Mẹ Thược Dược

Chương 6




Trước khi biểu diễn, tôi thấy có người cầm máy ảnh tiếp thị với phụ huynh: "Mười đồng một tấm, không đắt, khoảnh khắc ý nghĩa như vậy đáng được ghi lại."

 

Chậc chậc chậc, mười đồng một tấm, nếu là mẹ tôi, chắc chắn sẽ mắng họ là cướp tiền, phun nước bọt vào mặt họ.

 

Nhanh chóng đến lượt tôi lên sân khấu.

 

Ánh đèn rực rỡ tập trung vào tôi.

 

Kết thúc màn nhảy, trong khoảnh khắc cúi chào, tôi thấy mẹ ngồi ở chỗ ánh sáng yếu, mặc bộ đồ chỉ mặc khi đi thăm họ hàng, đang vỗ tay nhiệt tình.

 

Sau buổi biểu diễn còn có phần trao giải, kéo dài đến tận 5 giờ chiều mới kết thúc.

 

Màn múa của chúng tôi đạt giải nhì, mỗi người được thưởng một cây bút máy.

 

Mùa đông trời tối sớm.

 

Khi rời khỏi nhà văn hóa, xung quanh đã tối đen.

 

Chú chụp ảnh đứng dưới đèn đường vẫy tay: "Lại đây lấy ảnh."

 

Mẹ chen lấn cùng các phụ huynh khác.

 

Một lúc sau, mẹ đầy mồ hôi bước ra, trong tay cầm một tấm ảnh.

 

Mẹ nhìn kỹ dưới ánh đèn đường một lúc lâu, rồi kết luận: "Tấm ảnh này chụp không đẹp, mười đồng phí quá."

 

Tôi nói: "Nếu vậy thì trả lại đi, đắt quá mà."

 

Mẹ lập tức cất ảnh vào túi: "Người ta đã rửa ra rồi, sao có thể trả lại được?"

 

Về làng, ai cũng khen ảnh chụp đẹp.

 

"Bé Bê hóa trang lên thật xinh đẹp..."

 

Mẹ phản bác: "Không đẹp bằng bên ngoài, khi biểu diễn trực tiếp còn đẹp hơn nhiều, trong hàng trăm đứa trẻ nhảy múa, con bé là nổi bật nhất."

 

Khi thấy tôi đứng sau lưng, mẹ liền nghiêm mặt.

 

"Tiền phí phạm chỉ lần này thôi, từ nay phải tập trung học hành nghe chưa?"

 

Lớn lên dần, tôi mới hiểu thật ra nhiều phụ huynh đều như vậy.

 

Họ không có nhiều học vấn, họ bận rộn sống.

 

Bố mẹ họ chưa bao giờ thể hiện tình yêu, nên họ cũng khó học được, hoặc cảm thấy ngại ngùng khi bày tỏ tình cảm với con cái.

 

Tình yêu của họ như viên kẹo bọc trong mảnh thủy tinh, bạn phải cẩn thận, nếu không bạn chỉ nhớ đến nỗi đau khi bị đứt tay, mà quên đi vị ngọt bên trong.

 

Thật ra tôi cũng chẳng khác gì.

 

Tôi muốn nói với mẹ: Mẹ ơi, giờ con hiểu nỗi khổ của mẹ rồi, sau này con sẽ học chăm chỉ.

 

Con sẽ ra khỏi làng này, mang mẹ theo cùng.

 

Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.

Nhưng tôi cũng không nói được.

 

Chiếc váy biểu diễn quá phô trương, hàng ngày không thể mặc.

 

Nó được treo gọn gàng trong tủ, mỗi năm vào mùa hè khi nắng gắt nhất, mẹ đều lấy ra giặt giũ và phơi phóng, rồi lẩm bẩm: "Lúc đó mẹ đã nói rồi mà, chỉ mặc một lần thôi..."

 

Buổi biểu diễn đó đã thay đổi tôi, cũng thay đổi mẹ.

 

Mẹ nhận ra ở nông thôn dù có làm lụng thế nào cũng không thể giàu có.

 

Khu vực chúng tôi có nhiều tre, có một ông chủ định mở nhà máy chế biến tre.

 

Mẹ thúc giục tôi thi vào trường trung học tư thục ở huyện, còn bà thì đi xin việc ở nhà máy chế biến tre.



 

Tôi hơi lo lắng.

 

"Trường tốt ở huyện nhiều lắm, thành tích của con có đủ không?"

 

Mẹ mắng tôi.

 

"Thử mới biết! Mẹ không nuôi kẻ vô dụng đâu."

 

Dân làng xôn xao.

 

"Bà ấy nghĩ gì vậy, thành tích của Bé Bê đâu có xuất sắc, sao dám gửi lên huyện học trung học."

 

"Lên huyện ăn ở, chi phí hàng tháng phải hai ba trăm đồng, bà ấy lấy đâu ra tiền?"

 

"Chắc đầu óc bà ấy bị hâm rồi, bỏ công sức nuôi con gái, cuối cùng cũng gả cho người ta."

 

Bà nội càng cười to: "Bà ấy dùng việc gửi Bé Bê học đại học làm cớ từ chối bao nhiêu cuộc mai mối?"

 

"Tôi nghĩ là không quên được Thanh Sơn nhà tôi."

 

"Nói gửi Bé Bê lên huyện học, chắc muốn lên huyện tìm Thanh Sơn hả?"

 

"Với cái đầu của Bé Bê, nếu trường trung học ở huyện nhận nó, tôi sẽ viết tên mình ngược lại!"

 

Bố tôi còn quá đáng hơn: "Mẹ con tính tình thối như hầm cầu, trừ khi có bốn đứa con trai mà không lấy được vợ, chứ không ai muốn lấy bà ấy đâu."

 

"Bảo bà ấy đừng mơ tái hôn với bố nữa."

 

13

 

Vẻ mặt tự mãn của ông ấy làm tôi muốn nôn ra cả bữa tối hôm trước.

 

Tôi phải tranh đấu vì điều này.

 

Không chỉ vì bản thân, mà còn vì mẹ.

 

Mẹ mua cho tôi nhiều sách bài tập.

 

Tôi cẩn thận làm từng bài không biết.

 

Nhưng giáo viên làng năng lực có hạn, đôi khi tôi mang bài đến hỏi, ông ấy loay hoay mãi mới đưa ra đáp án sai.

 

Con đường học tập rất hẹp và đầy chông gai, tôi phải tự mình khám phá.

 

Mẹ cũng đi xin việc ở nhà máy tre.

 

Nhưng vì mẹ chỉ học hết tiểu học, bị từ chối.

 

Tôi tưởng mẹ sẽ bỏ cuộc, nhưng không, mẹ mua nhiều sách về đặc tính và ứng dụng của tre.

 

"Dựa vào cái đầu gỗ của con để mẹ hưởng thụ sau này thì khó, mẹ phải tự mình nỗ lực."

 

Ban đêm khi tôi làm bài, mẹ ngồi cạnh đọc sách.

 

Nhiều chữ mẹ không biết, vừa đọc vừa tra từ điển.

 

Dân làng nhiều người cười nhạo mẹ sau lưng.

 

"Muốn lên thành phố kiếm tiền thì đi rửa bát quét dọn làm bảo mẫu đi."

 

"Vào nhà máy tre làm gì? Còn ngày nào cũng ôm sách đọc."

 

"Học tiểu học còn chưa xong, chắc gì đã hiểu?"

 

Bà nội lạnh lùng chế giễu: "Phụ nữ nên ngoan ngoãn ở nhà trồng trọt, suốt ngày mơ mộng, may mà Thanh Sơn bỏ bà ta."