Mạn Kim Sơn

Chương 36: Ngày xưa có ngọn núi




“Ngày xưa có ngọn núi, trong núi có một ngôi miếu, trong miếu có một tiểu hòa thượng và một tiểu tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng đảm nhiệm việc hóa duyên, còn tiểu tiểu hòa thượng phụ trách việc ăn. Có đôi khi tiểu tiểu hòa thượng “không nghe lời”, sẽ khiến tiểu hòa thượng tức giận đến đỏ bừng cả mặt.”



Đứa bé nghe câu chuyện kia xong liền nói: “Không đúng, trong miếu rõ ràng là lão hòa thượng và tiểu hòa thượng mà, đâu ra tiểu tiểu hòa thượng chứ?”



Tiểu sa di kể chuyện lập tức gõ vào đầu đứa bé, rồi chỉ vào thiền sư Pháp Hải cầm bát đang đi xa: “Đó có phải là tiểu hòa thượng không?”



Đứa bé kia nghển cổ lên nhìn một cái rồi nói: “Dạ.”



Tiểu sa di lại đưa ngón tay chỉ vào mình nói: “Thế ta có phải là tiểu tiểu hòa thượng không?”



Đứa bé nói: “Vâng.” (thuvienngontinh.com)



“Thì đúng rồi còn gì.” Tiểu sa di cướp lấy nửa cái đùi gà trong tay, vừa ngoạm nhồm nhoàm vừa nói: “Kể chuyện xong rồi đấy, mai lại đến nghe tiếp nhé. Mà sao đùi gà nhà các người chẳng đậm gì cả? Lần sau đừng có hấp nữa, bảo mẹ cho thêm ít dầu vào mà rán ấy, nếu không ta không kể chuyện cho nghe nữa đâu.”



Đứa bé nghe xong lập tức òa khóc, gào lên với nàng: “Nhưng câu chuyện vẫn chưa kể xong mà, sao lại cướp đùi gà của ta rồi chứ? Ta đi phô mẹ.”



Tiểu sa di ngồi xồm dưới đất, nhướn mày nói: “Nói huyên thuyên. Ta đã kể xong chuyện Hai hòa thượng trong ngôi miếu đổ nát rồi đấy thôi!”



Đứa bé cãi lại: “Mới kể đến đoạn tiểu tiểu hòa thượng không nghe lời, khiến tiểu hòa thượng tức giận đến mặt đỏ tía tai thôi, vẫn chưa kể về sau thế nào mà.”



Tiểu sa di bưng cái bát mẻ ở ven đường lên uống một hớp nước mát rồi nói: “Về sau là tiểu hòa thượng và tiểu tiểu hòa thượng sống hạnh phúc bên nhau.” Dứt lời, nàng đủn đứa bé mập mạp đang khóc nức nở kia ra và hô to: “Người tiếp theo nào! Bánh bao nhân gì đấy?”



Đứa bé chờ ở đằng sau đáp: “Trứng gà rau hẹ ạ.”



“Tìm mẹ rồi đổi cái nhân thịt mang đến đây. Người tiếp đi!”



Đứa bé kia nghe xong thì cũng khóc nói: “Đâu ra có hòa thượng lại muốn ăn thịt chứ?”



Miệng tiểu sa di đính đầy mỡ đọc một câu: “A di đà Phật, rượu thịt cũng chỉ là thứ đi qua dạ dày thôi, Phật tổ nói giữ trong tâm là được nên những chuyện như vậy câu nệ nhiều làm gì. Ngươi mang bánh bao thì tránh sang một bên đi, ta thấy người đằng sau kia có phải là đang cầm rượu hoa quế phải không? Ta ngửi thấy mùi rồi.”



Ở chân núi Vị Danh có một thị trấn tên Bình Lăng, dân chúng trong thị trấn lấy việc bán dược liệu mà sống. Nghe nói, dược liệu đều là do tổ tiên đào từ khe núi về. (thuvienngontinh.com) Có điều, trong núi dốc đứng và trời hay mưa nên đã từ rất lâu rồi chẳng có ai lên hái nữa. Bởi vậy, những dược liệu để lại đó càng thêm quý báu, bên ngoài mua qua bán lại thì giá cả càng lên cao thêm.



Cả một thị trấn mà dân chúng chỉ sống dựa vào việc nuôi trồng dược liệu có một cuộc sống sung túc đủ đầy vô cùng.



Sau khi Bạch Tố Trinh và thiền sư Pháp Hải đi tới thị trấn này bèn nghỉ chân ở trong một ngôi miếu đổ nát. Trong miếu vốn thờ cúng Thổ địa công, sau đó việc làm ăn dược liệu trong trấn trở nên tốt, họ bèn đổi sang thờ miếu Dược Thần. Mỗi khi có người đưa thuốc đi xa đều phải tới chỗ Dược Thần cầu bình an, nghe nói Dược Thần còn thường xuyên hiển linh nữa. Cứ như vậy mà miếu Thổ địa bên này dần hiếm người tới.



Hôm Tố Trinh và thiền sư Pháp Hải vào ở đó, vừa kéo cửa miếu thì đã hít không biết bao nhiêu bụi bặm rồi. Mạng nhện giăng đầy, khung cảnh quả thật thảm hại cùng cực. Thổ địa công gầy y như mấy con khỉ tinh ở núi Nga Mi vậy, thấy người tới là người tu đạo lập tức lao hai cái chân ngắn nhoằn từ trong tượng đá ra. Tự nhận mình là một kẻ đầy tủi thân, cuối cùng cũng được bày tỏ hết với người khác mà giậm chân bắt đầu kể lể nói xấu Dược Thần.




Y nói vật đó thường xuyên ăn hương khói cung phụng của dân chúng, mùng 1 và 15 hàng tháng đều phải dâng lợn cúng bái, dân chúng trong thị trấn đều khá giả nên lần nào cũng ngoan ngoãn dâng lên. Dạo gần đây càng thoáng hơn, dâng cho gã càng nhiều đồ.



Khi kể những lời này Thổ địa công cực kì căm phẫn và trông thấy Bạch Tố Trinh và thiền sư Pháp Hải là bán tiên, rất có đạo hạnh nữa, vốn là ấp ủ tâm tư để bọn họ đi dạy dỗ Dược Thần.



Ngặt nỗi, hai người này xuống núi thì cũng đói đến bụng dán vào lưng rồi, đâu còn tâm trí nào mà nghe hắn lải nhải nữa. (thuvienngontinh.com) Sau khi tiểu hòa thượng thành thật bưng bát ra ngoài hóa duyên thì người còn lại lập tức nhảy tót sang nhà bên cạnh trộm một giỏ quýt to ăn.



Rõ ràng đứa bé này đang rất đói, lấy đồ rồi chạy luôn, và đến khi dân làng tìm đến giỏ quýt đã ăn hết được nửa rồi.



Lúc thiền sư Pháp Hải quay về, chỉ thấy một đám phụ nữ đứng chống nhạnh ở đó trách mắng.



Sau khi hắn thấy vậy thì lập tức xoay người muốn bỏ đi, nhưng trời sinh “tiểu sa di” tinh mắt, vừa nhìn thấy góc áo của hắn thì chỉ muốn kéo người xuống nước, miệng đầy vẻ đáng thương kêu to: “Sư phụ ơi, đồ nhi cũng sắp chết đói rồi mới đành đi ăn trộm quýt của hàng xóm ăn mà thôi. Không phải sư phụ biết viết bình an kinh sao? Người đưa cho họ một ít để trả tiền quýt đi.”



Dứt lời thì bụp một cái quỳ xuống đất, nói với đám người phụ nữ: “Các thím hãy xót thương cho hai thầy trò con đi mà. Bọn con là hòa thượng của chùa Du Phương ra, chỉ vì trên đường gặp mưa to, thức ăn trong bọc đều bị ngấm nước cả, lại nghe nói thị trấn Bình Lăng là một trấn Bồ Tát nên mới đi một mạch đến đây. Nếu các thím không ngại còn có thể đến tìm bọn con nhiều chút, những chuyện liên quan đến cưới gả thì khó, chứ những việc hiếu thì có thể làm được ạ. Sư phụ con có bản lĩnh siêu độ, có thể khiến mộ phần gia tổ mọi người tỏa khói xanh tốt tươi ạ.”



Mà người có thể khiến mộ tổ tiên tỏa khói xanh là thiền sư Pháp Hải đây thì đang vô cùng muốn đập chết cái tên “đồ nhi bất hiếu” ăn nói bừa bãi này.



Không ngờ rằng, cái tà thuyết lần này của Bạch Tố Trinh lại một lần nữa lừa dối những người kia tin là thật, thậm chí gia đình bị trộm quýt kia còn cảm thấy nàng đáng thương, mang hai bát cơm chay đến cho nữa.




Trong cả quá trình ấy Thổ địa công chỉ vùi mình trong tượng đá mà nhìn, trong lòng hối hận muốn chết vì lỡ đi tố khổ với bọn họ. Cái đứa nhỏ kia chính là thổ phỉ mà. Lại thấy sau khi mọi người tản đi hết, đứa nhỏ kia bị sư phụ xách đi giảng đạo một hồi, trên mặt cũng không có vẻ bằng lòng. Kết quả là ngày hôm sau thì bắt đầu ngồi xổm ở cạnh cửa bịa chuyện kể để lừa đồ ăn của đám trẻ con.



Người như vậy sao có thể đắc đạo được chứ? Đúng là hiếm có.



Có điều, cái kẻ nói năng bậy bạ ấy lại thực sự có chút tài năng. Khoảng thời gian trước Thổ địa công tròn mắt nhìn hai người đi ra ngoài, lúc về(thuvienngontinh.com) thì bắt được con tiểu yêu kêu gào oa oa. Trong tay đứa bé kia còn có dải lụa trắng ngón tay vừa thu lại úp xuống một cái, xoay lại đã biến con tiểu yêu kia hiện về nguyên hình.



Thổ địa công thấy vậy không kìm được mà lại bước từ tượng đá ra, sau khi chật vật trèo xuống khỏi ban thờ, đứng vững rồi mới cất bước tới hỏi: “Các người thật sự biết bắt yêu ư?”



Bạch Tố Trinh nói: “Biết chứ. Ông muốn bắt kẻ nào? Chúng ta xem bạc để bàn chuyện.”



Thiền sư Pháp Hải thì không vô lễ như thổ phỉ Bạch đây, lại nhớ ra hai người đã ở trong miếu này nhiều ngày như vậy nhưng cũng chưa từng đánh tiếng một cách đàng hoàng với chủ nhân ở đây, bèn bước lên làm một lễ Phật nói: ‘Phiền ông rồi.”



Nói xong ba chữ này lại trở về góc ngồi đọc kinh thư.



Một tăng một yêu, một kẻ hay nói lung tung, một người không thích nói chuyện, trong thoáng chốc Thổ địa công công suýt rơi lệ.



Hắn nói với bọn họ, Dược Thần trên thị trấn không phải là một đồ vật. Cứ cho y là một kẻ tu đạo đi nhưng chẳng phải là một kẻ tu đạo đứng đắn. (thuvienngontinh.com) Chính là pho tượng tiên nhân kia, cũng chính là do một đạo sĩ đã cầm bức họa tới trấn bảo dân chúng làm ra pho tượng ấy. Mà tên đạo sĩ kia nhìn cũng chẳng tử tế chút nào, dáng vẻ xấu xí, nhìn giống như một con…”




Thổ địa công công đang định nói: ‘yêu’. Kết quả là “tiểu sa di” hẳn là do gần đây phải đi lại nhiều, “đôi chân mệt mỏi” muốn nghỉ ngơi một chút, vốn là đang khép lại thành một, nhưng chẳng biết từ lúc nào nó đã hóa thành một cái đuôi trắng ngà, còn đang lấy tay đấm bóp cho nó nữa.



Lúc này yêu lực của Bạch nương nương mới chỉ có sáu phần, lại vì thành tiên ở vùng núi Nga Mi, nơi địa giới thanh tịnh, vì thế trước nay tiên khí trên người vẫn luôn mạnh hơn yêu khí. Thổ địa công chưa kịp nghĩ xong nàng cũng là một con yêu, đôi chân đã vặn một cái, xoay người muốn chui vào lại trong tượng đá.



Bạch nương nương nhìn cái dáng vẻ sợ hãi của hắn một cái, bật cười. Đuôi rắn duỗi dài, cuốn lấy hắn quay lại nói.



“Đi đâu? Đã nói xong đâu mà đi. Chưa thấy cái đuôi bán tiên bao giờ hả?”



Trong lòng Thổ địa công công sợ sắp chết, lại không muốn mất uy nghiêm thần tiên trước mặt một con yêu, chỉ đành nhắm mắt nói.



“Lão phu chỉ là mệt thôi, phải quay về ngủ một lát, dậy nói chuyện tiếp. Tỉnh dậy sẽ nói chuyện sau.”



Tố Trinh nhịn cười nói: “Lão phu? Lúc ta đánh nhau với đám khỉ tinh ở núi Nga Mi ngươi cũng chỉ mới vào tiên giới thôi. Ngươi bao nhiêu tuổi mà dám xưng lão phu với ta?”



Chế độ của tán tiên* hạ giới và thần tiên trên Cửu Trùng Thiên không giống nhau. Cũng giống như tiểu thần ở miếu trấn Bình Lăng này vậy, thật ra thì đều là do người phàm trần tu đạo hưởng những cung phụng mà vào cấp bậc tiểu tiên. Họ không có người bề trên đặc cách điểm hóa, (thuvienngontinh.com)cũng không phải là vị Thần lớn nào đó tới phàm trần lịch kiếp trọng tu. So ra thì quan hệ không rộng bằng, bản lĩnh cũng không cao bằng bán tiên, sau khi đắc đạo thì liệu có thể xếp hắn vào đâu đây? Đa số đều là tùy tiện được chỉ định cho trấn ở một thôn trấn bình thường nào đó, dùng hương khói phàm trần mà nuôi là có thể lại thăng lên cấp đại tiên rồi.



(CN:Tán tiên: “Tán” ý là không có căn cơ, lấy thân thể không có căn cơ ngưng tụ thành tiên là Tán Tiên.)



Mà thổ địa công ở thị trấn Bình Lăng này cùng lắm cũng chỉ được hơn 500 tuổi mà thôi, đạo hạnh còn chẳng cao hơn Thanh Yến nữa.



Thổ địa công nhíu nhíu đôi mi, tự cho rằng những nếp nhăn trên mặt cũng có thể bóp chết “tiểu sa di”. Lại nhìn dáng vẻ không lớn không nhỏ của nàng hiện giờ, cả cái đầu trọc lốc của nàng, đôi mắt lanh lợi mở to tròn như hạt đậu kia nữa, thế mà cũng dám ra vẻ người lớn trước mặt ông ta sao? Ông không khỏi vuốt râu nói: “Năm nay lão phu đã 576 tuổi rồi, năm nay ngươi mới được bao nhiêu tuổi hả?”



“Tiểu sa di” nhướn một bên chằng mày, đưa tay bứt một sợi râu của y nghịch ngợm: “Bà đây tuổi cũng không lớn lắm, chỉ gấp ngươi khoảng ba lần có lẻ thôi. Nếu ngươi không tin thì có thể hỏi tiểu hòa thượng bên cạnh thì biết, người xuất gia xưa nay không nói dối mà.”



Lúc đó thiền sư Pháp Hải đang ngồi khoanh chân ở cửa ngôi miếu đổ nát, ngẩn người nhìn đám mây phía xa xa. Hắn cảm thấy bọn họ nói chuyện thật nhàm, quay đầu nhìn thoáng hai người một cái, chẳng hề có hứng thú với chủ đề này, lại quay đầu tiếp tục ngắm mây.



Tố Trinh bèn giảng giải: “Người này nhà chúng ta không thích nói chuyện, ngươi cứ bỏ qua đi vậy. Nếu không ta hóa về nguyên hình cho ngươi xem chút nhé?”



Thổ địa công công xua tay một cái nói: (thuvienngontinh.com) “Không cần đâu, không cần đâu, cứ như bây giờ là được lắm rồi.”



Suốt thời gian qua hắn không hề phát hiện yêu khí trên người con rắn này, sau khi lại gần mới giật mình, đạo hạnh của nàng thật không hề tầm thường. Lại nói, dải lụa trắng trong tay nàng vừa duỗi ra là đã có thể đánh cho một con yêu hơn hai răm tuổi hiện về nguyên hình rồi, có thể thấy được nàng đúng không phải là một con yêu bình thường.



Nghĩ như vậy, Thổ địa công công bèn “vành miệng”, bắt đầu kể lể những chuyện phiền lòng của mình.



Hết chương 36