Làm Dâu Hào Môn Tuyệt Không Nhận Thua

Chương 8




Nếu là ngày thường, Trần Hòa Nhan thật sự là không thích đọc loại bá tổng tiểu thuyết này, nhưng nhìn cuốn tiểu thuyết quỷ dị trước mặt, nhìn tên Tần Ngạn, Khương Hân cùng với tên chính mình và Tần Tuyển, phảng phất như có một loại ma lực, vân mệnh chú định, tựa hồ có cái gì đó trong tiềm thức nói cho cô phải đọc cuốn tiểu thuyết này nghiêm túc từ đầu đến cuối.

Trần Hòa Nhan tại không gian tĩnh lặng vô biên này nhập tâm tập trung toàn bộ tinh thần, lật từng trang từng chữ cho đến khi hoàn thành hết cuốn sách cũng không tính là mỏng này.

Cô không biết mình đã đọc nó trong bao lâu, tựa hồ rất lâu nhưng cũng rất ngắn, những câu chữ trong sách như khắc sâu vào tâm trí cô như một bức tranh và được chiếu như một thước phim, từng khung hình một như thể chính cô đã trải qua.

Hay cũng có thể nói, có một phần là những gì mà cô thực sự đã trải qua, một phần khác có lẽ là những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Đây là một cuốn tiểu thuyết, hay có thể nói thế giới mà cô đã sống hơn hai mươi năm kể từ khi cô được sinh ra lại chỉ là thế giới do một cuốn tiểu thuyết tạo thành.

Trong tiểu thuyết vai nam chính nữ chính là Tần Ngạn và Khương Hân.

Một người là sinh ra trong một gia đình giàu có, sự nghiệp thành công; còn một người là thiên kim tiểu thư khuê các, là nữ diễn viên nổi tiếng trong giới giải trí. Hai người từ lần đầu quen nhau liền nhìn không thuận mắt, cho đến khi chậm rãi tiếp xúc rồi dần dần bị ưu điểm của đối phương hấp dẫn, lại xác định tâm ý với nhau rồi bắt đầu tình yêu ngọt ngào mà cuồng nhiệt, sau đó đính hôn, kết hôn, sinh con...

Cuốn tiểu thuyết này có tên 《 Mật ngọt như ý 》, là một tiểu thuyết sủng ngọt văn điển hình, cốt truyện mượt mà, hành văn của tác giả rất tốt, văn phong thoải mái vui vẻ, miêu tả tình cảm tinh tế, nhân vật sinh động, toàn bộ tiểu thuyết là một thể loại lãng mạn và ấm áp. Tình cảm ngọt ngào ấm áp khiến những ai xem xong đều phải ghen tị với tình yêu giữa Khương Hân và Tần Ngạn.

Khương Hân và Tần Tạo từ lúc quen biết nhau cho đến kết cục, chuyện con cái đi nhả trẻ đều là nước chảy thành sông*, không có chuyện anh yêu em mà em lại không yêu anh,

(*) Khi nước đến thì nơi nước chảy tự nhiên sẽ thành kênh, có nghĩa là nhân duyên chín muồi thì mọi việc sẽ tự nhiên thành công.( giải thích kĩ hơn ở cuối)

Cốt truyện đẩy mạnh xung đột lớn nhất giữa hai người đại khái là từ Trần Hòa Nhan và Tần Tuyển.

Làm anh trai chị dâu Tần Tuyền cùng Trần Hòa Nhan là vai phụ làm nền bên cạnh hai nhân vật chính, họ chính là người cho tác giả điều khiển để làm nổi bật lên mối quan hệ tình yêu và hôn nhân tốt đẹp của Tần Ngạn và Khương Hân.

Khương Hân cũng xuất thân là tiểu thư khuê các, cùng Tần Ngạn môn đăng hộ đối, tam quan phù hợp, là học sinh tốt nghiệp từ trường Ivy League nổi tiếng của Mỹ, dung mạo và học vấn đỉnh cao, tiến vào giới giải trí thuận buồm xuôi gió*, tiến thẳng một đường đến tiểu hoa đán, được hàng triệu người săn đón, sự nghiệp thành công.

(*) chúng ta luôn nhận được sự tác động thuận lợi từ bên ngoài, sự may mắn để tiến tới được mong muốn, ước nguyện hay mục tiêu đặt ra trong công việc và trong cuộc sống.

Còn Trần Hòa Nhan bất quá chỉ là con gái của một gia đình bình dân nhỏ, gia cảnh tầm thường, bố là giáo viên trung học, mẹ là nữ hộ sinh bệnh viện, mặc dù cô tốt nghiệp đại học A, một trong những đại học xuất sắc nhất cả nước, nhưng cô vừa tốt nghiệp liền kết hôn với Tần Tuyển, trở thành một phu nhân hào môn, giống như hoa thố ti*, dựa dẫm vào Tần Tuyển, sống trong nhung lụa, cũng không học lên, cũng không có sự nghiệp của chính mình.

(*) hoa này là một loại cây thân leo, cành mềm không thể vươn lên, nó phải có một thứ để bám vào quấn quanh...

Hai người đối lập như Trần Hòa Nhan và Khương Hân vậy mà đều được gả cho hai anh em nhà họ Tần.

Tần Ngạn cùng Khương Hân gia thế tương đương, xuất thân giống nhau, họ yêu và tôn trọng nhau, đều là người xuất sắc trong từng lĩnh vực, đều có những điểm sáng thu hút lẫn nhau. Cô ấy và Tần Ngạn là một mối quan hệ tự nhiên, tình yêu hôn nhân ngọt ngào mĩ mãn, môn đăng hộ đối, trai tài gái sắc, một cặp đôi hoàn hảo, sau khi gả vào Tần gia, được bố mẹ chồng cưng chiều như con gái ruột, được mọi người ưu ái và chúc phúc.

Đều là con dâu Tần gia, thời điểm Trần Hòa Nhan và Tần Tuyển kết hôn, ban đầu mọi người trong Tần gia đều phản đối, cảm thấy hai người căn bản không xứng đôi, thậm trí cha mẹ Trần cũng không tán thành, cảm thấy con gái mình gả vào đó là chịu khổ. Cuối cùng hai người kết hôn được hoàn toàn là nhờ sự kiên trì của Tần Tuyển.

Còn mẹ chồng Tống Nghi Lam từ đầu đến cuối chưa bao giờ hài lòng với cô, cho rằng cô chỉ biết dựa dẫm vào chồng, xuất thân bình thường, tầm nhìn hạn hẹp, hành xử như một gia đình bình dân. Điều quan trọng nhất là Tống Nghi Lam phàn nàn cô đã kết hôn nhiều năm như vậy mà vẫn không sinh ra một đứa...

Trần Hòa Nhan đã xem một đoạn trong cuốn sách nói về cảm xúc của Khương Hân đối với Tần Ngạn, cô ấy nói thật sự không hiểu Tần Tuyển thích Trần Hòa Nhan chỗ nào mà nhất định phải cùng Trần Hòa Nhan kết hôn, cái gì cũng không có, trừ bỏ lớn lên có ngoại hình, không có cái gì có thể xứng đôi với Tần Tuyển, mà bên người Tần Tuyển cũng không thiếu nữ nhân xinh đẹp...

Trong cuốn sách, Khương Hân là nữ chính hào quang sáng chói được mọi người yêu mến, còn Trần Hòa Nhan là người chuyên gây chuyện tạo thêm phiền toái cho nữ chính, được người người gọi là nữ phụ độc ác.

Trong đoạn đầu cuốn sách, trước khi nam nữ chính kết hôn, Trần Hòa Nhan cũng không được miêu tả nhiều, chỉ nói Khương Hân trước đây nghe Tần Ngạn kể qua vài lần, đối với chị dâu tương lai này cũng không được yêu thích lắm ở Tần gia, đặc biệt là Tống Nghi Lam, nhưng có anh trai Tần Ngạn che chở, cũng không au quá khắt khe kinh thường cô, Khương Hân có cùng cô giao tiếp vài lần cảm giác có chút khó hòa thuận khi ở chung...

Sau này, khi Khương Hần cùng Tần Ngạn chính thức kết hôn, gả vào Tần gia, để cho hai con dâu đứng cùng nhau, khoảng cách chênh lệch giữa hai người càng thêm rõ ràng, Khương Hân sinh ra là thiên chi kiêu nữ đứng trên đỉnh kim tự tháp, ánh sáng chói lọi, còn Trần Hòa nhan bị áp đến ảm đạm, có một con phượng thật ở bên cạnh để so sánh, chim sẻ Trần Hòa Nhan lại như chẳng ra gì, giống như một trò đùa.

Trong cuốn sách, xuất phát từ ghen ghét hiếu thắng trong lòng, Trần Hòa Nhan bắt đầu nhắm vào Khương Hân một cách cố ý hay vô ý.

Là nữ chính trong cuốn sách, mặc dù Khương Hân có những phẩm chất cần thiết của một nữ chính là tốt bụng, dễ gần,...nhưng cô ấy cũng là thiên kim tiểu thư cao cao tại thượng, không phải một cái bánh bao mềm cho Trần Hòa Nhan nhằm vào, cô ấy liền trả lại gấp bội, làm Trần Hòa Nhan chuốc lấy cực khổ.

Là một nữ diễn viên nổi tiếng, Khương Hân đương nhiên có năng lực và bản lĩnh riêng để chiếm lấy một chỗ đứng, Trần Hòa Nhan hoàn toàn không phải đối thủ của cô ấy. Hai bên giao phong, lần nào cũng là Trần Hòa Nhan bị vả mặt, trừ bỏ làm chính mình bị người Tần gia khó chịu hơn cũng không chiếm được cái tiện nghi gì.

Là một vai phụ làm nền cho nữ chính, Trần Hòa Nhan trong tiểu thuyết cư nhiên là ngu ngốc, xấu tính và cứng đầu, hay bị Tần gia mắng nhiều lần không thể nhắm vào Khương Hân, lúc sau cô càng cạnh tranh háo thắng hơn, chanh chua, tâm lí cũng dần bị vặn vẹo, cô vì không muốn cho Khương Hân quá tự mãn trong Tần gia mà đã nói ầm ĩ về việc chồng mình đã tiếp quản Tần thị, toàn bộ sản nghiệp Tần gia, muốn hắn cùng Khương gia hủy bỏ hợp tác, ra tay đối phó Khương gia.

Bình thường hắn đều tùy cho cô tùy tiện mà gây rối nhưng lần này Tần Tuyển lại cự tuyệt lời đề nghị vô lý của Trần Hòa Nhan, vì thế Trần Hòa Nhan cũng oán trách hắn.

Cô trách Tần Tuyền ngày thường trầm mặc ít nói, không quan tâm cô, không săn sóc và thấu thiểu phụ nữ, chỉ biết công việc mà không chịu về nhà, oán trách đã gả cho Tần Tuyển bao năm, khiến cô bị Tần gia coi thường, chịu mẹ chồng nói lạnh nhạt, oán trách Tần Tuyển giúp đỡ người ngoài mà không giúp vợ...

Nhiều vô số, lông gà một nơi*.

(*) "Lông gà ở một nơi" là một tiểu thuyết của Liu Zhenyun. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu mô tả các cuộc gặp gỡ khác nhau của nhân vật chính Kobayashi trong đơn vị làm việc và gia đình của anh ta và sự phát triển của quỹ đạo tâm linh của anh ta. Từ rổ rau, vợ con, đậu phụ, người trông trẻ, những chuyện oan ức, đúng sai trong đơn vị làm việc đều phản ánh cuộc sống, hoàn cảnh sinh hoạt của hầu hết người dân Trung Quốc những năm 1980-1990. Nó phản ánh chân thực và sinh động chủ đề chính của cuộc sống của hầu hết người dân Trung Quốc, đồng thời phản ánh sâu sắc những thay đổi bên trong và bên ngoài do hoàn cảnh mới cải cách và mở cửa mang lại cho con người. Về Sau, lông gà ở một nơi được sử dụng làm đại diện cho những chuyện vụn vặt Trong cuộc sống ngày và những chuyện vặt. "Những chuyện 'mẹ chồng cô dâu' đơn giản là 'chuyện vặt lông gà vịt'

Nếu nói, Khương Hân cùng Tần Ngạn là duyên trời tác hợp, sủng ngọt văn, thì tình yêu hôn nhân của Trần Hòa Nhan và Tần Tuyển lại giống một bộ phim đen trắng phi lý hơn.

Sau đó, Khương Hân thông báo mang thai khiên cả Tần gia hân hoan vui mừng, sủng Khương Hân đến tột cùng.

Còn Trần Hòa Nhan, người ngoài ý muốn sinh non mất đi đứa con về sau không thể thụ thai, càng trở nên nhảy cảm và cuồng loạn hơn, cô cùng Tần Tuyển khắc khẩu ngày càng thường xuyên, cô bắt đầu nghi thần nghi quỷ, đối với mỗi một phụ nữ xuất hiện bên Tần Tuyển đều tràn ngập địch ý.

Cả hai đều không hiểu tại sao lại đi đến tình huống như vậy.

Cuốn tiểu thuyết lấy nữ chính Khương Hân làm tâm điểm, bắt đầu từ cuộc gặp gỡ ban đầu của nam nữ chính rồi đến kết cục, đến ngoại truyện, cuối cùng cũng chỉ viết tới đứa trẻ của Khương Hân và Tần Ngạn đi nhà trẻ làm kết cục cả đời.

Đúng vậy, cả đời...

Sau đó, Tần Tuyển phải sang nước ngoài công tác một thời gian ngắn.

Sau khi hắn rời đi, Trần Hòa Nhan cùng Khương Hân lại lần nữa náo loạn gây mâu thuẫn, xảy ra cãi vã gay gắt, trong lúc đó thậm chí còn nổi lên xung đột, Khương Hân té ngã trên đất, suýt nữa sảy thai.

Khương Hân định nói mới mọi người mình bị Trần Hòa Nhan đẩy ngã, nhưng Trần Hòa Nhan phủ nhận, nói Khương Hân tự ngã. Bởi vì vợ và con suýt nữ gặp nạn, Tần Ngạn đã cho Trần Hòa Nhan một bạt tai. Trong cơn giận dữ, người của Tần gia lẫn Khương gia đều liên tiếp đến quở trách, Tống Nghi Lam thậm chí còn chỉ thẳng vào mặt cô mắng, muốn đuổi cô ra khỏi Tần gia.

Trần Hòa Nhan tứ cố vô thân*, không ai muốn nghe cô giải thích, cô nhẫn nhục chịu đựng, cô gọi điện cho Tần Tuyển, người đang ở bên kia đại dương, cầu xin Tần Tuyển quay về, cô nói mình không thể chịu đựng được nữa, nếu Tần Tuyển không quay lại thì cô ấy sẽ ly hôn.

(*) đơn độc, không có ai là người thân thích.

Nhưng cuối cùng Tần Tuyển cũng không có trở về.

Sau khi nhận được điện thoại của Trần Hòa Nhan, hắn vội vàng mua chuyến bay cuối cùng trở về trong đêm, nhưng máy bay gặp sự cố rồi lao thẳng xuống biển, không ai sống sót...

Tần Tuyển chết khiến mang đến đả kích to lớn tới tập đoàn Tần thị, Tần Ngạn liền kế nhiếm lúc Tần thị bắt đầu lâm nguy.

Tần Ngạn cùng Tần Tuyển tình cảm từ nhỏ vốn đã rất tốt, hai anh em rất thân thiết, cái chết của Tần Tuyển hoàn toàn làm Tần Ngạn căm ghét Trần Hòa Nhan, hắn cho rằng chính Trần Hòa Nhan đã gây ra cái chết của anh mình, nếu không phải cô ta gọi điện thoại vô cớ gấy rối một hai Tần Tuyển phải lập tức quay lại nếu không sẽ ly hôn thì Tần Tuyển sẽ không ngồi trên chuyến bay đó, cũng sẽ không xảy ra chuyện, ngoài chuyện đó còn có chuyện cũ khiến Tần Ngạn hận không thể đem Trần Hòa Nhan ăn tươi nuốt sống.

Vì vậy sau khi tình hình Tần thị đã ổn định một chút, chuyện đầu tiên Tần Ngạn làm là đem Trần Hòa Nhan đuổi ra khỏi Tần gia – người vẫn còn chưa hoàn hồn về tin tức vụ rơi máy bay.

Đối với vấn đề này, không ai trong Tần gia đứng ra ngăn cản.

Nhà họ Tần thế lực lớn, nếu muốn đối phó với người phụ nữ vẫn luôn dựa dẫm vào chồng mình, muốn đuổi cô ra ngoài càng dễ như trở bàn tay.

Trần Hòa Nhan căn bản vô lực đối kháng, người có thể đứng trước bảo vệ cô giờ đã không còn nữa...

...

(*) "Thủy đáo cừ thành" ( nước chảy thành sông) là câu thành ngữ Tiếng Hán ý nói rằng thành công sẽ tự nhiên đến khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết mà không cần phải nhất mực truy cầu. Câu thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện vào thời nhà Tống (960-1279).

Câu chuyện dựa trên một lá thư của người đàn ông tên Tô Đông Pha gửi cho bạn mình là Tần Thái Hư, trong thư Tô Đông Pha kể với bạn cách ông đã vượt qua khó khăn khi không có tiền nhưng lại phải nuôi gia đình đông người.

Trong thư Tô Đông Pha viết rằng ban đầu ông rất lo lắng nhưng sau đó đã quyết tâm thay đổi tình trạng khó khăn của mình và đối mặt với việc cần phải kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.

Ông quyết định làm theo tấm gương của người bạn cũ là Gia Vận. Vào ngày đầu tiên hàng tháng, ông lấy 4.500 tệ từ tiền tiết kiệm và chia thành 30 phần, mỗi phần 150 tệ. Sau đó, ông treo 30 phần đó lên xà nhà. Mỗi sáng, ông dùng chiếc gậy lấy một phần tiền xuống rồi bảo người nhà giấu chiếc gậy đi.

Phần tiền này là định mức chi tiêu cho ngày hôm đó. Nếu còn thừa tiền, ông cất trong một ống tre dày và dùng số tiền này để tiếp đãi khi khách đến nhà.

"Số tiền hiện có từ tiết kiệm tôi đủ dùng để chi tiêu trong hơn một năm. Vì vậy tôi sẽ lập kế hoạch cho những việc khác", Tô Đông Pha viết trong thư.

"Thủy đáo cừ thành (nước chảy thành sông), vì vậy, từ đó về sau tôi không cần phải lo lắng về chuyện tiền bạc, và đó là lý do tại sao tôi không còn lo lắng về bất kỳ điều gì nữa", Tô Đông Pha kể với bạn.

Người đời sau sử dụng câu nói trong bức thư của Tô Đông Pha, "Thủy đáo cừ thành" (nước chảy thành sông) để khuyên rằng khi các điều kiện chín muồi thì thành công sẽ đến một cách tự nhiên.

Câu thành ngữ này cũng mang ý nghĩa là không cần phải lo lắng, không cần phải cố đạt được thành công bằng mọi giá hay đặt nặng tâm vào việc theo đuổi thành công, bởi việc gì đến sẽ đến, khi tới thời điểm chín muồi, nỗ lực bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.