Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 34: Theo dấu Đức Thánh Trần 3




Hắn hồi tưởng: “Quê ta cũng ở A Sào này, cũng dòng dõi nhà Trần chi thứ, cha Ta là 1 viên tướng nhỏ phụ trách 1 đội quân vùng đất Vạn Kiếp, ta nhớ lên 6 tuổi thì ta được vời vào trong cung làm thư đồng cho Chủ tử. Theo ta được biết Trần Nguyệt phu nhân sinh ra chủ tử ở A Sào, tới năm lên 3 thì Chủ Tử được cha đưa vào cung, làm con nuôi của Thụy Bảo công chúa, là chị của vua Trần Thái Tông, Chủ tử đúng ra phải gọi bà ấy là cô cô.

Thụy Bảo công chúa đã xin với vua để nhận nuôi Chủ tử ta, ngày đó phu quân của công chúa mới mất, lại không con cái nên muốn có đứa trẻ cho vơi bớt nỗi buồn, lúc trước công chúa cũng ra phủ đệ riêng nhưng sau khi chồng mất, Thái hậu lại vời công chúa về lại trong cung ở để mẹ con dễ bề qua lại, trò chuyện.

Ta nhớ mãi lần đầu tiên được đưa đến gặp chủ tử. Khi đó ta còn quá bé, mới 6 tuổi, lần đầu tiên xa nhà, trên đường đi ta thi thoảng lại khóc vì nhớ cha mẹ ta, lúc lại lo lắng không biết mình sẽ làm thư đồng cho người như thế nào. Ta chỉ biết người đó tầm tuổi với ta, cũng là trẻ con. Ta được ngồi xe ngựa lên từ quê lên kinh thành, khi nghe thấy tiếng ồn ào huyên náo, biết là đã vào kinh, trong chốc lát, ta vứt hết mọi thứ sầu não ra sau đầu, vén rèm lên thích thú nhìn cảnh đường phố Thăng Long náo nhiệt người qua kẻ lại, hàng quán san sát, nào là tiệm gạo, quán cơm, hàng đồ đồng, thau, còn có các tiệm ăn uống, xe kẹo bánh, quà vặt, đồ chơi, thật rực rỡ màu sắc...chiếc xe thong thả xuyên qua con đường, đi thêm chừng nửa canh giờ là đến cổng Hoàng Cung.

Ở đây ta được lệnh phải xuống ngựa đi bộ. 1 vị cung nữa dắt ta đi vào, cung điện rất lớn, ta đi khá lâu mới đến được phủ Thụy Bảo công chúa, tới gian nhà ở của Chủ tử, bấy giờ mới chừng giữa giờ thìn, chủ tử vẫn đương luyện võ. Cung nữ dắt ta vào sân, đưa đến trước mặt chủ tử, ngài ngừng 1 lát chăm chú nhìn ta: “ngươi là Trần Thần, con trai Trần phó tướng phụ trách quân Vạn Kiếp”.

“Dạ, đúng ạ. Tham kiến chủ tử”. Ta trả lời và quỳ xuống hành lễ.

“Miễn lễ, ta là Trần Quốc Tuấn, con trai Hoài Vương, cũng là con nuôi của Thụy Bảo công chúa, ta và ngươi tầm tuổi nhau, từ nay ngươi sẽ trở thành thư đồng của ta. Cùng ta học võ, học chữ, ngươi đồng ý không?” Trần Quốc Tuấn hỏi, dù biết trước khi vào cung ta đã được cho biết về ngài ấy, song ngài vẫn giới thiệu lại 1 cách lịch sự, cũng 1 lần nữa hỏi ta có muốn làm thư đồng của ngài ấy không.



Ta lễ phép trả lời: “thưa chủ tử, gia nô nguyện ý ạ”.

“ừ, tốt lắm, ngươi đi đường chắc mệt rồi nhỉ, mau đi nghỉ ngơi. Buổi chiều giờ mùi đến thư phòng của ta chúng ta bắt đầu đọc sách nhé”. Nói đoạn, ngài mỉm cười, nụ cười của 1 đứa bé 6, 7 tuổi trong veo, đôi mắt sáng như sao trời, lại có phần uy nghi chững chạc của dòng dõi đế vương. Ta tặc lưỡi nghĩ thầm “Đúng là hoàng thất có khác, bé xíu mà lộ uy thế khác hẳn với dân thường chúng ta”.

Từ ngày đó về sau, ta theo hầu chủ tử, cùng ngài luyện võ, cùng ngài đi học ở Quốc tử giám, theo chân ngài đi vấn an Thụy Bảo công chúa, có lúc lại theo hầu ngài đến thư phòng của vua nghe ngài đối đáp cùng Hoàng Thượng. Ta vẫn luôn gọi ngài ấy là chủ tử, nhưng cách cư xử của chúng ta thì gần như không có phân biệt thứ bậc, chúng ta coi nhau như bạn bè đồng lứa mà đối đãi. Thi thoảng Nguyệt phu nhân cũng được phép vào cung thăm chủ tử, mẹ ta cũng xin theo vào thăm ta. Những lúc ý, Thụy Bảo công chúa cũng cho phép mẹ con ta ngồi cùng bàn ăn với Công chúa, Nguyệt phu nhân và chủ tử. Bữa cơm hôm đó chỉ có người xa quê và người từ quê lại ngồi kể cho nhau nghe chuyện ngoài quê, chuyện kinh thành đủ loại, mâm cơm đầy ắp tiếng trò chuyện, tiếng cười đùa vui vẻ.

Hầu gia từ nhỏ đã bộc lộ tài năng, 6 tuổi biết làm thơ, hiện tại ngài am hiểu cả tam giáo gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, tinh thông binh pháp, thành thạo võ thuật cổ truyền, đấu vật, dùng được nhuần nhuyễn nhiều loại binh khí, đặc biệt là dùng cung tên. Năm 12 tuổi, ngài được phép tham gia hội săn cung đình cùng các vương gia, tướng lĩnh. 14 tuổi bắt đầu tham gia vào quân đội. Tới 18 tuổi được phong tước Hầu. Năm nay là năm thứ 3 sau khi ngài ấy nhận sắc phong. Ta vốn là thư đồng của ngài ấy nên Hầu gia đi đâu, ta theo đó, cuộc đời của ta mười mấy năm nay mọi sự kiện đều gắn liền với chủ tử. Tiếc là ta học hành không tốt, tư chất cũng bình thường nên đã sớm bị chủ tử bỏ xa mấy con phố. Trần Thần kể đến đây liền kết, giọng hắn có chút buồn buồn, chắc lại nghĩ tới chuyện ta nói hắn không có tên trong sử sách.

"Thế còn chuyện của An Sinh Vương Trần Liễu 12 năm trước ngài ấy dấy binh động can qua, chi tiết ngươi biết rõ không”. Ta hỏi Trần Thần.