Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 42: Gặp lại




Vụ việc không chỉ dừng lại ở Thăng Long mà lam dần ra cả trấn Sơn Nam Thượng, do kế hoạch được chuẩn bị từ đầu, nên mọi thứ đều nằm trong vòng kiểm soát của triều đình.

Khắp nơi, những người hoa hoặc gốc hoa được mời đến quan phủ để thẩm tra qua.

Có người hợp tác, có kẻ phản đối. Tuy có những cuộc bạo động bùng phát do phản đối chính sách của quan phủ, nhưng nhanh chóng bị lực lượng quân lính đập tan, những kẻ đó thì được chặt đầu thị chúng.

Những người hợp tác, thì được tiếp đãi chu đáo, chỉ phải nghe một buổi thuyết giảng về sự tích Con rồng cháu tiên; tình làng nghĩa xóm..... để họ thêm quý trọng yêu thương vùng đất mà họ đã chọn định cư, cảm nhận rằng mình cũng là một phần tử của dân tộc.

...........

Nguyễn Huệ cùng quan viên ăn mặc giản dị, đến thăm từng nơi, bắt tay hỏi han nhân dân. Nhiều quan viên còn tự tay cầm gầu mà tát, khoảng cách giữa tầng lớp thống trị và bị trị được kéo lại, nhân dân cảm tưởng được, sự lựa chọn của mình là đúng.

Cuộc nổi dậy nông dân của Nguyễn Huệ thành công chính là việc lợi dụnh được sự mâu thuẫn giữa quan lại và nông dân, khi nhân dân bi áp bức phải đứng lên tìm lấy sự sống.

Nhưng dần dà, sự ủng hộ đó không còn như ban đầu. Khi người dân cảm thấy sự ủng hộ sai hướng, khi cuộc khởi nghĩa thành công chỉ chuyển quyền lực từ nhóm người này sang nhóm người khác. Nên xẩy ra việc người dân từ tự nguyện chuyển thành sợ hãi đi lính, khiến Nguyễn Huệ phải ra quyết định, kiểm kê lại số đinh và thực hiện việc ép buộc đi lính. Đây cũng là nguồn gốc sâu xa khiến nhà Tây Sơn sau này sụp đổ.

.........

Gần một tháng, mọi việc dần đi qua, trấn Sơn Nam Thượng tuy bớt chút tấp nập bán buôn, nhưng lại trần ngập tình yêu thương, tiếng nói cười, mọi người ai cũng thuộc làu sự tích Con rồng cháu tiên. Những văn nhân thì liên tục làm những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, đây cũng trở thành đề tài thi thố lẫn nhau.

Chậm rãi ngắm nhìn, Nguyễn Huệ trong tâm thật buông lỏng, nếu không có lời nhắc nhở đó, thì có lẽ Nguyễn Huệ cũng chạy càng ngày càng sai, khác hẳn mục đích ban đầu khởi nghĩa, thì thào:

" Tổ quốc ta đẹp nhất lúc này chăng."

Nguyễn Thiếp càng nhìn ánh mắt càng ươn ướt, ông có thể cảm nhận được, cái xã hội, cái đất nước ông đã vạch, đã mơ tưởng bao lần hiện hữu ngay trước mắt, khi giấc mơ thành hiện thực.

Trương Văn Hiến vẫn lặng yên suy ngẫm về sự được mất, những bước đi tiếp theo ra sao, lo lắng đủ đường....

Khác ba người trên, Nguyễn Quỳnh thì ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa cùng Nguyễn Long tám chuyện đất trời, đôi lúc còn bật lên những tiếng cười thích chí.

..........

Cuộc hành trình chậm rãi, ngày thứ tư thì mọi người đã đến huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), Nguyễn Quỳnh nói:

" Trong huyện có người quen biết, đệ( con) cũng lâu không đến, nay nhân tiện, xin mọi người chậm chệ đôi chút ạ."

Nguyễn Huệ cười:

" Đi cũng lâu, hôm nay cũng sắp đến, có thể nghỉ ngơi tạm, mai xuất phát không muộn. Được không hai thầy."

Nguyễn Thiếp gật đầu:

" Được. Mà hình như ta nghe nói đây là quê quán của Đoàn Trác Luân, có thể nhân tiện gặp gỡ chút, nghe danh đã lâu, những cũng chưa gặp bao giờ."

" Tứ hổ Trường An ư, trước khi ra Thăng Long, ta từng thay bệ hạ viết thư cầu hiền, nhưng kẻ này phản bác hợp tình, hợp lí, dù không ra nhưng cũng khiến ta ấn tượng khá mạnh." Trương Văn Hiến tiếp.

Nghe vậy, Nguyễn Huệ cười:

" Haha, ta hiểu đệ vì sao dừng lại, mấy lần đến cưa cẩm con gái nhà người ta mà bị từ chối, thua phục sát đất. Nên lần này, muốn mượn oai huynh đến gặp giai nhân ư."

Nguyễn Quỳnh nghe vậy, cũng buồn buồn, nói:

" Vậy ta đi thôi, đứng đây làm gì nữa."

.......

Đoàn người đi tới, rất nhanh tìm đến nhà Đoàn Trác Luân, lúc này đang bận bịu bắt mạch, bốc thuốc, nhìn thấy Nguyễn Quỳnh đến, khẽ dừng tay, xin lỗi mọi người, rồi sai đệ từ làm tiếp, đứng dạy, đi tới, cười:

" Lâu lắm không gặp cậu, sao nay rảnh rỗi vậy. Đến mà không báo trước. Để ta chuẩn bị."

" Haha. Lần này cũng chỉ tiện đường đi qua cùng mấy người bạn, lên nhớ huynh nghé vào thăm."

" Bụng dạ cậu, ta hiểu rõ mồn một, ở đó mà ba hoa bốc phét. Nhưng có thể khiến đệ thất vọng rồi. Ở đây không tiện, vào nhà uống nước ta kể. Mà cậu giới thiệu chút mấy người bạn cậu cho ta biết chứ."

Nhưng vừa nhìn bóng người phía sau, bật thốt:

" Bệ...." nhưng thấy Nguyễn Quỳnh thủ thế cũng gật đầu, dẫn mọi người vào trong.

Đoàn Trác Luân pha trà mời mọi người, cũng hàn huyên đôi chút, biết mọi người là ai, càng thận trọng, giờ đã có tuổi, tiếp xúc lâu ngày với mọi người, cũng đã bào mòn đi nhiệt huyết tuổi trẻ, nói nămg cũng chỉn chủ, chau chuốt, cuộc kể chuyện dần đến, Đoàn Trác Luân cũng đem chuyện trong lòng bôkc bạch ra, nghe tin Đoàn Thị Điểm đã tự định ước người thương, còn làm ra chuyện đó, giờ đang hoài thai, Nguyễn Quỳnh như chết lặng, cả người phờ phạc không hồn.

Bỗng lúc này, Đoàn Thị Điểm cũng từ ngoài đi vào, thấy Nguyễn Quỳnh đang ngồi cùng anh trai, với đâm người xa lạ, cũng nghĩ bạn bè hằng ngày anh trai kết giao, khẽ chào hỏi, đang định bước đi, Nguyễn Huệ vội nói:

" Xin cô nương dừng lại, cho ta hỏi một chút được không."

Đoàn Thị Điểm đu bất ngờ, nhưng cũng lễ phép đáp:

" Được, cômg tử cứ hỏi, nếu biết thì ta sẽ trả lời."

Nguyễn Huệ cười:

" Hỏi có lẽ không phải, nhưng cho hỏi, một nửa miếng ngọc bội mà cô nương đang mang, là ở đâu mà có."

Đoàn Thị Điểm nghe vậy, nâng nâng miếng ngọc, ngọt ngào mỉm cười:

" Là của phu quân ta tặng. Có việc gì không ạ."

Nguyễn Huệ đáp:

" Không, ta nhìn miếng ngọc bội quen quen, trước ta có tặng cho một vị huynh đệ, trông quen mắt lên hỏi."

Nguyễn Huệ vừa đáp xong, im lặng từ lâu, Nguyễn Long thốt lên:

" Phu nhân." Trong sự sững sờ của mọi người. Thấy vậy, Nguyễn Long cũng nói tiếp:

" Chuyện của hai người, trước ở kinh thành công tử có kể qua, lúc đầu cũng ngờ ngợi là phu nhân nhưng không dám chắc. Nhưng nghe lời bệ hạ nói, thì thuộc hạ đoán chắc, người là cô gái mà công tử hay kể. Công tử đang có việc, lên không đến thăm người được. Mong phu nhân bớt giận."

Nghe lời Nguyễn Long, ai cũng sửng sốt, Đoàn Thị Điểm thì càng khóc, nhìn Nguyễn Long, quát:

" Kẻ tệ bạc đó đâu?" Đó như sự giận hờn tủi hổ, sức ép của nàng khi chịu bấy lâu, thời phong kiến vẫn rất kì thì với việc có thai trước hôn nhân( truyền thống bắt vạ), nếu không có niềm tin, cùng anh trai che trở, thông cảm thì, không biết nàng sẽ khổ như thế nào.

Bầu không khí đặc quánh lại.