Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 109: Kế hoạch Cam Ranh( Sơ lược) (3)




Con tàu tiến đến đảo Cô Tô, sau đó chậm rãi đi vào căn cứ Hải Quân 1, nằm sâu bên trong hồ Trường Xuân.

Khi chạm bến, một tiếng còi ngân dài, những thang mây nhanh chóng thả. Lần lượt từng người từng người bước xuống.

Tuy tiếng động khá lớn, nhưng mọi người dường như không quan tâm, vẫn miệt mài tiếp tục công việc. Trần Trí đứng bên, vội vã giải thích:

" Thưa công tử, do tầu Định Quốc thường xuyên tổ chức huấn luyện thực tiễn. Lên mọi người quá quen. Cho nên...."

Hắn phất tay:

" Không sao, ta cũng không muốn động tĩnh quá lớn."

" Vâng."

...........

Sau đó hắn cùng Nguyễn Long dưới sự dẫn dắt của Trần Trí bắt đầu tham quan.

Dù là người vẽ bản đồ thiết kế, nhưng khi áp dụng điều kiện thực tế có những sự thay đổi cho phù hợp. Quan sát hắn vẫn thấy vô cùng mới mẻ.

Đây là căn cứ hải quân quy mô lớn thứ hai ở miền Bắc, sau Thị Nải, được xây dựng theo tiêu chuẩn mới. Áp dụng những công nghệ hiện đại nhất từ viện nghiên cứu làng Đại.

Bảo vệ căn cứ gồm hai tầng, phân biệt trên bờ và dưới biển.

Phía trên là do hai đội(60-100 người) thay phiên canh gác, bất kì ai ra vào đều được khám xét cẩn thận, xác minh hai lớp( đọc khẩu hiệu căn cứ trong ngày và khẩu lệnh khi xin ra- chỉ có tác dụng một lần.)

Phía dưới là 6 đội thuyền (600 người) liên tục tuần tra xung quanh đảo Cô Tô, cũng như Hòn Ngang; Hòn Nhựa, Đảo Thanh Lân........Chỉ cần nhận thấy sự khác lạ sẵn sàng tiến tới áp sát, bắt giữ hoặc nổ súng tiêu diệt.

Nghe vậy, hắn khá hài lòng. Sau đó bắt đầu quan sát khu đầu tiên trong 4 khu của căn cứ.

..........

Khu 1: Xưởng đóng tầu. Nơi tiến hành đóng các mẫu thuyền mới dựa theo bản thiết kế mà hắn nhớ và vẽ phác hoạ lại. Cũng như tu bổ, bảo dưỡng thuyền.

Khi hắn bước vào bên trong, tất cả đều tất bật, người xẻ, người cưa, lắp nghép..... Nhưng ấn tượng hơn cả là sự đa sắc tộc khi có cả thợ thủ công người Chăm, Minh hương, Tây.... Thấy vẻ mặt thắc mắc của hắn, Trần Trí nói:

" Thưa Vương gia, do giao thông vận tải đường biển thuận lợi, hệ thống kênh ngòi dầy đặc, nên công nghiệp đóng thuyền thịnh vượng ở nước ta thế kỉ 18, nhưng chúng không phải là độc quyền của người Việt. Trong đó có sự góp sức lớn của Minh hương, người Chăm và Phương Tây. Tiêu biểu là Thức thuyền mà Đỗ Thanh Nhơn từng đóng."

Rồi như biết hắn là người có chủ nghĩa bài hoa rất mạnh, hạn chế gần như tuyệt đối sự tham gia kinh tế của người Hoa vào nền kinh tế, tiếp:

" Vương gia yên tâm, tất cả những người này đều mang trong mình nửa dòng máu Việt. Định cư ở Đông Lào đã là đời thứ ba, lên có thể coi là người Việt."

" Ừm." Hắn dường như tạm chấp nhận, ba người tiếp tục đi đến phía cuối, nơi trưng bầy các mẫu thuyền được phát triển bởi chính người Việt.

Bởi kiến thức về thuyền của hắn rất hạn chế, chỉ nhớ được sơ hoạ nên mẫu thiết kế của hắn đưa lại chủ yếu là sửa đổi cách tên trên cơ sở mẫu thuyền sẵn có của Tây Sơn cũng như phương hướng phát triển của Hải quân thế giới."

Nên lần này đến nơi, hắn rất hi vọng có thể chứng kiến thêm kì tích.

...........

Quả như vậy, do là nơi nghiên cứu, bên trong vô cùng an tĩnh, người phụ trách chủ yếu là những thợ thủ công lâu năm, đang thiết kế dưới sự tư vấn của các chuyên gia hải quân Tây Sơn, có kinh nghiệm trận mạc, tham gia vào chiến thắng Rạch ngầm- Xoài mút.

Bên trong có bốn mẫu thuyền, tuy vẫn dựa trên thiết kế cũ nhưng đã được phân loại, thay đổi cho phù hợp mục đích. Như chiến thuyền - sử dụng bánh răng tại vị trí người chèo thuyền, đai thức thuyền- hai cột buồm có ba khúc giống như loại của Anh, dây cáp được điều khiển bằng tời), thuyền buxuo - loại thuyền nhỏ tương tự như của phương tây nhưng có hai cần lái ở hai bên đuôi thuyền và tam bản đầu to - được bọc vài lớp da bò chưa thuộc với mũi thuyền cao hơn đuôi nhằm mục đích phòng thủ.

Quan sát thông số được dán mác bên cạnh, hắn vỗ tay:

" Tuyệt. Không hổ sức sáng tạo của người Việt chúng ta."

Tuy với tầm mắt mắt của hắn, thì khá đơn sơ nhưng nó phù hợp hiện tại. Ví dụ hắn chỉ biết rằng thuyền chiến bọc đồng có lợi, cũng biết chưa sử dụng động cơ hơi nước thì thuyền làm vậy thuyền sẽ nặng hơn và di chuyển chậm chạm; nhưng cũng chịu bởi không biết cách thay thế, mà ở đây mọi người đã nghĩ ra việc sử dụng da bò chưa thuộc tuy không thể công dụng bằng nhưng lại phù hợp.... càng xem hắn càng thích.

Mấy lão già đang nghiên cứu nhất thời bị đánh động, bực dọc, quay lại, nhưng khi nhìn thấy Trần Trí thì sắc mặt hoàn hoãn, tiến lại:

" Tham kiến Đô Đốc."

" Ừm." Trần Trí đáp, sau nhìn hắn giới thiệu:

" Mọi người hẳn nghe tới Vương gia, căn cứ này cũng do người sáng lập, thiết kế. ....Và người đó ngay trước các ngưoi đây."

Tất cả nghe vậy, sững sờ, trong lòng thì hàng vạn câu hỏi: Vương gia trẻ vậy ư? Thật kích động? Vừa Vương gia vỗ tay có phải tán thưởng không? Oa, oa thật xúc động.....

Thấy Trần Trí giới thiệu xong, mọi người đứng im, hắn mở lời:

" Chào mọi người. Thành quả nghiên cứu thật tốt."

Hắn nói xong, tất cả đều kích động, không khsi bỗng chốc nổ tung. Liên tục các câu hỏi, hắn kiên nhẫn trả lời, giải thích, tranh luận.

Khi sắc trời dần ngả chiều, hắn rời đi trong ánh mắt lưu luyến không thôi của tất cả.

........,,,

Tiếp theo hắn tham quan ba khu còn lại.

Khu thứ hai là khu vật tư, bao gồm lương thực, khí tài, quân trang. Và đặc biệt là gỗ phục vụ đóng thuyền, được chất đầy thành từng hàng, chủ yếu là gỗ sao( Thái Nguyên), gỗ kiền kiền( Phú Xuân), sến mủ ( Thanh Hoá), được vận chuyển tập kết theo các bè máng về Cô Tô.

Nhìn vậy, nhớ tới tác hại cửa chặt rừng: xói lở, mất đất....... hắn quay sang nhìn Trần Long nói:

" Việc khai thác gỗ cần thực hiện đan xen đan xen, trong một nhóm ba cây gần nhau thì thực hiện chặt 1 cây giữ lại 2 cây, đồng thời trồng cây mới vào chỗ cây vừa chặt, như vậy việc khai thác mới lâu dài. "

Nghe vậy, Nguyễn Long vội vạ gật đầu:

" Vâng. Hạ thần nghi nhớ. Sẽ bảo mọi người làm theo."

..........

Khu thứ ba là nơi học tập tư duy mới, leo đậu thuyền chiến..... Khi hắn đến thì phần lớn học viên vừa hoàn thành khoá học trên lớp, bắt đầu huấn luyện thể lực, lắc vòng xoay......

Cuối cùng là nơi ăn nghỉ, nhà bếp. Gồm những dẫy nhà được xây bằng vữa xây, quét vôi tôi màu vàng, những dãy bàn được đóng cùng loại, xếp xen kẽ.

Trời đã muộn, hắn lên thay đồ sau đó ngồi dùng bữa cùng mọi người.

Đếm đó không biết có phải do quá mệt hay không, lòng hắn khá bồn chồn, khômg yên.