[Bạch Hạc]
tháng 1 năm 1288 (tháng 12 âm lich), sau 18 trận giao tranh, quân Đại Việt do Trần Nhật Duật chỉ huy tại Bạch Hạc thua chạy, 1 số thuyền của quân Đại Việt bị cướp, 2 tướng Lê Thạch và Hà Anh cũng bị thiệt mạng. Sau khi thắng trận, quân Mông Nguyên do Ái Lỗ chỉ huy đóng quân tại Bạch Hạc chờ lệnh liên quân từ Thoát Hoan đánh Thăng Long.
[Vạn Kiếp]
Cao Mang tướng quân đem quân chạy vè tới Vạn Kiếp, vội vã bảm báo tình hình lên Hưng Đạo Vương: “Vương, thuộc hạ phụ sự kì vọng của vương, quân ta đã không cầm cự được lâu hơn mà phải tháo chạy. Nhưng lần này, chúng thuộc hạ cũng không hiểu quân Mông Nguyên gặp đả kích gì để chúng hung hăng liều mạng như thế”.
Hưng Đạo Vương ngẫm nghĩ: “chắc chắn là do chúng mất sạch lương thảo dự phòng, 90 thuyền thạch lương của chúng chia ra 3 phần, mỗi phần 30 thuyền do 3 tên tướng chỉ huy, 30 thuyền bị Trần Khánh Dư đánh chìm, 60 thuyền gặp bão đã thất lạc cũng đã thất lạc. Yết Kiêu trong trận tại cửa Vạn Ninh cũng đã đục chìm 10 thuyền lương còn lại, đây là thiệt hại to lớn đối với quân Mông Nguyên”.
Cao Mang đến bây giờ mới biết được tin tức, hắn ngạc nhiên: “thưa vương, thực có chuyện này?”.
Hưng Đạo Vương khẽ gật đầu, đoạn, ngài lại im lặng trầm ngâm tính toán 1 lát mới nói: “nếu ta không lầm, Thoát Hoan sẽ chia quân 2 đường đánh Vạn Kiếp, lần này hắn sẽ đóng quân tại Vạn Kiếp mà không bỏ qua như lần trước. Trận này của chúng ta đã định sẽ thua, nhưng vẫn phải đánh quấy nhiễu chúng, vừa đánh vừa rút về kinh thành, cầm chân chúng được càng lâu càng tốt, chờ lịch sử lặp lại, lương cạn, quân sĩ của chúng chán nản sẽ là lúc chúng ta quật khởi”.
"Chúng thuộc hạ rõ, thưa vương”. Tướng lĩnh đồng thanh hô to.
[Khả Lý – vùng gần Nội Bàng]
Biết tin Thoát Hoan đã đưa Trần Ích Tắc hướng về Thăng Long, các tướng cũ của Đại Việt đi theo Trần Ích Tắc là Lê Tắc và Lê An đã hộ tống Trần Dục 9 tuổi, con trai Trần Ích Tắc đi theo đường Khả Lý vào Đại Việt cùng 5 nghìn quân. Lê Tắc chỉ biết chỉ huy quân vùng này là Nguyễn Khoái mang theo 3 vạn quân đã rút chạy về Vạn Kiếp mà không biết quân ở đây còn có 1 chỉ huy khác cùng 1 đội quân khác, tuy ít hơn nhưng vô cùng tinh nhuệ.
"Báo, quân ta phát hiện bọn phản quốc là Lê Tắc và Lê An dẫn chừng 5 nghìn quân trở lại Đại Việt, khả năng là hộ tống gia quyến Trần Ích Tắc theo về Thăng Long”. 1 tên lính trinh sát về báo.
“ta biết rồi, lui đi”. Người trả lời là Nguyễn Thế Lộc, tướng quân người Tày có công lớn trong cuộc kháng chiến chông quân Mông Nguyên lần 2.
Nguyễn Thế Lộc cùng 2 phó tướng nhanh chóng xem bản đồ tính toán.
Nguyễn Thế Lộc nói: “trước hết chúng ta sẽ dẫn quân phục kích hắn tại Nội Bàng. Nếu chúng thoát được mai phục ở đây, và vẫn cố tình xông vào kinh thành thì ta lại bày trận ở sông Lục Nam, chia 2 đạo thành gọng kìm, ép 2 mặt, chừa cho chúng hướng bắc để chúng quay trở về đó. Dù sao cũng dòng dõi tông thất, cho chúng con đường sống”.
Phó tướng Nguyễn Văn Tú lên tiếng phản đối: “ta thấy vẫn là nên giết sạch thì hơn, tông thất phản quốc, tội đáng chém”.
Phó Tướng Lê Cường phản đối Nguyễn Văn Tú: “theo ta biết, con trai Trần Ích Tắc mới 8, 9 tuổi, trẻ nhỏ không có tội, quân hộ tống tìm kế diệt hết nhưng trẻ nhỏ vẫn là chừa cho nó 1 đường sống thì hơn”.
Nghe Lê Cường nói vậy, Nguyễn Văn Tú không có ý kiến gì nữa, dù là tướng quân sát phạt quyết đoán, máu sớm nhuộm đỏ 2 bàn tay, nhưng hắn đều là giết đúng người đúng tội, vì nước nhà mà cầm đao, cầm súng đánh lên, không phải hạng máu lạnh vô tình “trẻ không tha, già không thương”.
Kế hoạch tác chiến thông qua, quân Nguyễn Thế Lộc chỉ huy nhanh chóng triển khai hành động.
5 nghìn quân do Lê Tắc dẫn đầu bị rơi vào bẫy của Nguyễn Thế Lộc, ngựa bị ngã xuống hố bẫy, 2 cánh quân mai phục 2 bên dùng súng, cung bắn loạn xạ về phía quân Lê Tắc, ban đầu hắn hoảng loạn, nhưng dẫu gì cũng từng là tướng, Lê Tắc nhanh chóng chấn chỉnh quân, rồi dẫn quân vượt qua chỗ mai phục, hướng thẳng về sông Lục Nam. Tại đây quân Lê Tắc lại gặp trận bày bố bởi Nguyễn Lộc, đường sống duy nhất ở phía bắc, hắn buộc phải quay ngựa dẫn quân cùng Trần Dục 9 tuổi con trai Trần Ích Tắc trở về. Quân Nguyên theo hắn lúc này đã chỉ còn vài trăm tên kị binh, xe ngựa vứt lại, Lê An ôm theo Trần Dục cùng Lê Tắc phi như bay, lúc này chúng hối hận vì nóng lòng về Đại Việt quá sớm.
Trên đường trốn chạy, thấy ngựa Lê An đã thấm mệt, Lê Tắc chủ động nhường ngựa cho Lê An ôm Trần Dục chạy. Không rõ bao nhiêu ngày đêm chạy trốn bị truy binh theo sát, tới ngày cuối tháng chạp, tàn binh hơn 60 người cùng đám Lê Tắc cũng về đến Đại Nguyên. Bọn chúng mở tiệc mừng thoát chết. Lê Tắc còn cẩn thận ghi hồi kí sự việc: “Chật vật hiểm nghèo, muôn phần chắc chết. Ngày chạy mấy trăm dặm, từ nửa đêm đến tảng sáng đến châu, vọng bái cửa khuyết, mừng tết năm Mậu Tý”...