Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 245: Nam tiến(3)




Thành Gia Định, Nguyễn Ánh sau một vòng dò xét trở về nhàn nhã, thưởng ca Huế, bỗng Trịnh Hoài Đức hốt hoảng chạy tới. Nguyễn Ánh bị cắt ngang có chút cau mày:

“ Khanh có chuyện gì?”

Trịnh Hoài Đức vuốt mồ hôi, đưa lên tờ báo, nói:

“ Thưa Vương, tin từ ngoài Bắc truyền vào. Nguyễn Huệ trước việc chúng ta nhiều lần uy hiếp Quy Nhơn nổi giận. Đã điểm quân chuẩn bị Nam tiến.”

Nghe tin, Nguyễn Ánh rùng mình, cốc đang cầm trên tay rơi xuống, vỡ tan. Cũng may lúc này, trên trời sấm rền, Nguyễn Ánh hô lớn:

“ Sấm to quá. Làm ta giật mình.” Rồi nhìn Trịnh Hoài Đức:

“ Ngươi để đây đi. Xong đi gọi mọi người đến.”

Trịnh Hoài Đức biết ý, gật đầu rời đi.

........

Nguyễn Ánh thấy Trịnh Hoài Đức khuất, cũng đuổi đám thị nữ ra. Không thấy ai khẽ thở nhẹ.

........

Từ lúc mới lớn, hắn đã theo chú đi cùng anh em Tây Sơn, dưới lá cờ Phù Nguyễn, diệt Loan. Sau này bỏ đi tự lập, nhiều lần đều bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tác. Dù giờ đã khác, có binh, có lực, Nguyễn Huệ vẫn là ám ảnh, bóng ma khó phai mờ.

.......

Chậm rãi đọc xong, lúc này các quần thần đã đến. Nguyễn Ánh mỉm cười:

“ Các khanh ngồi xuống đi.” Xong đưa bức mật báo cho Lê Văn Duyệt:

“ Các khanh chuyền tay nhau đọc rồi cho ta ý kiến,”

Mọi người nhanh chóng đọc. Lúc sau, thấy ai cũng đã nhìn qua, Nguyễn Ánh mở miệng:

“ Với việc này, các khanh nghĩ sao.”

Lê Văn Duyệt vội nói:

“ Thưa vương, theo báo cáo Nguyễn Huệ xuất binh một phần do bị ‘ép’. Nếu hắn lập tức tiến hành, tranh thủ gió Đông Bắc để đánh thì chúng ta không quá lo. Bởi thành Bình Thuận dễ thủ khó công, chúng ta chỉ cần dồn quân ở đây, ép chúng không tiến lên được phải lùi về Diên Khánh. Thủy binh có pháo Tây, tử thủ ở Cam Ranh. Chỉ cần dây dưa sang tháng một, gió nam thổi, thủy binh chúng muốn tiến phải đi ngược gió, đặc biệt phải qua Eo Vực (bán đảo Triều Châu - Quy Nhơn) nguy hiểm muôn trùng. Quân ta từ vịnh Cam Ranh đánh lên, đánh phế thủy quân chúng, chiếm Thị Nải. Sau đó trên đánh xuống, dưới đánh lên, Diên Khánh là mồ chôn bọn chúng.”

Nguyễn Ánh nghe phân tích hài lòng, gật đầu, nhìn quanh:

“ Các khanh, ai có ý kiến nào khác không?”

Ngô Nhân Tịnh đứng lên:

“ Thưa Vương, không thể chủ quan bọn chúng được. Thất bại ở Quy Nhơn vừa rồi, Ngô Tùng Châu và Huỳnh Đức bỏ mạng là cái giá. Thần nghĩ, ngoài điều binh ra Bình Thuận cố thủ như Tả tướng quân nói. Chúng ta cần cử một nhánh khác, tiến về phía Nam Vang, đề phòng bọn chúng qua Lào đánh xuống. Mặt khác miền Bắc Xiêm bất ổn, ta cũng nhân lần này thăm dò tên Thongduang, có cơ hội nến cắn chúng một nhát, trả thù lần trước.”

Nguyễn Ánh cười:

“ Một mũi tên trúng hai đích. Khanh quả là tinh tường.” Rồi nhìn phía dưới:

“ Nếu không ai có ý kiến thì ta sẽ phân phó. Lê Văn Duyệt, khanh hãy đem theo 1,5 vạn quân tiến về trước, nhanh chóng chiếm thành Bình Thuận, chuẩn bị nghênh địch. Trương Văn Đa mang 5000 quân cùng thuyền về củng cố căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Nguyễn Văn Thành mang 1 vạn quân tiến về Nam Vang. “

Ba người nhanh chóng đứng lên:

“ Chúng thần tuân chỉ.”

Nguyễn Ánh gật đầu:

“ Tốt, các khanh mau chóng chuẩn bị. Cần ai đi cùng, phối hợp, cứ việc nói. Lần này lấy thắng lợi làm chủ.”

“ Vâng.” Ba người đáp.

Sau đó phân phó thêm.

........

Mấy ngày sau, thành Gia Định, gà bay chó chạy, dân chúng vốn lần than bởi chế độ hà khắc khi xây dựng thành Quy. Giờ lại đối mặt chế độ bắt lính, con trai từ 13 tuổi đều phải tham gia. Phụ nữ bị éo tham gia lương vận. Tiếng khóc, ai oán vang đất trời. Nhiều cuộc bạo động diễn ra.

Nhưng đã sớm tiên liệu trước, chỉ cần khẽ hô hào, nhanh chóng có đội quân ép sát, bắt bớ. Dù thô bạo, nhưng sự hỗn loạn dần lắng xuống.

.......

Năm ngày sau khi nhận được tin, ba nhánh quân từ Gia Định cấp tốc xuất phát. Lê Văn Duyệt ngày đêm thúc giục, chẳng mấy chốc quân lính đã tới trước thành Bình Thuận.

Trong thành, Nguyễn Quang Huy sớm biết tin, một mặt truyền thư cho Nguyễn Huệ, một mặt cho quân bố phòng, dù chứng kiến quân đội hùng hậu của nhà Nguyễn, binh lính không hề nản mà ý chí ngày càng lớn.

Nguyễn Quang Huy nhìn Lê Văn Duyệt đang tiến lại, cười lớn:

“ Cháu trai, chưa biết sợ à mà lại đến. Thật tiếc là Đông Định Vương không giết ngươi. Thấy bảo ngươi hôm đó cụp đuôi ngoan như chó.”

Lời vừa dứt, xung quanh binh lính cười lớn: “ Haha.”

Lê Văn Duyệt vẫn mặt không biến sắc, chậm rãi đi tới, cách cửa thành một khoảng cách vừa đủ, nói:

“ Thắng thua là chuyện thường tình. Nay chúng ta muốn chiếm thành Bình Thuận. Các ngươi ngoan ngoãn mà rời đi. Ta không muốn làm hại bách tính trong thành.”

Nguyễn Quang Huy cười khẩy:

“ Kẻ tàn ác còn sợ bàn tay dính thêm máu ư. Haha. Muốn chiếm thành thì bước qua xác ta.”

“ Giết.... giết....”

“ Giết.... giết...”

.......

Lê Văn Duyệt thấy vậy, lắc đầu, nhìn phía sau:

“ Xông lên.”

“ Giết.... giết...”

“ Giết..... giết..”

......

Quân Nguyễn cũng hô vang, lao lên.

........

Một tràng cảnh diễn ra ác liệt, những tác đá, tên lửa được ném xuống. Những thanh mây liên tục vắt lên. Một hồi, xác người đã chết đầy như núi. Tường thành cháy đen nhưng vẫn nguyên vẹn. Lê Văn Duyệt thấy tiếp tục không ổn, quát:

“ Lui binh.” Rồi nhìn Nguyễn Quang Huy cười:

“ Mai ta sẽ trở lại. Xem các ngươi trụ vững đến bao giờ.”

Nguyễn Quang Huy lắc đầu:

“ Ta chờ. Mạnh lên, đánh mà như gãi gứa vậy.”

“ Haha.” Trên thành binh lính cười vang.

Lê Văn Duyệt hừ nhẹ.

........

Đợi bóng người khuất, Nguyễn Quang Huy sắc mặt dần nghiêm túc, nhìn tên phó tướng:

“ Đá cùng tên và thuốc súng còn đủ.”

Nguyễn Lân gật đầu:

“ Thưa tướng quân còn đủ cho ba ngày nếu kẻ địch tấn công như vậy. Nếu chúng quyết liệt, sợ e rằng qua ngày mai chúng ta không còn.”

Nguyễn Quang Huy thở dài:

“ Hi vọng bệ hạ có viện binh. Nếu không khó mà giữ được thành. “ rồi trầm giọng:

“ Để phòng trường hợp xấu nhất. Ngươi đi khuyên mọi người. Mau sớm rời đi.”

Nguyễn Lân gật đầu.

.......

Nguyễn Quang Huy đi một vòng, kiểm tra canh gác. Xác định không còn kẻ hờ, xuống tường thành. Nhưng bị cảnh tượng trước mặt làm kinh sợ. Dân chúng từ già trẻ gái trai, đang vây kín cửa thành, ai cũng năm năm gậy gộc muốn lao ra. Nguyễn Quang Huy vội kéo Nguyễn Lân, hỏi:

“ Việc này là sao?”

Nguyễn Lân vội giải thích. Hóa ra nghe theo lời hắn, Nguyễn Lân đi khuyên, nhưng không ngờ, không ai rời đi. Tất cả đều để ý việc thành có thể mất, lên muốn cùng quan binh giữ thành.

Nguyễn Quang Huy chưa kịp lên tiếng, dân chúng đã hô:

“ Vùng đất này là quê hương chúng tôi. Bọn giặc Nguyễn tàn bạo, dù chết chúng tôi cũng không muốn dưới ách giam cầm cửa bọn chúng. Một người không thể làm được, nhưng vạn người sẽ đánh tan được.”

Nghe lời mọi người, không chỉ Nguyễn Quang Huy mà binh lính ai cũng cảm động. Tình quân dân đúng là như cá với nước.

Bỗng lúc này, một con chim câu đậu đến trên vai, Nguyễn Quang Huy mở thư, đó là nét chữ của Nguyễn Huệ, đọc xong, thở phào, khẽ lau giọt nước mắt, che đi sự xúc động, nói:

“ Đây không phải vấn đề giữ hay không. Bệ hạ vừa có lệnh, chúng tôi sẽ rút đi chiến lược khỏi Bình Thuận, nơi đây sẽ thực thi kế hoạch vườn không nhà trống....”

Sau một hồi giải thích, mọi người hiểu. Một ông lão, người có tiếng nói, gật đầu:

“ Nếu tướng quân nói vậy, chúng tôi xin nghe.”

Xong quay ra mọi người:

“ Chúng ta về mau chóng thu dọn đồ đạc. Ai không giúp được. Mau chóng đi trước. Những người khác sẽ ở lại kê độ đạc ra cản chân địch, giúp đỡ tướng quân...”

“ Được....”

“ Được...”

Mọi người nhất hô, mỗi người một chân một tay.

Nhìn vậy, Nguyễn Quang Huy quay sang binh lính:

“ dân chúng đã tin tưởng chúng ta. Dù khó khăn chúng ta đều phải kiên trì cho đến khi mọi người đi xa an toàn nhất.”

“ Vâng. Tuân mệnh tướng quân.” Binh lính nhao nhao đáp.

Nguyễn Quang Huy hài lòng.

Trong thành một đêm không ngủ.