Hạ Tân Triều

Chương 54




"Dịch bệnh phương Nam đang cực kỳ nghiêm trọng, người nhiễm bệnh. người bỏ mạng nhiều vô số kể. Bệ hạ ra lệnh phong tỏa các thành trấn, lại phái trọng binh ngày ngày trấn áp cổng thành, dù vậy, kinh đô vẫn xuất hiện dịch bệnh, thật sự là vô cùng hung hiểm."

"Cẩm Châu là đáng sợ nhất, nơi đó có khác gì địa ngục trần gian?"

Kỷ Trăn đứng trên tảng đá vẩy nước, y vểnh tai nghe hai tên lính quèn ngồi cách đó không xa đang ngồi trên mõm đá luyên thuyên, bản thân đang dùng bầu gỗ múc đầy nước rót rầm rầm vào thùng.

"Hôm trước đại ca ta trở về từ phía nam, lúc đi ngang qua Cẩm Châu hóng hớt được, nghe nói quan chủ sự trị dịch cũng mặc bệnh, nằm hơn nửa tháng trời."

Bầu nước vang lên một tiếng "bịch" đập xuống mõm đá, tóe lên giọt nước làm ướt mặt Kỷ Trăn, tiếng động này cũng làm cho hai người chú ý đến: "Tần tiểu huynh đệ, ngươi không sao chứ?"

Kỷ Trăn gượng cười lắc đầu, bưng thùng gỗ đầy nước chuẩn bị trở về doanh trướng.

Khi đi được vài bước, lại nghe phía sau lưng vang lên tiếng trò chuyện, cuối cùng vẫn không ép nổi bản thân mình lơ đi. Y quay đầu cẩn trọng hỏi: "Quan chủ sự Cẩm Châu họ tên gì vậy ạ?"

Tiểu binh gãi đầu, "Hình như là họ....."Hắn vỗ đầu một cái, "Chính là trạng nguyên tam nguyên cập đệ mấy năm trước, họ Thẩm!"

Một tiểu binh khác lập tức tiếp lời, "Thẩm Nhạn Thanh đúng không?"

Kỷ Trăn xác thực được suy đoán trong lòng, sắc mắt thoạt biến đổi. Y há miệng, nghẹn ngào không nên lời: "Y bị nhiễm dịch bệnh sao?"

"Ở chỗ đó lâu như vậy bị nhiễm dịch cũng không lạ, huống chi hiện tại điện hạ còn phong tỏa thành." Tiểu binh thở dài: "Nếu thật sự như vậy... Xem như chết vì chính nghĩa cũng đáng."

Bọn hắn vừa dứt lời, đột nhiên nhìn thấy Kỷ Trăn nghiêm mặt ngây ngốc đứng đấy, bèn hiếu kỳ hỏi: "Tần tiểu huynh đệ, ngươi quen biết vị trạng nguyên kia sao?"

Hầu kết Kỷ Trăn hơi nhấp nhô, đáp: "Không biết."

Kỷ Trăn bưng thùng gỗ thất tha thất thểu đi về doanh trướng. Cát An lúc này đang thu dọn đệm giường, đột nhiên nghe thấy tiếng động lớn bị dọa quay đầu lại. Chỉ thấy Kỷ Trăn ngơ ngác đứng đấy, thùng gỗ chứa đầy nước ngã xuống đất, quần áo bị ướt hết phân nửa, dưới đất cũng đầy nước.

Cát An thong thả chạy sang nói: "Công tử, mấy chuyện múc nước này để ta làm là được, người mau đi thay y phục đi, để ta dọn cho."

Trong đầu Kỷ Trăn cứ hiện lên bốn chữ "chết vì chính nghĩa", y như hồn bay phách tán.

Y sớm đã quyết tâm phân rõ giới hạn cùng Thẩm Nhạn Thanh, nhưng tại sao khi nghe thấy việc đối phương có khả năng mất mạng, vẫn không tránh được sự sợ hãi.

"Công tử?"

Cát An tiếp tục gọi, Kỷ Trăn nhìn qua chỗ khác nhẹ giọng nói: "Ta đúng là... Ta đúng là... Có chút việc nhỏ ấy thôi cũng không làm được."

Lại rì rề đi đến tủ thấp bên cạnh tìm kiếm y phục, cố viện lý do khác che giấu tâm tư, thì thầm: "Mặc gì đẹp đây nhỉ, đai lưng này cũng không tệ..."

Cát An nhìn thấy được sự khác thường trong mắt Kỷ Trăn, đành thở dài dọn dẹp dưới đất.

Bọn họ đến Mạc Bắc tầm một tháng, Kỷ Trăn quả thực cũng yêu thích đại mạc rộng lớn mênh mông này. Tưởng Uẩn Ngọc và Kỷ Quyết có chuyện đại sự cần làm, không thể thường xuyên bên cạnh Kỷ Trăn, y thường cùng Cát An đi chợ vui chơi, mỗi lần trở về đều xách theo bao to bao nhỏ trở về, doanh trướng trống trải trước kia hiện tại có thêm không ít đồ chơi mới mẻ.

Lúc trước khi trên đường đến đây, Kỷ Trăn đã khóc rất nhiều, gất đây mới bắt đầu trở nên vui vẻ, nhưng Cát An cạnh Kỷ Trăn từ nhỏ lại thấy công tử nhà mình quả thật không thoải mái như vẻ bề ngoài.

Rốt cuộc người Thẩm đại nhân kia có gì tốt, đáng giá để tiêu công tử nhà mình nhớ mãi không quên?

Nhưng Cát An hiểu được vì sao Kỷ Trăn lại kìm lòng không đặng.

Chủ tớ hai người mang tâm sự riêng, hiện tại không thể nói năng luyên thuyên như mọi ngày.

Bầu không khí trong quân trướng nặng nề, trong bàn bày biện các bản đồ từ nam đến bắc, núi cao rừng rậm, nước chảy cát vàng, địa hình phức tạp, thay đổi thất thường.

Đầu ngón tay thon dài chỉ vào lãnh thổ của Mặc Bắc khẽ trượt xuống phía dưới, cuối cùng nhấn xuống vị trí một thành.

Kỷ Quyết nhẹ nói: "Đường này chính là tốt nhất."

Trong trướng, ngoại trừ Tưởng Uẩn Ngọc cùng Lâm phó tướng, còn có những tướng sĩ khác, ai ai cũng nghiêm túc.

Tưởng Uẩn Ngọc nói: "Tần tiêu sinh nói đúng, con đường trước đó nhiều rừng rậm, địa thể vô cùng hiểm trở, sợ là tiêu hao thể lực nhiều tướng sĩ, e là được không bằng mất."

Lâm phó tướng vung tay lên, "Ta thô kệch không ăn học nhiều, không thạo bày mưu tính kế, xin nghe Tần tiên sinh cùng tiểu tướng quân."

Các tướng sĩ còn lại nhao nhao phụ họa theo: "Chúng ta cũng bằng lòng nghe theo mệnh lệnh của tiểu tướng quân."

Tưởng Uẩn Ngọc vô cùng cảm kích: "Các vị đều là huynh đệ vào sinh ra tử, Uẩn Ngọc có thể được các vị tin cậy chính là may mắn của Uẩn Ngọc." Sau đó lại trịnh trọng: "Uẩn Ngọc cũng thay thái tử điện hạ đa tạ chư vị."

Từ xưa đến nay, một khi đã mưu phản thất bại sẽ thành đại tội chém đầu cả nhà, hiện tại có thể đứng ở đây cũng xem như treo đầu trên đai lưng, vốn đã chuẩn bị xong mọi chuyện.

Kỷ Quyết cuốn bản đồ lại: "Việc này còn cần bàn bạc kỹ hơn."

Mấy vị tướng sĩ thở dài cáo biệt, trong trướng lúc bấy giờ chỉ còn lại hai người.

Tưởng Uẩn Ngọc vén bào ngồi xuống, nhíu mày trầm giọng nói: "Chưa từng nghĩ đến sẽ đi đến nơi được xem là biện pháp cuối cùng."

Kỷ Quyết vô cùng thong dong đáp: "Đã ra quyết định, tất nhiên không quay đầu lại."

Tưởng Uẩn Ngọc lên tiếng: "Bây giờ biên cương đã ổn định, ta muốn thanh quân trắc, phù chính thống, bình nội loạn(*)... Ta sớm đã ngầm viết thư cho phụ thân, người cũng đồng tình với cách làm của ta, cả nhà Tưởng gia trung liệt, nếu như đã không thể thoát thân, thì chết có chi đáng sợ?"

(*) thanh trừ phản thần bên cạnh hoàng đế, ủng hộ phe chính thống, dẹp yên nội loạn.

Hai người lại nói chút chuyện chính sự, sau đó Kỷ Quyết mới rời khỏi quân trướng. Bọn họ cứ nghị luận mà quên mất thời gian, khi bước ra đã là đêm tối.

Hắn chậm rãi đi về trước, khoảng thời gian nửa năm qua bất chợt hiện rõ mồn một trước mắt.

Sự đau đớn trong suốt lúc lưu vong đau không thể tả thành lời, tấm áo mỏng chẳng bù được giá rét thấu xương của gió đông, những cục đá vụn ma sát giày cỏ, hai chân bị mài đến ra máu, không tài nào ngủ được. Ngoài việc đau đớn về thể xác, tên lính áp ngục thường so sánh hắn với bùn đất ven đường, động một ti là giễu cợt trào phúng.

Cũng may tính tình Kỷ Quyết mạnh mẽ, biết người đại sự phải nhẫn nhịn, thành ra coi mấy thứ ô uế kia như gió thoảng bên tai.

Chỉ có một lần duy nhất, tên quản ngục dám sỉ nhục Kỷ Trăn, bảo Kỷ Trăn hạ mình nằm dưới kẻ khác. Kỷ Quyết bất ngờ giật lấy roi giật điện của tên cai ngục, mấy người còn lại còn chưa kịp có phản ứng gì, roi giật điện đã cuốn trên cổ của tên coi ngục phun những lời xấu xa đó. Từ đó về sau, không một ai dám nhắc một chữ liên quan đến Kỷ Trăn, đồng thời đối xử với Kỷ Quyết càng hung tàn hơn.

Hai tháng trước, lúc ôn dịch hoành hành, Kỷ Quyết bị áp giải tới Ninh Châu. Thời cơ tốt như vậy, cuối cùng vẫn chờ được liễu ám hoa minh(*).

(*) tình huống không còn đường tiến nữa, thì đột nhiên xuất hiện chuyển biến và hy vọng.

Tưởng Uẩn Ngọc phái người tiếp ứng mai phục trên đường Kỷ Quyết lưu vong. Kỷ Quyết có thể giả chết thoát thân, tên coi ngục từng bôi nhọ Kỷ Trăn cũng vô tình "nhiễm dịch bệnh" bỏ mạng trên đường, thi thể ném dưới núi cho bầy chó hoang cấu xé.

Tam hoàng tử kế thừa mưu trí từ cha, xuất thân bình thường, dù dã tâm hừng hực, thủ đoạn thông minh, lại cao ngạo, nhưng hắn tự ti, trời sinh tính đa nghi. Nhiều người trong triều từng ủng hộ phế thái tử bị chèn ép đến mức không thể phản kích, đợi đến khi tam điện hạ lên ngôi, tất nhiên khó thoát khỏi tai kiếp.

Đúng như lời Tưởng Uẩn Ngọc nói, nếu không phải không đến bước đừng cùng, bọn họ cũng sẽ không trở thành kẻ tạo phản.

Kỷ Quyết dạo bước trong doanh địa, một nhóm tướng sĩ tụ họp đang uống rượu nói chuyện phiếm gọi hắn: "Tần tiên sinh, uống một hớp không?"

Hắn xin một vò rượu nhỏ, sau đó đi đến doanh trướng Kỷ Trăn.

Ánh trăng trong tựa nước, hắn đứng bên ngoài doanh trướng, bản thân còn chưa kịp lên tiếng gọi, đã nghe thấy tiếng khóc nức nhở nho nhỏ. Thanh âm cực yếu ớt, hòa lẫn với hò hét bên kia, nếu như không để tâm nghe, tuyệt đối không thể phát hiện ra.

Bàn tay đang vén rèm của Kỷ Quyết chợt thu hồi, hắn lặng lẳng đứng yên trong màn đêm.

Trong trướng có người vụng trộm khóc vì người nơi phương xa, ngoài trường có người âm thầm uống rượu đè xuống nỗi chân thành trong lòng.

Rượu thấm ưu sầu, đếm chẳng hết bi ai tan hợp, không thể giải bày.



Xuân qua hạ đến, thời tiết bắt đầu nóng lên.

Thẩm Nhạn Thanh đến Cẩm Châu trị dịch gần nửa năm, vết thương trúng tên trên bả vai gần như đã khỏi, bệnh tình cũng dần dần tốt hơn.

Thái y viện cùng nhiều đại phu không ngại khổ cực, ngày đêm nghiên cứu chế tạo phương thuốc, các phương thức do mọi người chế ra cũng lên tới hàng trăm. Thời gian quả thực không phụ lòng người, những người dân trúng dịch uống thuốc mới được chế liên tục, các triệu chứng ho bắt đầu giảm bớt, cũng không còn sốt cao. Không chỉ có một, những người dân bị nặng hơn đều có chuyển biến tốt.

Tin tức vừa ra, khắp chốn mừng vui.

Hoàng đế phát vạn lượng vàng từ quốc khô, cũng hào phóng thưởng cho những người có công trong việc trị dịch.

Cuối mùa hè đầu mùa thu, ôn dịch hoành hành hơn nửa năm, gây biết bao nhiêu đau thương cuối cùng cũng được khống chế.

Ngay tại khoảnh khách cổng thành Cẩm Châu được mở ra, nhiều bà con bị nhốt khoảng thời gian qua vui đến phát khóc. Quan thần trị dịch cùng thái y cũng về lại kinh ngay đêm đó, người dần đến đưa tiễn đông không kể xiết.

Lục Trần và Vương Linh Chi giục ngựa đồng, cả hai nhìn nhau, nhớ đến khoảng thời gian đau đớn vất vả vừa qua, trong mắt dường như hiện lên ý nghĩa đích thực của việc thoát khỏi cửa ải sinh tử.

Thẩm Nhạn Thanh vừa khỏi bệnh, không thể chịu vất vả, cho nên được ngồi trên xe ngựa nhắm mắt nghỉ ngơi, hai tay đặt trên đùi vô cùng uy nghiêm.

Dụ Hóa quay đầu ra sau cười nói: "Đại nhân, bà con đều đang cảm ơn với người đó."

Thẩm Nhạn Thanh nghe thấy tiêng kêu gọi phía sau, cũng không đáp lại, chỉ trầm giọng ho mấy cái.

Bị nhiễm dịch cộng thêm vết thương kia, thành ra vẫn không tránh khỏi việc để lại di chứng. Thái y nói thẳng tim phổi hắn bị tổn thương, vể sau không thể chịu gió, không thể dầm mưa, càng không được làm việc quá sức, đồng thời khuyên nhủ: "Thẩm đại nhân, thân bệnh đã khỏi, nhưng tâm bệnh khó chữa, tâm tư của người quá nặng, nếu như không thể nghĩ thông, lão phu cũng hết cách."

Dụ Hòa phủ màn che xuống, ưu sầu nói: "Tại sao ai nấy cũng khỏe, mà đại nhân vẫn còn ho vậy, chẳng lẽ còn chưa khỏi hẳn sao... Lão phu nhân ắt hẳn sẽ lo lắm."

Thẩm Nhạn Thanh nghĩ đến phụ mẫu, hiện tại mới chịu mở miệng đáp: "Đừng nói hết mọi chuyện ở Cẩm Châu cho hai người."

Ngựa người một ngày một đêm trở về kinh đô.

Lý Mộ Hồi phụng mệnh nghênh đón quan thần trị dịch, ngoài hắn ra, người thân của bọn họ ai nấy cũng mong ngóng.

Vương Linh Chi vừa nhìn thấy phụ mẫu liền lập tức xuống ngựa chạy đến, nức nở lên tiếng: "Nữ nhi bất hiếu, để hai người bận tâm."

Phụ mẫu Thẩm gia thấy Thẩm Nhạn Thanh gầy hẳn đi, cũng đau lòng rơi lệ. Thẩm mẫu nắm tay con trai: "Bình an trở về là tốt rồi..."

Sau khi Thẩm Nhạn Thanh trấn an được phụ mẫu xong, mới quay đầu thở dài với Lý Mộ Hồi: "Phiền điện hạ đến rồi."

Hôm đó, sau khi cổng thành xảy ra bạo động, Thậm Nhạn Thanh vì đuổi theo Kỷ Trăn bị trọng thương, lại về Cẩm Châu trị dịch, tính ra sau cả hai mới gặp được nhau sau nửa năm trời.

Lý Mồ Hồi đáp: "Truyền khẩu dụ từ phụ hoàng, Thẩm khanh vất vả đi xe, hiện tại về phủ nghỉ ngơi, ngay mai tiến cung diện kiến."

"Đa tạ điện hạ."

"Thẩm khanh có công trị dịch, đất nước có thần như ngươi, là may mắn của con dân."

Thẩm Nhạn Thanh không cao ngạo giành công, chỉ dửng dưng nói: "Điện hạ quá khen, lần này trị dịch thành công có công lao của mọi người ngày đêm vất vả, chứ không phải của một mình thần."

Hai người đáp qua đáp lời, tuy giọng điệu không khác ngày thường, nhưng trong lòng biết rõ chủ thần đã không còn tín nhiệm nhau như ngày xưa.

Thẩm Nhạn Thanh tạm biệt với Lý Mộ Hồi, theo phụ mẫu trở về phủ, bỗng cảm thấy bản thân lao lực quá độ. Hắn cố giữ vững tinh thần, nói với Thẩm mẫu: "Mẫu thân đừng lo, hiện tại con vẫn ổn..."