Thấy hai cha con sứ thần quỳ xuống, các quan viên trố mắt nhìn xem. Trong lòng vô cùng rung động.
...........
Sứ thần phương Bắc sang nước ta ở bất kì triều đại nào đều hống hách.
Trong lịch sử chỉ có duy nhất triều Trần dưới thời Trần Nhân Tông, khiến sứ thần phương Bắc run sợ, ngoan ngoãn cụp đầu. Năm 1288, Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn và Trương Lập Đạo(*) năm 1292. Cuối cùng tất cả đều chết trên đưng trở về phương Bắc.
Thấy lần này bệ hạ doạ sợ sứ thần, ai lấy đều kích động, hả hê.
...........
Còn Nguyễn Huệ nhìn thấy, hiệu quả chấn nhiếp tạo thành, đánh mắt cho Tiểu Quế Tử tiến đỡ hai người dậy. Giọng trở lên hoà nhã:
" Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại. Sứ thần ' bao dung' thì trẫm đây cũng đáp lễ. Nếu đã biết 'tội' thì xem như thế nào? "
Rồi than vãn:
" Trước Bình Định Vương Lê Lợi chém đầu Liễu Thanh phải 'đền' người vàng; kẻ khinh nhờn hai vị đã bắt quy án, mặc nhiên chém giết.... Ấy là tôn trọng 'đạo lí'. Tuy là nước nhỏ, nhưng cũng biết phải trái, chả nhẽ sứ thần đường đường ' đại quan thiên triều', vậy mà muốn xin không ư."
Nghe vậy, Vương Kiệt cúi đầu suy tư, xong cầm lấy chiếu thư cùng đôi vòng ngọc đeo tay, nói:
" Đây là đồ mà hoàng đế bảo mang sang. Có căn dặn phải cố gắng hống hách, đặt điều..... Nay bệ hạ đã ' tha tội' thì tôi xin dâng lên luôn. Sau đó chỉ cần bệ hạ tha tội, tôi sẽ ra Thăng Long, lập tức trở về.
Về nước thì tôi sẽ hết lòng nói để hoàng đế không động binh, đồng thời cũng bỏ tục lệ cúng người vàng. Xin bệ hạ yên tâm."
Nhìn vòng ngọc, Nguyễn Huệ cười mỉa:
" Hắn ban cho trẫm vòng ngọc để ngụ ý ư. 'Tụ tập các hạt ngọc, nối liền các hạt châu để xoay quanh ngôi sao Bắc thần tạo nên một cảnh tượng triền miên mãi mãi. ' Ngây thơ."
Rồi cầm lấy đoản đao bên người, chém xoẹt:
" Việc nước xưa nay có bại thành
Miễn sao giữ trọn được thanh danh
Giặc mạnh, chí lớn không hề nản
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành."
Thấy vậy, Vương Kiệt cùng con trai cúi ngầm đầu. Nguyễn Huệ tiếp:
" Các ngươi chỉ cần tất cả viết lại trong tờ giấy, làm hai bản, sau đó điểm vân tay, thì trẫm sẽ tha. Cũng giúp bày kế, khiến không ai nghi ngờ. Nếu làm như các ngươi nói thì dễ sai xót, hắn cũng không phải kẻ ngu."
" Vâng."
Xong hai người vừa mài mực, vừa đọc, bên trong đều là lời đại nghịch bất đạo, hai người liếc nhau, nhưng vẫn lặng yên viết và điểm dấu.
.........
Một tuần trà, cả hai xong xuôi, hắn cầm lấy. Cười khen:
" Tốt." Rồi nhìn hai người nói.
" Sau này ta sẽ cho người theo sát ' bảo vệ' các ngươi. Không ý kiến chứ."
" Không. Cẩn tuân bệ hạ an bài." Hai người ngoan ngoãn gật đầu.
" Ừm." Nhìn lấy Hồ Công Thuyên:
" Người do ngươi sắp xếp. Lựa chọn tinh binh. Trẫm không muốn hai sứ thần có chuyện."
" Vâng."
..........
Sau đó, Nguyễn Huệ bắt đầu nói kế hoạch:
" Trong ngày hôm nay, Trẫm sẽ cấp tốc đưa hai ngươi ra Thăng Long, đồng thời bảo bọn Ngô Thì Nhậm thả người.
Sau đó các ngươi cố gắng ' khuyên nhủ' bọn chúng. Đợi Ngô Thì Nhậm bày đặt ' trang trọng', sẽ xuất phát từ ngoài vào,
Ta sẽ cho người giả làm trẫm đứng ra nhận chiếu phong vương, cùng nhiều tặng vật.
Sau đó Ngô Thì Nhậm sẽ viết biểu cảm ơn cho ngươi cầm về."
Ngường lúc tiếp:
" Cùng lúc này, trẫm sẽ cho người đem chiếu thư gửi Phúc An Khang( Nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều. Trẫm không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh.)
Hắn sẽ tâu lên, khi đó, các ngươi chỉ cần ủng hộ là được."
Nghe xong, hai cha con Vương Kiệt liên tục gật đầu tạ ơn.
Thấy vậy, hắn nhìn Tiểu Quế Tử:
" Ngươi dẫn hai người về Sứ quán nghỉ, nhớ bảo vệ 'cẩn thận', không cho ai ' tiếp cận', tránh gặp nguy hiểm."
" Vâng."
Sau đó ba người rời đi.
.........
Thấy bọn Vương Kiệt đi, các quan đồng loạt quỳ xuống:
" Bệ hạ anh minh. "
" Đức vọng cổ kim. Chúng thần được theo người là phúc muôn đời."
" Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế."
.........
.........
Nghe vậy, hắn cười:
" Đứng lên đi. Việc này hoàn thành chỉ xong kế hoạch A. Muốn ' đệ nhất kim cổ', Trẫm còn làm nhiều."
Thở dài, xong tiếp:
" Khi bọn chúng rời đi, các khanh cũng tập hợp, lựa chọn một nhóm người, tài giỏi, am hiểu bên đó.....để chuẩn bị lên đường sang đó."
" Vâng." Mọi người đáp, dù không hiểu tại sao.
Lúc sau, Trương Mỹ Ngọc tiến lên:
" Thưa bệ hạ, chúng ta cử phái đoàn sang làm gì ạ. Chúng ta mới đưa cống vật. Đi sang đó nữa có phải quá tốn kém...."
Nghe xong, hắn cười lớn, xong chậm rãi nói:
" Trẫm biết các ngươi ở đây đều không hiểu. Nhưng các khanh hẳn biết: năm 1781, Trịnh Sâm từng đã dâng biểu lên Càn Long xét lại vấn đề sáu châu, với mong muốn lấy lại. Nhưng họ Trịnh khi đó mục nát, không có lực lượng làm hậu thuẫn nên nhà Thanh không thèm xét.
Nay Trẫm thấy rằnglực lượng của nước ta đang hùng mạnh, vừa đánh bại chúng, đưa ra chắc hẳn chúng không dám coi thường. Đất tổ tiên không thể để mất được."
" Vâng. Nhưng còn Nguyễn Ánh ở phía trong. Đất nước chưa ổn. Làm đó có phải nóng vội?"
" Haha. Trẫm đã có đối sách. Chuyện đó câc ngươi chưa cần biết. Chưa phải lúc."
" Vâng."
P/s: (*) Trương Lập Đạo hai lần sang sứ Việt Nam vào các năm 1267, 1271 trước khi chiến thắng quân Nguyên lần 2. Năm 1292, lại được Hốt Tất Liệt cử sang, dù là nước thua trận nhưng Lập Đạo vẫn giữ thái độ ngạo mạn như lần trước. Ngay cả đạo chiếu thư mà Đạo mang sang cũng không phải đạo chút nào, vẫn toàn những lời hoang tưởng như đòi vua Trần sang chầu, đòi triều cống. Trần Nhân Tông vặn lại thì hắn cứng họng, dù thả đi nhưng giống sau khi trao thông trả Ô Mã Nhi (ta trả nhưng sau cho người theo ngầm đục thuyền) [ 1288, Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn], lần này cũng vậy.
Hốt Tất Liệt hai lần như vậy thì vô cùng căm tức, quan hệ hai nước đóng băng. Có ý định chiến tranh lần 4, nhưng năm 1294, Hốt Tất Liệt qua đời. Nội bộ nhà Nguyên bất ổn, lên đã không xảy ra.