lân.”
Đang xin chưa chốt thì vua Minh mới tại vị một năm đã băng hà. Vua mới là Tuyên Đức kế ngôi, cụ nhà ta... tiếp tục xin hàng.
Chắc tân đế nghĩ cụ là dân miền núi, thật thà chất phác, nên vẫn mắt nhắm mắt mở cho cơ hội.
“Lê Lợi, Phan Liêu, Lộ Văn Luật, vốn đã quy phụ triều đình, từng được bổ nhiệm sử dụng, rồi suy nghĩ lệch lạc, để đến nỗi sai trái như vậy. Nay đặc biệt mở con đường đổi mới, nếu thành thực hối cải, trở lại theo điều thiện, giữ tiết bề tôi thì được tha tội, vẫn được trao quan chức.”
Dĩ nhiên, cụ Lợi nhà ta lại tiếp tục hứa hẹn quy hàng và xin chức. Xin đến chức nào thì kết cục ai cũng biết.
Thật ra thủ thuật “đánh lấy vốn liếng - hứa hẹn quy hàng - xin chức” này không phải đến năm 1422 Lê Lợi mới dùng. Ngay từ năm 1418, lúc quân Lam Sơn chính thức phất cờ khởi nghĩa, nhà Minh đã tóm tắt tiểu sử Lê Lợi như sau:
“Trước đây Trần Quý Khoách (nhà hậu Trần) làm phản, Lợi sung chức Kim Ngô tướng quân ngụy, rồi bó thân xin hàng, được (nhà Minh) ban chức tuần kiểm, nhưng vẫn ôm lòng phản trắc.”
Sớm biết cụ như vậy, thế mà lúc cụ hứa cũng cố gắng cho cơ hội như thật í. Có khi 3 đời ông cháu vua Minh đều nghĩ: “Chắc nó chừa mình ra.”