Hí Long Ký: Đa Đa Ích Thiện

Chương 2: Thơ ấu chấm dứt




Chuyện kể rằng ThiênBảo năm thứ hai mươi hai, tên gọi của hoàng đế Lăng Quốc này cư nhiênlại giống Đường Minh Hoàng*, nghe nói cũng là một đế vương có triểnvọng, nhưng ta lại chỉ nghĩ đến những chuyện không đứng đắn: Hắn có thểgiống Đường Minh Hoàng đời Đường, cưới con dâu của mình hay không?!

*Đường Minh Hoàng, chính là Đường Huyền Tông, là hoàng đế thứ bảy (hoặc thứchín) của triều đại Đại Đường trong lịch sử Trung Quốc. Đường Minh Hoàng là một ông vua đa tình nổi tiếng trong lịch sử triều đại nhà Đường, đặc biệt là chuyện “cướp con dâu” của mình, con dâu ở đây chính là mỹ nhânDương Ngọc Hoàn, hay còn là Dương Quý Phi.

Trở lại chuyện chính!Chuyện kể rằng Thiên Bảo năm thứ hai mươi hai, cũng chính là năm ta sáutuổi, trong khi bản đồ kế hoạch xây dựng cuộc sống ở cổ đại đã đượcchuẩn bị thật tốt, ta đã sẵn sàng tiếp nhận một cuộc sống mới tốt đẹp,thì đúng lúc này Tống phủ xảy ra một chuyện lớn, chính thức chấm dứtthời thơ ấu của ta.

Nói đến việc này, trước hết phải giới thiệu một chút về phụ thân ta — lễ bộ thượng thư Tống Dật.

Tống Dật, nam, nhân sĩ Lăng Quốc, ba mươi lăm tuổi [Thiên Bảo năm hai mươihai], Thiên Bảo năm thứ tám thi đỗ Trạng Nguyên, cùng năm cưới con gáicủa tả tướng đương triều, song hỷ lâm môn, truyền đi trở thành một giaithoại. Tiền đồ ở triều đình cũng vô cùng thuận buồm xuôi gió, Thiên Bảonăm thứ mười chín, thăng lên làm lễ bộ thượng thư.

Phụ thân talúc này tuyệt đối trung thành với Hoàng thất, cũng là người trước sauluôn luôn giữ gìn và thực hành tư tưởng của chủ nghĩa phong kiến, chẳnghạn như tam cương ngũ thường, chế độ ba vợ bốn nàng hầu…… Bởi vậy mà trở thành tấm gương đương thời trong sáng nhất về mẫu hình quy phạm đạođức.

Vừa nói đến chuyện ba vợ bốn nàng hầu, đúng vậy, đầu năm nay nam nhân đến thanh lâu phiêu kỹ (chơi gái) là bình thường, thê thêthiếp thiếp cũng thực bình thường, tình hữu độc chung(chỉ có hai ngườiyêu nhau) mới là không bình thường. Thân là tấm gương quy phạm đạo đứctrong xã hội phong kiến – phụ thân đại nhân tất nhiên cũng không ngoạilệ. Mặc dù không có ba vợ bốn nàng hầu, nhưng cũng một thê ba thiếp.Chính thê là Vương thị, con gái tả tướng đã nói qua ở trên, thiên kimtiểu thư, tất nhiên là không cần nhiều lời. Ba thiếp là nhị phòng Vănthị, tam phòng Kim thị, tứ phòng Lưu thị. Văn thị chính là biểu muội của phụ thân, dòng dõi thư hương, có tri thức hiểu lễ nghĩa; Lưu thị là nữnhi con thiếp của phú thương kinh thành, mặc dù xuất thân thương gia,nhưng cũng thông hiểu văn thơ, hơn nữa suy nghĩ khôn khéo, công việcquản gia trong nhà đều đến tay nàng xử lý. Tam phòng Kim thị chính mẹ đẻ của ta ở cổ đại, cũng là nhân vật chính trong chuyện lớn lần này.

Mẫu thân Kim thị [giống với dòng họ của ta ở kiếp trước, xem ra năm trămnăm trước quả nhiên là người một nhà], nhưng trong “Hậu cung” của Tốngphủ là một người không bình thường. Xét về tướng mạo, mẫu thân chỉ đượccoi là có vài phần tư sắc, không thể so với dung nhan của Vương thị, vẻthanh tú của Văn thị, sự kiều mỵ của Lưu thị; xét về học thức, mẫu thânchỉ được coi như là không bị đội cái danh thất học, nhưng so với trìnhđộ nghiên cứu sinh của Vương thị, trình độ sinh viên của Văn thị, thậmchí là trình độ trung học của Lưu thị vẫn không thể đuổi kịp; xét vềtính tình, mẫu thân ích kỷ khắt khe, không rộng lượng giống Vương thị,ôn nhu như Văn thị, linh hoạt tựa Lưu thị; xét đến xuất thân, ngườichẳng qua là giúp việc nhỏ bé trong một quán rượu …… Thôi, không cần sosánh, không cần so sánh, ta cũng không phải không biết xấu hổ.

Nữ tử như vậy sao có thể vào Tống phủ? Phía sau đương nhiên còn có một câu chuyện xưa: Chuyện kể rằng, năm đó phụ thân ta đi du lịch một ngày, ởmột tiệm rượu nào đó [nơi mẫu thân ta đang làm công] uống say. Ngày hômsau, mẫu thân ta bắt đầu khóc kể lể sự trong sạch đã bị vấy bẩn [cho đến tận hôm nay, thật nhiều người vẫn hoài nghi rốt cuộc là ai bẩn ai trong sạch], phụ thân bất đắc dĩ, đành phải cưới mẫu thân về nhà. Nhưngchuyện phát sinh quan hệ với “con gái nhà lành” trước khi thành thân,khiến cho trên tờ giấy đạo đức phẩm hạnh trắng tinh của phụ thân ta cónhiễm một vết bẩn, mà ta chính là chứng cớ của vết bển không thể xóasạch đó.

Chắc mọi người đã tưởng tượng ra địa vị chính trị của ta và mẫu thân ở Tống phủ như thế nào. Có điều, cũng may mắn mẫu thân tacả người tỏa ra tư thái tác phong của người phố phường, tuy rằng bịngười khinh bỉ, nhưng cũng không ai dám tùy tiện khi dễ, cũng làm cho ta sống được vài năm thanh tĩnh. Nói thật, nếu không có hai mẹ con chúngta, một cái thô tục, một cái ngu si [ta đã nói, cái kia nhiều lắm cũngchỉ được coi là tự bế!], Tống phủ thực sự được cho là một gia đình nămtốt*. Chỉ tiếc……

*Gia đình năm tốt, hay còn được gọi là gia đình ngũ hảo, là chủ trương xây dựng gia đình của Trung Quốc.

1, Ái quốc thủ pháp, nhiệt tâm công ích.(Yêu nước, tuân thủ pháp luật, nỗ lực vì tập thể)

2, Học tập tiến bộ, ái tốp chuyên nghiệp.(Hiếu học đổi mới kiến thức, kiến công lập nghiệp)

3, Nam nữ bình đẳng, kính già yêu trẻ.

4, Thay đổi phong tục, ít sinh dạy tốt.

5, Phu thê hòa thuận, quê nhà đoàn kết.

Lót nhiều chăn đệm như vậy, cũng nên quay lại chuyện chính thôi. Chuyện kểrằng, Thiên Bảo năm hai mươi hai, Tống phủ xảy ra một chuyện lớn, nóiđúng hơn chính là một vụ bê bối hạng nặng, mẫu thân của ta, tiểu thiếpthứ ba của Tống thượng thư, cư nhiên cùng một gia đinh thông dâm kiêmluôn việc bỏ trốn. Tuy rằng sau đó không lâu, hai người đã bị bắt trởlại, cũng lấy tội thông dâm để thi hành hình phạt, nhốt đánh vào đạilao, mẫu thân Kim thị cũng bị Tống phủ đuổi đi, nhưng chuyện đội nónxanh của phụ thân đại nhân là không thay đổi được. Nếu nói chuyện lúctrước kia là một vết bụi trên chiếc áo khoác đạo đức, thì lần này chínhxé rách một miếng thật to trên chiếc áo ấy, có chắp vá thế nào cũng vẫnthấy được.

Người xui xẻo thật sự chính là ta. Vốn đã không đượcphụ thân chú ý, lại thêm một mẫu thân được ngàn người chỉ trỏ, tình cảnh của ta càng thêm xấu hổ, nếu không phải tướng mạo của ta có vài phầngiống phụ thân, chỉ sợ ngay cả thân phận Tống gia tiểu thư cũng khôngđảm bảo được. Nhưng tệ nhất chính là tâm tình của ta. Tuy rằng đã quyếttâm sống ở thời đại này, nhưng ta trước sau vẫn không thể coi Tống phủnhư “Nhà”. Phụ thân cùng các thê thiếp khác của ông đối xử với ta rấtlạnh nhạt, huynh đệ tỷ muội khinh thường ta, cho dù mẹ đẻ sinh ra ta,cũng không thân cận yêu thương. Mặt khác, mẫu thân chỉ coi ta như cái cớ để có thể chính thức vào Tống phủ, đạt được mục tiêu liền cảm thấy tavô dụng [từ sau khi ta quyết định “tự bế”, bà đã không còn trông cậy vào chuyện có thể nhờ ta mà lấy lòng phụ thân nữa, cũng vì thế mà ta có thể sống thoải mái], hơn nữa, nội tâm của ta vẫn quyến luyến gia đình kiếptrước, trong thâm tâm ta, bọn họ mới là gia đình chân chính.

Tuyrằng không thân cận, nhưng nếu nói trong lòng một chút tình cảm cũngkhông có thì là nói dối. Là một mẫu thân, vì ham muốn cá nhân của mình,bỏ rơi nữ nhi tuổi nhỏ [ta chỉ có sáu tuổi a!], tuyệt nhiên không bậntâm tình cảnh của ta ở Tống phủ, đây chính là tội vứt bỏ! Nhớ đến ngườimẹ kiếp trước, khi ta bệnh nặng nhất, vẫn không rời bỏ, luôn luôn túctrực bên giường bệnh, lòng ta lại nhịn không được mà run rẩy.

Nói đi lại nói lại, tinh thần hiện đại từ trong xương cốt khiến cho ta cảmthấy thương cảm đối với hành vi của mẫu thân hơn là việc ghét bỏ. Thânlà nữ nhân, lại không chiếm được sự yêu thương của phu quân, không cóđược sự gần gũi của nữ nhi, thậm chí còn không được người khác tôntrọng, lại không có nhà mẹ đẻ để dựa vào, một nữ tử hơn hai mươi tuổithanh xuân phơi phới làm sao có thể chịu được? Không hồng hạnh ra tườngmới là lạ. Ít nhất, nàng còn biết đi tìm niềm vui cho chính mình, điềunày so với làm oán phụ nơi khuê phòng kiên cường hơn không ít [không kểđến tội vứt bỏ]. Đáng thương rất nhiều mà cũng khiến ta thêm vài phầnkính trọng.

Nhớ lại trước kia, thời điểm mẫu thân ở trong phủ,tuy rằng cũng không có mưu cầu phúc lợi gì cho ta, nhưng vô hình đã tạocho ta một cái cảng tránh gió, để ta có thể tự do sống an nhàn sáu nămnày. Mà sau này, ta chỉ còn lại một mình, tất cả mọi chuyện chỉ có thểdựa vào chính mình.

Khi sáu tuổi, ta nghĩ thời thơ ấu của ta đã chấm dứt.