Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 9: Người chế tác nỏ thần 9




"Thưa vương, thần làm chứng, Cao tướng và Hàn tướng đã xô xát nhiều lần, gần nhất khi cùng dẫn quân dẹp thổ phỉ, 2 vị ấy cũng bất đồng ý kiến, cãi cọ, tranh chấp. Trước đó, trận chiến ở vùng biên giới cũng nảy sinh mâu thuẫn tương tự, Cao tướng sớm đã không vừa mắt Hàn tướng rồi ạ, thần nghi ngờ là mưu sát, mong vương minh xét nghiêm trị người có tội.” – 1 vị tướng khác cũng tiến lên bồi thêm.

"Không đúng, rõ ràng Cao tướng và Hàn tướng chỉ là bàn bạc việc quân, phân tích chiến trận, chúng ta là võ tướng khó tránh khỏi việc ăn to nói lớn, như thế nào lại thành xích mích rồi”. – lúc này 1 vị đứng lên bảo vệ cho Cao Lỗ.

"Thôi đủ rồi, không có nhân chứng, vậy khó để quyết định được lời Cao Lỗ nói là thật hay giả, chi bằng chờ Hàn tướng qua cơn nguy kịch tỉnh lại kể rõ sự tình đi.” Hùng vương khẽ phất tay ra hiệu cho người áp giải Cao Lỗ về trướng giam lỏng.

Vì tai nạn này mà cuộc săn dừng lại, đoàn người thu trại trở về kinh. 2 ngày sau mới có tin Hàn tướng đã tỉnh lại. Hắn 1 mực cho rằng Cao Lỗ cố ý mưu hại, nhưng lời nói 2 bên bất nhất, lại không có nhân chứng rõ ràng. Nhân chứng trong quân cũng bất đồng lời nói, có kẻ bảo 2 vị ấy xích mích, có kẻ bảo chỉ là tranh luận, tính Cao tướng sảng khoái, công tư phân minh, ngài ấy không bao giờ để bụng ghi thù người khác. Lúc điều tra, 1 vị tướng ngày trước khi Cao Lỗ mới được phong tướng cũng đã không ít lần vì muốn hạ uy phong vị tướng trẻ mà tranh cãi chuyện quân cùng Đô Lỗ, nhưng về sau càng tiếp xúc càng thấy được sự thông minh nhạy bén cũng như tính cánh hào sảng của Đô Lỗ mà dần tin phục. Vị ấy đã không ngần ngại kể ra chi tiết sự vụ khi trước, có những lần cao trào còn hơn cả những cuộc tranh luận giữa Hàn tướng và Cao tướng. Việc điều tra đã không mang lại kết quả khả quan, nhưng mũi tên cắm trên người Hàn tướng rõ rành ra đấy, không thể chối cãi. Tội chết có thể miễn, tội sống khó tha. Các tướng liên thủ trình tấu vua, thỉnh cầu bãi miễn chức vị, trục xuất ra khỏi quân doanh.

Bấy giờ trong điện tề tựu đông đủ quần thần thỉnh tấu, vua ngồi trên ngai trầm ngâm 1 lúc rồi ngài chậm rãi nói “các ái tướng, ta biết việc này cần phải đưa ra 1 cái công đạo cho quân sĩ. Sự việc đến nay đều không rõ ràng, có thể Cao tướng bị oan, Hàn tướng cũng có thể có chút hiểu lầm với Cao tướng mà nghi ngại. Nhưng mũi tên bắn ra, Hàn tướng bị thương suýt mất mạng là thật, nếu không có phán quyết, e rằng Hàn tướng cũng không phục. Như thế này đi, ta quyết định bãi miễn toàn bộ chức vụ của Cao tướng, niệm tình Cao Lỗ có nhiều cống hiến cho nước nhà, nay ta ban cho Cao Lỗ làm quan huyện lệnh huyện Thần Vũ, Cao Lỗ phải đến xin lỗi, bồi thường thỏa đáng cho Hàn tướng, các vị thấy sao”

“thưa vương, rõ ràng là mưu hại, tội đáng xử trảm, chính Hàn tướng cũng đã nói rõ sự việc, như thế này e là lòng quân không phục.” – 1 vị phe Hàn tướng lên tiếng.



“Hàm hồ, nếu Cao tướng toan ám hại, cớ sao lại dùng tên của chính mình bắn người, rồi lại khi xong việc không lập tức rời khỏi hiện trường mà lại ở lại tìm cách cấp cứu Hàn tướng”. – 1 vị khác phản biện.

“Nếu chạy khỏi đó sẽ ngược đường với các tướng lĩnh khác dễ bị phát hiện, ở lại cùng dùng tên của chính mình mới là kế sách vẹn toàn, người chết không đối chứng chỉ coi như ngộ sát, đáng tiếc là kế hoạch không thành, Hàn tướng kịp tránh được chỗ yếu hại.” vị kia phe Hàn tướng lại tiếp tục.

“Thôi đủ rồi, ta đã nói sự việc đen trắng khó phân, có thể chỉ là sự hiểu lầm. Ta không muốn vì việc này mà làm mất đi 1 nhân tài của đất Văn Lang ta, ý ta đã quyết, bãi chức vụ, đưa về huyện vùng xa làm quan nhỏ đã là trừng phạt thích đáng rồi, nếu Hàn tướng có ý kiến, ta sẽ đích thân tới nói chuyện sau.”

Chúng tướng lĩnh nhìn nhau, rồi đồng loạt lên tiếng “Hùng vương anh minh”.

Thoát khỏi hình ảnh hồi ức, Cao Lỗ lên tiéng kể vắn tắt chuyện xảy ra sau đó: “Sự việc đã đưa ra phán quyết, ta vâng mệnh vua mang theo chút hành lí cùng 1 thư đồng đến Thần Vũ nhậm chức. Năm thứ 2 đương nhiệm, cả vùng bị mất mùa, nhân dân đói khát. Ta bèn mở kho phát chẩn cho dân. Trong triều nhiều quan lại hiềm khích dâng tấu luận tội, bảo hắn lấy của công để tạo phúc riêng, lại 1 lần nữa dấy lên mối nghi ngại 1 kẻ không an phận trong lòng Hùng vương, vua nghe lời xúi giục truất mũ quan, phế ta làm thứ dân. Từ đó ta cư ngụ tại bến đò Thần Vũ, làm nghề chèo đò đưa khách sang sông.

Năm thứ 5 tại bến Thần Vũ, lúc này ta nghe tin Hùng vương vì không có người kế vị nên muốn truyền ngôi cho con rể là Sơn Tinh Vương. Lo ngại quyền lực của Sơn Tinh quá lớn sẽ đe dọa đến nước Âu việt, Thục vương liền cho quân tiến đánh Văn lang.”