Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 178: Giả tượng




Bỗng lúc này, Ngọc Du (*) từ ngoài vào, thấy tình cảnh em trai, như đồng cảm nỗi lòng, than nhẹ:

“ Chị biết em đang suy nghĩ gì. Nhưng sớm muộn chúng ta sẽ thu lại đất tổ. Đừng uống nữa.”

Vừa nói vừa cầm lấy chén rượu trên tay hắn đặt xuống.

Nguyễn Ánh bị vậy, nhưng không hề nổi nóng, nở nụ cười thật hiền hậu. Có lẽ chỉ trước mặt chị, hắn mới thoải mái như vậy. Những ký ức lại ùa về.

........

Khi xưa, chính trị là người khuyên hắn chạy trốn trước khi Nguyễn Nhạc đổi lòng, sát hại toàn bộ dòng dõi chúa Nguyễn. Chính là người khi đói nghèo, vì không để hắn lộ, lặn lội khắp nơi xin miếng ăn. Là người không tiếc mệnh, đỡ nhát chém cho hắn.....

........

Thật lâu, như trong cơn mê tỉnh giấc, hắn ngồi thẳng dậy, nhìn Ngọc Du:

“ Vâng. Mà mới sớm chị tìm em có việc ư. Em thấy chị sắc mặt không quá tốt.”

Nghe vậy, Ngọc Du gật đầu, nói:

“ Hôm qua chị có qua phủ Văn Thành (**) thì nghe vợ hắn nói, đệ định triệu hồi chồng chị về bắt tội. Xin hỏi điều ấy có chăng?”

Nguyễn Ánh cười khổ, đáp:

“ Võ Tánh có công đem binh giúp lấy lại đất Gia Định, lại là tướng tài. Mặt khác còn là anh rể, sao đệ dám bắt tội được. Chị chớ quá lo!”

Ngọc Du lắc đầu:

“ Nhưng ta nghe nói Lê Văn Quân một mực muốn quy tội cho chàng, vậy đệ tính sao? Việc này ta không quá hài lòng?”

Thở dài, tiếp:

“ Lúc trước ở đảo Côn lôn, ta đặt tên trái bần là trái thủy liễu, hắn từng nói bảo ta là tham sang phụ khó. Nhất là khi ta đề nghị gửi Cảnh (*) theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện tiện học hỏi thêm, hắn bảo là bán nước cầu vinh. Kẻ này lên trừ...”

Nói xong, không nghe Nguyễn Ánh trả lời, nàng đã đứng dậy rời đi.

......

Nhìn chị đã khuất, Nguyễn Ánh cười khổ, thở dài, nhìn sang tên thái giám Tiểu Tam nói:

“ Lê Văn Quân là công thần theo ta từ thuở long đong, nay lấy cớ gì trừ đi để khỏi mang tiếng với thiên hạ.”

Tiểu Tam suy nghĩ, vội vã nói:

“ Thưa Vương, Lê Văn Quân tính tình cứng cỏi; người không bắt tội, vẫn có cách khiến hắn phải chết...” rồi nghé tai nói nhỏ.

Nghe xong, Nguyễn ánh cười lớn:

“ Được. Ngươi đi làm đi.”

“ Vâng.”

........

Tiểu Tam vâng mệnh, nhanh chóng đến phủ họ Lê, nhìn thấy Lê Văn Quân đang bệnh, nhanh trí, nói:

“ Vương nhờ ta chuyển khẩu dụ ‘Nay ta định phong cho khanh làm Bình Bắc đại tướng quân đem binh đánh Tây Sơn, không ngờ khanh lại lâm trọng bệnh. Việc quân khẩn cấp, vậy khanh hay tạm trả ấn tín để ta sai tướng khác đánh giặc. Bao giờ khanh hết bệnh ta sẽ trả lại"

Đọc thư song Lê Văn Quân liền lấy ấn tín trao lại rồi nói rằng:

“ Phiền ngài về thưa cùng vương rằng: ‘Thỏ non dù còn, nhưng chó săn đã già cũng nên giết thịt’. Vương muốn ta chết thì ta xin chết vậy!”

Nói rồi liền bưng chén thuộc độc mà uống. Uống vừa khỏi miệng Lê Văn Quân thổ huyệt chết ngay.

.......

Tiểu Tam về thuật lại việc Lê Văn Quân, Nguyễn Ánh trong bụng mừng thầm nhưng tỏ vẻ đau buồn, chạy sang ôm thây Lê Văn Quân khóc rằng:

“ Lê lão tướng quân sao lại cố chấp đố tài như vậy, ta chỉ tạm mượn ấn tín mà thôi, nào có bạc đãi tướng quân bao giờ, sao lại nông nổi thế!”

Các tướng thấy cảnh này đều bùi ngùi rơi lệ, rồi xúm lại khuyên can mãi Nguyễn Ánh mới thôi khóc, gạt nước mắt bảo:

“ Truyền lệnh ta xuất công quỹ lo hậu sự cho Lê lão tướng quân theo lễ công hầu và lệnh các tướng sẽ đều phải để tang.”

........

Cùng lúc này, trong một căn phòng nhỏ, căn cứ của Thiên Lâu Các phía Nam, Triệu Ý nghe tin Lê Văn Quân chết, nhìn mấy người còn lại nói:

“ Bước đầu thành công, các ngươi cho người đi rải lời ca.”

“ Vâng.”

........

Không lâu, cả Gia Định, đâu đâu cũng vang lên tiếng ca:

"Xin đừng được tướng bỏ quân

Hậu phò quên kẻ trước từng gian lao"

(Lê Văn Quân đã từng gian lao theo phò Nguyễn ánh nhưng bị giết. Hậu phò ám chỉ Hậu Quân phò mã Võ Tánh)

........

Không lâu, Ngô Tùng Châu sau khi bàn bạc với Nguyễn Ánh ra khỏi phủ. Đi được một đoạn mà liên tiếp nghe được lời ca, nhìn tên hậu cận nói:

“ Đi bắt một tên lại cho ta.”

“ Vâng.”

.......

Lúc sau, một tên ăn mày bị bắt lại, hắn gằn giọng nói:

“ Câu ca từ đâu. Các ngươi biết phạm thượng không mà dám đọc....”

Tên ăn xin run run:

“ Thưa quan, tiểu nhân không biết. Nhưng lời này đâu đâu cũng nói, nghe nhiều thành quen. Mong quan thứ tội....”

Nghe vậy, hắn sắc mặt trầm trọng hơn, đạp tên ăn xin ra xa. Nhanh chóng quay vào phủ. Thấy Nguyễn Ánh vội nói:

“ Thưa Vương, trong dân gian truyền bài phản nghịch......” rồi lần lượt kể đầu đuôi.

Nghe xong, Nguyễn Ánh trầm ngâm:

“ Không có lửa làm sao có khói. Khanh cho người truy tra. Bắt kẻ đưa tin. Cấm tiệt kê nào nói. Nếu ai phát ngôn, đều bắt lại cho ta.”

“ Vâng.”

.........

Mấy ngày sau, quan quân lùng bắt, Bất kì ai nỡ miệng nói ra đều bị bắt, không kẻ lý do. Nhưng càng chặn, tiếng ca càng vang xa hơn. Có nơi còn diễn ra ẩu đả giữa dân chúng và quan lại. Nhất thời Gia Định hỗn loạn, tiếng ca thán, lòng dân càng thêm căm nghét chế độ Nguyễn Ánh. Thiện cảm ban đầu dần trở nên lung lay

......

Đúng lúc này, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Cảnh cũng trở về. Mang theo tầu đồng, súng lớn. Vừa xuống, Nguyễn Cảnh vội vã vào phủ thăm cha. Sau khi kể hết toàn bộ hành trình si chuyển, hắn mới thấy sắc mặt vua cha không tốt, cùng những lời nghe trên đường, nói:

“ Thưa người, có phải cha đang lo lắng về tin đồn kia ư?”

“ Ừm. Việc này, bác con muốn. Cha cũng thuận theo, không ngờ rắc rối vậy...”

Nghĩ đến là ý kiến của Ngọc Du, hắn không quá hỏi lý do, nói:

“ Chắc chắc là do bọn giặc cỏ Tây Sơn đồn thưở. Đúng là một lũ tiểu nhân gian tra.”

Ngưng lúc, tiếp:

“ Con thấy cách tìm kia không ổn mà càng thêm rơi vào bẫy của bọn chúng, khiến ta càng thêm bất lợi.”

Nguyễn Ánh nghe vậy, không phật lòng, mặt khác cưng chiều nhìn hắn nói:

“ Con có cách khác ư. Nói thử cha nghe xem...”

Được sự đồng ý, hắn thưa:

“ Thưa cha, giết người đền tội là việc đương nhiên. Nhất là công thần khiến quần thần bất an. Nhưng một khi kẻ làm ra là ‘ chân mệnh thiên tử’ thì tất cả sai lầm đều hóa hợp lí...”

Nghe vậy, Nguyễn Ánh như hiểu ý, cười hắc hắc:

“ lại làm trò mẹo khi xưa. Giống khi ở đảo Côn lôn ta cầu nước trời liền cho nước. Quân Tây Sơn vô đạo, trời nổi bão đánh chìm.....”

“ Vâng. Chỉ cần người khiến cho bọ dân đen thấy được người là chân mệnh đế vương, có thần tiên theo giúp không còn ai nghĩ đến việc Lê Văn Quân tự vẫn nữa.”

Nguyễn Ánh lắc đầu:

“ Nhưng khi đó, chúng ta quan sát sao trời mà đoán. Cho người dò xét xong mới đến. Lần này giữa Gia Định thì làm sao....”

Hắn cười, dường như nắm chắc, nói:

“ Người yên tâm. Lần này con có mang về một thứ gọi là khinh khí cầu.....” rồi nói một lượt kế hoạch

Nghe xong, kế hoạch Nguyễn Ánh cười lớn, nhìn Tiểu Tam nói:

“ Truyền lệnh cho Ngô Tùng Châu, tạm thời dừng tra xét. Vào gặp ta ngay.”

“ Vâng.”

.......

Trong căn phòng, hai ngày nay mặc dù ra sức tuyên truyền, nhưng quân nhà Nguyễn bỗng lặng im đến lạ, Triệu Ý cau mày:

“ Tuy mục đích ban đầu sơ bộ hoàn thành. Nhưng so mong muốn vẫn còn kém xa. Mấy ngày gần đây quân Nguyễn Ánh không động tích. Mục tiêu càng khí đạt. Các ngươi nghĩ sao.....”

“ Theo tin có lẽ tên cảnh theo bá đa lộc đã về. Hẳn có kế hoạch khác. Mấy nay trong phủ Ánh úp úp mở mở. Tiểu Tam cũng không biết thực hư...” Một người lên tiếng.

Triệu Ý gật đầu:

“ Được, trước hết cho người lui lại. Xem động tĩnh ra sao.”

“ Vâng.”

.......

Ba hôm sau, một ngày kia trời trong nắng ấm. Kể từ sau khi câu ca truyền ra, Nguyễn Ánh lần đầu xuất hiện. Đem theo vài mươi vệ sĩ đi dạo trong thành.

Bỗng đến giữa thành (nơi sầm uất nhất Gia Định) một đám mây trong như quá bóng từ trên trời sa xuống, dưới đám mây trong ấy có một vị tiên ông ngồi trong đèn lồng sắc mầu rực rỡ. Tiên ông từ lưng chừng trời cất tiếng như sấm rằng:

“ Ngọc Hoàng giáng chỉ! Nước Hoàng giáng chỉ!”

Nguyễn Ánh nhanh chóng quỳ xuống, xung quanh binh lính cùng dân chúng cũng sởn gai ốc làm theo.

Tiên ông đáp xuống đất phán rằng:

“ Người nào tên là Nguyễn vương Phúc Ánh hãy nhận ấn kiếm của Ngọc Hoàng phong làm vua nước Nam.”

Nguyễn Ánh bèn bước tới, cầm lấy ấn kiếm. Trao xong, Tiên ông lại bước tới quả bóng hình mây, qua bóng lơ lửng bay lên.

Nguyễn Ánh rút kiếm ra, ánh kiếm sáng loá, xung quanh dân chúng quỳ lạy.

.......

Từ hôm ấy, dân chúng xôn xao truyền nhau tin Nguyễn Ánh được ban kiếm làm Vua, không ai nhắc đến việc Lê Văn Quân tự vẫn nữa.

.........

Lúc này, Nguyễn Toản cùng Nguyễn Huệ đang đi khắp nơi chúc tết, động viên binh lính. Đang nghỉ ngơi, bỗng tên lính vào báo:

“ Thưa bệ hạ, có tin báo, Nguyễn Ánh ở đất Gia Định được thần tiên ban kiếm làm vua. Hiện đang chỉnh đốn quân ngũ, Bắc tiến.”

Nghe thế, Nguyễn Huệ dù không tin, nhưng cũng cau mày, bởi mấy chuyện này xảy ra nhiều, khiến rất nhiều dân chúng u mê, màu sách huyền bí bao trùm kẻ đó.

Bỗng lúc này, Nguyễn Toản cười lớn:

“ Có thể a....”

Nguyễn Huệ quay sang, hắn tiếp:

“ Huynh muốn làm ư, đệ có thể giúp. Chắc chắn sẽ tuyệt hơn.....”

“ Đệ hiểu ư?” Nguyễn Huệ kinh ngạc, hỏi lại.

Hắn gật đầu:

“ Giống như Gia Cát lượng thuyền cỏ mượn tên. Có lẽ những việc li kì mà dân gian đồn về tên kia chắc là chút thủ thuật, đánh lừa thị giác mà lũ người Tây mang sang. Chúng nó có thể gọi nôm na là ảo thuật....” rồi lần lượt giải thích các hiện tượng theo cách khoa học.

Nghe giải thích xong, tuy còn mơ hồ, nhưng Nguyễn Huệ cũng không còn quá ngạc nhiên, khẽ thốt:

“ Thật kỳ thú......”

Hắn tiếp:

“ Tên kia làm vậy, chúng ta không thể thua kém. Có lẽ làm tốt và xuất sắc hơn.”

Nghĩ lúc nói:

“ Mấy ngày nữa sẽ tới Thăng Long. Đệ sẽ chuẩn bị. Cách này tuy đơn giản nhưng có lợi đủ đường.”

Ngẫm nghĩ lúc, mang theo sự háo hức, Nguyễn Huệ gật đầu:

“ Được.”

Ngay đêm, Nguyễn Toản bắt đầu cho người chuẩn bị.

........

Sáng sớm hôm sau, hai người rời đoàn đi đến trước Bắc Thành. Thật lâu kể từ khi rời đi, nguyễn Huệ mới trở lại, mặc dù đã nghe sự thay đổi, nhưng khi đứng trước, hắn không khỏi cảm thán. Nhìn sang Nguyễn Toản nói:

“ Đệ thật tài. Có lẽ ta chuyển việc cai trị cho đệ a?”

Nguyễn Toản lắc đầu, cười:

“ Huynh cho đệ không muốn.” Rồi tiếp:

“ Bên trong còn thú vị hơn. Để đệ dẫn huynh đi tham quan.”

“ Được.”

.......

Ngày đầu, Hắn cho Nguyễn Huệ du ngoạn một vòng trên xe bus ngựa tiếp sau là thăm quân doanh, xem sổ sách, văn miếu.....

Thấm thoát đã năm ngày trôi, đội ngũ đã gần đến.

Hai người ra thành.

.........

Sáng ngày thứ sâu, cửa Bắc từ sớm đã giới nghiêm. Hai hàng binh lính kéo dài. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Dân chúng đã tụ tập từ sớm.

Đúng 7h, đoàn xe đến nơi, Nguyễn Huệ mình mặc long bào, chậm rãi từ xe xuống, bước đi khoan thai, mỉm cười nhìn xung quanh bà con trìu mến.

Bỗng lúc này, những viên nito khô được đổ nước nóng, thăng hoa, tạo ra khói bao kín xung quang Nguyễn Huệ. Hương hoa ngào ngạt khắp nơi, khẽ hít vào cũng cảm thấy tinh thần thoải mái. Xa xa từ Tản viên, tiếng rồng ngâm (do Ô long đao cùng thuận thiên kiếm hợp lại.) Mọi người trước cảnh tượng, sững sỡ, sởn gai ốc.

Chưa dừng lại từ đó, một đám mây ngũ sắc (khinh khí cầu) xuất hiện. Từng cánh hoa khẽ rơi. Một tiên ông râu tóc bạc phơ, vuốt vuốt chòm râu, nói:

“ Lạc Tổ trên cao, thấy đất nước loạn lạc đã lâu. Bảo ta xuống trao bảo đao, cho người hiền tài, thống nhất giang sơn. Cho muôn họ thái bình. Giống Lê Lợi năm xưa.”

Rồi khinh khí cầu hạ xuống, tiên ông tiếp, nhìn Nguyễn Huệ nói:

“ Ngươi là kẻ xứng đáng nhất. Nhưng ngoài tài năng chưa đủ còn cần khí độ.”

Một tiên nữ, đưa một mảnh giấy trắng tinh sang, tiên ông nói:

“ Đây là vô tự thiên thư, chỉ có kẻ xứng đáng mới có thể làm hiện lên hai chữ Thiên Hạ. Ngươi thử xem. Haha.”

Nguyễn Huệ chậm rãi, bước lại, trong ánh mắt mọi người, cùng sự hồi hộp của tướng lĩnh. Trang giấy trắng tinh dần hiện lên hai chữ Thiên Hạ mạ vàng. Khi cả hai hoàn chỉnh, bầu không khí lắng đọng, ngừng trệ.

Tiên ông lại cười, phá tan không khí nói:

“ Được. Ngươi phù hợp để lãnh đạo đất nước. Dân chúng thái bình. Phát triển phồn hoa. Hãy đi theo ta lên nhận sắc phong của Lạc Tổ.”

Nguyễn Huệ nghe vậy, bước vào khinh khí cầu, cả hai người dần bay lên, biến mất trong tầm mắt tất cả.

......

Thật lâu, tất cả mới bình tĩnh, không ngoại trừ ai, tất cả đều tự giác quỳ xuống hô lớn:

“ Tây Sơn bất diệt. Bệ hạ vĩnh hằng.

Muôn nẻo giang sơn. Bệ hạ nhất thống.”

Tiếng hét vang vọng cả thành. Câu truyện cũng nhanh chóng tỏa đi khắp nơi

.......

Lúc này, khu quân sự. Khinh khí cầu vừa hạ, Nguyễn Toản đã trút bộ đồ Tiên ông bước ra. Nhìn Nguyễn Huệ cùng bọn Triệu Lan đang thẩn thờ. Cũng hiểu vì sao. Hắn chỉ cười khẽ, không đánh động.

Bởi hắn đã bay nhiều khi còn chưa xuyên, không lạ, nhưng Nguyễn Huệ cùng những người khác lần đầu, giấc mơ không tưởng thành sự thật. Sự thẩn thờ là hiểm nhiên.

Một lúc sau, Nguyễn Huệ cũng bình tĩnh lại, việc đầu tiên nhìn tất cả mọi người xung quanh nói:

“ Chuyện nay giữ kín, nếu ai nói, ta sẽ không tha.”

“ Vâng, bệ hạ yên tâm. “

Nghe vậy, Nguyễn Huệ khẽ thở phào. Mặc dù những người ở đây đều là thân tín. Nhưng thứ này có lẽ công dụng vượt thời đại. Hắn không muốn cho ai biết được. Hắn quay sang nhìn Nguyễn Toản:

“ Huynh thấy thứ này vừa phục vụ di chuyển có thể là công cụ chiến tranh. Trên không luôn là thứ khó phòng thủ nhất. Ta có thể từ trên trời hạ xuống hoặc thả pháo. Chiến tranh thương vong sẽ ít....”

Nghe vậy, Nguyễn Toản cũng giật mình, thầm than’ quả không hổ thiên tài quân sự’ chỉ từ hình thức ban sơ có thể nghĩ ra nhiều vậy, nói:

“ Điều huynh nói đúng. Nhưng thứ này khá tốn, mặt khác chưa hẳn linh hoạt. Cần nhiều cải tiến thêm. Ví dụ như.....”

Nghe vậy, hắn gật đầu:

“ ừm. Nhưng đệ có thể cho người tập trung thêm.”

“ Vâng.”

........

Hai người mấy hôm sau lại tiến tục hành trình. Nhưng lần này dù họ đi đến đâu, nhân dân đều chào đón nồng nhiệt nhìn cảnh tưởng hắn cảm thấy kế hoạch bước đầu thành công. Chỉ cần giải quyết vấn đề tồn động. Có lẽ Tây Sơn sẽ bất diệt a.

P/s: (*) chị gái Nguyễn Ánh, vợ Võ Tánh. Người đã khuyên giải Võ Tánh về phò.

(**) Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817), là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi

(*) Nguyễn Phúc Cảnh (6 tháng 4 năm 1780 - 20 tháng 3 năm 1801), thường gọi là Hoàng tử Cảnh. Ông là đích trưởng tử của Gia Long - người sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.