Bên kia, Nguyễn Lữ cũng bận không kém, một đường xuôi thẳng về thành Phú Xuân. Nhiều ngày mệt nhọc, đứng trước khung cảnh quê hương, Nguyễn Lữ hít thật sâu, cảm thán:
“ Đi ngược đi xuôi vẫn không đâu sánh được quê hương.”
Xong quay ra, nhìn Nguyễn Lân nói:
“ Ngươi đưa người về Thuận Ninh nghỉ lại. Ta đi gặp Trần tiên sinh.”
“ Vâng.” Nguyễn Lân đáp, đưa người rời. Nguyễn Lữ thuận theo dòng người đi vào thành.
.........
Một góc thành, tách biệt khu dân cư, non nước hữu tình, Trần Công Xán (*), buông cần ngồi câu. Bỗng từ sau, một giọng nói vang lên:
“ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.”
Nghe xong, dù vốn tự kiêu với tài văn chương, Trần Công Xán cũng phải buông cần, vô tay:
“ Thơ hay. Một vài câu mà đã vẻ trọn cảnh thu.”
Quay lại, thấy đó là Nguyễn Lữ, cung kính:
“ Đông Định Vương đến, lão phu chậm trễ tiếp đón. Mong thứ tội.”
Nguyễn Lữ cười xòa:
“ Chuyện xưa rồi. Giờ ta cũng như lão chỉ là thường dân. Với lại ta còn mang trong mình tiếng phế vật nữa... haha.”
Trần Công Xán lắc đầu:
“ Thiên hạ ánh mặt u mê, làm sao thấy được giá trị. Cậu tài năng hơn Thái Đức, so với Quang Trung không kém là bao.”
Nguyễn Lữ cười trừ, đáp:
“ Trời cũng dần đêm. Chúng ta vào nhà làm chum trà. Ta thật nhớ thương hương trà sen.”
Trần Công Xán gật đầu:
“ Được.”
.......
Bên trong, Trần Công Xán tỉ mỉ thao tác, pha lấy ấm trà, khi nước vàng óng, hương thêm ngan ngát, đưa lại:
“ Mời người thưởng thức.”
Nguyễn Lữ tiếp nấy, khẽ nhấp miệng, cảm thán:
“ Thật tuyệt. Vẫn hương vị ấy.”
Xong khẽ ngưng giọng, tiếp:
“ Lâu không trở lại, lão có thể nói qua tình hình Phú Xuân? Vẫn ổn chứ.”
Trần Công Xán đáp:
“ Mọi thứ vẫn ổn. Binh lực gần như nằm toàn bộ trong tay Vũ Văn Nhậm cùng Lê Trung. Quyền hành thi do cha con Vũ Tâm Can thao túng Thái Đức vương giờ có tuổi, không còn chí khí như xưa, mà cầu an ổn. Thái tử Bảo từ khi ra Kinh, hiếm khi trở lại.”
Nguyễn Lữ gật đầu:
“ Vũ Văn Nhậm là kẻ có tài mà mộng cũng quá lớn, giống Ngô Nhật Khánh, thời loạn 12 Sứ quân. Chả nhẽ sau lần trước, đã chịu an phận?”
Trần Công Xán đáp:
“ Không, hắn vẫn miệt mài thu gom. Nhưng có bài học trước lên tiến hành chậm mà chắc. Mặt khác, Lê Trung cũng là kẻ thân tín của Thái Đức, có dũng có mưu. Nên hạn chế hắn phần nào.”
Nguyễn Lữ trầm ngâm:
“ Lão cứ tiếp tục theo dõi. Trong giới hạn là được. coi như anh ta dưỡng lão sớm. Mà lần này ta đến đây có việc? Muốn mời lão về kinh...”
Trần Công Xán nghe vậy, có chút đắn đo, nói:
“ Trông vương sắc mặt nghiêm trọng. Nếu có chuyện hệ trọng, lão nguyện đem mạng già ra để giúp.”
Nguyễn Lữ gật đầu, đáp:
“ Ta tin tưởng lão nến ta mới nói. Có lẽ trong vòng hai tháng, ta cùng anh Huệ sẽ tổng tấn công vào Nam, thống nhất đất nước. Quân sẽ theo ba hướng,...... Việc đánh trận, chúng ta không lo. Lo là khi đánh quân, việc chính sự nếu không kịp thời giải quyết, có thể gây nên nhiều hệ quả, đặc biệt là phía Bắc, bình định chưa được lâu. Không muốn được Nam mà hỏng Bắc. Nên mời lão ra cùng nhiều người khác: Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm..... đồng tâm hiệp lực duy trì cái ổn định. Mong lão nhận lời....”
Trần Công Xán trầm mặc, suy nghĩ thật lâu, thở dài:
“ Người có tài là người đem sức ra giúp nước. Hai người có ý lớn, lão nguyện đem sức lực nho nhỏ ra phụng sự. Nhưng.....”
Thấy Trần Công Xán chần chừ, Nguyễn Lữ nói:
“ Lão cứ nói đi, không sao đâu.”
Trần Công Xán gật đầu:
“ Xong việc. Vương có thể cho lão về quê được không. Dù tiêu dao, tự tại vẫn không bằng cảm giác thân quen.”
Nguyễn Lữ suy tư:
“ Được. Có gì mai nữa vào kinh. Lão nói với anh Huệ xem.”
“ Vâng.” Trần Công Xán đáp.
......
Ban đêm, hai người tâm tư thoải mái, bắt đầu uống rượu đàm thơ. Hai ngày sau, Nguyễn Lữ mới quyến luyến rời. Dù khách xa về tuổi tác, thân phận.... nhưng cả hai có sự đồng điệu về tâm hồn, dễ thành tri kỷ.
........
Nguyễn Lữ lượn một vòng trong thành, tới ngày thứ ba mới trở lại Nhật Ninh.
Thấy Nguyễn Lữ trở lại, Nguyễn Lân vội báo:
“ Thưa Vương. Theo sắp xếp, thần đã cho một nhóm người phân tán, len lỏi tới các nơi. Một phần đang đóng quên ở trong núi, tránh gây chú ý.
Nguyễn Lữ gật đầu:
“ Ngươi cho người tập trung vào hai cha con Vũ Tâm Can, có thể tìm cách loại bỏ bớt một tên. Đêm nay, ta viết một chút lá thư, ngươi mang qua.”
“ Vâng.” Nguyễn Lân đáp xong nhanh chóng rời đi.
Khi chỉ còn một mình, Nguyễn Lữ chậm rãi mài mực viết, thật sâu thở dài.
..........
Những lá thư Nguyễn Lữ nhờ mang đi đều là gửi tới một bộ phận cốt cân của triều Thái Đức. Tuy không nắm quyền hạn lớn, nhưng chỉ cần mọi người ý kiến, Thái Đực đều nể mặt.
Lá thư đưa tới, ai nấy đều ngạc nhiên, bởi từ sau khi để mất Gia Định vào Nguyễn Ánh. Nguyễn Lữ đã bặt vô âm tín, có người nói rằng đã chết trận. Bỗng giờ nhận lá thư, nét chữ, giọng văn và thật nhiều bí mật riêng hai người rõ. Có kẻ không chần chừ, gật đầu, hẹn sẽ tới. Có kẻ chần chừ, lúc sau lẻn ra định báo cho Thái Đức thì hai bóng áo đen đã xuất hiện, kè sát, mở miệng:
“ Vương gia có lệnh. Đã biết muốn giấu chỉ có chết. Nhưng nể tình mọi người có đóng góp, nên tạm thời, mấy người nên cáo bệnh, xin nghỉ một thời gian. Gia nhận các ngươi chúng ta sẽ bắt giữ. Khi nào xong xuôi sẽ thả. Nên đừng bao giờ làm điều sai trái.”
Nghe vậy, mấy người trầm mặc, lặng lẽ nghe theo.
......
Giao xong, sáng sớm Nguyễn Lân trở lại, nói:
“ Thưa Vương gia, số người nguyện ý là 12....”
Nguyễn Lữ nghe xong, cười mỉa:
“ Quả nhiên thời gian có thể xóa nhòa nhiều việc.”
Đứng bên, Nguyễn Lân khẽ im lặng.
.......
P/s: Trần Công Xán: là Trần Công Thước người làng Yên Vĩ huyện Đông Yên phủ Khoái Châu (nay là thôn An Vĩ, xã An Vĩ huyện Khoái Châu). Từng được đánh giá rất cao bởi Nguyễn Huệ khi lần đầu ra Bắc “Trước ta nghe nói Bắc Hà nhân tài nhiều lắm, nay ta thân đến nơi, mới biết chỉ có một mình Trần Công Xán là có nhân sắc mà thôi”. “ Tài của Huỳnh Ðức chỉ có thể lấy được thành. Tài của Trần Công Xán có thể chiếm trọn cả nước, nếu biết thiện dụng, tận dụng.”
Có nhiều giả thiết quanh cái chết của ông, trong đó nổi tiếng là việc khuyên nhủ không được, cảm thán rằng “ Hán có Tô Tử Khanh, nhà Lê có Trần Công Xán”, nên dù cho ra về nhưng Tây Sơn cho người đục thuyền dìm chết. Trong truyện mình đưa ra một góc nhìn khác.